ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2563/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 04 tháng 5 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN VÀ XẾP HẠNG SẢN PHẨM OCOP TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2019-2020
Thực hiện Quyết định số 2301/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức đánh giá, công nhận và xếp hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2020 với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Khuyến khích các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh) tham gia Chương trình OCOP đổi mới, sáng tạo, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm đảm bảo các quy định theo Bộ tiêu chí tạm thời về đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh Lâm Đồng. Từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình đảm bảo theo tiêu chuẩn trong nước và Quốc tế.
- Thông qua đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP, khuyến khích và tạo động lực cho các tổ chức kinh tế khắc phục các tồn tại, hạn chế; tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm. Khích lệ phong trào thi đua khởi nghiệp dựa trên các lợi thế cạnh tranh của địa phương, xây dựng ý tưởng, nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động. Góp phần triển khai thành công Chương trình mỗi xã một sản phẩm của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020.
2. Yêu cầu:
- UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tổ chức đánh giá tất cả sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP tại địa phương theo bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2019-2020. Các sản phẩm đã đánh giá tại cấp huyện có khả năng đạt 03 sao trở lên (trên 50 điểm) tiếp tục gửi hồ sơ và sản phẩm đánh giá, xếp hạng và cấp chứng nhận sản phẩm OCOP tại cấp tỉnh.
- Các sở, ngành liên quan cử cán bộ tham gia hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh đúng thành phần và thời gian để việc đánh giá đạt kết quả tốt.
- Việc đánh giá, công nhận và xếp hạng sản phẩm OCOP của tỉnh Lâm Đồng được tổ chức tại 02 cấp (cấp huyện, cấp tỉnh) yêu cầu phải chặt chẽ, khách quan, đúng quy định.
- Thông qua đánh giá, công nhận và xếp hạng các sản phẩm OCOP sẽ tuyên truyền đến các tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư tại địa phương nắm được ý nghĩa, mục tiêu và khích lệ tham gia Chương trình.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Thẩm quyền đánh giá, xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP:
1.1. Cấp tỉnh:
Cấp tỉnh tổ chức thẩm định hồ sơ đánh giá sản phẩm tham gia Chương trình OCOP từ cấp huyện, lựa chọn sản phẩm đạt tiêu chuẩn để cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP Lâm Đồng.
1.2. Cấp huyện:
Cấp huyện tổ chức đánh giá và chấm điểm các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP theo bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2019-2020.
2. Thành lập hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP:
2.1. Cấp tỉnh:
- Thành lập hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP (Hội đồng OCOP cấp tỉnh) để đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP theo kế hoạch đã đề ra; gồm các thành phần sau:
+ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh làm chủ tịch hội đồng; các phó chủ tịch hội đồng là đại diện lãnh đạo các sở: Công Thương, Y tế, Khoa học và Công nghệ;
+ Các ủy viên hội đồng: Chi cục Phát triển nông thôn (ủy viên thường trực); đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc sở liên quan: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế); Chi cục Quản lý chất lượng nông Lâm sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Chi cục Tiêu chuẩn-Đo lường chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ);
+ Mời chuyên gia OCOP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cố vấn hội đồng cấp tỉnh (nếu cần thiết);
- Nhiệm vụ của hội đồng OCOP cấp tỉnh:
+ Ban hành quy chế đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP;
+ Tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm; trình UBND tỉnh công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP;
+ Tổ chức công bố và vinh danh các sản phẩm OCOP có thứ hạng cao từ 03 sao trở lên;
+ Xem xét, giải quyết các thắc mắc, khiếu nại liên quan đến tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP;
- Thành lập tổ giúp việc cho hội đồng OCOP cấp tỉnh (3-4 người) để thực hiện công tác tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ xếp hạng sản phẩm của cấp huyện gửi lên tham gia đánh giá cấp tỉnh; tham mưu, giúp việc cho hội đồng OCOP cấp tỉnh trong việc tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm. Tổ giúp việc gồm các cán bộ chuyên môn của cơ quan, đơn vị thuộc sở, ngành liên quan.
2.2. Cấp huyện:
- Thành lập hội đồng đánh giá sản phẩm tham gia Chương trình OCOP (Hội đồng OCOP cấp huyện) để đánh giá chấm điểm sản phẩm theo kế hoạch đã đề ra; gồm các thành phần sau:
+ 01 đồng chí là Phó chủ tịch UBND cấp huyện làm chủ tịch hội đồng; phó chủ tịch hội đồng là đại diện lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện (Phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc);
+ Các thành viên hội đồng là đại diện lãnh đạo các phòng: Kinh tế Hạ tầng; Y tế; Văn hóa Thông tin; Văn phòng Điều phối Nông thôn mới huyện và một số cơ quan liên quan.
- Nhiệm vụ của hội đồng OCOP cấp huyện:
+ Xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức đánh giá, chấm điểm sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP;
+ Lựa chọn sản phẩm có khả năng đặt 03 sao trở lên (trên 50 điểm), hoàn thiện hồ sơ gửi Hội đồng OCOP cấp tỉnh (thông qua Chi cục Phát triển nông thôn) để tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm tại cấp tỉnh.
- Thành lập tổ giúp việc cho hội đồng OCOP cấp huyện (2-3 người) để thực hiện công tác tiếp nhận, kiểm tra hướng dẫn chủ thể sản xuất hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình OCOP tại địa phương; tham mưu, giúp việc cho hội đồng OCOP cấp huyện trong việc tổ chức đánh giá, chấm điểm sản phẩm. Thành viên của tổ giúp việc gồm các cán bộ chuyên môn của cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp huyện.
3. Thời gian thực hiện:
3.1. Cấp huyện:
Tổ chức đánh giá chấm điểm các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP hoàn thành trước ngày 25/10 hàng năm; gửi hồ sơ đánh giá sản phẩm tại cấp tỉnh trước ngày 30/10 hàng năm.
3.2. Cấp tỉnh:
- Tổ chức đánh giá, xếp hạng cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trước ngày 15/11 hàng năm.
- Công bố kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm và trao giấy chứng nhận OCOP cho chủ thể của sản phẩm trước ngày 20/11 hàng năm.
4. Nội dung đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP:
Hội đồng OCOP cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức đánh giá sản phẩm tham gia Chương trình OCOP theo bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2019-2020.
5. Tổ chức trao chứng nhận và vinh danh sản phẩm OCOP:
Hội đồng OCOP cấp tỉnh tổ chức trao Giấy chứng nhận và vinh danh sản phẩm OCOP Lâm Đồng cho các chủ thể tham gia sản xuất, đảm bảo trang trọng và tiết kiệm.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kế hoạch kinh phí tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm sản phẩm OCOP hàng năm tại cấp tỉnh, cấp huyện đã phân bổ theo Quyết định số 2301/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, phụ trách Chương trình OCOP:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu ban hành bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP Lâm Đồng giai đoạn 2019-2020;
- Tham mưu thành lập hội đồng OCOP cấp tỉnh; trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP hàng năm;
- Xây dựng và ban hành quy chế đánh giá, xếp hạng sản phẩm, logo thương hiệu tham gia Chương trình OCOP Lâm Đồng.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch đánh giá, xếp hạng sản phẩm trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức đánh giá sản phẩm tại cấp huyện; kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm độc lập đối với sản phẩm đã được cấp tỉnh đánh giá đạt tiêu chuẩn cấp chứng nhận OCOP (nếu xét cần thiết).
2. Các sở: Công Thương; Y tế; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Cử cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn tham gia hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh và tổ giúp việc hội đồng.
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho các địa phương, đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện các thủ tục đăng ký tham gia Chương trình đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, hợp quy, hợp chuẩn...để đảm bảo chất lượng, quy định tiêu chuẩn đối với sản phẩm OCOP. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp thực hiện kiểm nghiệm các sản phẩm theo tiêu chuẩn hiện hành.
3. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và Báo Lâm Đồng:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và địa phương liên quan thực hiện công tác truyền thông tuyên truyền về đánh giá, xếp hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
4. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:
- Xây dựng Kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP của địa phương, tổ chức triển khai đến cấp xã, đơn vị sản xuất sản phẩm trên địa bàn huyện, thành phố;
- Thành lập hội đồng OCOP cấp huyện đánh giá sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, nhất là các sản phẩm trong danh mục của Kế hoạch nâng cấp thành sản phẩm OCOP giai đoạn 2018-2020 (tại Quyết định 2301/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng).
- Thực hiện công khai hóa việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn huyện, thành phố.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh quyết định.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 115/KH-UBND về tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- 2 Kế hoạch 5330/KH-UBND năm 2019 về tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Trị
- 3 Quyết định 3089/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020 tỉnh Khánh Hòa
- 4 Quyết định 2233/QĐ-UBND năm 2019 về Quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5 Quyết định 879/QĐ-UBND phê duyệt danh mục sản phẩm tham gia thực hiện chuẩn hóa điểm sản phẩm OCOP năm 2019 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 6 Quyết định 100/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7 Quyết định 2301/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018-2020 (Chương trình OCOP Lâm Đồng)
- 8 Kế hoạch 125/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2018-2020
- 9 Quyết định 1943/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là OCOP_AG)
- 1 Kế hoạch 115/KH-UBND về tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- 2 Kế hoạch 5330/KH-UBND năm 2019 về tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Trị
- 3 Quyết định 3089/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020 tỉnh Khánh Hòa
- 4 Quyết định 2233/QĐ-UBND năm 2019 về Quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5 Quyết định 879/QĐ-UBND phê duyệt danh mục sản phẩm tham gia thực hiện chuẩn hóa điểm sản phẩm OCOP năm 2019 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 6 Quyết định 100/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7 Kế hoạch 125/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2018-2020
- 8 Quyết định 1943/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là OCOP_AG)