Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2922/KH-UBND

Điện Biên, ngày 08 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1893/QĐ-TTG NGÀY 31/12/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CÁC CẤP VÀ CHI HỘI TRƯỞNG PHỤ NỮ” GIAI ĐOẠN 2019 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 31/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019 - 2025;

Căn cứ Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức.

Thực hiện Hướng dẫn số 27/HD-ĐCT ngày 15/02/2019 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam về việc Hướng dẫn Triển khai thực hiện Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019-2025; Công văn số 3218/ĐCT-TC ngày 25/6/2019 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam về việc Xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí bồi dưỡng cán bộ Hội LHPN các cấp theo Đề án 1893;

Thực hiện Thông báo số 856-TB/TU ngày 30/8/2019 của Tỉnh ủy về Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 31/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 31/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Điện Biên như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Đối tượng

- Cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (sau đây gọi là cấp tỉnh); huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện);

- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) và những người được quy hoạch chức danh Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã;

- Chi hội trưởng Phụ nữ.

2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và các chi hội trưởng phụ nữ trên địa bàn tỉnh Điện Biên; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với công tác phụ nữ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sâu sát cơ sở; hội tụ đầy đủ năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ theo các nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XII của Đảng.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn I (2019- 2020)

- 70% cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, huyện, thị xã, thành phố được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội hoặc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu theo vị trí việc làm.

- 70% Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã, phường, thị trấn và tối thiểu 30% người được quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội.

- 70% Chi hội trưởng Phụ nữ được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội.

2.2. Giai đoạn II (2021- 2025)

- 100% cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội hoặc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu theo vị trí việc làm, lĩnh vực công tác.

- 100% Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã, phường, thị trấn và tối thiểu 30% người được quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội.

- 100% Chi hội trưởng Phụ nữ được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

1.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ Hội

- Rà soát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức Hội LHPN các cấp và chi hội trưởng trên địa bàn.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả đề án.

1.2. Biên soạn tài liệu bồi dưỡng

Xây dựng, biên soạn tài liệu bồi dưỡng hàng năm theo vị trí việc làm, theo chuyên đề công tác hội gắn với các nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ.

1.3. Tổ chức các khóa bồi dưỡng

- Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn giảng viên nguồn do Trung ương Hội tổ chức.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp phụ nữ cấp xã;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên đề, theo vị trí việc làm, tập huấn về công tác xã hội hoặc bồi dưỡng cập nhật hàng năm cho cán bộ, công chức Hội Liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh và cấp huyện.

- Phối hợp với trường chính trị Tỉnh tổ chức các lớp cho Chủ tịch Hội LHPN xã và người trong quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội LHPN cấp xã.

1.4. Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc tổ chức thực hiện đề án

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện đề án trong từng giai đoạn.

- Đánh giá kết quả thực hiện đề án hàng năm; sơ, tổng kết định kỳ (theo chỉ đạo của Trung ương).

2. Giải pháp

2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của công tác bồi dưỡng

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức Hội, Chi hội trưởng phụ nữ về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng về công tác Hội, công tác xã hội, công tác phụ nữ và bình đẳng giới trong thực hiện nhiệm vụ.

- Các ban, ngành và địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ cho cán bộ, công chức được tham gia bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm về công tác Hội, công tác xã hội, công tác phụ nữ và bình đẳng giới để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

- Đề cao tinh thần học tập và tự học tập suốt đời của cán bộ, công chức Hội; xác định việc học tập để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn trình độ, chuyên môn nhằm thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ, công vụ được giao. Cán bộ, công chức được lựa chọn chương trình bồi dưỡng cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận.

2.2. Tài liệu và hình thức, phương pháp bồi dưỡng

- Cập nhật tài liệu bồi dưỡng mới về công tác Hội, công tác xã hội, công tác phụ nữ và bình đẳng giới, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xây dựng và hướng dẫn.

- Bảo đảm tài liệu không trùng lặp, phù hợp với từng cấp Hội và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị.

- Khuyến khích giảng viên, học viên sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi, cập nhật thông tin, tài liệu trong quá trình học tập.

2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên

- Xây dựng đội ngũ giảng viên nguồn có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn quản lý và có năng lực, phương pháp sư phạm.

- Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn cho đội ngũ giảng viên nguồn do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức.

- Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác Hội, công tác xã hội, công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

2.4. Đổi mới tổ chức và hoạt động, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy các cấp Hội theo tinh thần các Nghị quyết Trung ương khóa XII

- Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp theo hướng giảm đầu mối, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, đổi mới tổ chức và hoạt động tổ chức bộ máy Hội theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Nghị quyết 16-NQ/TU Của Ban Thường vụ tỉnh ủy về “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương, khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Kế hoạch số 2054/KH- UBND của Ủy Ban nhân dân tỉnh về Hành động thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 16/3/2018 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương, khóa XII.

- Phân cấp nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm quản lý, tổ chức bồi dưỡng cán bộ giữa các cấp Hội, giữa tổ chức Hội với các tổ chức, đơn vị có liên quan.

IV. NGUỒN KINH PHÍ

Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 6.654.715.000 đồng (Sáu tỷ sáu trăm năm mươi bốn triệu bảy trăm mười năm ngàn đồng chẵn)

- Nguồn ngân sách địa phương: 1.244.665.000 đồng (Một tỷ hai trăm bốn mươi bốn triệu sáu trăm sáu năm ngàn đồng chẵn); (biểu số 1 kèm theo).

- Nguồn ngân sách Trung ương: 5.410.050.000 đồng (Năm tỷ bốn trăm mười mươi triệu không trăm năm mươi ngàn đồng chẵn ); (biểu số 2 kèm theo).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên

- Tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án theo kế hoạch được phê duyệt;

- Đối với nguồn kinh phí thực hiện Đề án theo công văn số 3218/ĐCT-TC ngày 25/6/2019 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam về việc Xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí bồi dưỡng cán bộ Hội LHPN các cấp theo Đề án 1893. Hàng năm tham mưu kế hoạch và dự toán ngân sách trình UBND tỉnh ký, gửi lên trung ương Hội trước ngày 15 tháng 6 để làm căn cứ tổng hợp đề xuất Chính phủ cấp ngân sách hỗ trợ;

- Phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam, trường Chính trị tỉnh và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để tổ chức bồi dưỡng cán bộ theo phân cấp;

- Chỉ đạo Hội LHPN huyện phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị cùng cấp rà soát xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho Ủy viên Ban chấp hành cấp xã, chi hội trưởng phụ nữ thôn bản.

- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm theo hướng dẫn của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan.

2. Sở Nội vụ

- Tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng cán bộ, công chức của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh theo quy định;

- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trong công tác nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Hội các cấp.

3. Sở Tài chính

- Căn cứ vào nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, khả năng ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác tham mưu trình UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch.

- Hướng dẫn các đơn vị sử dụng, quản lý, thanh quyết toán nguồn kinh phí theo quy định.

4. Đề nghị Ban Tổ chức tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy

- Đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức và chi hội trưởng Hội LHPN trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 1893/QĐ-TTg , ngày 31/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Hội LHPN cùng cấp xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, chi hội trưởng Hội LHPN trên địa bàn.

5. Trường Chính trị tỉnh

Phối hợp với Hội LHPN tỉnh để tổ chức các lớp bồi dưỡng cho Chủ tịch Hội LHPN cấp xã và người trong quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội LHPN cấp xã.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án tại địa phương và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ cùng cấp trong việc triển khai thực hiện kế hoạch tại địa phương.

- Quan tâm bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

7. Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện, thị xã, thành phố

- Tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án;

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng theo Quyết định 1157/QĐ-ĐCT ngày 12/02/2018 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Ban hành Quy chế bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở và Chi Hội trưởng;

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội cho Chi hội trưởng;

+ Bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên đề hoặc bồi dưỡng cập nhật hàng năm cho cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở và Chi hội trưởng;

- Báo cáo định kỳ hàng năm (trước 30/11) báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch gửi về (Hội LHPN tỉnh) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Trung ương Hội LHPN Việt Nam theo quy định.

8. Chế độ báo cáo

Định kỳ hàng năm (trước 30/11), các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch gửi về cơ quan chủ trì (Hội LHPN tỉnh) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Trung ương Hội LHPN Việt Nam theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 31/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện./

 


Nơi nhận:
- TW Hội LHPN Việt Nam;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Sở Tài Chính;
- Sở Nội Vụ;
- Ban Tổ Chức Tỉnh ủy;
- Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy;
- Trường Chính trị tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Hội LHPN tỉnh;
- Lưu VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

Biểu số 01

DỰ TOÁN KINH PHÍ NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

(Kèm theo Kế hoạch số 2922/KH-UBND ngày 08/10/2019 của UBND tỉnh Điện Biên)

Đơn vị tính: đồng

TT

Tên hoạt động

Kinh phí

Chi tiết tổng kinh phí theo năm

Nguồn kinh phí thực hiện

Giai đoạn I ( 2019-2020)

Giai đoạn II (2021-2025)

Tổng giai đoạn 2019- 2020

2019

2020

Tổng giai đoạn 2021- 2025

2021

2022

2023

2024

2025

1

2

(3= 4+7)

(4= 5+6)

5

6

(7=8+9+10+11+12)

8

9

10

11

12

13

I

Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng hàng năm

(2 huyện/năm x 3 ngày / huyện )

18.480.000

5.280.000

2.640.000

2.640.000

13.200.000

2.640.000

2.640.000

2.640.000

2.640.000

2.640.000

Ngân sách địa phương

II

Biên soạn tài liệu bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Biên soạn tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội

54.600.000

15.600.000

7.800.000

7.800.000

39.000.000

7.800.0000

7.800.000

7.800.000

7.800.000

7.800.000

Ngân sách địa phương

2

Biên soạn tài liệu bồi dưỡng công tác xã hội

45.500.000

13.000.000

6.500.000

6.500.000

32.500.000

6.500.000

6.500.000

6.500.000

6.500.000

6.500.0000

Ngân sách địa phương

III

Tổ chức các khóa bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, cập nhật kiến thức hàng năm cho cán bộ, công chức Hội LHPN cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố

(40 người /lớp x 3 ngày x 7 lớp)

192.500.000

55.000.000

27.500.000

27.500.000

137.500.000

27.500.000

27.500.000

27.500.000

27.500.000

27.500.000

Ngân sách địa phương

2

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, cập nhật kiến thức hàng năm cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN cơ sở (50 người/lớp x 3 ngày x 14 lớp)

406.000.000

116.000.000

58.000.000

58.000.000

290.000.000

58.000.000

58.000.000

58.000.000

58.000.000

58.000.000

Ngân sách địa phương

3

Bồi dưỡng công tác xã hội cho cán bộ, công chức Hội LHPN tỉnh, huyện, thị xã, thành phố.

(50 người/ lớp x 5 ngày x 3 lớp )

140.325.000

46.775.000

 

46.775.000

93.550.000

46.775.000

46.775.000

 

 

 

Ngân sách địa phương

4

Bồi dưỡng công tác xã hội cho Chủ tịch Hội LHPN xã, cán bộ trong quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội LHPN cấp xã (50 người/ lớp x 5 ngày x 5 lớp)

346.375.000

69.275.000

 

69.275.000

277.100.000

69.275.000

69.275.000

69.275.000

69.275.000

 

Ngân sách địa phương

VI

Sơ, tổng kết và khen thưởng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Hội Nghị tổng kết Đề án 1983 giai đoạn 2019-2025

40.885.000

 

 

 

40.885.000

 

 

 

 

40.885.000

Ngân sách địa phương

 

Tổng cộng

1.244.665.000

320.930.000

102.440.000

218.490.000

923.735.000

218.490.000

218.490.000

171.715.000

171.715.000

143.325.000

 

 

Biểu số 02

DỰ TOÁN KINH PHÍ NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG HỖ TRỢ

(Kèm theo Kế hoạch số 2922/KH-UBND ngày 08/10/2019 của UBND tỉnh Điện Biên)

Đơn vị tính: đồng

TT

Tên hoạt động

Kinh phí

Chi tiết tổng kinh phí theo năm

Nguồn kinh phí thực hiện

Giai đoạn I ( 2019- 2020)

Giai đoạn II ( 2021- 2025)

Tổng giai đoạn 2019- 2020

2019

2020

Tổng giai đoạn 2021- 2025

2021

2022

2023

2024

2025

1

2

(3=4+7)

(4= 5+6)

5

6

(7=8+9+10+11+12)

8

9

10

11

12

13

I

Tổ chức các khóa bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tập huấn chuyển giao chương trình, giáo trình tài liệu cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên cho cán bộ Hội LHPN cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố

(35 người/ lớp x 3 ngày x 2 lớp)

53.500.000

26.750.000

 

26.750.000

26.750.000

 

26.750.000

 

 

 

Ngân sách TW hỗ trợ

2

Bồi dưỡng cập nhật nghiệp vụ theo vị trí việc làm cho cán bộ, công chức Hội LHPN cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố (50 người/lớp x 3 ngày x 2 lớp)

57.550.000

 

 

 

57.550.000

28.775.000

28.775.000

 

 

 

Ngân sách TW hỗ trợ

3

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, cập nhật kiến thức hàng năm cho Chi Hội trưởng, Chi hội phó, Tổ trưởng, Tổ phó (50 người/ lớp x 3 ngày x 70 lớp)

2.457.700.000

702.200.000

351.100.000

351.100.000

1.755.500.000

351.100.000

351.100.000

351.100.000

351.100.000

351.100.000

Ngân sách TW hỗ trợ

4

Bồi dưỡng cơ bản về nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội cấp xã, cán bộ trong quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội LHPN cấp xã (40 người/ lớp x 1 tháng x 7 lớp)

2.841.300.000

811.800.000

405.900.000

405.900.000

2.029.500.000

405.900.000

405.900.000

405.900.000

405.900.000

405.900.000

Ngân sách TW hỗ trợ

 

Tổng cộng

5.410.050.000

1.540.750.000

757.000.000

783.750.000

3.869.300.000

785.775.000

812.525.000

757.000.000

757.000.000

757.000.000