ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/KH-UBND | Yên Bái, ngày 02 tháng 3 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2016-2020
Thực hiện Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Quyết định số 1443/QĐ-UBND ngày 10/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành Chương trình hành động “Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI)” tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2015-2020. Để thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Yên bái với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Tăng cường nhận thức về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tạo điều kiện thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thuận lợi, kịp thời, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận thông tin pháp luật một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, giải đáp và hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật cho doanh nghiệp, góp phần tuân thủ đúng quy định của pháp luật, hạn chế rủi ro pháp lý, từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.
- Xác định trách nhiệm của cơ quan Tư pháp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Liên Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Yêu cầu:
- Đảm bảo đúng nội dung, hình thức và phương pháp theo quy định của Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành và tổ chức thực hiện, chấp hành đúng quy định của pháp luật.
- Lồng ghép, kết hợp hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với việc thực hiện các chương trình, đề án khác có liên quan đến doanh nghiệp trên địa bàn.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
II. NỘI DUNG:
1. Cập nhật đầy đủ, kịp thời cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ việc khai thác, tiếp cận thông tin của doanh nghiệp:
Các sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây viết tắt là UBND cấp huyện) thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và các văn bản có liên quan về thủ tục đăng ký đầu tư, kinh doanh, các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, Website của các sở, ngành, Website của UBND cấp huyện (trừ văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật).
2. Xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật:
- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan tổ chức biên soạn, phát hành và phổ biến tài liệu giới thiệu các văn bản pháp luật cho doanh nghiệp bằng các hình thức như: cấp, phát miễn phí tài liệu Hỏi - đáp pháp luật, đề cương giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật, tờ gấp pháp luật…
- Thời gian thực hiện: Cao điểm trong Quý II, III năm 2016 và thực hiện thường xuyên trong các năm tiếp theo.
3. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh mới cho doanh nghiệp; bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và cán bộ pháp chế của các doanh nghiệp:
a) Năm 2016:
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức các Hội nghị bồi dưỡng theo chuyên đề kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp về các lĩnh vực: đất đai, đầu tư, kinh doanh, thuế …
- Tại thành phố Yên Bái:
+ Đối tượng: Các tổ chức đại diện của doanh nghiệp và cán bộ pháp chế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái; Đại diện một số doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên và các đơn vị có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Quý II năm 2016.
- Tại thị xã Nghĩa Lộ:
+ Đối tượng: Đại diện một số doanh nghiệp và cán bộ pháp chế của doanh nghiệp khu vực phía tây; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Thị xã Nghĩa Lộ và các đơn vị có liên quan.
+ Thời gian thực hiện: Quý III năm 2016.
b) Các năm tiếp theo của giai đoạn:
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hội nghị tập huấn; hội nghị hội thảo, tọa đàm theo chuyên đề về pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, về công tác pháp chế của doanh nghiệp theo chương trình công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị.
4. Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp:
Trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, các sở, ban, ngành; tổ chức đại diện doanh nghiệp; UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên thực hiện việc giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp thông qua các hình thức: giải đáp bằng văn bản, giải đáp thông qua mạng điện tử, giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Trong đó, ưu tiên thực hiện bằng hình thức giải đáp thông qua mạng điện tử trên Website của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện (không áp dụng đối với các yêu cầu giải đáp pháp luật của doanh nghiệp về những trường hợp cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp).
5. Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp:
- Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, tổng hợp các kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến các quy định của pháp luật cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới thuộc lĩnh vực quản lý của ngành mình, đồng thời gửi Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.
- Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; trình Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới đối với văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc kiến nghị các cơ quan Trung ương đối với những văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp thuộc thẩm quyền ban hành của cơ quan Trung ương.
6. Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:
a) Đối với Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi địa phương:
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan; các tổ chức đại diện của doanh nghiệp; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, với các hình thức sau:
- Tiến hành phát phiếu điều tra, khảo sát.
- Tổ chức các đoàn đi khảo sát thực tế về nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực thuế, đất đai, đầu tư, kinh doanh.
b) Đối với Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành:
Hàng năm, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; các tổ chức đại diện doanh nghiệp, Đoàn Luật sư, Hội Luật gia tỉnh và các đơn vị có liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các bộ, ngành Trung ương thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khuyến khích các tổ chức đại diện của doanh nghiệp, Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia tỉnh và các tổ chức, cá nhân có chức năng cung cấp dịch vụ pháp luật tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
7. Công tác thông tin, báo cáo:
Định kỳ, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; kết quả tiếp nhận, xử lý những kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện các quy định pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực hoặc địa phương do mình quản lý về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) trước ngày 20/11 hàng năm (file dữ liệu báo cáo gửi về địa chỉ email: phongvbyb@gmail.com) để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch do Ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách.
2. Sở Tư pháp và các sở, ngành, đơn vị có liên quan được giao nhiệm vụ căn cứ Kế hoạch này hàng năm xây dựng dự toán kinh phí, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về tài chính.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Để triển khai thực hiện Kế hoạch trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt kết quả, Ủy ban nhân dân tỉnh giao:
1. Sở Tư pháp:
- Làm đầu mối thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Chủ động, tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch này theo nhiệm vụ đã phân công, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Kế hoạch này và báo cáo kết quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2016.
- Hàng năm chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch này theo quy định tại Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
2. Sở Tài chính:
- Hàng năm, phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn Ngân sách triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Thẩm định dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch này theo quy định tại Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BT ngày 12/10/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp.
- Quyết toán kinh phí thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo dự toán kinh phí được duyệt và theo quy định của pháp luật về Ngân sách.
3. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái:
- Chủ động phối hợp với Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành của tỉnh nghiên cứu, xây dựng chuyên mục chuyên đề về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Thường xuyên thông tin, tuyên truyền về tình hình thực hiện Nghị định số 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ và Kế hoạch này đến doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
4. Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Yên Bái:
Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp; tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp về việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
5. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
Tổ chức triển khai Kế hoạch này hàng năm tại địa phương; phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan chủ động lồng ghép có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, dự án trên địa bàn; thực hiện chế độ báo cáo gửi về Sở Tư pháp theo quy định.
6. Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan:
- Thường xuyên tổ chức rà soát, cập nhật các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực mình.
- Tiếp nhận, giải đáp các yêu cầu, kiến nghị của doanh nghiệp thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
- Chủ động phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020. Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp xem xét, chỉ đạo, giải quyết./.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Kế hoạch 699/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2019
- 2 Kế hoạch 16/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019
- 3 Kế hoạch 39/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2019 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4 Quyết định 1443/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Chương trình hành động “Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI)” tỉnh Yên Bái giai đoạn 2015 - 2020
- 5 Thông tư liên tịch 23/2014/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 6 Thông tư liên tịch 157/2010/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 7 Nghị định 66/2008/NĐ-CP về việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp