ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 290/KH-UBND | Bắc Ninh, ngày 25 tháng 5 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định 5628/QĐ-BYT ngày 09/12/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực khám chữa bệnh răng hàm mặt và phòng chống bệnh răng miệng tại cộng đồng giai đoạn 2022- 2030;
Nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, hành vi của người dân trong chăm sóc sức khỏe răng miệng, từ đó nâng cao sức khỏe răng miệng cộng đồng góp phần nâng cao sức khỏe và thể trạng người dân trên địa bàn tỉnh.
Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án nâng cao năng lực khám chữa bệnh răng hàm mặt và phòng chống bệnh răng miệng tại cộng đồng giai đoạn 2022- 2030 trên địa bàn, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Phát triển chuyên khoa răng hàm mặt tại các cơ sở khám chữa bệnh, đồng thời tăng cường triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, dự phòng và sức khỏe răng miệng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Kiện toàn, phát triển hệ thống Chăm sóc sức khỏe Răng hàm mặt, gắn kết các cơ sở khám, chữa bệnh với nhà trường và các tổ chức xã hội.
2.2. Nâng cao hoạt động chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng.
2.3. Xây dựng và chuẩn hóa quy trình chuyên môn kỹ thuật răng hàm mặt.
2.4. Phát triển năng lực khám, chữa bệnh, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị các bệnh răng hàm mặt.
2.5. Áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống quản lý thông tin về sức khỏe răng miệng.
3. Các chỉ tiêu cụ thể:(Có Phụ lục chi tiết kèm theo).
Đề án được triển khai trên phạm toàn tỉnh:
1. Phạm vi cộng đồng:Trọng tâm tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh,Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, các cơ sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội.
2. Phạm vi chuyên môn: Trọng tâm tại các cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa và chuyên khoa và các cơ sở khám, chữa bệnh răng hàm mặt ngoài công lập.
Thời gian triển khai Đề án như sau:
1. Giai đoạn 2022-2025: Triển khai các hoạt động Đề án, ưu tiên kiện toàn hệ thống, chuẩn hóa các quy trình chuyên môn kỹ thuật, xây dựng hệ thống quản lý và cơ sở dữ liệu, huy động sự tham gia và đầu tư của xã hội.
2. Giai đoạn 2026-2030: Sơ kết đánh giá việc triển khai Đề án, tiếp tục duy trì mặt tích cực và các kết quả tốt của Đề án giai đoạn 2022-2025, tiếp tục huy động sự tham gia và đầu tư của xã hội.
1. Kiện toàn, phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe răng miệng
- Thành lập ban triển khai Đề án cấp tỉnh gồm: Sở Y tế, Sở Giáo dục - Đào tạo, các ban ngành có liên quan(Lồng ghép trong Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân cấp tỉnh).
-Mở rộng, phát triển hệ thống chăm sức sức khỏe răng miệng giữa các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập với nhà trường và các tổ chức xã hội.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh răng hàm mặt chủ động, phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm y tế các huyện, thành phố xây dựng mạng lưới hợp tác với nhà trường và các tổ chức xã hội để phối hợp truyền thông, khám sàng lọc, chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Xây dựng mạng lưới chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn giữa cơ sở công lập và ngoài công lập trong điều trị răng hàm mặt.
2. Nâng cao hoạt động chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng
2.1. Truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người dân
- Thực hiện các chiến dịch truyền thông nhằm cung cấp kiến thức chăm sóc và phát hiện sớm các bệnh liên quan tới răng hàm mặt, đa dạng hóa các hình thức truyền thông và các kênh cung cấp thông tin.
- Xây dựng các tài liệu truyền thông liên quan tới chăm sóc sức khỏe răng miệng.
- Thực hiện lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe răng miệng trong các chương trình truyền thông đại chúng.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ích lợi về chức năng, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống khi phát hiện và điều trị sớm ung thư miệng - hàm mặt.
- Truyền thông nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp và người dân về hiệu quả chăm sóc toàn diện dị tật vùng miệng - hàm mặt và lệch lạc răng - hàm.
- Tuyên truyền, giáo dục về chăm sóc toàn diện khe hở môi vòm miệng ngay từ giai đoạn kết hôn, bà mẹ mang thai, sau khi sinh, phẫu thuật môi - vòm miệng, ngữ âm trị liệu, nắn chỉnh răng và các phương pháp phẫu thuật chỉnh hình xương.
- Tuyên truyền về các yếu tố nguy cơ lệch lạc răng trẻ em, các phương pháp dự phòng và điều trị lệch lạc răng từ sớm.
- Tuyên truyền giáo dục nha khoa cho người cao tuổi.
- Tuyên truyền giáo dục nha khoa cho trẻ em.
2.2. Khám sàng lọc và tư vấn chăm sóc
- Xây dựng quy trình và thực hiện khám sàng lọc, khám chữa bệnh răng hàm mặt và tư vấn phòng chống bệnh răng miệng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tham gia các lớp tập huấn chuyên môn, quy trình sàng lọc khám chữa bệnh răng hàm mặt và phòng chống bệnh răng miệng do Bộ Y tế,cơ sở đào tạo về răng hàm mặt tổ chức.
- Tổ chức tập huấn chuyên môn, hướng dẫn triển khai quy trình sàng lọc, khám chữa bệnh răng hàm mặt tại các tuyến cơ sở.
- Phối hợp và huy động sự tham gia của các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp để triển khai khám sàng lọc tại cộng đồng, phát hiện và điều trị sớm các bệnh về răng miệng.
- Lồng ghép khám sàng lọc và tư vấn chăm sóc răng miệng trong các buổi khám của chương trình Y tế trường học, chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
2.3. Duy trì, phát triển chương trình nha học đường và chăm sóc sức khỏe răng miệng trẻ em
- Xây dựng và triển khai các văn bản cam kết phối hợp giữa cơ sở y tế với các cơ sở giáo dục - đào tạo về việc duy trì và phát triển chương trình Nha học đường.
- Huy động sự tham gia và hỗ trợ của các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp cho chương trình Nha học đường.
- Lồng ghép một số nội dung của chương trình Nha học đường vào cùng các hoạt động của công tác y tế trường học.
2.4. Triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng người cao tuổi
- Huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân xây dựng và triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng người cao tuổi. Mục tiêu chính của chương trình là 60% người cao tuổi còn ít nhất 20 răng tự nhiên còn chức năng.
- Tổ chức triển khai một số nội dung chính của chương trình gồm:
Truyền thông, giáo dục sức khỏe các bệnh răng miệng, cách tự chăm sóc các bệnh răng miệng;
Truyền thông, giáo dục sức khỏe chế độ ăn phù hợp và các thói quen không có lợi cho sức khỏe răng miệng như đồ uống có ga, có cồn, hút thuốc, chất ngọt…
Phân tích những lợi ích của khám răng miệng định kỳ, điều trị sớm các bệnh răng miệng;
Phục hình, phục hồi những răng mất chức năng và những răng đã mất.
3. Xây dựng và chuẩn hóa các quy trình chuyên môn
- Tham gia xây dựng, hoàn thiện danh mục và định mức kinh tế kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Hoàn thiện, bổ sung các quy trình chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng điều trị răng hàm mặt theo quy định của Bộ Y tế ban hành.
- Rà soát nhân lực và khảo sát nhu cầu đào tạo về răng hàm mặt tại các đơn vị y tế trong và ngoài công lập.
- Các đơn vị y tế công lập và ngoài công lập chủ động cử cán bộ tham gia đào tạo, tập huấn tại tuyến trung ương, các lớp nâng cao tay nghề khám chữa bệnh răng hàm mặt.
-Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến: Luân phiên cán bộ, cử bác sỹ tuyến tỉnh về tuyến huyện/xã tập huấn, đào tạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật.
- Tăng cường khám, chữa bệnh từ xa: Huy động các nguồn lực đầu tư các phương tiện công nghệ thông tin và trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh từ xa. Thiết lập và duy trì giao ban, hội chẩn khám chữa bệnh từ xa.
5. Đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất
Huy động các nguồn lực nhà nước, tư nhân,.... đầu tư các trang thiết bị răng hàm mặt và nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở khám, chữa bệnh răng hàm mặt.
6. Áp dụng giải pháp công nghệ thông tin
Cập nhật, triển khai hệ thống phần mềm thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu cho các tuyến theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn ODA, nguồn đóng góp của các nhà tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương giao.
- Các bệnh viện huy động nguồn kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị, nguồn viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, nguồn hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai Kế hoạch.
- Nhà trường và các cơ sở giáo dục -đào tạo huy động nguồn kinh phí từ tổ chức, cá nhân, viện trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai các chương trình Nha học đường.
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án nâng cao năng lực khám chữa bệnh răng hàm mặt và phòng chống bệnh răng miệng tại cộng đồng giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Y tế.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan xây dựng các hoạt động và dự toán kinh phí cụ thể cho từng năm, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị khám chữa bệnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm y tế các huyện, thành phố phối hợp với các ban, ngành địa phương triển khai các nội dung Đề án.
- Tổng hợp khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế để xem xét, giải quyết.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Sở Y tế, các đơn vị y tế trên địa bàn triển khai chương trình Nha học đường, các hoạt động khám, điều trị bệnh răng miệng cho học sinh.
- Làm đầu mối phối hợp các đơn vị y tế và các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục về chăm sóc sức khỏe răng miệng tại các cơ sở giáo dục.
3. Hội Người cao tuổi tỉnh
Phối hợp với ngành Y tế tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe răng miệng, chăm sóc sức khỏe răng miệng cho đối tượng người cao tuổi tại địa phương, lồng ghép chăm sóc sức khỏe răng miệng người cao tuổi vào các hoạt động khác của Hội.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe răng miệng cho người dân trên địa bàn.
5. Sở Tài chính
Hằng năm, căn cứ chế độ, chính sách hiện hành và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát các nội dung hoạt động của Kế hoạch, tổng hợp dự toán trình cấp có thẩm quyền, bố trí kinh phí thực hiện, theo quy định về phân cấp ngân sách của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Đề án nâng cao năng lực khám chữa bệnh răng hàm mặt và phòng chống bệnh răng miệng tại cộng đồng giai đoạn 2022- 2030 trên địa bàn. Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể tỉnh; và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 290/KH-UBND ngày 25/5/2022 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
STT | Chỉ tiêu | Kết quả thực hiện |
1 | Tổng số hoạt động truyền thông răng hàm mặt được triển khai (chương trình Nha học đường, chăm sóc sức khỏe răng miệng người cao tuổi, chăm sóc và dự phòng răng miệng) | 1 |
2 | Học sinh được tuyên truyền giáo dục sức khỏe răng miệng | Đạt 100% |
3 | Tổng số trường học được tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe răng miệng | Đạt 100% |
4 | Tổng số trường học thực hiện kiểm tra sức khỏe răng miệng cho học sinh đầu năm học theo quy định | Đạt 85% |
5 | Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn về chăm sóc, bảo vệ quản lý sức khỏe răng miệng học sinh trong trường học | Đạt 95% |
6 | Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn để sử dụng hiệu quả các phần mềm của Bộ Y tế về quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe răng miệng học sinh trong trường học | Đạt 95% |
7 | Tỷ lệ dân số được quản lý, theo dõi và chăm sóc sức khỏe răng miệng | Đạt trên 90% |
8 | Tỷ lệ người dân khám răng miệng định kỳ | Đạt 10% |
9 | Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng | Đạt trên 80% |
10 | Số chương trình phối hợp giữa cơ sở điều trị răng hàm mặt với nhà trường được triển khai | 01 |
11 | Tổng số bệnh viện đa khoa có chuyên khoa răng hàm mặt (công lập và ngoài công lập) | 100 % |
12 | Tổng số điều dưỡng, kỹ thuật viên răng hàm mặt được đào tạo | 60 |
13 | Tổng số quy trình chuyên môn kỹ thuật răng hàm mặt được xây dựng và chuẩn hóa. | 10 |
14 | Tỷ lệ bênh răng miệng ở trẻ em dưới 6 tuổi,6-8 tuổi, 12 tuổi, 15 tuổi |
|
Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ dưới 6 tuổi | Dưới 60 % | |
Tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ dưới 6 -8 tuổi | Dưới 80 % | |
Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 12 tuổi | Dưới 35 % | |
Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 15 tuổi | Dưới 30 % | |
Tỷ lệ viêm lợi ở trẻ em | Dưới 40 % | |
15 | Tỷ lệ bệnh răng miệng ở người trưởng thành theo các nhóm tuổi |
|
Tỷ lệ sâu răng độ tuổi 18-34 | Dưới 63 % | |
Tỷ lệ sâu răng độ tuổi 35-44 | Dưới 60 % | |
Tỷ lệ sâu răng độ tuổi >44 | Dưới 60 % | |
16 | Tỷ lệ răng người cao tuổi có ít nhất 20 răng có chức năng (trên 60 tuổi) | Dưới 60 % |
17 | Tỷ lệ người dân được khám và điều trị các bệnh răng miệng | 50% |
18 | Cập nhật cơ sở dữ liệu sức khỏe răng miệng theo hướng dẫn của Bộ Y tế | Đạt |
19 | Các kỹ thuật mới, phương pháp mới điều trị răng hàm mặt được áp dụng | 01 |
20 | Tỷ lệ trung bình Bác sỹ Răng Hàm Mặt so với dân số | 1/10.000 dân |
21 | Giảm mức tiêu thụ đường trên đầu người | 12 kg/năm |
- 1 Quyết định 1024/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 2 Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TU về tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế, nâng cao năng lực và chất lượng khám, chữa bệnh của hệ thống y tế các cấp, giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 3 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành