Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2646/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 20 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Tỉnh ủy Bình Thuận về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 1361/KH-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2017 của UBND tỉnh về đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025;

Căn cứ Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Công văn số 4209/BNV-ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2020 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2021 và giai đoạn 2021-2125;

UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021-2025 của tỉnh như sau:

I. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

1. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh và cấp huyện

Hiện nay, số lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh và cấp huyện của tỉnh Bình Thuận là 1.931 người, trong đó:

- Số cán bộ, công chức cấp tỉnh là: 1.153 người.

- Số cán bộ, công chức cấp huyện là: 778 người.

Phân tích chất lượng cán bộ, công chức cụ thể như sau:

Phân loại

Đối tượng

Cán bộ, công chức cấp tỉnh

Tỷ lệ %

Cán bộ, công chức cấp huyện

Tỷ lệ %

Tổng số

1

2

3

4

5

6

7=3+5

Ngạch công chức

Chuyên viên cao cấp và tương đương

12

1,04

0

0

12

Chuyên viên chính và tương đương

147

12,75

63

8,09

210

Chuyên viên và tương đương

827

71,72

662

85,08

1.489

Cán sự và tương đương

167

14,48

53

6,81

220

Quản lý nhà nước

Chuyên viên cao cấp và tương đương

32

2,78

6

0,78

38

Chuyên viên chính và tương đương

311

26,97

131

16,84

442

Chuyên viên và tương đương

424

36,77

318

40,87

742

Chuyên môn, nghiệp vụ

Sau đại học

200

17,34

33

4,24

233

Đại học, Cao đẳng

736

63,83

707

90,87

1.443

Trung cấp

217

18,82

38

4,88

255

Lý luận chính trị

Cử nhân

34

2,94

19

2,44

53

Cao cấp

159

13,79

152

19,53

311

Trung cấp

218

18,90

316

40,61

534

Tin học

Cử nhân

57

4,94

16

2,06

73

Chứng chỉ

1.096

95,05

762

97,94

1.858

Anh văn

Cử nhân

35

3,03

2

0,26

37

Chứng chỉ

1.118

96,96

776

99,74

1.894

2. Đội ngũ viên chức cấp tỉnh và cấp huyện

Số lượng viên chức của tỉnh Bình Thuận hiện có là: 21.918 người, trong đó:

- Số viên chức cấp tỉnh là: 4.652 người.

- Số viên chức cấp huyện là: 17.266 người.

Phân tích chất lượng đội ngũ viên chức cấp tỉnh, cấp huyện:

Phân loại

Viên chức các đơn vị sự nghiệp

Cấp tỉnh

Tỷ lệ %

Cấp huyện

Tỷ lệ %

Tổng

1

2

3

4

5

6

7=3+5

Hạng chức danh nghề nghiệp

Viên chức hạng I

3

0,06

0

0

3

Viên chức hạng II

101

2,17

100

0,58

201

Viên chức hạng III

2.767

59,48

12.723

73,69

15.490

Viên chức hạng IV

1.781

38,28

4.443

25,73

6.225

Quản lý nhà nước

Chuyên viên cao cấp và tương đương

9

0,19

11

0,06

20

Chuyên viên chính và tương đương

181

3,89

35

0,2

216

Chuyên viên và tương đương

307

6,6

474

2,75

781

Chuyên môn nghiệp vụ

Sau đại học

415

8,92

117

0,68

532

Đại học, Cao đẳng

3.366

72,36

13.783

79,83

17.149

Trung cấp

821

17,65

2.731

15,82

3.552

Lý luận chính trị

Cử nhân

13

0,28

2

0,01

15

Cao cấp

76

1,63

19

0,11

95

Trung cấp

781

16,79

1.221

7,07

2.002

Sơ cấp

505

10,86

10.577

61,26

11.082

Tiếng Anh

Đại học trở lên

273

5,87

576

3,34

849

Chứng chỉ

4.379

94,13

16.690

96,66

21.069

Tin học

Trung cấp trở lên

631

13,56

408

2,36

1.039

Chứng chỉ

4.021

86,44

16.858

97,64

20.879

3. Đội ngũ cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức cấp xã toàn tỉnh hiện có 2.549 người (cán bộ: 1.276; công chức: 1.273) và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã là 1.321 người.

