- 1 Quyết định 08/QĐ-TWPCTT năm 2020 về Hướng dẫn xây dựng và củng cố Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ban hành
- 2 Quyết định 1028/QĐ-BNN-PCTT năm 2021 về Bộ tiêu chí thi đua "Chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn" giai đoạn 2020-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 2169/QĐ-BNN-TCCB năm 2020 về phát động Phong trào thi đua “Chủ động phòng, chống thiên tai, Xây dựng cộng đồng an toàn” giai đoạn 2020-2025 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2614/KH-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 8 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 2169/QĐ-BNN-TCCB ngày 12 tháng 6 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phát động Phong trào thi đua “Chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn” giai đoạn 2020 -2025; Quyết định số 1028/QĐ-BNN-PCTT ngày 10 tháng 3 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Bộ tiêu chí thi đua “Chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn” giai đoạn 2020-2025;
Xét đề nghị của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Công văn số 67/PCTT ngày 22 tháng 6 năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn Thành phố như sau:
1. Mục đích
- Tập hợp và động viên sức mạnh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố tham gia công tác phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
- Đào tạo, tập huấn, phổ biến cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai về kỹ năng phòng, chống thiên tai; chủ động trong dự báo, cảnh báo thiên tai; tạo điều kiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng an ninh, từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.
- Phấn đấu đến năm 2025: giảm 30% thiệt hại về người đối với các loại hình thiên tai có cường độ, quy mô tương đương đã xảy ra trong giai đoạn 2016 - 2020; 100% lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, phổ biến kỹ năng phòng, chống thiên tai.
2. Yêu cầu
Phong trào thi đua được triển khai ở các cấp, các ngành với nội dung, hình thức phong phú có nội dung, tiêu chí cụ thể, thiết thực, phù hợp với quy định, điều kiện của cơ quan, đơn vị. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đánh giá sơ kết, tổng kết phát hiện nhân tố mới, bồi dưỡng nhân rộng và biểu dương khen thưởng kịp thời.
1. Phạm vi
Phong trào thi đua được triển khai trên phạm vi toàn Thành phố.
2. Đối tượng
Tập thể, cá nhân tham gia công tác phòng, chống thiên tai hoặc có lĩnh vực hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai, gồm:
- Các, sở, ngành, đơn vị, đoàn thể Thành phố.
- Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.
- Các phường, xã, thị trấn.
- Các cơ quan thông tin, truyền thông.
- Các cơ quan nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các chương trình, dự án phòng, chống thiên tai.
- Các hiệp hội, doanh nghiệp có hoạt động lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia công tác phòng, chống thiên tai.
1. Thực hiện tốt các quy định của pháp luật; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác phòng, chống thiên tai.
2. Nâng cao năng lực tham mưu, chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp; phấn đấu đạt tiêu chí: “Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiểu mẫu”.
3. Thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, đặc biệt là “Xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cơ sở”.
4. Thực hiện tốt công tác thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai.
5. Làm tốt công tác xã hội hóa nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, triển khai thu và sử dụng có hiệu quả Quỹ Phòng chống thiên tai Thành phố.
IV. TIÊU CHUẨN THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
1. Tiêu chuẩn thi đua
1.1. Tập thể
a) Đối với các sở, ngành, đơn vị, đoàn thể Thành phố, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, các phường, xã, thị trấn:
- Có kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua “Chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn” giai đoạn 2021 - 2025.
- Hàng năm có văn bản kiện toàn, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành khi có thay đổi nhân sự và xây dựng quy chế tổ chức hoạt động của Ban Chỉ huy; cập nhật phương án, kế hoạch ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai, kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị.
- Thực thi pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai:
Tham mưu, xây dựng và thực hiện các văn bản về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai.
Ban hành các công điện, văn bản, hướng dẫn ứng phó thiên tai.
Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ kịp thời.
Tổ chức tập huấn cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Tổ chức diễn tập ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Hoàn thành xây dựng Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn điển hình.
Chỉ đạo cấp xã thành lập, tổ chức hoạt động lực lượng xung kích phòng chống thiên tai theo hướng dẫn tại Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.
Địa phương nơi có đê hàng năm kiện toàn lực lượng Quản lý đê nhân dân để tăng cường kiểm tra bờ bao, cống, cửa van ngăn triều nhằm kịp thời phát hiện, tu sửa gia cố những vị trí xung yếu, xuống cấp, đảm bảo an toàn công trình.
Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời, hiệu quả.
Thực hiện thu Quỹ Phòng chống thiên tai đạt chỉ tiêu kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Thực hiện hoàn thành các chương trình, dự án phòng, chống thiên tai, có kết quả gắn với mục tiêu xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai.
- Tổ chức triển khai có hiệu quả Phong trào này với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị để thu hút, tập hợp sự tham gia của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
b) Đối với cơ quan thông tin, truyền thông:
Triển khai các tiêu chí đánh giá kết quả thi đua tại Quyết định số 1028/QĐ-BNN-PCTT ngày 10 tháng 3 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Bộ tiêu chí thi đua “Chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn” giai đoạn 2020 - 2025; trong đó tập trung các nội dung:
- Đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo, chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai của cơ quan chỉ đạo phòng, chống thiên tai các cấp chính quyền đến với người dân góp phần giảm nhẹ rủi ro, hậu quả do thiên tai gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân.
- Thực hiện nâng cao chất lượng công tác truyền thông, tuyên truyền, bảo đảm thông tin phục vụ công tác phòng chống thiên tai kịp thời.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng, bám sát cơ sở nhằm phát hiện, biểu dương các điển hình tiên tiến trong công tác phòng chống thiên tai.
- Chỉ đạo xây dựng phóng sự, tin bài phục vụ kịp thời công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
c) Đối với cơ quan nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao công nghệ:
- Có công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng lĩnh vực phòng chống thiên tai được áp dụng thực tế.
- Có công trình chuyển giao công nghệ lĩnh vực phòng, chống thiên tai; tích cực chủ động tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ phòng, chống thiên tai.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng ứng phó các tình huống thiên tai phù hợp đặc thù của địa phương.
d) Đối với các hiệp hội, doanh nghiệp có hoạt động lĩnh vực phòng, chống thiên tai, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước:
- Có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, có giá trị trong công tác phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro thiên tai.
- Có sản phẩm tiêu biểu, hoạt động ý nghĩa trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
1.2. Cá nhân
a) Đối với cá nhân là công chức, viên chức, người lao động:
- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
- Có ít nhất một thành tích xuất sắc về công tác phòng, chống thiên tai; tham gia tích cực trong thực hiện phong trào thi đua; có sáng kiến, thành tích xuất sắc đóng góp đối với công tác phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được Hội đồng thi đua cơ sở xét và đề xuất.
- Tích cực hưởng ứng, tham gia Phong trào thi đua yêu nước do cơ quan, đơn vị, địa phương phát động.
- Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi thiên tai xảy ra, giúp đỡ người bị thiệt hại do thiên tai tại địa phương nơi cư trú.
b) Đối với cá nhân là phóng viên, nhà báo, người tham gia công tác thông tin truyền thông:
- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
- Tham gia tổ chức sản xuất, thực hiện trực tiếp các phóng sự, tin bài chính xác, kịp thời; chủ động kết nối và khai thác những thông tin chính thống từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành; thực hiện tốt các phong trào thi đua được Hội đồng thi đua cơ sở xét và đề xuất.
c) Đối với cá nhân là doanh nhân:
- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
- Có sáng kiến, đóng góp về ý tưởng, vật chất phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.
d) Đối với người dân:
- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của địa phương nơi cư trú.
- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước, của Nhân dân.
2. Hình thức khen thưởng
- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua.
- Đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua.
- Tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua.
- Tặng Giấy khen của Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố cho tập thể, cá nhân thực hiện tốt phong trào thi đua.
Phong trào thi đua “Chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được triển khai thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025, cụ thể như sau:
1. Năm 2021: tổ chức phát động phong trào thi đua, phổ biến tuyên truyền phong trào thi đua tới các sở, ngành, đơn vị, đoàn thể Thành phố, thành phố Thủ Đức và các quận, huyện và triển khai thực hiện.
2. Năm 2022
- Triển khai sâu rộng phong trào, tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch.
- Phát hiện, xây dựng điển hình tiên tiến.
- Kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện.
3. Năm 2023 - 2025
- Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua theo các nội dung đã phát động.
- Bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến.
4. Năm 2025: tổ chức Tổng kết phong trào thi đua.
Hàng năm tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện; giữa kỳ tổ chức sơ kết và cuối kỳ tổ chức tổng kết phong trào thi đua.
1. Các sở, ngành, đơn vị Thành phố: kinh phí thực hiện được cân đối, bố trí trong dự toán chi thường xuyên được giao, các nguồn hợp pháp khác.
2. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện: kinh phí thực hiện được cân đối, bố trí từ nguồn ngân sách địa phương, các nguồn hợp pháp khác.
3. Các đối tượng khác: kinh phí thực hiện theo quy định của Nhà nước, tự nguyện đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.
1. Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị, đoàn thể Thành phố, thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, các cơ quan thông tin, truyền thông, các cơ quan, tổ chức tham gia công tác phòng, chống thiên tai, các hiệp hội, doanh nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chỉ đạo, tổ chức thực hiện:
- Trên cơ sở Kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào thi đua do Thành phố ban hành, tổ chức tuyên truyền, xây dựng Kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện Phong trào thi đua trong cơ quan, đơn vị thiết thực, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Thường xuyên đôn đốc các cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị thực hiện tốt phong trào thi đua.
- Định kỳ đầu tháng 12 hàng năm, bắt đầu từ tháng 12 năm 2022 tổ chức đánh giá kết quả thi đua tại cơ quan, đơn vị, đề xuất các hình thức khen thưởng phù hợp theo quy định, đăng ký nội dung thi đua cho năm tiếp theo, báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố trước ngày 10 tháng 12.
2. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là cơ quan thường trực phong trào thi đua có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, tham mưu, đánh giá sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Ban Chỉ đạo phong trào thi đua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đề nghị khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc thực hiện phong trào hàng năm và giai đoạn 2021 - 2025. Đối với sơ kết hàng năm, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 15 tháng 12; đối với giai đoạn 2021 - 2025, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 31 tháng 10.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung được giao tại Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 1478/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2 Kế hoạch 2263/KH-UBND năm 2022 về Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2021-2025 tỉnh Bình Thuận
- 3 Kế hoạch 149/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do tỉnh Lạng Sơn ban hành