UBND TỈNH BÌNH THUẬN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2698/KH-BCĐ | Bình Thuận, ngày 18 tháng 7 năm 2017 |
TỔ CHỨC TẬP HUẤN VỀ PHÒNG CHỐNG KHỦNG BỐ VÀ PHỔ BIẾN LUẬT PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ
Tình hình khủng bố trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn mới, gây hậu quả nặng nề cả về tính mạng, sức khỏe con người, tài sản và vật chất cho nhiều quốc gia, đe dọa đến hòa bình, an ninh toàn cầu. Theo thống kê của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo PCKB quốc gia, 06 tháng đầu năm 2017 xảy ra 705 vụ khủng bố ở hơn 60 nước làm gần 5.000 người chết và trên 6.500 người bị thương. Hoạt động khủng bố diễn ra ở hầu hết các khu vực với phương thức, thủ đoạn tàn bạo, cực đoan. Làn sóng tấn công khủng bố theo kiểu “sói đơn độc” (lone wolf) gia tăng tại các nước phương Tây. Đáng chú ý thời gian gần đây, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã công khai sự hiện diện tại khu vực Đông Nam Á và đang âm mưu thành lập “Tiểu vương quốc Hồi giáo” tại khu vực này, đặc biệt tại Philippin các nhóm khủng bố Maute và Abu Sayyaf trung thành với IS liên kết tấn công chiếm đóng thành phố Marawi, tỉnh Lanao Del Sur trên đảo Mindanao gây ra cuộc xung đột kéo dài chưa chấm dứt; lực lượng phiến quân Hồi giáo miền nam Thái Lan tuyên bố đẩy mạnh hoạt động, tiến tới mục tiêu tuyên bố độc lập, ly khai khỏi chính quyền Trung ương…; tình hình trên cho thấy, IS đang mở rộng địa bàn hoạt động sang khu vực Đông Nam Á và âm mưu biến khu vực này trở thành “căn cứ địa” mới trong bối cảnh IS đang bị thu hẹp địa bàn hoạt động tại Trung Đông, sẽ tác động trực tiếp đến an ninh quốc gia của tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Qua hợp tác quốc tế, phát hiện 01 người gốc Việt, sinh sống ở nước ngoài tham gia IS; 01 người Việt Nam có quan hệ nghi vấn với phần tử khủng bố người Trung Quốc. Các đối tượng phản động lưu vong người Việt tìm mọi cách tiến hành khủng bố, phá hoại để gây thanh thế và làm xấu hình ảnh của Việt Nam; kích động biểu tình, gây rối tại một số tỉnh miền Trung để tập dượt “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”. Tổ chức phản động lưu vong người Việt “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” chỉ đạo cơ sở trong nước gây nổ phá hoại hàng trăm xe máy tại kho tạm giữ xe vi phạm của Công an tỉnh Đồng Nai, gây thiệt hại lớn về kinh tế; đánh bom xăng tại sân bay Tân Sơn Nhất; âm mưu, lên kế hoạch phá hoại, khủng bố hàng loạt mục tiêu, công trình trọng điểm trên cả nước nhưng đã bị cơ quan chức năng kịp thời đấu tranh, ngăn chặn. Hiện ta đã bắt giữ, điều tra hàng chục đối tượng có liên quan để đấu tranh, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.
Các hoạt động kích động tập trung đông người, gây rối ANTT, chống người thi hành công vụ, biểu tình phá rối an ninh, đòi lại đất đai, nơi thờ tự cũ của các tôn giáo đã tác động tiêu cực đến công tác PCKB, đảm bảo ANCT - TTATXH; công tác đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin ở Việt Nam mặc dù đã được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng để các đối tượng khủng bố có thể lợi dụng tấn công.
Tại Bình Thuận, thời gian qua tuy chưa xảy ra khủng bố nhưng nguy cơ tiềm ẩn hoạt động của đối tượng khủng bố vẫn đang hiện hữu; tình hình mua bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng, vật liệu nổ vẫn diễn biến phức tạp. Đầu năm 2017, đã phát hiện, gọi hỏi, đấu tranh với 22 đối tượng tham gia tổ chức phản động lưu vong “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” nên đã ngăn chặn được âm mưu hoạt động phá hoại khủng bố của chúng vào dịp lễ 30/4, 01/5/2017.
Do diễn biến phức tạp của tình hình an ninh thế giới, khu vực và trong nước, nguy cơ tiềm ẩn khủng bố ở Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn, đòi hỏi chúng ta phải chủ động thực hiện tốt công tác PCKB. Để thống nhất về nhận thức, quan điểm, đường lối, chủ trương trong công tác PCKB, Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống biểu tình, bạo loạn, khủng bố tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn phổ biến quán triệt Luật PCKB, bồi dưỡng kiến thức PCKB như sau:
1. Tập huấn kiến thức về PCKB giúp cho cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang nhận thức rõ âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động khủng bố, đồng thời nắm vững chủ trương, nguyên tắc, biện pháp xử lý đối với các hoạt động khủng bố. Qua đó xây dựng kế hoạch, phương án, đề xuất các giải pháp nhằm chủ động nắm chắc tình hình, làm tốt công tác phòng ngừa và xử lý hiệu quả các nguyên nhân, điều kiện và các tình huống liên quan đến khủng bố; tổ chức triển khai thực hiện ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình về công tác PCKB.
2. Phổ biến, quán triệt Luật PCKB đã được Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 12/6/2013, các Nghị định, Thông tư và các văn bản có liên quan nhằm nâng cao nhận thức về các cơ sở pháp lý trong PCKB.
3. Nâng cao trình độ tổ chức, phối hợp giữa các lực lượng với các sở, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong công tác PCKB.
- Ở cấp tỉnh:
+ Đại diện Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
+ Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống biểu tình, bạo loạn, khủng bố tỉnh.
+ Trưởng, phó các ban thuộc Tỉnh ủy.
+ Giám đốc, Phó giám đốc các Sở, ban ngành và tương đương (kể cả mặt trận, đoàn thể).
+ Trưởng hoặc phó một số phòng, ban thuộc một số Sở, ban, ngành.
- Ở cấp huyện:
+ Bí thư, Phó bí thư huyện, thị xã, thành phố.
+ Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố.
+ Trưởng hoặc phó một số phòng thuộc huyện, thị xã, thành phố.
- Ở cấp xã:
+ Bí thư, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
+ Trưởng Công an, quân sự phường, xã, thị trấn.
- Ở các doanh nghiệp:
+ Giám đốc hoặc Phó Giám đốc các doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp du lịch, Công ty bảo vệ.
+ Đội trưởng hoặc đội phó bảo vệ các doanh nghiệp, khu vui chơi giải trí.
- Đối với lực lượng vũ trang
+ Trong quân sự: Đại diện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Phòng Tham mưu, Phòng Chính trị, Chỉ huy ban tác chiến, Ban quân báo, Hiệu trưởng Trường quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng hoặc Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thị xã, thành phố.
+ Trong Bộ đội biên phòng: Đại diện Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh, lãnh đạo Phòng Tham mưu, Phòng Trinh sát, Chỉ huy các Đồn Biên phòng.
+ Trong lực lượng Công an: Lãnh đạo Công an tỉnh, Trưởng hoặc phó các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh; Trưởng, Phó phụ trách An ninh, Đội trưởng đội An ninh Công an các huyện, thị xã, thành phố; tập thể đội nghiệp vụ 5 thuộc Phòng Chống phản động và chống khủng bố.
1. Nhận thức chung về khủng bố và công tác PCKB.
2. Công tác phòng chống khủng bố và nhận dạng một số tình huống khủng bố thường xảy ra và phương pháp xử lý.
3. Phổ biến quán triệt Luật Phòng chống khủng bố và các văn bản liên quan. (Báo cáo viên của Tổng Cục An ninh - Bộ Công an và Công an tỉnh).
4. Xem phim tư liệu.
- Thời gian bắt đầu từ quí III/2017.
- Địa điểm: Hội trường A Công an tỉnh, số 117 Tôn Đức Thắng - Tp. Phan Thiết.
- Tổ chức tập huấn từ 3 đến 5 lớp.
- Giao cho Văn phòng thường trực PCKB (Công an tỉnh) chuẩn bị các điều kiện cần thiết (tài liệu, mời báo cáo viên, hội trường, lập danh sách, gửi giấy mời…) để tổ chức tập huấn, đồng thời báo cáo kết quả tập huấn về Ban chỉ đạo PCKB tỉnh.
- Kinh phí phục vụ tập huấn được sử dụng từ nguồn kinh phí của tỉnh cấp năm 2017 cho Công an tỉnh./.
Nơi nhận: | TRƯỞNG BAN |
- 1 Quyết định 1287/QĐ-UBND năm 2016 về hợp nhất Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố với Ban Chỉ huy khẩn nguy hàng không thành phố thành Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố và đàm bảo an ninh, an toàn hàng không dân dụng thành phố Hải Phòng
- 2 Quyết định 1326/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Chỉ đạo khẩn nguy và phòng, chống bạo loạn, khủng bố tỉnh Phú Yên
- 3 Quyết định 19/2014/QĐ-UBND về kiện toàn, quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh Nam Định
- 4 Luật phòng, chống khủng bố năm 2013
- 1 Quyết định 19/2014/QĐ-UBND về kiện toàn, quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh Nam Định
- 2 Quyết định 1326/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Chỉ đạo khẩn nguy và phòng, chống bạo loạn, khủng bố tỉnh Phú Yên
- 3 Quyết định 1287/QĐ-UBND năm 2016 về hợp nhất Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố với Ban Chỉ huy khẩn nguy hàng không thành phố thành Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố và đàm bảo an ninh, an toàn hàng không dân dụng thành phố Hải Phòng