- 1 Quyết định 14/2013/QĐ-TTg thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 18/2014/TT-BYT hướng dẫn thực hiện Quyết định 14/2013/QĐ-TTg thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3 Nghị quyết 61/2016/NQ-HĐND chính sách hỗ trợ cán bộ y tế thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh giai đoạn 2016-2020 tỉnh Cao Bằng
- 4 Kế hoạch 87/KH-UBND năm 2017 đào tạo, cấp và cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5 Quyết định 1148/QĐ-UBND-HC năm 2018 về Quy chế phối hợp liên thông giải quyết thủ tục hành chính về cấp Phiếu lý lịch tư pháp - cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cấp Phiếu lý lịch tư pháp - cấp Chứng chỉ hành nghề dược trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2920/KH-UBND | Lai Châu, ngày 14 tháng 12 năm 2020 |
Căn cứ Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Căn cứ Thông tư số 18/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh;
UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt Kế hoạch luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2021, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, quản lý điều hành tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện, tuyến xã trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo tỷ lệ xã có bác sỹ làm việc theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
- Giảm tỷ lệ chuyển tuyến của các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến dưới, góp phần giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên.
- Chuyển giao chuyên môn kỹ thuật và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ tuyến dưới có khả năng giải quyết độc lập trường hợp bệnh theo phân tuyến kỹ thuật.
2. Yêu cầu
- Các đơn vị tuyến tỉnh, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện có ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện cử người hành nghề luân phiên xuống tuyến dưới đảm bảo chỉ tiêu về số lượng cán bộ và chất lượng chuyển giao kỹ thuật.
- Đơn vị tiếp nhận cán bộ luân phiên đảm bảo các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác để tiếp nhận cán bộ luân phiên từ tuyến trên về hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật.
1. Đối tượng áp dụng
- Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh công lập tuyến tỉnh, tuyến huyện trên địa bàn tỉnh, gồm: Bác sỹ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên… (sau đây gọi chung là người hành nghề).
- Không áp dụng đối với người hành nghề thuộc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang.
2. Đối tượng được miễn thực hiện chế độ luân phiên
- Người hành nghề là nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, nam nuôi con nhỏ một mình dưới 36 tháng tuổi.
- Người hành nghề đã có thời gian công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.
- Người hành nghề có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Là con độc nhất trong gia đình có bố, mẹ già; người trực tiếp chăm sóc bố, mẹ già yếu hoặc tàn tật, ốm đau thường xuyên; có vợ (hoặc chồng) bị tàn tật không có khả năng chăm sóc con cái; bản thân không bảo đảm sức khỏe để công tác xa nhà.
- Người hành nghề là nam quá 55 tuổi, nữ quá 50 tuổi (trừ trường hợp tự nguyện).
- Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định đối với người hành nghề thuộc quyền quản lý.
3. Nguyên tắc luân phiên
- Các đơn vị cử cán bộ luân phiên phải phù hợp với nhu cầu về số lượng và chất lượng chuyên môn của tuyến dưới cần hỗ trợ và khả năng đáp ứng của tuyến trên. Có thể cử cán bộ chuyên môn hoặc kíp cán bộ chuyên môn có khả năng giải quyết độc lập được các kỹ thuật từ các đơn vị tuyến trên hỗ trợ các đơn vị tuyến dưới.
- Ưu tiên thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề luân phiên tăng cường cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở tuyến cơ sở, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
- Đảm bảo tính công bằng, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nhân lực.
- Một đơn vị tuyến trên có thể cử người hành nghề giúp đỡ nhiều đơn vị tuyến dưới. Ngược lại, một đơn vị tuyến dưới có thể nhận người hành nghề đi luân phiên của nhiều đơn vị tuyến trên.
- Các đơn vị y tế tuyến tỉnh hỗ trợ các đơn vị y tế tuyến huyện; các đơn vị y tế tuyến huyện, đơn nguyên điều trị hỗ trợ y tế tuyến xã.
4. Hình thức, thời gian thực hiện luân phiên có thời hạn
- Người hành nghề luân phiên có thời hạn liên tục với thời gian tối thiểu là 6 tháng, tối đa là 12 tháng (trừ trường hợp tự nguyện đi thời gian dài hơn).
- Người hành nghề đi luân phiên có thời hạn không liên tục (theo nhiều đợt), ở một hoặc nhiều nơi theo yêu cầu của tuyến dưới thì được cộng dồn thời gian luân phiên của các đợt để tính vào tổng thời gian hoàn thành chế độ luân phiên theo quy định. Mỗi đợt đi luân phiên của người hành nghề tối thiểu là 2 ngày/tuần hoặc 1 tuần/tháng; tối đa là 60 ngày/đợt luân phiên.
- Người hành nghề đã có thời gian đi luân phiên có thời hạn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền trước khi Quyết định này có hiệu lực thì được tính trừ vào thời gian đi luân phiên theo quy định của Quyết định này.
5. Trách nhiệm của người hành nghề đi luân phiên
- Chấp hành nội quy, quy chế và sự chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đến làm việc theo chế độ luân phiên.
- Chấp hành quyết định điều động của người đứng đầu cơ quan, đơn vị cử đi luân phiên có thời hạn; thực hiện đúng phạm vi chuyên môn, thời gian, địa điểm làm việc được giao.
- Chấp hành các quy chế chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian được cử đi luân phiên có thời hạn cho đơn vị trực tiếp cử đi luân phiên.
6. Địa bàn luân phiên
- Bệnh viện đa khoa tỉnh cử cán bộ luân phiên hỗ trợ Trung tâm y tế các huyện: Tam Đường, Phong Thổ, Than Uyên, Tân Uyên, Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn.
- Trung tâm y tế các huyện cử cán bộ luân phiên hỗ trợ cho tuyến xã trên địa bàn (Ưu tiên các xã chưa có bác sỹ, xã đặc biệt khó khăn, các xã đã đạt và đăng ký xây dựng xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế năm 2021).
7. Chế độ áp dụng đối với cán bộ trong thời gian đi luân phiên
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh và Thông tư số 18/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
III. KINH PHÍ VÀ TRÁCH NHIỆM CHI TRẢ CHẾ ĐỘ
1. Kinh phí thực hiện các chế độ đối với cán bộ luân phiên của đơn vị được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm giao cho các đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Đơn vị cử người hành nghề đi luân phiên và đơn vị tiếp nhận người hành nghề đi luân phiên có trách nhiệm thanh toán các chế độ luân phiên theo quy định tại Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 18/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ Y tế.
1. Sở Y tế
- Chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị cử cán bộ đi luân phiên và đơn vị tiếp nhận cán bộ luân phiên thực hiện đúng các quy trình, quy định liên quan đến việc thực hiện luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Phê duyệt kế hoạch chi tiết người hành nghề đi luân phiên của các đơn vị trực thuộc hàng năm; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch, chính sách luân phiên cán bộ đối với người hành nghề và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong thực hiện chế độ luân phiên.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, kiểm tra, đánh giá, tình hình thực hiện về chế độ luân phiên từ đơn vị y tế tuyến trên về hỗ trợ đơn vị tuyến dưới trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế theo quy định.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn lập dự toán kinh phí; tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại các cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định.
3. UBND các huyện, thành phố
Phối hợp với Sở Y tế thực hiện Kế hoạch luân phiên đối với cán bộ, người hành nghề tuyến trên luân phiên xuống tuyến dưới trên địa bàn quản lý.
Căn cứ nội dung Kế hoạch này, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Nghị quyết 61/2016/NQ-HĐND chính sách hỗ trợ cán bộ y tế thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh giai đoạn 2016-2020 tỉnh Cao Bằng
- 2 Kế hoạch 87/KH-UBND năm 2017 đào tạo, cấp và cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3 Quyết định 1148/QĐ-UBND-HC năm 2018 về Quy chế phối hợp liên thông giải quyết thủ tục hành chính về cấp Phiếu lý lịch tư pháp - cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cấp Phiếu lý lịch tư pháp - cấp Chứng chỉ hành nghề dược trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp