ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 274/KH-UBND | Lào Cai, ngày 24 tháng 10 năm 2017 |
Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra gay gắt, các doanh nghiệp ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc gia nhập thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và các cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp. Do đó, ý tưởng kinh doanh tốt là vấn đề then chốt trong sự thành công của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, xác định được ý tưởng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Quá trình khởi nghiệp của doanh nghiệp từ khi ý tưởng được hình thành đến khi áp dụng vào thực tế càng được chú trọng đầu tư càng có tính khả thi trong thực tế, doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tính đến hết ngày 31/12/2016, trên địa bàn tỉnh có 3.598 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, số doanh nghiệp đang hoạt động ước đạt 2.258 doanh nghiệp (tương đương 65,5% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được cấp GCNDKDN). Trong đó, Doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng chiếm tỷ lệ 26,7%; Thương mại, khách sạn, nhà hàng, du lịch, tư vấn, vận tải, hoạt động dịch vụ khác chiếm 53,6%; Công nghiệp chiếm 13,9%; Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,8%. Năm 2016, cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 395 doanh nghiệp, tăng 26,6% so với năm 2015.
Do vậy, việc phát động phong trào khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết để thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, UBND tỉnh hỗ trợ thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của các cá nhân, tổ chức trên cơ sở các chính sách quy định của Nhà nước, nhằm thúc đẩy nguồn lực tài chính, ý tưởng kinh doanh trong dân để thành lập doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, đồng thời phát triển doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra.
Triển khai, cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung của Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025” phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của tỉnh;
Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh. Tạo lập môi trường thuận lợi để hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động, đóng góp vào quá trình thúc đẩy và nâng cao chất lượng, tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững của tỉnh.
Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua việc hỗ trợ ban đầu từ chính quyền địa phương như: hỗ trợ tuyên truyền, vận động tinh thần khởi nghiệp, văn hóa khởi nghiệp cho cộng đồng; hỗ trợ không gian làm việc chung cho Hệ sinh thái; miễn giảm các chi phí về đất đai, thuế,... cho các doanh nghiệp khởi nghiệp; kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, các nhà đầu tư tiềm năng, nhà đầu tư mạo hiểm và các quỹ hỗ trợ của địa phương,... giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo.
III. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Thông tin, tuyên truyền về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
1.1. Xây dựng chuyên mục “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lào Cai” trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh nhằm cung cấp thông tin về công nghệ, sáng chế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ; chính sách, pháp luật; nguồn nhân lực; nguồn đầu tư và giao dịch đầu tư; đối tác, khách hàng; sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; tổ chức, cá nhân hỗ trợ; tin tức, sự kiện trong nước, quốc tế và các hoạt động khác hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Ban biên tập Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
1.2. Phối hợp với “Kế hoạch khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020”, tuyên truyền, phổ biến Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, “Kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025” và các cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai, Báo Lào Cai và các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Tỉnh Đoàn, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm trong giai đoạn 2017-2020.
1.3. Xây dựng chương trình truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công ở trong và ngoài tỉnh đến các tầng lớp thanh niên, sinh viên, học sinh, các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh (thông tin kiến thức về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, thông tin về các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước, kiến thức về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các thành phần liên quan; các cơ chế chính sách, các cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thông tin theo sự kiện liên quan đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; truyền thông thông qua các mạng xã hội).
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh - Truyền hình, Tỉnh Đoàn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật, Báo Lào Cai, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai, Trường Cao đẳng Lào Cai, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm trong giai đoạn 2017-2020.
2. Hỗ trợ, khuyến khích Khởi nghiệp
2.1. Tổ chức các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp và đồng thời phát động Chương trình thanh niên khởi nghiệp:
Nhằm tìm ra các dự án và ý tưởng kinh doanh tham gia có tính khả thi, góp phần khơi dậy được tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Thông qua đó, tạo cơ hội cho thanh niên, sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo và ý chí tự lập, áp dụng những kiến thức đã lĩnh hội để lập ra những dự án khởi nghiệp có tính khả thi trong đời sống kinh doanh, đây là cơ hội để các bạn trẻ biến ước mơ, hoài bão của mình thành hiện thực để từ đó hình thành đội ngũ doanh nhân trẻ trưởng thành từ các chương trình khởi nghiệp của tỉnh trở thành các nhà quản trị, điều hành thành công doanh nghiệp của mình.
