ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2859/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 16 tháng 05 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2017
Căn cứ Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020; Chương trình hành động số 37-Tr/TV ngày 18/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em từ nay đến năm 2020; thực hiện Quyết định số 572/QĐ-LĐTBXH ngày 19/4/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phê duyệt Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Quảng Ngãi năm 2017, với nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH
1. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật trẻ em về bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, đặc biệt là quy định về bảo vệ trẻ em.
2. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hỗ trợ, can thiệp, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; ưu tiên tiếp nhận, xử lý kịp thời tin báo, tố giác về bạo lực, xâm hại trẻ em, bảo vệ trẻ em là nạn nhân trong quá trình tố tụng.
3. Thúc đẩy việc phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và trẻ em về bảo vệ trẻ em; kỹ năng phòng ngừa, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; phát hiện, lên tiếng tố cáo các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
4. Thực hiện “Mùa hè an toàn cho trẻ em”, tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền, đoàn thể cấp cơ sở trong quản lý, giám sát, hướng dẫn trẻ em vui chơi an toàn, lành mạnh, bổ ích và phòng, chống tai nạn, thương tích trong dịp hè.
II. CHỦ ĐỀ CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM 2017
Để thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về quyền trẻ em của Việt Nam và các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em, chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 là “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
- Thời gian tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 được tổ chức từ ngày 25/5 đến ngày 01/6/2017.
- Thời gian thực hiện tháng hành động: Từ ngày 01/6 đến ngày 30/6 năm 2017.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM
1. Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em
a) Cấp tỉnh
- Địa điểm tổ chức: Tại huyện Lý Sơn;
- Thời gian: Dự kiến ngày 30/5/2017
- Cơ quan chuẩn bị: Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND huyện Lý Sơn chọn địa điểm phù hợp, xây dựng chương trình tổ chức thực hiện, phát hành giấy mời đại biểu tham dự Lễ phát động đạt kết quả.
- Thành phần đại biểu tham dự:
+ Ở tỉnh:
* Lãnh đạo tỉnh;
* Lãnh đạo một số sở, ban, ngành, hội đoàn thể, các cơ quan, tổ chức liên quan và một số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh, huyện Lý Sơn; phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí.
+ Ở huyện Lý Sơn: Lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện, các phòng ban chuyên môn, hội đoàn thể liên quan của huyện Lý Sơn.
+ Ở xã: Lãnh đạo Đảng ủy, UBND các xã và các bộ phận, đơn vị liên quan của các xã thuộc địa bàn huyện Lý Sơn.
+ Huy động khoảng hơn 400 đoàn viên thanh niên, thiếu niên học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của huyện Lý Sơn tham gia (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND huyện Lý Sơn thực hiện)
b) Huyện, thành phố
UBND các huyện, thành phố chủ động tổ chức Lễ phát động tại địa phương vào thời gian phù hợp. Tập trung công tác chỉ đạo triển khai tổ chức các hoạt động trọng tâm trong Tháng hành động vì trẻ em tại địa phương mình theo hướng dẫn của Trung ương và của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Nội dung hoạt động
- Căn cứ điều kiện và tình hình thực tế, các địa phương tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 với chủ đề “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” và triển khai các hoạt động thiết thực, tiết kiệm nhằm tạo sự ủng hộ, đồng thuận của xã hội đối với chủ trương, chính sách và nguồn lực huy động thực hiện các chương trình, mục tiêu bảo vệ trẻ em; phòng ngừa tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại...; tập trung hỗ trợ trẻ em nghèo, trẻ em miền núi, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em vùng sâu, vùng xa và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em các cấp: Từ ngày 25/5 đến ngày 01/6/2017.
a) Hoạt động truyền thông
- Truyền thông về Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trẻ em; Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 và các chương trình, kế hoạch có liên quan.
- Tập hợp, cập nhật các sản phẩm truyền thông về: Những quy định về bảo vệ trẻ em trong Luật trẻ em; Kỹ năng phòng ngừa, xử lý các hành vi, tình huống xâm hại tình dục trẻ em cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em; Phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực.
- Truyền thông và quảng bá các sản phẩm truyền thông về bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan và hướng dẫn địa phương triển khai các hoạt động truyền thông:
+ Tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng cho gia đình, nhà trường, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện thông tin, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; các cơ quan, địa chỉ có trách nhiệm tiếp nhận thông tin vụ việc và hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
+ Phổ biến các khẩu hiệu, thông điệp, phóng sự, video clip, tài liệu, áp phích, băng rôn... về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
* Khẩu hiệu tuyên truyền:
• Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 - Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
• Thực hiện Luật trẻ em để bảo vệ con em của chúng ta.
• Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng môi trường an toàn để trẻ em không bị bạo lực, xâm hại.
• Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.
• Hãy gọi 1800 1567 để lên tiếng tố cáo mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
• Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
• Mùa hè an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em.
b) Vận động xã hội, thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em
- Tổ chức các hoạt động: Tiếp nhận, điều trị, tư vấn chăm sóc sức khỏe, trị liệu tâm lý cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
- Vận động xã hội cùng Nhà nước hỗ trợ, can thiệp, chăm sóc các trường hợp trẻ em là nạn nhân của bạo lực, xâm hại và trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, đặc biệt trẻ em bị xâm hại tình dục. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Quỹ Bảo trợ trẻ em địa phương vận động các nhà tài trợ hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Thăm, tặng quà, trao học bổng, đỡ đầu, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
c) Tổ chức các hoạt động có sự tham gia của trẻ em
Hướng dẫn địa phương tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp (theo Thông tư số 33/2014/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp) với chủ đề “Trẻ em với vấn đề phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” để đại diện trẻ em thảo luận, đề xuất các kiến nghị, sáng kiến về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; cử đại diện trẻ em tham dự Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 5 (dự kiến tổ chức tháng 8 năm 2017 tại Hà Nội).
d) Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi và kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh
- Kiểm tra, rà soát, phát hiện kịp thời các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịp nghỉ hè, mùa mưa bão và mùa nước nổi.
- Tổ chức việc bàn giao, tiếp nhận và quản lý trẻ em về sinh hoạt hè tại xã, phường, thị trấn, cộng đồng dân cư; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí; tổ chức các lớp dạy bơi, trang bị các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, an toàn khi tham gia giao thông, kỹ năng cứu hộ và sơ cứu trẻ em bị tai nạn, thương tích để trẻ em có kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh.
- Tổ chức các hoạt động câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em; các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện tại địa phương để trẻ em học các kỹ năng an toàn cá nhân, tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, phát hiện, tố cáo các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Bố trí kinh phí và vận động xã hội xây dựng các công trình dành cho trẻ em (khu vui chơi giải trí, bể bơi, nâng cấp trường, lớp học...).
3. Phân công thực hiện
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tổ chức, hướng dẫn, thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm 2017.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, hội đoàn thể liên quan, các cơ quan thông tấn báo chí của tỉnh và Trung ương trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền về chủ đề, thông điệp Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 nói riêng, các nội dung bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung; triển khai công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em theo lĩnh vực ngành và phối hợp với các cơ quan liên quan trong thực hiện các mục tiêu vì trẻ em.
- Chỉ đạo Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh đẩy mạnh công tác vận động nguồn lực và tổ chức trao tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong “Tháng hành động Vì trẻ em”.
- Phối hợp với UBND huyện Lý Sơn và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em đạt kết quả.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong kiểm tra, giám sát và đánh giá chương trình hành động quốc gia vì trẻ em cụ thể tại địa phương, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả Tháng hành động vì trẻ em năm 2017.
b) Sở Y tế
- Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện cấp cứu, điều trị cho trẻ em bị tai nạn, thương tích; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng Cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
- Bảo đảm việc cung cấp đủ thuốc, dịch vụ có chất lượng phục vụ việc phòng bệnh, chữa bệnh cho trẻ em trong mùa hè; điều kiện và chất lượng phòng bệnh, khám bệnh, phát hiện bệnh, chữa bệnh, cấp cứu và vận chuyển cấp cứu.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về thực hiện quyền tham gia của trẻ em cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
- Thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học; nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
d) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong công tác gia đình; tăng cường công tác quản lý bể bơi và hoạt động dạy bơi cho trẻ em; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao và du lịch về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
e) Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và thực hiện quyền trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em; tăng cường nội dung thông tin phục vụ nhu cầu văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí cho trẻ em trong kỳ nghỉ hè.
f) Công an tỉnh
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội; kiểm tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, phòng cháy, chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, pháo, đồ chơi nguy hiểm và các vi phạm khác về trật tự, an toàn xã hội; thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ; thiết lập hệ thống thống kê, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về tai nạn, thương tích trẻ em liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, tai nạn, thương tích do cháy, nổ, do các hành vi tội phạm xâm hại trẻ em; giám sát thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại công an các địa phương.
g) Tỉnh Đoàn
- Tổ chức các sân chơi cho trẻ em tại các khu vực công cộng (công viên, quảng trường, Nhà văn hóa, Nhà thiếu nhi...) bảo đảm an toàn, lành mạnh; tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ em kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng tránh các nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, bóc lột lao động, mắc các tệ nạn xã hội; phòng tránh tai nạn thương tích (đặc biệt tai nạn giao thông, đuối nước), tham gia giao thông an toàn, học bơi, sơ cứu người bị tai nạn, thương tích...
- Phát huy vai trò của các kênh truyền thông ở Trung ương và cơ sở Đoàn các cấp viết bài, đưa tin về thực hiện các quyền của trẻ em để nâng cao nhận thức của gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc lắng nghe tiếng nói của trẻ em.
- Vận động các nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học được trở lại trường, lớp học.
h) Sở Giao thông Vận tải
Triển khai thực hiện các phương án công tác phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy cho trẻ em; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của ngành giao thông vận tải về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, chính sách về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khi tham gia các phương tiện giao thông.
i) Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các Hội đoàn thể liên quan
- Chỉ đạo và phối hợp với các tổ chức đoàn thể thành viên theo chức năng nhiệm vụ của ngành, hưởng ứng và tổ chức những hoạt động thiết thực chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em năm 2017.
- Tổ chức vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh tạo nguồn lực đầu tư xây dựng, củng cố các công trình tại cộng đồng dành cho trẻ em.
k) UBND các huyện, thành phố
- Tổ chức triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, đảm bảo đạt hiệu quả thiết thực.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng địa phương tăng cường chuyển tải thông tin, sản xuất các sản phẩm truyền thông (pa nô, áp phích, tài liệu truyền thông, tin bài...) về các nội dung hoạt động Tháng hành động vì trẻ em năm 2017.
4. Công tác tổng hợp báo cáo
Các sở, ban ngành, hội đoàn thể và các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai nội dung kế hoạch này và báo cáo kết quả thực hiện Tháng hành động vì trẻ em trước ngày 10/7/2017 cho UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - địa chỉ Email: dotuyet1983@gmail.com; điện thoại: 055.3715007)
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Kinh phí tổ chức hoạt động Tháng hành động vì trẻ em ở tỉnh; huyện, thành phố; phường, xã, thị trấn sử dụng trong dự toán kinh phí ngân sách đã giao năm 2017, đồng thời kết hợp huy động, vận động nguồn lực xã hội hóa để tổ chức các hoạt động Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 được phong phú, đạt kết quả tốt nhất.
Yêu cầu các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch này đạt kết quả./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 1704/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 2 Kế hoạch 41/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 3 Quyết định 572/QĐ-LĐTBXH Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Kế hoạch 2124/KH-UBND về triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 tỉnh Gia Lai
- 5 Kế hoạch 72/KH-UBND về triển khai Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Thanh Hóa năm 2016
- 6 Luật trẻ em 2016
- 7 Thông tư 33/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8 Quyết định 1555/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Chỉ thị 04/2000/CT-UBND về đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2000 về trẻ em, tổng kết chương trình hành động vì trẻ em Hưng Yên 1991–2000 và xây dựng chương trình hành động vì trẻ em Hưng Yên 2001–2010
- 1 Chỉ thị 04/2000/CT-UBND về đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2000 về trẻ em, tổng kết chương trình hành động vì trẻ em Hưng Yên 1991–2000 và xây dựng chương trình hành động vì trẻ em Hưng Yên 2001–2010
- 2 Kế hoạch 72/KH-UBND về triển khai Tháng hành động vì trẻ em tỉnh Thanh Hóa năm 2016
- 3 Kế hoạch 2124/KH-UBND về triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 tỉnh Gia Lai
- 4 Kế hoạch 41/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 5 Kế hoạch 1704/KH-UBND triển khai Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 6 Kế hoạch 861/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận