ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 284/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 19 tháng 12 năm 2018 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CẮT GIẢM CHI PHÍ CHO DOANH NGHIỆP
Căn cứ Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp;
Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp xây dựng kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích:
Góp phần cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, tiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư - kinh doanh ổn định, hiệu quả, thuận lợi cho doanh nghiệp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tư, gia nhập thị trường và năng cao năng lực cạnh tranh.
2. Yêu cầu:
Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, cải cách mạnh mẽ hơn nữa; đặc biệt là việc cắt giảm các chi phí bất hợp lý, các doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư - kinh doanh và chi phí không chính thức.
Các Sở, ban, ngành Tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao chủ động triển khai thực hiện giải pháp nhằm cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp với các nội dung sau:
1. Về chi phí tuân thủ pháp luật bao gồm: chi phí tuân thủ pháp luật về gia nhập thị trường và chi phí tuân thủ pháp luật về xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh.
2. Về chi phí đầu vào sản xuất, kinh doanh bao gồm: chi phí tín dụng và dịch vụ ngân hàng; chi phí lao động; chi phí khoa học công nghệ; chi phí logistics và thương mại qua biên giới.
3. Về phí, lệ phí.
4. Về chi phí không chính thức.
a. Các Sở, ngành Tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
- Các Sở, ban, ngành Tỉnh thường xuyên tổ chức rà soát chuyên ngành thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực phụ trách để kiến nghị các cấp có thầm quyền cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, không cần thiết nhằm giảm thiểu các chi phí bất hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư - kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chủ động giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền trên cơ sở quy định của pháp luật. Đồng thời, khuyến khích các đơn vị linh hoạt, sáng tạo các phương thức mới trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian thực hiện thủ tục theo quy định tại các văn bản pháp luật.
- Tăng cường công tác nắm bắt và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; chủ động trao đổi thông tin, phối hợp giải quyết thủ tục hoặc vướng mắc cho doanh nghiệp tránh trường hợp doanh nghiệp phải qua lại nhiều cơ quan khác nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn trong hoạt động đầu tư - kinh doanh; không đùn đẩy trách nhiệm; đồng thời, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
b. Sở Tư pháp:
- Tham mưu và kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, nhằm tránh trường hợp các văn bản ban hành không đúng thẩm quyền, trái quy định hoặc gây cản trở đến môi trường, đầu tư kinh doanh trên địa bàn Tỉnh.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan có ý kiến góp ý hoặc kiến nghị đối với các văn bản pháp luật về điều kiện kinh doanh để đảm bảo các quy định ban hành mới phù hợp thực tiễn và đúng quy định.
c. Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh:
- Làm đầu mối phối hợp với Thủ trưởng các sở, ngành Tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, tiếp tục khai thực hiện Kế hoạch số 208/KH- UBND Tỉnh ngày 14/9/2018 về thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; triển khai thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ nhằm kịp thời phát hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc huỷ bỏ các quy định, thủ tục hành chính không còn phù hợp; xây dựng các phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm cắt giảm chi phí về thời gian và tài chính của doanh nghiệp.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Kiểm soát thủ tục hành chính và Phục vụ hành chính công. Phối hợp thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Tổ chức đánh giá hiệu quả của việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua hệ thống Bưu điện, làm cơ sở đề điều chỉnh hoặc mở rộng triển khai thực hiện.
- Tham mưu công tác cắt giảm, đơn giản hóa các chế độ báo cáo thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân Tỉnh và kiến nghị cắt giảm, đơn giản hóa các báo cáo thuộc thẩm quyền của Trung ương theo Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước của Chính phủ.
d. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Triển khai, thực hiện đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư về ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Nghiên cứu, cập nhật, tổng hợp những hạn chế, vướng mắc không có khả năng thực hiện trong quá trình thực thi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa để kiến nghị bổ sung, sửa đổi theo hướng thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước.
- Tiếp tục cải tiến và cắt giảm thời gian trong giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư nhằm rút ngắn thời gian để doanh nghiệp gia nhập thị trường.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân Tỉnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo Nghị quyết số 19-2018/NQ- CP; cải thiện môi trường đầu tư cấp Tỉnh (PCI); công tác đánh giá năng lực cạnh tranh các Sở, ngành và UBND cấp huyện (DDCI) của tỉnh Đồng Tháp năm 2018 và các năm tiếp theo.
đ. Sở Xây dựng:
- Thường xuyên rà soát, kiến nghị với các cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, cắt giảm các quy định không cần thiết về thủ tục lập quy hoạch, giấy phép quy hoạch, thủ tục xin phép xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh.
- Chủ động giải quyết thủ tục hành chính về lập quy hoạch, giấy phép quy hoạch, cấp phép xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh theo đúng thời gian quy định; cải tiến phương thức làm việc để có thể rút ngắn hơn nữa thời gian theo quy định(1).
e. Công an Tỉnh:
- Rà soát các quy định phòng cháy, chữa cháy; kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm thiểu các yêu cầu không cần thiết trong công tác phòng cháy, chữa cháy.
- Linh hoạt trong giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy để doanh nghiệp nhanh chóng đảm bảo đủ điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh(1).
g. Các Hiệp hội doanh nghiệp:
- Chủ động, phối hợp với các Sở, ngành nghiên cứu, rà soát các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh để kiến nghị sửa đổi, điều chỉnh những quy định phù hợp gây lãng phí, khó khăn cho doanh nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa vai trò làm cầu nối giữa doanh nghiệp - chính quyền và vai trò phản biện, hiến kế các giải pháp chính sách về phát triển kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy môi trường đầu tư - kinh doanh của Tỉnh ngày càng minh bạch, thân thiện, hiệu quả.
a. Các Sở, ngành Tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
Tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản có liên quan hướng dẫn thi hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực, góp phần giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.
b. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tham mưu, đề xuất các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Kế hoạch số 237/KH- UBND ngày 01/11/2018 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo cho các đối tượng được hưởng đầy đủ những chính sách ưu đãi của Trung ương và địa phương nhằm giảm bớt chi phí trong quá trình gia nhập thị trường.
c. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp:
- Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật tín dụng; yêu cầu các tổ chức tín dụng công khai, minh bạch các quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ sở tiếp cận, lựa chọn dịch vụ, chi phí phù hợp và có cơ sở để giám sát chất lượng dịch vụ.
- Chỉ đạo các chi nhánh Ngân hàng thương mại tích cực tham gia các chương trình tín dụng, đảm bảo nhu cầu tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp.
- Chủ động nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo, tham mưu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng.
- Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại thực hiện tốt Kế hoạch số
163/KH-UBND ngày 12/6/2017 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc triển khai thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017 - 2020.
d. Quỹ Đầu tư phát triển Tỉnh:
Tiếp tục tuyên truyền và thực hiện công tác tín dụng, bảo lãnh tín dụng nhằm đảm bảo cho đối tượng được tiếp cận thông tin hỗ trợ và nguồn vốn do Quỹ quản lý.
đ. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Rà soát, kiến nghị sửa đổi bổ sung với các cấp có thẩm quyền về pháp luật về bảo hiểm xã hội theo hướng hài hòa quyền lợi giữa người sử dụng lao động và người lao động.
- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho doanh nghiệp theo Quyết định số 171/QĐ-UBND-HC ngày 17/02/2017 và Quyết định số 1123/QÐ-UBND-HC ngày 25/9/2017 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh.
- Tiếp tục rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực lao động và đăng ký lao động nước ngoài của doanh nghiệp.
e. Sở Khoa học và Công nghệ
- Tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến trong khuôn khổ Chương trình quốc gia về Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Khẩn trương hoàn thiện Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025”.
g. Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải:
- Tiếp tục nghiên cứu và tham mưu Uỷ ban nhân dân Tỉnh Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics của Tỉnh; hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics bao gồm: mạng lưới thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử,...
- Rà soát đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông, phát triển hệ thống kho ngoại quan, kho hàng, bến bãi, phương tiện vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng xuất khẩu trong giai đoạn trước mắt, cũng như về lâu dài.
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 21/3/2017 về việc triển khai đầu tư phát triển kho bãi tại các cửa khẩu biên giới đến năm 2025.
- Tích cực xúc tiến, kêu gọi đầu tư các Trung tâm logistics của Tỉnh.
Giao Sở Tài chính rà soát, đánh giá toàn bộ các quy định về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành; đề xuất Uỷ ban nhân dân Tỉnh trình Hội đồng nhân dân Tỉnh phương án giảm phí, lệ phí phù hợp với quy định pháp luật; đảm bảo các loại phí tuân thủ đúng nguyên tắc “cơ bản bù đắp chi phí” được quy định trong Luật Phí và Lệ phí năm 2015; giải thích công khai cơ sở tính phí, lệ phí.
4. Về chi phí không chính thức:
a. Các Sở, ngành Tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
- Chủ động thực hiện các biện pháp để hạn chế tối đa việc doanh nghiệp phải trả các khoản chi phí không chính thức trong thực hiện các thủ tục hành chính và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất kinh doanh.
- Tiếp nhận và chỉ đạo giải quyết kịp thời và đúng quy định của pháp luật các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực phụ trách.
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải dành thời gian tiếp công dân, doanh nghiệp theo quy định, giải quyết hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
- Xây dựng quy tắc đạo đức công vụ của cán bộ, công chức khi phục vụ công dân, doanh nghiệp; đồng thời, tổ chức triển khai, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức tại đơn vị. Công khai minh bạch, chống tham nhũng; đặc biệt là nạn đưa hối lộ và nhận hối lộ ở cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị.
- Công khai 100% các hoạt động thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý trên trang mạng internet của cơ quan có thẩm quyền.
- Công khai các tài liệu hướng dẫn, giải thích các điểm chưa rõ, khó hiểu trong quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh thuộc lĩnh vực phụ trách trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị; trường hợp pháp luật chưa hướng dẫn cụ thể thì không giải thích theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp; thống nhất áp dụng pháp luật cho các trường hợp tương tự, không phân biệt đối xử.
b. Sở Nội vụ:
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời chấn chỉnh và tham mưu xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tạo gánh nặng, gây phiền hà cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra công tác thực hiện cải cách hành chính của các Sở, ngành Tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã.
c. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chỉ đạo Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp và Khởi nghiệp phối hợp, nghiên cứu xây dựng các tài liệu hướng dẫn tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện để doanh nghiệp biết và thực hiện dễ dàng, nhanh chóng nhằm giảm bớt thời gian, chí phí cơ hội trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.
d) Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh:
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát thủ tục hành chính và Phục vụ hành chính công đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; công khai, minh bạch quy trình giải quyết thủ tục hành chính, các mức phí, lệ phí để doanh nghiệp biết, giám sát và thực hiện.
- Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, tố cáo của doanh nghiệp về các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức các cấp; xây dựng các công cụ hiện đại tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, tố cáo của doanh nghiệp và người dân về hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức
đ) Thanh tra Tỉnh:
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của các cơ quan, đơn vị đảm bảo không trùng lắp về nội dung; mỗi doanh nghiệp chỉ thanh tra, kiểm tra 01 lần trong năm; đồng thời, công khai Kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho tổ chức, cá nhân biết (trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất).
- Hàng quý, công khai kết quả xử lý các vụ việc trên phương tiện thông tin đại chúng và trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Tỉnh.
- Đề xuất biện pháp bảo vệ, hỗ trợ đối với doanh nghiệp tố cáo hành vi nhũng nhiễu trong thời gian xử lý vụ việc và 2 năm sau khi doanh nghiệp tố cáo để ngăn ngừa các hành vi trù dập doanh nghiệp (nếu có). Trực tiếp thanh tra kết luận các tiêu cực, nhũng nhiễu, xử lý đúng quy định pháp luật các vụ việc tiêu cực, tham nhũng.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức về các quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng, khiếu nại, tố cáo.
e) Các Hiệp hội doanh nghiệp:
- Tích cực vận động doanh nghiệp thành viên phản ánh các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức; tập hợp các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp thành viên gửi các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
- Tuyên truyền, giải thích cho doanh nghiệp về quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước và của doanh nghiệp để doanh nghiệp biết, tự bảo vệ trước các hành vi nhũng nhiễu. Phát động trong các doanh nghiệp không đưa hối lộ cho cán bộ, công chức dưới mọi hình thức.
- Tham gia bảo vệ doanh nghiệp thành viên sau khi họ tố cáo, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị về hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức.
- Rà soát, tập hợp các quy định pháp luật không rõ ràng, khó tuân thủ, bất hợp lý; đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích, sửa đổi, bổ sung và công khai kết quả để các doanh nghiệp biết.
1. Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch.
Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 để tổng hợp. Trường hợp đơn vị có trách nhiệm báo cáo thực hiện Kế hoạch 135/KH-UBND ngày 29/5/2018 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, có thể kết hợp các nội dung trong cùng một báo cáo.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp dự thảo báo cáo đồng thời với báo cáo thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 hàng năm. Phối hợp với Văn phòng UBND Tỉnh tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị chủ động kiến nghị, đề xuất về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
(1) Nhằm giảm tối đa tỷ lệ doanh nghiệp phải mất từ 01 tháng đến 03 tháng mới hoàn thành được tất cả các thủ tục liên quan để chính thức đi vào hoạt động theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3518/VPCP ngày 17/4/2018 của Văn phòng Chính phủ.
- 1 Kế hoạch 16/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 139/NQ-CP về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2 Kế hoạch 205/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình hành động về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3 Quyết định 400/QĐ-UBND năm 2019 về thực hiện Nghị quyết 139/NQ-CP về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phố Đà Nẵng
- 4 Kế hoạch 333/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5 Nghị quyết 139/NQ-CP năm 2018 về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp do Chính phủ ban hành
- 6 Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2018 thực hiện Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 7 Kế hoạch 208/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị định 61/2018/NĐ-CP thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 8 Kế hoạch 135/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 9 Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo do Chính phủ ban hành
- 10 Quyết định 1123/QĐ-UBND-HC năm 2017 về điều chỉnh Khoản 1 Điều 1 Quyết định 171/QĐ-UBND-HC phê duyệt mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo Quyết định 46/2015/QĐ-TTg (lần 1) do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 11 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
- 12 Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2017 thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017-2020
- 13 Quyết định 171/QĐ-UBND-HC năm 2017 về phê duyệt mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo Quyết định 46/2015/QĐ-TTg do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 14 Luật phí và lệ phí 2015
- 15 Luật Đầu tư 2014
- 16 Luật Doanh nghiệp 2014
- 17 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 18 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 19 Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 400/QĐ-UBND năm 2019 về thực hiện Nghị quyết 139/NQ-CP về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phố Đà Nẵng
- 2 Kế hoạch 16/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 139/NQ-CP về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3 Kế hoạch 205/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình hành động về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 4 Kế hoạch 333/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai