Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 301/KH-UBND

Hà Giang, ngày 30 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH HÀ GIANG NĂM 2023

Căn cứ Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước;

Căn cứ Công văn số 5406/BTTTT-CĐSQG ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023;

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số tỉnh Hà Giang năm 2023, cụ thể như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2022

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU NĂM 2022

- Cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban điều hành chuyển đổi số cấp tỉnh, cấp huyện; thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số; và Tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn.

- Tập trung triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh kết nối với 13 Cơ sở dữ liệu quốc gia và Cổng dịch vụ công quốc gia, kết nối thử nghiệm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ quan đã hoàn thành các chỉ tiêu về ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong hồ sơ công việc, trao đổi văn bản điện tử môi trường mạng.

- Các doanh nghiệp Viễn thông đã tập trung nguồn lực triển khai bổ sung 74 thôn/154 thôn trắng sóng (chỉ tiêu giao 100% thôn phủ sóng). Phát triển mới gần 6.800 hộ gia đình thuê bao internet, nâng tỷ lệ hộ gia đình có thuê bao internet là 37,3% (chỉ tiêu giao là 75% hộ gia đình). Phát triển mới 23.000 điện thoại thông minh, nâng tỷ lệ dân số có điện thoại đạt khoảng 63,2% (chỉ tiêu giao 85% người dân có điện thoại thông minh).

- Hoàn thành Cổng thông tin dữ liệu dùng chung của tỉnh và kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo Quyết định số 345/QĐ-UBND ngày 10/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh, bước đầu phục vụ hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số;

- 100% hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin theo quy định.

- 100% các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP từ 03 đến 04 sao trên địa bàn tỉnh được quảng bá, đăng tải và mua bán trên các sàn thương mại điện tử góp phần thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp nông thôn; 24 doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh được tham gia hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số.

- 100% các sự kiện chính trị của tỉnh được truyền thông số, tạo sự đồng thuận trong xã hội, giữ vững ổn định chính trị-xã hội.

- 100% máy chủ, thiết bị hạ tầng trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được giám sát, đảm bảo an toàn thông tin, kết nối với Trung tâm giám sát an toàn thông tin quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông vận hành.

- Tập trung triển khai các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành như: Cơ sở dữ liệu về giá; Cổng dữ liệu mở; Cơ sở dữ liệu quản lý lao động, việc làm; Phần mềm quản lý hoạt động đào tạo; Triển khai hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, truy vết sản phẩm nền kinh tế tuần hoàn gắn với thương mại điện tử; Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Hà Giang; phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về dự án đầu tư; Phần mềm lập dự toán và chấp hành dự toán; Triển khai phần mềm quản lý, giám sát thực hiện chế độ, chính sách cho học sinh trường bán trú, nội trú; Cổng thông tin và bản đồ số về du lịch; triển khai chuyển đổi Ipv6 trên địa bàn tỉnh.

II. KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2022

1. Chính quyền số

a) Hạ tầng số

- Mạng Truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh được duy trì, nâng cấp băng thông với quy mô triển khai 236 điểm, trong đó có 43 điểm là các sở, ban, ngành, huyện ủy, thành ủy, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; 193 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; triển khai hệ thống giám sát băng thông, lưu lượng mạng truyền số liệu chuyên dùng.

- Hạ tầng thiết bị, mạng cục bộ (mạng LAN) tại các đơn vị: 100% các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn đã có mạng LAN, kết nối Internet; tổng số máy tính tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh là 2.163 chiếc, cấp huyện là 1.578 chiếc, cấp xã là 5.718 chiếc.

- Cơ bản các huyện, thành phố, xã phường, thị trấn đã có cáp quang; số trạm thu phát sóng (BTS) đạt 2.830 trạm (734 trạm 2G, 1.010 trạm 3G, 1.086 trạm 4G); 100% xã, phường thị trấn có mạng Internet cáp quang kéo đến trung tâm, trụ sở UBND cấp xã, khu vực tập trung đông dân cư internet băng rộng đến thôn, bản.

- Trong năm 2022, tỉnh tập trung đầu tư mua sắm trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật Trung tâm dữ liệu, lắp đặt hệ thống giao ban trực tuyến huyện ủy, thành ủy phục vụ hoạt động cơ quan Đảng tỉnh Hà Giang, đầu tư; triển khai mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công và nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; Đầu tư mua sắm thiết bị hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ vận hành cơ sở dữ liệu địa chính huyện Đồng Văn, Yên Minh; đầu tư mua sắm trang thiết bị truyền hình tiêu chuẩn HD.

b) Các hệ thống nền tảng

- Tỉnh tiếp tục hoàn thiện việc đầu tư Trục chia sẻ tích hợp dữ liệu (LGSP) của tỉnh và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia để tra cứu, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ ngân sách (Bộ Tài chính); Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

- Triển khai Cổng dữ liệu dùng chung của tỉnh để kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành Quyết định số 1783/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành mã định danh của các cơ quan, đơn vị tỉnh Hà Giang; Quyết định số 345/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân dân tỉnh Hà Giang ban hành danh mục cơ sở dữ liệu, dữ liệu mở trong cơ quan nhà nước. Triển khai Cổng dữ liệu dùng chung tỉnh Hà Giang kết nối với nền tảng tích hợp dữ liệu (LGSP) phục vụ công tác kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện kết nối chia sẻ thông tin giám sát Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh tới Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Kết nối Cổng thông tin điện tử và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (Hệ thống EMC do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý).

- Các hệ thống thông tin phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh (qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) và Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP)) gồm: hệ thống tài khoản của Cổng Dịch vụ công quốc gia, cơ sở dữ liệu về Bảo hiểm xã hội, CSDL về doanh nghiệp, thanh toán nghĩa vụ tài chính trong các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, thủ tục thông báo hoạt động khuyến mại cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia....

c) Phát triển dữ liệu

- Triển khai hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành gồm: xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý lĩnh vực Thủy lợi; Triển khai Hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, truy vết sản phẩm trong nền kinh tế tuần hoàn gắn với thương mại điện tử; Triển khai hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu văn hóa; đầu tư phần mềm lập dự toán và chấp hành dự toán ngân sách nhà nước; phần mềm ứng dụng Cơ sở dữ liệu quản lý công chức, chứng thực và thông tin ngăn chặn trên địa bàn tỉnh; xây dựng hệ thống quản lý chế độ chính sách ngành giáo dục; Hệ thống thông tin và cơ sở dữ kiệu quản lý hộ chính sách và hộ nghèo...

- 100% cơ quan thuộc hệ thống chính trị của tỉnh đã được triển khai các hệ thống thông tin dùng chung để xử lý, trao đổi hồ sơ, văn bản điện tử trên môi trường mạng. 100% các văn bản điện tử được ứng dụng chữ ký số và gửi/nhận giữa các cơ quan, đơn vị trên phần mềm quản lý vă bản và điều hành công việc (trừ các văn bản mật theo quy định).

- Triển khai các nhiệm vụ kết nối thử nghiệm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn tại Công văn số 761/VPCP-KSTT ngày 29/01/2022 của Văn phòng chính phủ và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để phát triển, điều chỉnh API phần mềm phục vụ kết nối chia sẻ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cập nhật lỗi bảo mật và mã nguồn phần mềm phục vụ kiểm tra.

- Hoàn thành bổ sung chức năng, tính năng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tuân thủ các tiêu chí tại Thông tư số 22/2019/TT-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về chức năng, tính năng kỹ thuật cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử tỉnh. Hoàn thành tích hợp, cung cấp xác thực thông tin của công dân khi đăng nhập qua Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ gửi nhận hồ sơ trực tuyến.

- Hoàn thành kết nối nhóm thủ tục hành chính về lý lịch tư pháp và hộ tịch liên thông giữa Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và Hệ thống lý lịch tư pháp của Bộ Tư pháp thông qua Nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) và Nền tảng chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh, Cổng dịch vụ công quốc gia.

- Hoàn thành việc triển khai liên thông cấp tỉnh, huyện các thủ tục hành chính về quy hoạch xây dựng, cấp phép nhà ở riêng lẻ và đồng bộ trạng thái, hồ sơ đối với Cổng dịch vụ công quốc gia theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng.

- Thực hiện kết nối, cung cấp dịch vụ chia sẻ dữ liệu trạng thái hồ sơ và nhiều dữ liệu khác giữa Hệ thống dịch vụ công trực tuyến cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải; cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu xe ô tô - Bộ Giao thông vận tải với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.

d) Các ứng dụng, dịch vụ

- Tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả các hệ thống thư điện tử công vụ với 17.623 tài khoản thư cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và các cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo 100% cán bộ công chức có hộp thư tài khoản thư điện tử và thường xuyên sử dụng trong công việc.

- Tổng số chứng thư số chuyên dùng trong các cơ quan trên địa bàn tỉnh là: 23.716 chứng thư số trong đó: Khối cơ quan hành chính nhà nước 21.749 chứng thư số; Khối Đảng 1.335 chứng thư số; Khối HĐND 632 chứng thư số, đạt tỷ lệ 100% lãnh đạo có thẩm quyền ký các cấp trong hệ thống chính trị được trang bị chữ ký số chuyên dùng. Tỉnh thống nhất ủy quyền cho Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông quản lý, triển khai chữ ký số chuyên dùng trên toàn tỉnh.

- Hệ thống hội nghị giao ban trực tuyến tỉnh Hà Giang được triển khai với quy mô 241 điểm cầu bao gồm: 06 điểm cầu cấp tỉnh (Văn phòng Tỉnh ủy; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo); 11 điểm cầu phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện; 11 điểm cầu Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân cấp huyện; 11 điểm cầu phòng Tài chính - Kế hoạch và 193 điểm cầu cấp xã. Đạt tỷ lệ 100% các cơ quan hành chính có thể tham gia các cuộc họp trực tuyến quy mô 4 cấp Trung ương, tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh, phục vụ trao đổi, làm việc trên môi trường mạng với các đối tác, địa phương trong và ngoài tỉnh, nước ngoài.

- Triển khai hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh (gồm: Cổng Dịch vụ công và hệ thống Một cửa điện tử) được triển khai đồng bộ, thống nhất tại 100% cơ quan hành chính nhà nước; cung cấp 1.955 dịch vụ công trực tuyến. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã kết nối, xác thực thông tin với Cổng Dịch vụ công quốc gia thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Các dịch vụ được chia sẻ gồm: hệ thống tài khoản của Cổng dịch vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu về thẻ Bảo hiểm xã hội, Cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, thanh toán nghĩa vụ tài chính trong các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, thủ tục thông báo hoạt động khuyến mại cung cấp trên cổng dịch vụ công quốc gia...

- Cổng, Trang thông tin điện tử cơ quan hành chính nhà nước gồm: 01 Cổng Thông tin địa tử tỉnh với tên miền http://hagiang.gov.vn; 21/21 Trang thông tin điện tử thành phần của các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; 11/11 trang thông tin điện tử thành phần của các huyện, thành phố; 193/193 trang thông tin điện tử thành phần của các xã, phường, thị trấn..

- Mạng lưới các cơ sở giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, điện lực đã được đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin từ tỉnh đến xã và tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, mở rộng.

e) Nguồn nhân lực phát triển chính quyền số

- Tổ chức triển khai chương trình đào tạo nâng cao nhận thức Chuyển đổi số cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Chương trình đào tạo cán bộ chuyên gia chuyển đổi số.

- Duy trì đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT trong toàn hệ thống chính trị của tỉnh với có 287 công chức, viên chức. Thành lập 50 chuyên gia chuyển đổi số và tổ chức tập huấn, diễn tập thực chiến an toàn an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh năm 2022.

- Tổ chức 49 lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã phường, thị trấn với gần 2.618 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia.

- Tổ chức Hội nghị chuyển đổi số với chủ đề “Thành phố Hà Giang - Tiên phong chuyển đổi số”; Tổ chức Hội thi “Người đẹp miền Cao nguyên đá” năm 2022; Tổ chức Lễ Khởi động triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trong đoàn viên, thanh niên.

- 100% các Thôn, bản, tổ dân phố thành lập được 2.071 Tổ công nghệ số cộng đồng với 12.131 hội viên tham gia, với vai trò nòng cốt là đoàn viên thanh niên, tham gia của hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến, Bí thư các Chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.

2. Kinh tế số

- Triển khai tuyên truyền đến cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số. Triển khai chương trình tài trợ của Công ty Base - FPT hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 -2022 với mức ưu đãi 45% phí sử dụng nền tảng công nghệ và miễn phí tư vấn lộ trình chuyển đổi số từ các chuyên gia hàng đầu.

- Huy động sự phối hợp, hỗ trợ của Tập đoàn FPT (trực tiếp Sendo), Bưu điện tỉnh; Bưu chính Viettel Hà Giang nhằm triển khai đưa sản phẩm nông sản, đưa hộ sản xuất nông nghiệp trên địa tỉnh Hà Giang lên sàn thương mại điện tử (sendo, shop VnExpress, postmark, voso). Tập trung vào các sản phẩm có sản lượng lớn như cam, chè shan tuyết, mật ong bạc hà.... Tổ chức nhiều cuộc Hội thảo, Hội nghị trực tuyến hướng dẫn đưa sản phẩm nông nghiệp, đặc trưng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất lên sàn thương mại điện tử.

- Triển khai mô hình chợ 4.0 về các dịch vụ thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt tại khu vực chợ Trung tâm thành phố Hà Giang và chợ Phố Cổ tại Thị trấn Đồng Văn, thị trấn Cốc Pài huyện Xín Mần. Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại Trường học, các cơ sở giáo dục, bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh ứng dụng Zalo để tra cứu điểm thi tuyển sinh vào Trường THPT Chuyên Hà Giang; Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022; các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.

3. Xã hội số

- Công tác Truyền thông số có bước chuyển biến tích cực. Xây dựng và duy trì hiệu quả các nhóm zalo “Thông tin Hà Giang” và “Báo chí Trung ương với Hà Giang”. Chủ động ký kết phối hợp tuyên truyền, truyền thông số với các cơ quan báo chí Trung ương, như: Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam; Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tạp chí Đảng Cộng sản; Báo điện tử Vnexpress,... Các cơ quan báo chí Trung ương đã đăng tải được trên 300 tin, bài, phóng sự, hình ảnh truyền thông về Hà Giang.

- Cổng thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức tuyên truyền hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, của tỉnh đến với đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân với 27 chuyên mục tin tức và 07 chuyên mục video clips; tích hợp trên 20 banner; đăng tải trên 3.000 tin, bài; 400 video, phóng sự; hơn 600 hình ảnh đẹp; bình quân hơn 1.000 lượt truy cập/ngày.

- Triển khai phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến với 06 cuộc thi, nổi bật như: Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020- 2025; Cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Hà Giang năm 2022....

- Xây dựng phần mềm Sách điện tử, cung cấp các tư liệu Văn kiện Đảng; Sách chính trị; Học tập và làm theo Bác; Chuyển đổi số; Lịch sử Đảng bộ tỉnh và các huyện, thành phố, xã phường thị trấn; Lịch sử, truyền thống các ngành; Khoa giáo, Văn hóa - Du lịch, Văn học nghệ thuật; tiến hành số hóa, đăng tải được 150 cuốn sách điện tử lên phần mềm, giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm khai thác nhanh chóng, thuận tiện các thông tin, tư liệu, số hóa, xây dựng hệ thống văn bản gồm các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch... của Trung ương, của tỉnh và các huyện, thành phố.

- Triển khai các cuộc điều tra dư luận xã hội, khảo sát trực tuyến; tổ chức các cuộc thi video clip đấu tranh, phản bác các thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội của Ban Chỉ đạo 35 tỉnh; phát hành cuốn sách “Hỏi - Đáp về chuyển đổi số”; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức Giải báo chí của Đảng bộ tỉnh Hà Giang về xây dựng Đảng năm 2022.

- Truyền thông số về Hà Giang với 35 ảnh, 10 tin, 20 bài, 10 video clip trên các nền tảng truyền thông số của FPT. Nội dung truyền thông: về kết quả nổi bật của Hà Giang trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng; Hình ảnh, văn hóa truyền thống đặc sắc của quê hương, con người Hà Giang; Các chủ trương, chính sách thu hút các nhà đầu tư, phát triển du lịch của Hà Giang; Các sản phẩm đặc trưng của tỉnh.

- Tổ chức sự kiện xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản đặc trưng tỉnh Hà Giang gắn với Lễ hội “Truyền thông giới thiệu bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì; văn hóa trà và sản phẩm đặc trưng tỉnh Hà Giang qua ứng dụng công nghệ số”.

- Tập trung truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và chuyển đổi số trong du lịch Hà Giang; tổng hợp thông tin và đưa tin về Hà Giang nhằm thay đổi nhận thức chuyển đổi số; thực hiện đưa các lễ hội du lịch của Hà Giang lên nền tảng số, tập trung vào các chương trình văn hóa lễ hội.

- Phát động Cuộc thi tìm hiểu về Chuyển đổi sổ trên địa bàn tỉnh với tổng 344.771 lượt người dự thi; Tổng kết, trao giải cho cá nhân và tập thể có kết quả thi trực tuyến, đồng thời Biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất trong công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

- Tập đoàn FPT trao tặng hơn 1000 máy tính đã qua sử dụng cho các trường học, học sinh nghèo có thành tích học tập tốt trên địa bàn tỉnh để phục vụ hiệu quả công tác giảng dạy và học tập đã phân bổ các trường, cơ sở giáo dục.

- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng nội dung phát thanh trên hệ thống phát thanh không dây bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số về các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, của tỉnh thường xuyên kịp thời; biên tập các nội dung về chuyển đổi số chủ trương, nghị quyết của Đảng thành ngôn ngữ dân tộc thiểu số (như dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng...) để phát sóng, thông tin, tuyên truyền trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện nhiều chương trình Livetream, truyền hình trực tiếp trên kênh HGTV và các nền tảng số của tỉnh, của Báo điện tử Vietnamnet và VietnamExpess.

4. An toàn thông tin

- Duy trì Tổ ứng cứu sự cố máy tính tỉnh Hà Giang, thường xuyên phối hợp các cơ quan, đơn vị xử lý tình huống mất an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh. Trong năm, chưa phát hiện các sự cố lây nhiễm mã độc lớn gây ảnh hưởng đến hệ thống mạng trên địa bàn tỉnh.

- Giám sát, bảo vệ các hệ thống thông tin của tỉnh: 100% các máy chủ thuộc hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh đã được cài đặt, cấu hình tường lửa, phần mềm diệt virus, cài đặt hệ thống giám sát an toàn thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai.

- Triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin (SOC) của tỉnh nhằm kết nối với hệ thống giám sát an toàn quốc gia (NCSC) do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Hoàn thành mô hình an toàn thông tin 04 lớp theo quy định.

- Ban hành Quyết định số 1945/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2022 của UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt hồ sơ cấp độ cấp độ an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin và Hệ thống hạ tầng kỹ thuật dùng chung trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Theo đó, 09/9 hệ thống thông tin được phân loại, xác định và phê duyệt cấp độ an toàn thông tin.

- Thường xuyên triển khai các hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục An toàn thông tin, VNCERT về việc cảnh báo, xử lý các loại virus, mã độc tới các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh như mã độc mã hóa dữ liệu, mã độc đào tiền ảo, các loại máy tính, thiết bị mạng, sản phẩm bị gắn kèm mã độc, các lỗ hổng bảo mật.... Thường xuyên cảnh báo và hướng dẫn đảm bảo An toàn thông tin các dịp lễ, tết.

- Thực hiện kiểm tra đảm bảo an toàn, an ninh mạng và triển khai xử lý, khắc phục các điểm yếu, lỗ hổng bảo mật hệ thống theo hướng dẫn của Bộ Công an phục vụ kết nối đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Tổng kinh phí năm 2022: 120.000 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí ứng dụng CNTT và CCHC tỉnh Hà Giang; kinh phí đầu tư công trung hạn.

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Chương trình số 08-CTr/TU ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Tỉnh ủy Hà Giang về Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

- Kế hoạch số 552-KH/TU ngày 05 tháng 03 năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

- Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29 tháng 10 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hà Giang phiên bản 2.0;

- Kế hoạch số 293/KH-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về chuyển đối số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Giang.

- Quyết định 345/QĐ-UBND ngày 10 tháng 03 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành danh mục cơ sở dữ liệu, dữ liệu mở trong cơ quan nhà nước.

- Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh phát triển nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số tỉnh Hà Giang.

- Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang thực hiện chuyển đổi IPv6 trong cơ quan nhà nước tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022 - 2025.

II. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng hạ tầng thông tin hiện đại, chuẩn hóa, đồng bộ nhằm kết nối các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, tạo nền tảng phát triển chính quyền số; thực hiện chuyển đổi số trên cả ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; kết nối, chia sẻ, phân tích, mở dữ liệu cung cấp và cải tiến các dịch vụ công phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội; trọng tâm là kết nối các hệ thống thông tin của tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Tập trung nguồn lực phát triển chính quyền số, trọng tâm là phát triển và quản lý dữ liệu số, nâng cao chỉ số xếp hạng chuyển đổi số của tỉnh lên mức khá trên toàn quốc.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thành kết nối Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; 100% Thủ tục hành chính được đồng bộ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia, phấn đấu trên 45% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trực tuyến. Nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh cung cấp trên nền tảng thiết bị di động, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

- 85% hồ sơ công việc cấp tỉnh, cấp huyện và 65% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý và ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi mật).

- Triển khai hệ thống thông tin báo cáo đến 100% các Sở, ngành của tỉnh và được tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống dùng chung của tỉnh và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

- Kết nối tối thiểu 60% cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cổng thông tin dữ liệu dùng chung của tỉnh, đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu để người dân, doanh nghiệp sử dụng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng di động đến 100% các thôn/bản; 75% hộ gia đình có internet cáp quang; 85% công dân có điện thoại thông minh;

- Triển khai cung cấp 100% hàng hóa và dịch vụ được chứng nhận OCOP từ 3 đến 4 sao có mặt trên các sàn thương mại điện tử.

- 100% các sự kiện chính trị của tỉnh được truyền thông số, tạo sự đồng thuận trong xã hội, giữ vững ổn định chính trị-xã hội.

- 100% máy chủ, thiết bị hạ tầng trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được giám sát, đảm bảo an toàn thông tin, kết nối với Trung tâm giám sát an toàn thông tin quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông vận hành.

- 100% hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được phê duyệt và triển khai cấp độ an toàn thông tin theo quy định.

- 100% các sở ngành có hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

- Duy trì tối thiểu 50% trở lên máy tính cán bộ công chức viên chức trên địa bàn tỉnh được cài đặt phần mềm phòng chống, mã độc trên địa bàn tỉnh;

III. NHIỆM VỤ

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

- Thường xuyên rà soát, cập nhật và duy trì Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hà Giang.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động Ban chỉ đạo, Ban điều hành chuyển đổi số các cấp; duy trì hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức đánh giá chỉ số chuyển đổi số giữa các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

2. Triển khai đào tạo, nâng cao nhận thức chuyển đổi số

- Đào tạo, bồi dưỡng nhận thức về chuyển đổi số cho 05 đối tượng: lãnh đạo quản lý các cấp; cán bộ chuyên môn; Đoàn viên thanh niên; Doanh nghiệp/hộ kinh doanh và người dân trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức sản xuất nội dung chuyên đề về Hà Giang trên báo điện tử; truyền thông chuyển đổi số trong Du lịch, Văn hóa, Thể thao, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, triển lãm nông sản, duy trì các kênh truyền thông số trong cộng đồng và an toàn thông tin trong chuyển đổi số.

- Tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về chuyển đổi số như: Đào tạo, diễn tập thực chiến về an toàn thông tin; đào tạo chuyên gia về chuyển đổi số; Hội nghị hội thảo về chuyển đổi số và kỹ năng cơ bản ứng dụng công nghệ thông tin cho chuyển đổi số.

3. Phát triển chính quyền số

a) Phát triển hạ tầng, nền tảng, dữ liệu số

- Chỉ đạo và khuyến khích các doanh nghiệp triển khai cáp quang internet tới thôn, xã, phường, thị trấn. Cung cấp và nâng cao chất lượng đường truyền Internet đến các cơ quan trong hệ thống chính trị; tăng tỷ lệ phủ sóng thông tin di động; tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh.

- Đầu tư nâng cấp, thay thế, trang thiết bị, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, đảm bảo phục vụ chuyển đổi số; Duy trì và kết hợp có hiệu quả mạng Truyền số liệu chuyên dùng và mạng internet, đảm bảo hạ tầng triển khai các ứng dụng CNTT của tỉnh.

- Tiếp tục triển khai hệ thống điều hành đô thị thông minh theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư các dự án khởi công mới năm 2020 sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc cấp tỉnh quản lý.

- Thực hiện theo lộ trình chuyển đổi IPv4 sang Ipv6 cho mạng truyền số liệu chuyên dùng để phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số; triển khai địa chỉ số gắn với bản đồ số theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin về trang thông tin điện tử và dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với hệ thống đánh giá, thu thập thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý, vận hành.

- Triển khai đầu tư mua sắm trang thiết bị và phần mềm quản lý bệnh viện thông minh tại Sở Y tế và một số bệnh viện đa khoa của tỉnh.

- Triển khai hệ thống có sở dữ liệu dữ liệu dùng chung cấp tỉnh, huyện có phân cấp, phân quyền truy cập, khai thác dữ liệu; Hoàn thành việc triển khai hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh kết nối với hệ thống báo cáo của văn phòng chính phủ.

- Triển khai thí điểm ứng dụng cửa khẩu số tại Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy - Hà Giang.

b) Phát triển các ứng dụng, dịch vụ dùng chung

- Duy trì kết nối, chia sẻ dữ liệu Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia qua Nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu (LGSP) của tỉnh.

- Tiếp tục duy trì, nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc; kết nối chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin và phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc.

- Duy trì hoạt động Cổng giao tiếp tích hợp, kết hợp với Cổng dịch vụ công trực tuyến để thống nhất điểm truy cập, tương tác và cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Hoàn thiện tích hợp Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Chia sẻ tích hợp dữ liệu với hệ thống thông tin của Trung ương và địa phương, rút ngắn thời gian giải quyết TTHC.

4. Phát triển xã hội số

- Tiếp tục triển khai nền tảng dùng chung phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục bao gồm: Đầu tư hạ tầng trang thiết bị chuyển đổi số; nền tảng quản lý cơ sở dữ liệu giáo dục; nền tảng dạy học, kiểm tra đánh giá, quản lý chế độ chính sách cho người học; xây dựng phần mềm tuyển sinh các lớp đầu cấp; Thí điểm triển khai mô hình chuyển đổi số tại trường THCS Lý Tự Trọng, huyện Vị Xuyên và một số trường học đủ điều kiện.

- Thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực Y tế bao gồm: Trang bị hệ thống quản lý hình ảnh (PACS) và Hệ thống quản lý bệnh viện đáp ứng thông tư 54/2017/TT-BYT; triển khai Cổng tích hợp dữ liệu ngành Y tế.

- Triển khai chương trình thanh niên với chuyển đổi số, gồm: nâng cao nhận thức của Đoàn viên thanh niên với chuyển đổi số; Đồng hành với thanh niên trong phong trào thi đua chuyển đổi số; Thanh niên xung kích trong hoạt động chuyển đổi số; Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch.

- Triển khai hoàn thành ứng dụng phần mềm hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý công chứng, chứng thực và thông tin ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ người dân tham gia chuyển đổi số.

5. Phát triển kinh tế số

- Thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp bao gồm: hội thảo, chương trình đào tạo, truyền thông và nâng cao nâng cao nhận thức doanh nghiệp/hộ kinh doanh về chuyển đổi số.

- Thực hiện chuyển đổi số cho một số ngành, lĩnh vực như:

Lĩnh vực Văn hóa, thể thao và du lịch: Chuyển đổi số thư viện, bảo tàng.

Triển khai cửa khẩu số phục vụ công tác quản lý tại Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy - tỉnh Hà Giang.

Lĩnh vực Phát thanh truyền hình: Đầu tư xây dựng hệ thống truyền thanh, truyền hình phục vụ sản xuất, quản lý và lưu trữ nội dung số

6. Đảm bảo an toàn thông tin

- Hoàn thiện triển khai, nâng cấp và duy trì bảo đảm an toàn thông tin mô hình 4 lớp; triển khai, nâng cấp và duy trì Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) và kết nối với Trung tâm giám sát an ninh mạng quốc gia (NCSC) do Bộ Thông tin và Truyền thông vận hành.

- Triển khai các giải pháp an toàn bảo mật thông tin, tích hợp chữ ký số chuyên dùng vào hệ thống công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh như: Cổng/Trang thông tin điện tử; Một cửa điện tử; Thư điện tử; phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc...

- Triển khai giải pháp an toàn bảo mật thông tin đồng bộ trên nền tảng Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; Xây dựng bảo mật mã xác thực truy nhập bằng OTP (One Time Password) trên hệ thống công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh.

- Thường xuyên rà soát, cập nhật, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

- Triển khai phần mềm phòng chống mã độc cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng hệ thống thu thập, giám sát an toàn thông tin mạng thông tin của Tỉnh ủy, có kết nối với Hệ thống giám sát, an ninh, an toàn thông tin mạng của các cơ quan Đảng ở Trung ương.

- Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá ATTT theo quy định của pháp luật; Tổ chức đào tạo hoặc cử cán bộ chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin tham gia các khóa đào tạo quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin;

- Tổ chức các chương trình diễn tập thực chiến, tập huấn bảo đảm ATTT mạng với các phương án, kịch bản phù hợp thực tế cho cán bộ đội ngũ ATTT của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh;

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Người đứng đầu các cơ quan trong hệ thống chính trị chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

- Thực hiện gắn kết, bổ sung nhiệm vụ chuyển đổi số vào các nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.

- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân, bao gồm các kỹ năng cơ bản như truy cập và sử dụng Internet, thư điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến...và bảo đảm an toàn thông tin;

- Đẩy mạnh công tác truyền thông số nhằm tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền cảm hứng, chuyển đổi nhận thức trong toàn xã hội về chuyển đổi số.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

- Thử nghiệm sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số một cách có kiểm soát, xác định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm, để khuyến khích đổi mới, sáng tạo;

- Phối hợp doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tiễn; hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

- Nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ số vào triển khai Chính phủ điện tử/Chính phủ số như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối,...

- Áp dụng công nghệ mới nhất về truyền thông xã hội (Social), truyền thông số; cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công một cách đơn giản, thuận tiện trên thiết bị di động, hướng đến chuyển đổi số toàn diện các mặt công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước và cung cấp trải nghiệm cho người dùng.

4. Thu hút nguồn lực Công nghệ thông tin

- Sử dụng nguồn ngân sách trung ương được đầu tư triển khai hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng CNTT thông qua các dự án trọng điểm quốc gia và theo ngành dọc; tranh thủ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình viễn thông công ích để phát triển hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh.

- Cân đối bố trí ngân sách của tỉnh cho các Chương trình, Kế hoạch, dự án ứng dụng CNTT trọng tâm, trọng điểm đã được phê duyệt.

- Ưu tiên bố trí kinh phí thường xuyên của các cơ quan đơn vị để đầu tư máy tính, nâng cấp mạng nội bộ, triển khai ứng dụng nội bộ tại mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Tập đoàn viễn thông để phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh thu hút hợp tác về khoa học, công nghệ với các đối tác, đặc biệt là Tập đoàn FPT, Tập đoàn VNPT, Viettel... chủ động tham gia mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia.

- Lồng ghép các nội dung về liên kết, thu hút hợp tác, đầu tư về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, đẩy mạnh thu hút nguồn lực, chuyển giao công nghệ góp phần phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất công nghệ thông tin.

- Tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với một số tỉnh/thành phố về cơ chế, chính sách phát triển mô hình chính quyền điện tử. Chủ động hợp tác với các Tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin để triển khai hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại.

V. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Tổng nhu cầu kinh phí năm 2023 (dự kiến): 212.220 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn ngân sách Trung ương; Nguồn ngân sách tỉnh; Nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.

(Phụ lục Chi tiết dự án, nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2023 kèm theo)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Mời Văn phòng Tỉnh ủy

Tham mưu triển khai chương trình ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan Đảng của tỉnh theo Kế hoạch số 186-KH/TU, ngày 07 tháng 02 năm 2022 của Tỉnh ủy Hà Giang.

2. Mời Ban Tổ chức Tỉnh ủy

Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ nâng cao nhận thức của cán bộ Đảng viên, cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số.

3. Mời Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Chủ trì thực hiện nhiệm vụ truyền thông số theo Kế hoạch này.

4. Mời Tỉnh đoàn

Chủ trì thực hiện chuyển đổi số đoàn viên thanh niên Kế hoạch này.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

- Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tham mưu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Chủ trì việc xây dựng cơ chế, chính sách và tăng cường quản lý nhà nước về trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai và theo dõi thực hiện Kế hoạch này;

- Tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo, Ban điều hành về chuyển đổi số của tỉnh đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số;

- Hướng dẫn, thẩm định, giám sát và hỗ trợ các đơn vị triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với Khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh.

- Theo dõi hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch của các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Nội vụ

- Phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công nghệ thông tin theo hướng tập trung nguồn lực, hoạt động hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ lồng ghép tiêu chí đánh giá về chuyển đổi số vào bộ chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.

7. Sở Tài chính

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan trình UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện kế hoạch theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương, lồng ghép các nguồn kinh phí và nguồn xã hội hóa để triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đầu tư phát triển cho các dự án, chương trình ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trọng tâm, trọng điểm nêu tại Kế hoạch này.

9. Sở Khoa học và Công nghệ

- Ưu tiên kinh phí triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương kết nối các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

10. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Quán triệt, phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách và tăng cường tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong việc dạy và học tại các trường học trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích các cán bộ giáo viên ứng dụng CNTT để đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, tăng cường thiết kế bài giảng điện tử, bài tập điện tử để học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá, tự học tại nhà.

- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, phòng máy tính kết nối internet phục vụ việc học và nhu cầu thực hành, tra cứu thông tin của giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên ở hầu hết các cấp học.

11. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang

Bám sát chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham mưu thực hiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh được tiếp cận tín dụng một cách thuận lợi.

12. Các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố

- Người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm trong việc chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị mình; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi số đảm bảo đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Tăng cường quán triệt, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả.

- Chủ trì triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số theo nội dung Kế hoạch này.

13. Các doanh nghiệp viễn thông

- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông 4G, phát triển mạng viễn thông 5G, thực hiện kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển theo cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà nền tảng là công nghệ số.

- Tham gia là nòng cốt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số, tham gia cùng Tổ công nghệ số cộng đồng thúc đẩy Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo mục tiêu trong Kế hoạch này.

- Chủ động thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, làm chủ công nghệ lõi, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các sở, ngành, chủ động đề xuất gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện/thành phố;
- Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
- Lưu VT, KTTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

PHỤ LỤC

LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN NĂM 2023

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Danh mục dự án, nhiệm vụ

Kinh phí

Đơn vị thực hiện

 

Tổng nhu cầu kinh phí

212.220

 

I

ĐÀO TẠO, NÂNG CAO NHẬN THỨC

6.800

 

1

Đào tạo nhận thức về CĐS cho: Lãnh đạo các cấp; đoàn thanh niên; doanh nghiệp, người dân

3.000

BTC TU

2

Truyền thông

2.300

 

2.1

Truyền thông số

1.400

BTG TU

2.2

Truyền thông chuyển đổi số Du lịch, văn hóa, thể thao Hà Giang;

500

Sở VHTTDL

2.3

Truyền thông chuyển đổi số tiêu thụ nông sản, triển lãm nông sản

200

Sở CT

2.4

Tuyên truyền về an toàn thông tin chuyển đổi số

200

Sở TTTT

3

Kiến tạo thể chế

500

 

 

Cập nhật và nâng cấp Kiến trúc ICT (Kiến trúc Chính quyền số, Kiến trúc TPTM...)

500

Sở TTTT

II

CHÍNH QUYỀN SỐ

126.870

 

1

Xây dựng Sổ tay Đảng viên điện tử Đảng bộ tỉnh Hà Giang

4.500

BTC TU

2

Đầu tư, nâng cấp hạ tầng và dịch vụ chuyển đổi số (nâng cấp website; phần mềm thi trắc nghiệm; phần mềm theo dõi mạng xã hội; số hóa tài liệu; bản quyền sách điện tử; phần mềm phản ánh kiến nghị; Đầu tư thiết bị; phần mềm sách điện tử; nội dung khác)

5.770

BTG TU

3

Nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết TTHC và DVC trực tuyến năm 2023.

2.000

Văn phòng UBND tỉnh

4

Tích hợp các Trang thông tin điện tử của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã thành Trang thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh

2.000

Văn phòng UBND tỉnh

5

Nâng cấp hệ thống Giao ban trực tuyến và Hệ thống mạng LAN trụ sở UBND tỉnh

2.000

Văn phòng UBND tỉnh

6

Tái cấu trúc quy trình TTHC cung cấp DVC trực tuyến; số hóa hồ sơ điện tử, hồ sơ DVC; tập huấn nghiệp vụ TTHC

4.300

Văn phòng UBND tỉnh

7

Hiện đại hóa trang thiết bị ngành tài chính (phòng máy chủ)

1.500

Sở TC

8

Phần mềm công khai ngân sách nhà nước

400

Sở TC

9

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý hoạt động khoáng sản tỉnh Hà Giang

3.000

Sở TNMT

10

Xây dựng hệ thống lưu trữ điện tử ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Giang

5.000

Sở TNMT

11

Dịch vụ kết nối Camera giám sát tập trung đảm bảo ATGT và ANTT thành phố Hà Giang

10.000

Công an tỉnh

12

Xây dựng HTTT và CSDL ngành công nghiệp và thương mại

2.500

Sở CT

13

Tập huấn hỗ trợ đưa các sản phẩm nông sản của tỉnh lên sàn TMĐT năm 2023

500

Sở CT

14

Phần mềm lập dự toán và chấp hành dự toán

5.000

Sở TC

15

Phần mềm quản lý tiền lương

10.000

Sở TC

16

Thí điểm mô hình chuyển đổi số tại trường THCS Lý Tự Trọng, huyện Vị Xuyên

1.000

UBND huyện Vị Xuyên

17

Mua sắm thiết bị và phần mềm quản lý hình ảnh (PACS) đáp ứng thông tư 54/TT-BYT.

15.000

Sở Y tế

18

Triển khai hệ thống y tế (khám chữa bệnh, quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử, quản lý thuốc...)

3.700

Sở Y tế

19

Phát triển cơ sở dữ liệu thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh

1.000

Sở VHTTDL

20

Chuyển đổi IPv4 sang Ipv6

1.000

Sở TTTT

21

Nâng cấp Nền tảng tích hợp dữ liệu (LGSP)

2.000

Sở TTTT

22

Hệ thống điều hành thông minh của tỉnh (bao gồm Nâng cấp TTTHDL)

10.000

Sở TTTT

23

Duy trì và nâng cấp Trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC)

1.000

Sở TTTT

24

Tổ chức đào tạo, tập huấn cho Tổ công nghệ số cộng đồng

500

Sở TTTT

25

Dịch vụ giám sát và đánh giá an toàn thông tin

500

Sở TTTT

26

Triển khai CSDL quản lý hạ tầng số ngành TTTT

1.500

Sở TTTT

27

Đào tạo, diễn tập về an ninh, an toàn mạng

300

Sở TTTT

28

Đào tạo chuyên gia, chuyên trách về hạ tầng số, công nghệ thông tin

200

Sở TTTT

29

Hội nghị, hội thảo về chuyển đổi số, ATTT

500

Sở TTTT

30

Công cụ tạo lập hồ sơ trực tuyến

2.500

Sở TTTT

31

Đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin CBCCVC

250

Sở TTTT

32

Bổ sung, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ TTHC về giấy phép lái xe

600

Sở GTVT

33

Nâng cấp phần mềm chấm điểm chỉ số cải cách hành chính (bổ sung tính năng điều tra xã hội học và hiệu chỉnh theo yêu cầu thực tế)

850

Sở Nội vụ

34

Kinh phí thực hiện đề án: “Số hóa tài liệu tại Lưu trữ lịch sử tỉnh giai đoạn 2022 - 2025” (Chi cục VTLT thực hiện)

10.000

Sở Nội vụ

35

Bổ sung, nâng cấp trang thiết bị CNTT đơn vị quản lý và các đơn vị trực thuộc

5.000

Sở GDĐT

36

Xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu ngành giáo dục (tên cũ theo kế hoạch tên là Trục tích hợp thông tin quản lý giáo dục)

1.000

Sở GDĐT

37

Thuê dịch vụ nền tảng dạy và học, thi trực tuyến cho các cơ sở giáo dục

6.000

Sở GDĐT

38

Xây dựng phần mềm tuyển sinh các lớp đầu cấp

2.000

Sở GDĐT

III

ĐOÀN THANH NIÊN VỚI CHUYỂN ĐỔI SỐ

1.500

 

1

Chương trình 1: NÂNG CAO NHẬN THỨC của ĐVTN với chuyển đổi số

200

 

 

Tổ chức tour tham quan thực tế các doanh nghiệp, mô hình chuyển đổi số thành công cho ĐVTN

200

Tỉnh Đoàn

2

Chương trình 2: Đồng hành với ĐVTN trong PHONG TRÀO THI ĐUA chuyển đổi số

500

 

2.1

Tạo và vận hành các diễn đàn Online chia sẻ về chuyển đổi số cho ĐVTN

100

Tỉnh Đoàn

2.2

Phát động các phong trào thi đua chuyển đổi số

200

Tỉnh Đoàn

2.3

Hỗ trợ triển khai các ý tưởng xuất sắc

200

Tỉnh Đoàn

3

Chương trình 3: THANH NIÊN XUNG KÍCH trong hoạt động chuyển đổi số

500

 

3.1

ĐVTN tiên phong thực hiện chuyển đổi số

100

Tỉnh Đoàn

3.2

Đào tạo, hướng dẫn người dân sử dụng công cụ số

100

Tỉnh Đoàn

3.3

Triển khai phần mềm văn phòng số cho các đơn vị trực thuộc Tỉnh Đoàn

300

Tỉnh Đoàn

4

Chương trình 4: THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch

300

 

4.1

Tổ chức các chương trình hội thảo, tập huấn

100

Tỉnh Đoàn

4.2

Đồng hành, hỗ trợ ĐVTN ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp và du lịch

200

Tỉnh Đoàn

IV

Kinh tế số - Chuyển đổi số Doanh nghiệp

1.100

 

1

Cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho quản trị doanh nghiệp

100

Sở KHĐT

2

Tổ chức hội thảo, chương trình đào tạo

1.000

Sở KHĐT

V

Chuyển đổi số cho các lĩnh vực ưu tiên

64.580

 

1

Lĩnh vực Du lịch

7.000

 

1.1

Triển khai Cổng thông tin và bản đồ số về du lịch

5.000

Sở VHTTDL

1.2

Triển khai HTTT và CSDL Văn hóa

2.000

Sở VHTTDL

2

Lĩnh vực Nông nghiệp

18.000

 

2.1

Xây dựng vùng sản xuất công nghệ cao

10.000

Sở NNPTNT

2.2

Triển khai HTTT và CSDL truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng, truy vết sản phẩm trong nền kinh tế tuần hoàn gắn với thương mại điện tử.

5.000

Sở NNPTNT

2.3

Triển khai HTTT và CSDL ngành nông nghiệp phát triển nông thôn

3.000

Sở NNPTNT

3

Lĩnh vực Tư pháp

1.500

 

3.1

Triển khai HTTT và CSDL Quản lý công chứng - chứng thực - ngăn chặn

1.500

Sở Tư pháp

3.2

Số hóa hộ tịch

6.450

Sở Tư pháp

3.3

Triển khai xây dựng phần mềm quản lý xử lý vi phạm hành chính

4.100

Sở Tư pháp

4

Lĩnh vực quản lý khu kinh tế

2.880

 

4.1

Nền tảng cửa khẩu số

2.880

Ban quản lý khu kinh tế

5

Lĩnh vực Lao động-Thương binh và Xã hội

5.200

 

5.1

Xây dựng CSDL quản lý đối tượng khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh

2.830

Sở LĐTBXH

5.2

Xây dựng CSDL quản lý đối tượng nghiện trên địa bàn tỉnh

2.370

Sở LĐTBXH

6

Lĩnh vực Phát thanh và Truyền hình

30.000

 

 

Đầu tư trang thiết bị sản xuất, phân phối và lưu trữ nội dung số

30.000

Đài PTTH tỉnh

7

Lĩnh vực Thống kê

 

 

 

Xây dựng phần mềm thu thập thông tin phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá nhanh một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp giữa tỉnh và cấp xã.

3.820

Cục Thống kê tỉnh