Phân tích chất lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, cụ thể như sau:

Phân loại

Đối tượng

Cán bộ

Tỷ lệ %

Công chức

Tỷ lệ %

Người hoạt động không chuyên trách

Tỷ lệ %

Tổng số

1

2

3

4

5

6

7

8

9=3+5+7

Quản lý Nhà nước

Chuyên viên chính và tương đương

6

0,47

0

0

 

 

6

Chuyên viên và tương đương

17

1,33

4

0,3

 

 

21

Quản lý nhà nước chính quyền cơ sở

1.243

97,41

1.249

98,1

872

66,01

3.364

Chuyên môn, nghiệp vụ

Sau đại học

7

0,54

1

0,07

 

0,07

9

Đại học

944

73.98

920

72,27

368

27,85

2.232

Cao đẳng

34

2,66

93

7,30

276

20,89

403

Trung cấp, sơ cấp

253

19,82

259

20,34

431

32,62

943

Lý luận chính trị

Cao cấp

18

1,41

1

0,1

0

0,1

19

Trung cấp

748

58,62

526

41,31

293

22,18

1.567

Sơ cấp

334

26,17

649

50,98

785

59,42

1.768

Tin học

Trung cấp trở lên

2

0,15

16

1,26

10

0,76

28

Chứng chỉ

1.267

99,29

1.255

98,58

856

64,79

3.378

II. Mục tiêu và nhu cầu đào tạo cán bộ, công chức đến năm 2025 theo Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ

Trong giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch để thực hiện mục tiêu đề ra đảm bảo theo Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 nên cơ bản đã trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, công chức, viên chức đảm bảo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung cần tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian đến như quản lý Nhà nước, kiến thức quản lý chuyên ngành, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, tiếng dân tộc… Qua phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh nêu trên, để đạt mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đến năm 2025 theo Quyết định số 163/QĐ-TTg, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đến năm 2025 của tỉnh Bình Thuận như sau:

1. Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

- 100% đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động.

- Đại biểu được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong nhiệm kỳ.

2. Đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh và cấp huyện

Tập trung bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn ngạch quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh, tin học, ngoại ngữ, cụ thể:

- 100% cán bộ, công chức đáp ứng tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Đảm bảo hằng năm ít nhất 80% cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ.

- Đảm bảo 70% cán bộ, công chức được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.

3. Đối với viên chức

- Đảm bảo đến năm 2025, 100% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

- Đảm bảo đến năm 2025, 100% viên chức giữ chức vụ quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm.

- Hằng năm, ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp; cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành.

4. Đối với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã (gọi tắt là cán bộ, công chức cấp xã)

- Đảm bảo đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định và phù hợp với vị trí đảm nhiệm.

- Đảm bảo hằng năm ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ.

- Phấn đấu đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức người dân tộc Kinh công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống sử dụng được ít nhất một thứ tiếng dân tộc tại địa bàn công tác.

- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian 02 năm.

III. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2021-2025

1. Bồi dưỡng đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã

Cử khoảng 3.326 đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ. (Chi tiết kèm theo biểu số 1)

2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh và cấp huyện a) Về đào tạo chuyên môn

Cử khoảng 363 cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học, tập trung vào các chuyên ngành như: Luật, kinh tế, tài chính, quản lý hành chính công, quản lý tài chính công, y, dược,… (Chi tiết kèm theo biểu số 2)

b) Về bồi dưỡng bắt buộc

Cử khoảng 10.435 lượt cán bộ, công chức, viên chức (kể cả những cán bộ, công chức khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể của tỉnh chưa được bồi dưỡng để đảm bảo tiêu chuẩn chức danh) tham gia các khóa bồi dưỡng thường xuyên theo chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, an ninh quốc phòng…. (Chi tiết kèm theo biểu số 3)

3. Đối với cán bộ, công chức cấp xã

Cử khoảng 4.619 lượt cán bộ, công chức cấp xã tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng xử lý tình huống theo tiêu chuẩn chức danh, quản lý Nhà nước… (Chi tiết kèm theo biểu số 4)

IV. Kinh phí thực hiện

1. Đánh giá thực tế sử dụng kinh phí giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2016-2020, tổng kinh phí được giao để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh là 69.644.592.233 đồng (bình quân 13.928.918.447 đồng/năm). Trong đó, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trong nước là 56.922.765.400 đồng, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án 100 là 12.721.826.833 đồng.

Căn cứ nguồn kinh được bố trí, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài tỉnh tổ chức có hiệu quả các lớp đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể:

- Về đào tạo đại học, sau đại học: cử 202 cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo sau đại học các chuyên ngành; cử 92 công chức, viên chức làm việc tại cơ quan tư pháp tham gia lớp Thạc sĩ Luật khóa 2017-2022 và khóa 2019-2021; cử 177 cán bộ, công chức cấp xã tham gia lớp Đại học Luật khóa 2015-2020 và khóa 2017-2022; cử 110 sinh viên đi học đại học chuyên ngành Y theo địa chỉ sử dụng của tỉnh tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch…; cử 29 viên chức của các đơn vị thuộc ngành Y tế tham gia đào tạo liên thông đại học chuyên ngành Y.

- Về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: cử 19.792 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và 15.885 lượt cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã tham gia các lớp bồi dưỡng.

- Đối với các lớp bồi dưỡng theo Đề án 100: cử 60 cán bộ, công chức tham gia 04 lớp bồi dưỡng ở nước ngoài; cử 147 cán bộ, công chức, viên chức tham gia 04 lớp bồi dưỡng ở trong nước do giảng viên nước ngoài giảng dạy.

2. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2021-2025

Dự kiến tổng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2021-2025 tương đương với tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020 là 69.647.265.000 đồng (Sáu mươi chín tỷ, sáu trăm bốn mươi bảy triệu, hai trăm sáu mươi lăm ngàn đồng), trong đó:

a) Kinh phí Trung ương: dự kiến kinh phí Đề án 1956 của Trung ương cấp 1.000.000.000 đồng (bình quân 250.000.000 đồng/năm).

b) Kinh phí địa phương: dự kiến khoảng 68.647.265.000 đồng, cụ thể:

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng trong nước: 51.626.103.000 đồng.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng Đề án 100 và Đề án 70-100: 17.021.162.000 đồng.

(Chi tiết kèm theo biểu số 5 và các biểu từ 5.1 đến 5.8)

Hằng năm, căn cứ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét, phân khai kinh phí để thực hiện.

V. Các giải pháp thực hiện kế hoạch

1. Nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

2. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong việc xác định nhu cầu và cử cán bộ, công chức, viên chức tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo hiệu quả gắn với yêu cầu công việc; cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức học và tự học để đáp ứng yêu cầu trình độ theo quy định, không ngừng nâng cao trình độ và năng lực làm việc.

3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức tham mưu quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng của các sở, ban, ngành, địa phương.

4. Biên soạn các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch đảm bảo không trùng lắp, có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực tiễn. Đồng thời thực hiện đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ quan quản lý và đơn vị sử dụng công chức.

5. Trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các Nghị quyết để sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài phù hợp với thực tế hiện nay.

VI. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Sở Nội vụ

a) Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã theo kế hoạch đã được phê duyệt.

b) Phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh chi tiết kinh phí đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.

c) Hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, việc chi trả chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã bảo đảm đạt được các chỉ tiêu được giao, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ quy định.

2. Trách nhiệm của Sở Tài chính

Trên cơ sở dự toán của Sở Nội vụ tại thời điểm lập dự toán hằng năm, Sở Tài chính tổng hợp tham mưu UBND tỉnh giao dự toán để thực hiện phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương và theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trong năm theo đề nghị của Sở Nội vụ, Sở Tài chính tổng hợp trình UBND tỉnh phân khai dự toán đã giao trong năm để thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.

3. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

a) Chọn cử cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã thuộc thẩm quyền quản lý tham gia đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng chiêu sinh, triệu tập của cơ quan có thẩm quyền đối với các khóa bồi dưỡng được phê duyệt tại kế hoạch này.

b) Hằng năm, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã thuộc thẩm quyền quản lý đảm bảo đạt được chỉ tiêu đề ra. Ngoài việc cử cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã tham gia khóa bồi dưỡng theo kế hoạch này, rà soát và tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc tối thiểu hằng năm theo đúng quy định hiện hành.

c) Chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo đúng quy định của pháp luật.

4. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo

a) Trường Chính trị tỉnh và các cơ sở đào tạo khác của tỉnh phối hợp thực hiện bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã đúng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được phê duyệt.

b) Thực hiện việc thanh toán, quyết toán các lớp đào tạo, bồi dưỡng được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để xem xét, giải quyết theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tinh ủy;
- Thường trực HĐND tinh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Mặt trận và các đoàn thể tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Các cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- Trường Chinh trị tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, NCKSTTHC, SNV. Thu

CHỦ TỊCH




Lê Tuấn Phong