- Đối tượng:
+ Thanh niên các địa phương trong tỉnh có ý tưởng và muốn khởi nghiệp; hoặc đã khởi nghiệp;
+ Sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề (sinh viên người Lào Cai);
+ Công nhân, kỹ sư tại các nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp (những người làm chủ công nghệ, có chuyên môn cao,...).
- Nội dung tham gia cuộc thi do Ban tổ chức cuộc thi quy định.
- Số lượng: Tổ chức 01 cuộc thi/năm.
- Thời gian: Tổ chức thường xuyên trong các năm từ năm 2018-2020, cụ thể thời gian như sau:
+ Tháng 3-4 hàng năm: Phát động Cuộc thi;
+ Tháng 10 hàng năm: Nhận bài dự thi, chấm bài dự thi;
+ Tháng 12 hàng năm: Chung kết cuộc thi;
+ Tháng 1 năm sau: trao giải.
- Ban Tổ chức thực hiện chương trình:
+ Cơ quan chủ trì: Tỉnh đoàn tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng tư vấn khởi nghiệp để tổ chức cuộc thi. Hội đồng sẽ xét chọn các ý tưởng khởi nghiệp đạt điểm cao để bước vào vòng thi chung kết. Đồng thời, các dự án khởi nghiệp đạt thứ hạng cao trên địa bàn tỉnh sẽ được hỗ trợ để hiện thực hóa kinh doanh sau cuộc thi.
+ Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Lào Cai, Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Quỹ đầu tư và phát triển, Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh, UBND các huyện, thành phố...
2.2. Tổ chức các chương trình diễn đàn thanh niên khởi nghiệp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm giữa các doanh nhân thành đạt trên địa bàn tỉnh, các chuyên gia trong các lĩnh vực kinh doanh; Đồng thời phát động về Chương trình khởi nghiệp:
- Đối tượng:
+ Các CLB sinh viên, các đoàn trường, Hội sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Lào Cai
+ Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề (là người Lào Cai);
+ Công nhân, kỹ sư tại các nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp,...
+ Các hộ kinh doanh cá thể, vv...
+ Doanh nhân trẻ, thanh niên có mô hình kinh tế giỏi, chủ nhiệm các câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi, cán bộ Đoàn cơ sở, vv...
- Nội dung chương trình:
+ Tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo, tọa đàm với không gian mở, đa chiều nhằm cung cấp cho các cá nhân (thanh niên, học sinh, sinh viên, người có vốn nhàn rỗi,...), hộ kinh doanh cá thể một môi trường có nhiều thuận lợi để các cá nhân đam mê kinh doanh, có ý tưởng khởi nghiệp hoặc mong muốn khởi nghiệp đều có thể đến trao đổi, nói chuyện với các chuyên gia, doanh nhân để kích thích, khơi gợi sự sáng tạo, tìm kiếm ý tưởng kinh doanh. Thông qua các buổi nói chuyện của các doanh nhân thành đạt và của các chuyên gia kinh tế, các chương trình hội thảo, hội nghị kết nối doanh nghiệp được thiết kế cho những người có mong muốn khởi nghiệp sẽ tạo mối quan hệ giúp họ có thể chia sẻ những tài nguyên, kinh nghiệm, học hỏi và trao đổi những mối quan hệ làm ăn, ý tưởng kinh doanh... góp phần tạo nên thành công của doanh nghiệp. Đây là môi trường kết nối cho những người khởi nghiệp, đồng thời khuyến khích tư tưởng khởi nghiệp của giới trẻ và cộng đồng. Thông qua hoạt động này nhằm:
+ Khuyến khích tinh thần Khởi nghiệp trong thế hệ trẻ trên địa bàn tỉnh.
+ Khơi dậy tinh thần lập nghiệp trong thanh niên - sinh viên;
+ Tạo cơ hội để thanh niên - sinh viên được gặp gỡ, giao lưu với các doanh nhân thành đạt;
+ Giúp các bạn thanh niên - sinh viên tiếp cận với các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của Chương trình Khởi nghiệp; Nhận thức bước đầu về kinh doanh; Hình thành và sàng lọc, lựa chọn ý tưởng kinh doanh; Lên ý tưởng lập một bản lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh; Có định hướng, lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp; Đánh giá các cơ hội và nguồn lực để khởi nghiệp thành công.
- Số lượng: 02 cuộc/năm (Quý I tổ chức 01 cuộc; Quý IV tổ chức 01 cuộc).
- Thời gian: Thực hiện trong các năm từ 2018.
- Đơn vị thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Tỉnh đoàn, Sở Nội vụ, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở, ngành có liên quan: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và PTNT, Giáo dục và Đào tạo, Cục thuế tỉnh, Quỹ đầu tư và phát triển, các Ngân hàng,... Các trường Trung cấp, Cao đẳng, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai; các doanh nhân thành đạt trên địa bàn tỉnh; Quỹ bảo vệ môi trường, vv...
2.3. Chương trình đào tạo khởi nghiệp, đào tạo nâng cao và huấn luyện doanh nghiệp:
- Đối tượng:
+ Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh (là người Lào Cai);
+ Thanh niên có tinh thần lập nghiệp;
+ Các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã,...;
+ Các tổ chức có ý tưởng thành lập doanh nghiệp,...;
+ Các cá nhân, tổ chức đã khởi nghiệp có nhu cầu đào tạo, huấn luyện (các chương trình đào tạo chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp,...);
+ Các cá nhân, tổ chức có giải thưởng trong cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
+ Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, có nhu cầu hỗ trợ các dịch vụ tư vấn nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và thương mại hóa thành công các sản phẩm của doanh nghiệp.
- Nội dung, chương trình:
a) Đào tạo khởi nghiệp: Tổ chức các khóa đào tạo cho các bạn trẻ, cá nhân mong muốn khởi nghiệp và có khả năng trở thành một người khởi nghiệp. Nhằm giúp những đối tượng này phát triển tư duy về khởi nghiệp và làm sao để sản phẩm có thể tiếp cận đến khách hàng. Đào tạo “Hướng dẫn kỹ năng lập dự án kinh doanh”: Giúp các đối tượng từ ý tưởng kinh doanh của mình có thể lập thành một dự án kinh doanh khả thi, truyền tải những kiến thức cơ bản về khởi sự kinh doanh cho thanh niên, sinh viên như:
+ Nhận thức về kinh doanh;
+ Hình thành và sàng lọc, lựa chọn ý tưởng kinh doanh;
+ Hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh;
+ Định hướng, lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp; Xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn; Xác định thị trường (khách hàng) cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; Thu thập thông tin cần thiết phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (đây là một nguồn lực có tính tiên quyết và quyết định); Tổ chức bộ máy quản lý được tổ chức khoa học và hoạt động hiệu quả; Tuyển dụng cho nhà khởi nghiệp;
+ Cung cấp các kiến thức cơ bản về: Đánh giá, phân tích những tác động tạo động lực khởi nghiệp; Đánh giá các cơ hội và nguồn lực để khởi nghiệp thành công; Phân tích, đánh giá, lựa chọn ý tưởng và xây dựng ý tưởng cốt lõi; Cách quản lý chiến lược có thể thúc đẩy hiệu quả hoạt động của công ty; Chuyển hóa từ tư tưởng cốt lõi đến sản phẩm cốt lõi; Lựa chọn mô hình doanh nghiệp, tìm đối tác hợp tác, chọn ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh; Các thỏa thuận trước khi thành lập doanh nghiệp.
b) Đào tạo nâng cao và huấn luyện doanh nghiệp: Tổ chức các chương trình đào tạo, huấn luyện chuyên sâu phục vụ theo yêu cầu của từng đối tượng tham gia trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Nhằm tối ưu hóa việc giúp doanh nghiệp nâng cao các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc quản lý, vận hành và phát triển của doanh nghiệp: Giúp đỡ các doanh nghiệp xây dựng mục tiêu cụ thể, tổ chức thực hiện mục tiêu; Đánh giá các mục tiêu của doanh nghiệp và giám sát việc thực hiện các mục tiêu; Tạo động lực và duy trì động lực thúc đẩy doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Bao gồm các chương trình đào tạo:
- Tổ chức các khóa tập huấn các chính sách pháp luật về thuế đến với các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức các khóa tập huấn về môi trường kinh doanh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; kiến thức pháp luật kinh doanh; vấn đề bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, tên công ty; vấn đề quản lý lao động; vấn đề thuế, kế toán; vấn đề ký kết các loại hợp đồng; vấn đề tranh chấp nội bộ; Quản trị nhân sự, khó khăn, thách thức; Phát triển đội ngũ và tạo động lực; Đánh giá nhân viên; Tài chính tập trung vào góp vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp; Kế toán trong doanh nghiệp; Thuế và những sai sót về thuế mà doanh nghiệp thường gặp; Bí quyết, cơ hội tiếp cận những nguồn vốn đầu tư; Hiểu rõ tầm quan trọng của các khâu trong việc xây dựng, phát triển và quản trị chiến lược nhân sự.
- Một số phương pháp tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, đánh giá, tạo động lực cho nhân viên, giữ chân nhân tài.
- Tổ chức quản lý tổ chức hiệu quả, hướng tới chuẩn mực quốc tế, giúp tổ chức tái cấu trúc thành công.
c) Bồi dưỡng, cập nhập hệ thống chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, giáo dục nghề nghiệp đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Thời gian thực hiện: thực hiện thường xuyên, hàng năm.
- Đơn vị thực hiện:
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức các khóa đào tạo về khởi sự doanh nghiệp theo các chuyên đề quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành đề xuất UBND tỉnh thực hiện đào tạo khởi sự doanh nghiệp theo nhu cầu của các hội, hiệp hội, các doanh nghiệp và các tổ chức khác nhằm hỗ trợ thúc đẩy thực hiện hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Sở Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp theo Chương trình khuyến công; xây dựng chương trình khuyến công dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp; Tổ chức kết nối cung cầu, hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho doanh nghiệp khởi nghiệp như văn minh thương mại, an toàn vệ sinh thực phẩm, thương mại điện tử, Hội nhập quốc tế...
+ Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng, sở hữu trí tuệ, tiết kiệm năng lượng.
+ Cục thuế tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các khóa tập huấn các chính sách pháp luật về thuế đến với các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Các cơ quan, đơn vị phối hợp: các sở, ban, ngành có liên quan; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nghiệp trẻ.
2.4. Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận vốn đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vốn vay:
- Đối tượng:
+ Các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã,...;
+ Các tổ chức có ý tưởng thành lập doanh nghiệp, các cá nhân đang xây dựng phương án kinh doanh;
+ Các cá nhân, tổ chức có giải thưởng trong cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai;...;
- Nội dung: Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế.
- Thời gian thực hiện: hàng năm trong giai đoạn 2017-2020
- Đơn vị thực hiện:
+ Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Quỹ Đầu tư và Phát triển tỉnh, tham mưu UBND tỉnh có quy chế tăng cường nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng phát triển trên địa bàn tỉnh. Nhất là hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp thực hiện các Đề tài nghiên cứu cải tiến, đổi mới kỹ thuật, công nghệ có tính thực tiễn cao ứng dụng vào hoạt động sản xuất nâng cao hiệu quả và năng suất cho doanh nghiệp.
+ Quỹ đầu tư và phát triển: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất UBND tỉnh việc hỗ trợ về vốn (theo hình thức cho vay) khi các tổ chức, cá nhân đạt giải cao trong cuộc thi khởi nghiệp có mong muốn thực hiện dự án khởi nghiệp.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị căn cứ tình hình thực tế đề xuất UBND tỉnh xem xét thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp theo hướng huy động nguồn lực xã hội và nhà nước cùng thực hiện.
+ Sở Khoa học và Công nghệ: Thông qua Quỹ Phát triển Khoa học công nghệ quốc gia tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp vay vốn khi có các đề tài nghiên cứu ứng dụng khả thi, có ứng dụng thực tiễn sản xuất cao trong việc phát triển, cải tiến quy trình, công nghệ kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Sở Tài nguyên Môi trường: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp vay vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Lào Cai để đầu tư, xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, cải tiến công nghệ sản xuất giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Lào Cai: Tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng công khai, hướng dẫn, đổi mới quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm bớt phiền hà cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, Khuyến khích các tổ chức tín dụng đa dạng hóa các chương trình vay vốn với lãi suất hợp lý, để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp; khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng mức dư nợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và cho vay ưu đãi đối với vốn trung hạn và dài hạn cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ; đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu; doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp dịch vụ du lịch.
+ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội: Hướng dẫn tín dụng cho vay Quỹ Quốc gia về việc làm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
2.5. Thành lập “Câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp”:
- Đối tượng: sinh viên các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trong tỉnh, thanh niên nông thôn có nhu cầu khởi nghiệp, chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (trong độ tuổi thanh niên) có ý tưởng và có các sáng kiến mới, thiết thực.
- Nội dung, hình thức: Đoàn kết tập hợp các cá nhân, tập thể có nhu cầu khởi nghiệp, làm giàu chính đáng, là nơi trao đổi, học tập kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau để khởi nghiệp thành công. Tập trung hỗ trợ các sáng kiến, sáng tạo khởi nghiệp.
- Số lượng:
+ Cấp tỉnh: 01 câu lạc bộ;
+ Cấp huyện: 09 câu lạc bộ; khuyến khích các trường Trung cấp, Cao đẳng, Phân viện Đại học Thái Nguyên thành lập câu lạc bộ.
- Thời gian thực hiện: Thành lập “Câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp” trong năm 2018 và hoạt động thường xuyên trong các năm tiếp theo.
- Đơn vị thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Tỉnh đoàn
+ Cơ quan phối hợp thực hiện: Các trường Trung cấp, Cao đẳng, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, UBND các huyện, thành phố.
2.6. Tổ chức chương trình “Tuyên dương thanh niên tiêu biểu khởi nghiệp thành công”:
- Đối tượng: đoàn viên thanh niên, thanh niên các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp thành công.
- Hình thức triển khai: Hằng năm tổ chức tuyên dương những điển hình thanh niên, các chủ doanh nghiệp trẻ tiêu biểu khởi nghiệp thành công nhằm nhân rộng, tạo hiệu ứng tích cực trong giới trẻ và cộng đồng xã hội về việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và làm giàu chính đáng.
- Thời gian thực hiện: Tổ chức thường xuyên trong các năm 2017-2020.
- Đơn vị thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Tỉnh đoàn
+ Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và PTNT, Giáo dục và Đào tạo, Cục thuế tỉnh, Quỹ đầu tư và phát triển, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh... Các trường Trung cấp, Cao đẳng, Phân viện Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai; các doanh nhân thành đạt trên địa bàn tỉnh; Quỹ bảo vệ môi trường,...
2.7. Tổ chức học tập kinh nghiệm:
Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành có liên quan, Tỉnh Đoàn, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức đi học tập kinh nghiệm tại một số địa phương có kinh nghiệm về hỗ trợ, khuyến khích khởi nghiệp.
3. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
3.1. Hình thành các Vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các trường đại học, cao đẳng:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Trường Cao đẳng Cộng đồng, Trường Cao đẳng Lào Cai,...
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ Thuật, Hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm trong giai đoạn 2017-2020.
3.2. Hình thành Vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về lĩnh vực công nghệ thông tin:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp, các trường cao đẳng, đại học và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm trong giai đoạn 2017-2020.
3.3. Hình thành các Vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về chuyển giao công nghệ, sản xuất chế biến sản phẩm nghề truyền thống và các đặc sản địa phương; Khởi sự doanh nghiệp, khởi sự kinh doanh, phát triển thương hiệu sản phẩm:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Công Thương.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Doanh nghiệp, UBND các huyện và thành phố, các trường cao đẳng, đại học và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm trong giai đoạn 2017-2020.
4. Phát triển hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
4.1. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về khởi sự doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh; lựa chọn một số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tham gia các khóa huấn luyện tập trung ngắn hạn tại một số tổ chức thúc đẩy kinh doanh uy tín ở nước ngoài:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Ngoại vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tỉnh Đoàn, Hiệp hội Doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm trong giai đoạn 2017-2020.
4.2. Tổ chức đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đào tạo, nâng cao năng lực huấn luyện viên khởi nghiệp cho đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng, đại học, cán bộ chuyên trách về công tác hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và cho các nhà đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Trường Cao đẳng Cộng đồng, Trường Cao đẳng Lào Cai,..
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Tỉnh Đoàn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm trong giai đoạn 2017-2020.
4.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các cá nhân, tổ chức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh:
- Nội dung gồm: giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu; sở hữu trí tuệ; áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, các tiêu chuẩn, quy chuẩn của sản phẩm, hàng hóa. Đào tạo cho cá nhân, tổ chức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Đào tạo cơ bản về nhận thức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đào tạo nâng cao và đào tạo các kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các tổ chức thúc đẩy kinh doanh:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tỉnh Đoàn, Hiệp hội Doanh nghiệp, các trường cao đẳng, đại học và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm trong giai đoạn 2017-2020.
4.4. Tổ chức các khóa tập huấn các chính sách pháp luật về thuế cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Cục Thuế tỉnh.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành có liên quan; Hiệp hội Doanh nghiệp,...
- Thời gian thực hiện: Hằng năm trong giai đoạn 2017-2020.
4.5. Tổ chức các khóa tập huấn về môi trường kinh doanh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Công Thương.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành có liên quan; Hiệp hội Doanh nghiệp,...
- Thời gian thực hiện: Hằng năm trong giai đoạn 2017-2020.
4.6. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh mới cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành có liên quan; Hiệp hội Doanh nghiệp,...
- Thời gian thực hiện: Hằng năm trong giai đoạn 2017-2020.
4.7. Giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp của Tỉnh thông qua các đại diện khoa học và công nghệ, đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận thị trường nước ngoài:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Ngoại vụ.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm trong giai đoạn 2017-2020.
5. Tổ chức kết nối và hỗ trợ hoạt động hệ sinh thái khởi nghiệp
5.1. Xây dựng mạng lưới liên kết gồm các sở, ban, ngành; các hội, hiệp hội; trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu; các tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất-kỹ thuật;...để hỗ trợ toàn diện cho các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật, Hiệp hội Doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm trong giai đoạn 2017-2020.
5.2. Xây dựng, kết nối mạng lưới nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp và mạng lưới quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tổ chức các sự kiện kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh với các thành phần hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo các tỉnh, thành phố khác:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Ngoại vụ, Sở Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp, Hội Doanh nhân trẻ và các trường cao đẳng, đại học và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm trong giai đoạn 2017-2020.
5.3. Thành lập các đoàn ra, đoàn vào để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp tham gia các sự kiện khởi nghiệp ở trong nước, quốc tế:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính, Hiệp hội Doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm trong giai đoạn 2017-2020.
6. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
6.1. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ ươm tạo các ý tưởng được lựa chọn, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp đến năm 2020:
Hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trả tiền công lao động trực tiếp và sử dụng các dịch vụ: đào tạo, huấn luyện khởi nghiệp; marketing, quảng bá sản phẩm, dịch vụ; khai thác thông tin công nghệ, sáng chế; thanh toán, tài chính; đánh giá, định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; tư vấn pháp lý, sở hữu trí tuệ, đầu tư, thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ.
Hỗ trợ kinh phí thuê chuyên gia trong nước, quốc tế để triển khai các khóa đào tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đào tạo huấn luyện viên khởi nghiệp, nhà đầu tư khởi nghiệp tại một số cơ sở giáo dục, cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh.
Hỗ trợ kinh phí lắp đặt hạ tầng công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ Internet miễn phí trong khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Hỗ trợ một phần kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật của một số cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, tổ chức cung cấp thiết bị dùng chung cho các nhóm khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; kinh phí tư vấn thành lập cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; dự án hỗ trợ thành lập cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thuế tỉnh, các trường đại học, cao đẳng và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017
3.6.2. Khuyến khích sử dụng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để tài trợ; hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thử nghiệm thị trường, cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi, góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Quỹ Đầu tư và phát triển, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ (sau khi thành lập), các doanh nghiệp.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2018-2020.
6.3. Tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ vốn mới giúp hiện thực hóa ý tưởng:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Ngoại vụ và các cơ quan đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm trong giai đoạn 2017-2020.
6.4. Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc lập hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin nội dung đăng ký doanh nghiệp:
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ; Hiệp hội Doanh nghiệp, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm trong giai đoạn 2017-2020.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được trích từ nguồn ngân sách của tỉnh và các nguồn huy động hợp pháp khác. Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản liên quan, các cơ quan, tổ chức được phân công nhiệm vụ trong kế hoạch này, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kinh phí thực hiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí trong ngân sách của cơ quan, tổ chức.
1. Các sở, ban, ngành, đơn vị, tổ chức căn cứ vào nhiệm vụ được phân công tại Mục III của Kế hoạch này, chủ động, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ hàng quý hoặc khi có yêu cầu, báo cáo kết quả về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Khoa học và Công nghệ Lào Cai chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này và báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện vào cuối quý II và quý IV hàng năm./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 53/KH-UBND về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018
- 2 Kế hoạch 4746/KH-UBND năm 2017 về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017-2020
- 3 Kế hoạch 5321/KH-UBND năm 2017 về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Thọ Giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025
- 4 Quyết định 2610/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2025
- 5 Quyết định 2513/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020
- 6 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 7 Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 1 Quyết định 2513/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020
- 2 Quyết định 2610/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2025
- 3 Kế hoạch 4746/KH-UBND năm 2017 về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2017-2020
- 4 Kế hoạch 5321/KH-UBND năm 2017 về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Thọ Giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025
- 5 Kế hoạch 53/KH-UBND về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018