ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 241/KH-UBND | Yên Bái, ngày 21 tháng 10 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
Thực hiện Luật Công chứng năm 2014; Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Phát triển mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh thành hệ thống thống nhất, phân bố hợp lý trên cơ sở Luật Công chứng năm 2014; đáp ứng nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức và phục vụ có hiệu quả cho quá trình xây dựng, phát triển của tỉnh Yên Bái.
- Phát triển hoạt động công chứng theo hướng dịch vụ công, chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng; đảm bảo sự phát triển ổn định, đồng bộ về số lượng và chất lượng dịch vụ của các tổ chức hành nghề công chứng; tăng cường tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch đã được công chứng.
2. Yêu cầu
- Việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đảm bảo phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tiễn của địa phương.
- Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và sự phối hợp có hiệu quả giữa Sở Tư pháp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Luật Công chứng năm 2014 và Kế hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
Đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh Yên Bái phát triển tổng số 13 tổ chức hành nghề công chúng. Trong đó, chú trọng củng cố, phát triển Văn phòng công chứng, kiện toàn các Phòng công chứng hiện có; nghiên cứu chuyển đổi các Phòng công chứng đủ điều kiện thành Văn phòng công chứng. Cụ thể:
1. Giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022
a) Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công chứng trong xã hội:
- Nhiệm vụ: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nội dung của Luật Công chứng và các văn bản pháp luật có liên quan đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức như: Tọa đàm, Hội nghị, Hội thảo, phát hành tài liệu, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân và toàn xã hội về bản chất, vai trò, ý nghĩa của hoạt động công chứng đối với cải cách tư pháp, sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2019-2022.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
b) Rà soát, ban hành các văn bản về quản lý hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh:
- Nhiệm vụ: Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản của tỉnh liên quan đến hoạt động công chứng cho phù hợp với quy định của pháp luật, tình hình thực tiễn của địa phương, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, khả thi cho hoạt động công chứng và thuận tiện cho cá nhân, tổ chức.
- Thời gian thực hiện: Năm 2019-2022.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan có liên quan.
c) Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh:
- Nhiệm vụ:
+ Tiếp tục đổi mới cách thức quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, đảm bảo quản lý nhà nước về công chứng đồng bộ, hiệu quả.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về tổ chức, hoạt động công chứng theo định kỳ, đột xuất nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm trong hoạt động công chứng; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề trong hoạt động công chứng.
- Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan.
d) Phát triển tổ chức hành nghề công chứng
- Nhiệm vụ: Tập trung củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các Phòng Công chứng hiện có; khuyến khích phát triển Văn phòng công chứng tại những huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Cụ thể như sau:
+ Củng cố, kiện toàn Phòng Công chứng số 1, Phòng Công chứng số 2; bố trí hoặc xây dựng mới trụ sở phù hợp cho Phòng Công chứng số 1; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên.
+ Phát triển Văn phòng công chứng tại các huyện trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2019-2022.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Riêng địa bàn thành phố Yên Bái, trước mắt, không thành lập thêm tổ chức hành nghề công chứng.
đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh:
- Nhiệm vụ: Triển khai, cập nhật, xây dựng Cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức hành nghề công chứng và các cơ quan, tổ chức liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2019 và các năm tiếp theo.
2. Giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025
a) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng cho nhân dân; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công chứng và hành nghề công chứng:
- Nhiệm vụ: Phát triển đội ngũ công chứng viên nhằm phục vụ việc phát triển của các tổ chức hành nghề công chứng, đáp ứng nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức. Thực hiện bồi dưỡng bắt buộc, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề và đạo đức nghề nghiệp công chứng cho công chứng viên.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023-2025.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan.
b) Tiếp tục phát triển tổ chức hành nghề công chứng:
Khuyến khích, tạo điều kiện trong việc thành lập và tổ chức hoạt động của Văn phòng công chứng tại huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, bảo đảm đến năm 2025 mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng được thành lập ở tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023-2025.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan.
c) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Đề án chuyển đổi các Phòng công chứng có đủ điều kiện sang Văn phòng công chứng theo lộ trình thích hợp:
- Thời gian thực hiện: Năm 2023-2025
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các cơ quan, tổ chức liên quan.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện với Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển các tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 183/KH-UBND năm 2020 về phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025
- 2 Quyết định 29/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 05/2010/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3 Quyết định 940/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính mới và bị bãi bỏ trong lĩnh vực Chứng thực áp dụng chung tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4 Quyết định 302/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
- 7 Luật Công chứng 2014
- 1 Quyết định 302/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2 Quyết định 940/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính mới và bị bãi bỏ trong lĩnh vực Chứng thực áp dụng chung tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3 Quyết định 29/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 05/2010/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4 Kế hoạch 183/KH-UBND năm 2020 về phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025
- 5 Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 172/NQ-CP về chính sách phát triển nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 6 Kế hoạch 90/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 172/NQ-CP về chính sách phát triển nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang