Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 294/KH-UBND

Thanh Hoá, ngày 28 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NÂNG TRÌNH ĐỘ CHUẨN CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2023

Thực hiện Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (sau đây gọi tắt là Nghị định số 71); Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 2020-2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 681); Quyết định số 2220/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của UBND tỉnh ban hành Đề án “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở (MN, TH và THCS) trên địa bàn tỉnh năm 2023, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quả lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên MN, TH và THCS theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên MN, TH và THCS trên địa bàn tỉnh.

- Kế hoạch là căn cứ để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh.

2. Yêu cầu

- Việc cử giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn phải đảm bảo đúng đối tượng, nguyên tắc và lộ trình quy định theo Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ;

- Việc triển khai thực hiện kế hoạch phải đảm bảo hiệu quả, đúng thời gian quy định. Nhiệm vụ của các ngành, các cấp, các đơn vị được giao chủ trì hoặc phối hợp phải được xác định cụ thể, rõ ràng.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Đối tượng đào tạo nâng trình độ chuẩn năm 2023

Giáo viên thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP được UBND huyện, thị xã, thành phố cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn năm 2023, cụ thể như sau:

a) Giáo viên MN chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01/7/2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

b) Giáo viên TH chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên TH hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01/7/2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.

c) Giáo viên THCS chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01/7/2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.

2. Số lượng giáo viên đào tạo nâng trình độ chuẩn năm 2023

Tổng số: 324 người, trong đó:

- Mầm non: 33 người;

- Tiểu học: 149 người;

- THCS: 142 người.

(Chi tiết tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 kèm theo).

3. Hình thức đào tạo: Đào tạo vừa làm vừa học.

4. Cơ sở đào tạo: Cơ sở đào tạo giáo viên được UBND tỉnh giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc trúng đấu thầu theo quy định hiện hành.

5. Thời gian thực hiện

- Đối với các ngành giao nhiệm vụ đào tạo cho các cơ sở đào tạo trực thuộc UBND tỉnh: Tổ chức tuyển sinh xong trong tháng 3/2023; tổ chức cấp bằng tốt nghiệp trước ngày 31/12/2025 đối với hình thức đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng và từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học; trước ngày 31/12/2026 đối với hình thức đào tạo từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học.

- Đối với các ngành đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo: Tùy điều kiện thực tế để triển khai thực hiện, đảm bảo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Là cơ quan thường trực, đầu mối giúp UBND tỉnh hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám sát UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở đào tạo triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên theo Kế hoạch này.

- Tham mưu UBND tỉnh lựa chọn cơ sở đào tạo giáo viên để giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn cho giáo viên theo Kế hoạch.

- Chủ trì phối hợp với cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc trúng thầu và UBND các huyện, thị xã, thành phố triệu tập giáo viên tham gia đào tạo theo kế hoạch; tham gia kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo.

- Tham mưu UBND tỉnh sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa tuyên truyền việc triển khai thực hiện Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ, Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Nội vụ

Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách của UBND các huyện, thị xã, thành phố đối với cán bộ quản lý, giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn.

3. Sở Tài chính

Căn cứ chỉ tiêu, số lượng giáo viên được phê duyệt và dự toán kinh phí do Sở Giáo dục và Đào tạo lập, Sở Tài chính báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách.

4. Các cơ sở đào tạo

Cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc trúng đấu thầu đào tạo nâng trình độ chuẩn giáo viên chủ động chuẩn bị các điều kiện về chương trình, tài liệu, học liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên để tổ chức thực hiện; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyển sinh, quản lý học viên trong suốt quá trình đào tạo.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục MN, TH và THCS trực thuộc tổ chức phổ biến, quán triệt những quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ, nội dung Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nội dung của Kế hoạch này đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên trong đơn vị.

- Có giải pháp bố trí, sắp xếp giáo viên giữa các cơ sở giáo dục; chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng thời khóa biểu phù hợp nhằm đảm bảo vừa có đủ giáo viên giảng dạy, vừa tạo điều kiện cho giáo viên thuộc đối tượng đào tạo nâng trình độ chuẩn tham gia đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học.

- Hướng dẫn tổ chức thực hiện, đảm bảo chế độ, chính sách đối với giáo viên được cử đi đào tạo; thực hiện việc thu hồi tiền đền bù chi phí đào tạo theo quy định.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện kế hoạch này đối với cấp huyện.

6. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tuyên truyền việc triển khai thực hiện Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ, nội dung Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nội dung của Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch đào tạo nâng trình độ chuẩn của giáo viên MN, tiểu TH và THCS trên địa bàn tỉnh năm 2023. Trong quá trình thực hiện, nếu có bất cập, khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, các đơn vị phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH 




Đầu Thanh Tùng

 

PHỤ LỤC 1:

SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN ĐÀO TẠO NÂNG TRÌNH ĐỘ CHUẨN NĂM 2023 CỦA CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 294/KH-UBND ngày 28/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Huyện, thị xã, thành phố

Số lượng

Ghi chú

 

Tổng

324

 

1

Bá Thước

16

 

2

Bỉm Sơn

0

 

3

Cẩm Thủy

15

 

4

Đông Sơn

15

 

5

Hà Trung

7

 

6

Hậu Lộc

10

 

7

Hoằng Hoá

9

 

8

Lang Chánh

7

 

9

Mường Lát

2

 

10

Nga Sơn

1

 

11

Ngọc Lặc

12

 

12

Thị xã Nghi Sơn

4

 

13

Như Thanh

5

 

14

Như Xuân

2

 

15

Nông Cống

44

 

16

Quan Hoá

9

 

17

Quan Sơn

8

 

18

Quảng Xương

6

 

19

Sầm Sơn

5

 

20

Thạch Thành

8

 

21

Thiệu Hoá

11

 

22

Thọ Xuân

13

 

23

Thường Xuân

26

 

24

Thành phố Thanh Hoá

20

 

25

Triệu Sơn

42

 

26

Vĩnh Lộc

8

 

27

Yên Định

19

 

 

PHỤ LỤC 2:

SỐ LƯỢNG GIÁO VIÊN ĐÀO TẠO NÂNG TRÌNH ĐỘ CHUẨN NĂM 2023 THEO HÌNH THỨC, NGÀNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 294/KH-UBND ngày 28/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Hình thức, ngành đào tạo

Số lượng

Ghi chú

 

Tổng

324

 

I

Liên thông từ TC lên CĐ

33

 

1

CĐGD Mầm non

33

 

II

Liên thông từ TC lên ĐH

18

 

1

ĐHSP Âm nhạc

4

 

2

ĐHSP Mĩ thuật

3

 

3

ĐHGD Thể chất

2

 

4

ĐHGD Tiểu học

9

 

III

Liên thông từ CĐ lên ĐH

273

 

1

ĐHSP Âm nhạc

39

 

2

ĐHSP Công nghệ

17

 

3

ĐHSP Địa lý

6

 

4

ĐHSP GDCD

4

 

5

ĐHSP Hóa học

3

 

6

ĐHSP Kỹ thuật

3

 

7

ĐHSP Mĩ thuật

33

 

8

ĐHSP Ngữ văn

15

 

9

ĐHSP Sinh học

5

 

10

ĐHGD Thể chất

21

 

11

ĐHSP Tiếng Anh

6

 

12

ĐHSP Tiểu học

79

 

13

ĐHSP Tin học

16

 

14

ĐHSP Toán học

20

 

15

ĐHSP Vật lý

5

 

16

ĐHSP TB-TN

1