- 1 Luật thú y 2015
- 2 Luật Chăn nuôi 2018
- 3 Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT quy định về quản lý thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất; kê đơn, đơn thuốc thú y; sửa đổi Thông tư 18/2018/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025
- 5 Kế hoạch 214/KH-UBND năm 2021 về phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 6 Quyết định 889/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt "Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 301/KH-UBND | Quảng Ninh, ngày 04 tháng 12 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2023-2030
Thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và đảm bảo an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023-2030”. Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 5363/SNNPTNT-CNTY ngày 13/11/2023; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030, như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với gia súc, gia cầm, sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh, phục vụ tiêu dùng trong nước, đảm bảo sức khỏe người dân và tiến tới xuất khẩu;
- Đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ATTP) trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật;
- Kiểm soát thuốc, vắc-xin thú y bảo đảm đạt yêu cầu chất lượng, an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật, an toàn thực phẩm, giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc;
- Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý chuyên ngành chăn nuôi, thú y, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành;
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng, hợp chuẩn, hợp quy đối với các sản phẩm được chế biến từ động vật và sản phẩm động vật. Tăng cường cảnh báo về hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với các sản phẩm xuất khẩu.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người, giai đoạn 2023-2030
- Xây dựng cơ sở, vùng ATDB đối với bệnh Lở mồm long móng (LMLM), Viêm da nổi cục (VDNC), Cúm gia cầm (CGC), Niu-cát-xơn... theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; giám sát định kỳ hàng năm, duy trì điều kiện vùng, cơ sở ATDB sau khi được chứng nhận, cụ thể:
+ 100% trang trại chăn nuôi quy mô vừa, lớn đạt ATDB theo quy định của Việt Nam: trang trại chăn nuôi gà đạt ATDB đối với các bệnh CGC, Niu-cát-xơn; trang trại chăn nuôi lợn đạt ATDB đối với bệnh dịch tả, LMLM; trang trại chăn nuôi trâu, bò đạt ATDB với bệnh LMLM, VDNC;
+ Đến năm 2025, có 05 vùng (đơn vị cấp xã) được công nhận ATDB, cụ thể: huyện Tiên Yên 02 vùng, huyện Đầm Hà 01 vùng, thành phố Móng Cái 01 vùng; thị xã Đông Triều 01 vùng;
+ Từ năm 2026 đến năm 2030, các cơ sở, vùng ATDB tiếp tục được duy trì; có 10 đơn vị cấp xã xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch giám sát bệnh LMLM, CGC và Niu-cát-xơn tiến tới được công nhận ATDB;
+ Từ 2023-2025: xây dựng 01 cơ sở ATDB trên tôm giống; từ năm 2026- 2030 xây dựng 01 cơ sở sản xuất giống cá biển ATDB.
- Xây dựng, duy trì vùng ATDB Dại động vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Đến năm 2025, có 05 vùng (đơn vị cấp xã) được công nhận ATDB Dại, cụ thể: thành phố Hạ Long 03 vùng, thành phố Uông Bí 02 vùng;
+ Từ năm 2026 đến năm 2030, các vùng đã đạt ATDB tiếp tục được duy trì; có 50% các phường, xã của thành phố Hạ Long, thành phố Uông Bí được công nhận vùng ATDB Dại.
- Tăng cường năng lực Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị bệnh động, thực vật về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác phòng, chống dịch.
2.2. Về tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật, giai đoạn 2023-2030.
- 100% động vật, sản phẩm động vật xuất ra khỏi địa bàn tỉnh đăng ký được kiểm dịch đúng quy định;
- 100% động vật đưa vào cơ sở giết mổ tập trung được cơ quan thú y thực hiện kiểm soát giết mổ, truy xuất nguồn gốc;
- Xây dựng và hoàn thành các chương trình giám sát ATTP đối với thịt lợn, thịt gia cầm, thịt trâu, thịt bò, trứng và sản phẩm trứng, mật ong và sản phẩm mật ong; giám sát an toàn thực phẩm đối với nhuyễn thể phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu;
- Đến năm 2025, phấn đấu giảm 50% cơ sở giết mổ nhỏ lẻ (hiện nay đang có 626 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ); đến năm 2030, 100% địa phương cấp huyện có ít nhất 01 cơ sở giết mổ tập trung phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương.
2.3. Mục tiêu cụ thể về nâng cao năng lực quản lý thuốc, vắc-xin thủy đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, giai đoạn 2023-2030.
- 100% cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc, vắc-xin thú y hoạt động trên địa bàn tỉnh được thống kê, quản lý;
- Hằng năm, có ít nhất 10 loại thuốc, vắc-xin thú y lưu hành trên thị trường được giám sát chất lượng, đánh giá hiệu lực; phấn đấu trên 50% các cửa hàng buôn bán thuốc thú y được kiểm tra, giám sát.
2.4. Mục tiêu cụ thể về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thú y, giai đoạn 2023-2030.
- Khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống trực tuyến phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật;
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan đơn vị liên quan xây dựng: Kho dữ liệu số dùng chung lĩnh vực chăn nuôi thú y; hệ thống trực tuyến phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản; hệ thống trực tuyến phục vụ công tác kiểm dịch động vật; hệ thống trực tuyến phục vụ công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ATTP); hệ thống trực tuyến phục vụ công tác quản lý thuốc thú y; hệ thống trực tuyến chỉ đạo điều hành, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác thú y.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa người và động vật
- Kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành chăn nuôi, thú y;
- Xác định và thiết lập vùng ATDB phù hợp với Quy hoạch của tỉnh; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch dự phòng ứng phó khi phát hiện dịch bệnh động vật. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý hoạt động chăn nuôi đảm bảo theo quy định của Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn có liên quan, Kế hoạch số 214/KH-UBND ngày 01/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành về phòng chống dịch bệnh động vật[1]; tổ chức triển khai giám sát dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm để chứng nhận ATDB, cảnh báo, ứng phó dịch bệnh, tập trung các dịch bệnh mới, bệnh nguy hiểm trên động vật;
- Hằng năm, tổ chức giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cao; tổ chức triển khai giám sát, lấy mẫu xét nghiệm chứng nhận ATDB, an toàn thực phẩm (ATTP); xây dựng hồ sơ, thẩm định hồ sơ công nhận vùng, cơ sở ATDB;
- Tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đăng ký, xây dựng cơ sở ATDB động vật tại các vùng chăn nuôi trọng diêm phù hợp với quy hoạch của tỉnh, các quy định của Luật Thú y; hỗ trợ các doanh nghiệp chăn nuôi trên địa bàn tỉnh xây dựng các chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn ATDB, ATTP phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu đối với các sản phẩm thế mạnh của tỉnh;
- Kiện toàn, tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp; đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống dịch bệnh, xây dựng cơ sở ATDB; giám sát, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật cho cán bộ thú y và các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi, thú y;
- Tổ chức kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh; kiểm soát giết mổ động vật, vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ tập trung để chủ động kiểm soát dịch bệnh;
- Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật; duy trì, nâng cấp phần mềm quản lý dữ liệu bảo đảm yêu cầu truy xuất nguồn gốc.
2. Tăng cường quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật
2.1. Tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, KSGM, ATTP
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm;
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tại Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị bệnh động, thực vật để phục vụ công tác xét nghiệm các đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
- Tăng cường phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về thú y với lực lượng công an, quản lý thị trường và chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn; phối hợp phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, giết mổ, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trái phép, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm;
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở giết mổ tập trung quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh; trong thời gian chưa xây dựng được cơ sở giết mổ tập trung, thực hiện rà soát, sắp xếp những hộ, điểm giết mổ nhỏ lẻ tại các cụm xã, trung tâm phường, thị trấn, để thực hiện nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng mới cơ sở giết mổ gom nhỏ lẻ, cơ bản đảm bảo yêu cầu, tiêu chí theo quy định;
- Xây dựng cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung quy mô gom nhỏ lẻ.
2.2. Giám sát vệ sinh thú y, ATTP đối với sản phẩm động vật
- Hàng năm xây dựng và thực hiện giám sát vệ sinh thú y, ATTP (vi sinh vật, tồn dư hóa chất, thuốc thú y, chất cấm...) tại các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm và thủy sản;
- Xây dựng và triển khai chương trình thông tin, tuyên truyền về vệ sinh thú y, ATTP; đào tạo, tập huấn, phổ biến, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi, kinh doanh, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật thực hiện tốt các quy định pháp luật mới ban hành, các quy định có liên quan đến công tác kiểm dịch, vệ sinh thú y, ATTP; hợp tác trao đổi thông tin với các địa phương trên cả nước về quản lý kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật.
3. Nâng cao năng lực quản lý thuốc, vắc-xin thú y đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả
3.1. Tăng cường năng lực quản lý thuốc, vắc-xin thú y
- Thường xuyên rà soát, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật quản lý thuốc, vắc-xin thú y;
- Thống kê, xây dựng, cập nhật dữ liệu về buôn bán, sử dụng thuốc thú y trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y đối với những cơ sở đủ điều kiện; xử lý, đình chỉ hoạt động những cơ sở buôn bán thuốc thú y không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với hoạt động buôn bán thuốc thú y trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý thuốc thú y, về kháng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; xây dựng và triển khai chương trình truyền thông về quản lý, kê đơn thuốc, sử dụng thuốc kháng sinh và phòng chống kháng thuốc.
3.2. Giám sát chất lượng thuốc thú y
Hàng năm, bố trí kinh phí triển khai giám sát chất lượng thuốc thú y theo quy định tại Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; giám sát chất lượng vắc-xin, hóa chất sát trùng, khử trùng dùng trong thú y do nhà nước hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
3.3. Giám sát sử dụng kháng sinh và kháng thuốc
- Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc kê đơn, bán và sử dụng thuốc thú y theo đơn; giám sát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
- Hàng năm, bố trí kinh phí triển khai kế hoạch giám sát kháng thuốc, cảnh báo nguy cơ kháng thuốc trong chăn nuôi, nuôi tròng thủy sản.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thú y
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, chỉ đạo điều hành của ngành thú y. Tiếp tục triển khai hiệu quả hệ thống trực tuyến báo cáo dịch bệnh động vật (VAHIS) theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị thuộc Bộ;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan Trung ương triển khai các nhiệm vụ: Xây dựng kho dữ liệu số dùng chung của ngành thú y; xây dựng hệ thống trực tuyến phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; xây dựng hệ thống trực tuyến phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; xây dựng hệ thống trực tuyến phục vụ công tác quản lý kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, ATTP; xây dựng hệ thống trực tuyến phục vụ công tác quản lý thuốc; hệ thống trực tuyến phục vụ chỉ đạo, điều hành, đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực thú y;
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn nhân lực tiếp nhận, vận hành, sử dụng các hệ thống, dữ liệu được Trung ương xây dựng.
III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
1. Nguồn kinh phí thực hiện
- Nguồn ngân sách Nhà nước giao dự toán hàng năm;
- Nguồn hỗ trợ từ Trung ương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Kinh phí do các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tự đảm nhiệm.
2. Cơ chế tài chính
2.1. Ngân sách tỉnh: Đảm bảo kinh phí triển khai các chương trình, kế hoạch phòng, chống các loại dịch bệnh trên động vật, các bệnh lây truyền từ động vật sang người; xây dựng thí điểm các vùng ATDB; kinh phí cho các hoạt động quản lý nhà nước về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, ATTP; quản lý thuốc thú y, vắc-xin; ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thú y... ở cấp tỉnh.
2.2. Ngân sách cấp huyện: Đảm bảo kinh phí triển khai các chương trình, kế hoạch phòng, chống các loại dịch bệnh trên động vật, các bệnh lây truyền từ động vật sang người; xây dựng vùng ATDB; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung; hoạt động giám sát vệ sinh thú y, ATTP; ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thú y... ở cấp huyện và cấp xã.
2.3. Kinh phí do các tổ chức, cá nhân: Tự đảm bảo kinh phí tổ chức xây dựng, đánh giá, chứng nhận, duy trì cơ sở ATDB theo quy định của pháp luật hiện hành; kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm mẫu khi thực hiện kiểm dịch; phí, lệ phí kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ... và các chi phí xử lý động vật, sản phẩm động vật, các loại thuốc thú y, vắc-xin không đảm bảo chất lượng theo quy định.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch;
- Hàng năm, lập dự toán nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cấp tỉnh;
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch tại các địa phương; đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí đủ kinh phí để các đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao trên nguyên tắc đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xúc tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm. Hướng dẫn các chủ đầu tư lập và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo đúng quy định và quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các hoạt động về phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người; phòng chống kháng thuốc, chia sẻ kịp thời thông tin về kháng thuốc trong y tế;
- Tăng cường các biện pháp ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán kháng sinh trong y tế để sử dụng trong nông nghiệp;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm ATTP quy định của pháp luật và quyết định phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Phối hợp, chia sẻ thông tin với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý ATTP trong chuỗi cung ứng thực phẩm có nguồn gốc động vật.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Hỗ trợ kết nối, đồng bộ dữ liệu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (lĩnh vực chuyên ngành thú y) vào hệ thống dữ liệu của tỉnh, Trung ương khi có yêu cầu;
- Phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về chuyển đổi số trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát phát triển nông thôn.
6. Sở Công Thương
Phối hợp chia sẻ thông tin với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế về quản lý ATTP đối với các cơ sở được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công, phân cấp quản lý; tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.
7. Công an tỉnh
Chủ trì, chỉ đạo lực lượng chức năng điều tra, theo dõi, nắm tình hình đối với các đối tượng có biểu hiện hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh.
8. Cục Quản lý thị trường tỉnh
Tăng cường công tác kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm lưu thông trên địa bàn tỉnh.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch trên địa bàn quản lý; hàng năm, bố trí kinh phí đảm bảo triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp quản lý;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; trong đó tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Rà soát, bố trí quỹ đất để kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn quản lý theo quy hoạch;
+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ đối với các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ trên địa bàn theo đúng quy định tại Điều 76 Luật Thú y;
+ Xây dựng lộ trình di rời các cơ sở, hộ kinh doanh giết mổ động vật nhỏ lẻ vào cơ sở giết mổ động vật tập trung có kiểm soát của chính quyền địa phương, cơ quan thú y và giải pháp quyết liệt để quản lý, kiểm tra việc thực hiện; kiên quyết xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với cơ sở, hộ kinh doanh giết mổ không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm;
+ Chỉ đạo thực hiện công tác tiêm vắc-xin phòng dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm, vệ sinh khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị chuyên môn thực hiện công tác giám sát lưu hành mầm bệnh đối với một số bệnh truyền nhiễm, lấy mẫu huyết thanh giám sát sau tiêm phòng vắc-xin và các nhiệm vụ có liên quan;
+ Hàng năm chủ động bố trí kinh phí dự phòng đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, kiểm soát vận chuyển, kiểm tra vệ sinh thú y, ATTP, quản lý thuốc thú y, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số... trên địa bàn.
- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) theo quy định.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các địa phương chủ động phối hợp với chính quyền các cấp, các sở, ngành, cơ quan đơn vị có liên quan tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
11. Doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật
- Tuân thủ các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với các hoạt động có liên quan;
- Chủ động nguồn kinh phí hoạt động và đề xuất hỗ trợ kinh phí theo các chính sách của nhà nước hiện hành; đề xuất hưởng cơ chế, chính sách của nhà nước phải đảm bảo đúng đối tượng, thủ tục và trình tự hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định;
- Chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn thú y các cấp và các đơn vị liên quan của địa phương lập kế hoạch xây dựng cơ sở chăn nuôi ATDB; kê khai hoạt động chăn nuôi theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuyển chọn, bố trí nguồn nhân lực đã được đào tạo, tập huấn và nắm rõ các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn sinh học, ATDB và ATTP; chủ động và tích cực thực hiện các giải pháp về phòng, chống và giám sát dịch bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn;
- Xây dựng và chủ động bố trí kinh phí, nhân sự để triển khai các chương trình tự giám sát; đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từng công đoạn của chuỗi sản xuất, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về ATTP; xây dựng và vận hành các quy trình vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ cơ sở chăn nuôi đến cơ sở giết mổ, chế biến; quy trình giết mổ, chế biến bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, ATTP.
Căn cứ nội dung Kế hoạch, yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc gửi văn bản về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, giải quyết theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
[1] Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Kế hoạch phòng chống bệnh Dịch tà lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025; các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh: Số 252/KH-UBND ngày 12/11/2019 về phòng chống dịch bệnh Cúm gia cầm tỉnh, giai đoạn 2020-2025 số 145/KH-UBND ngày 04/8/2021 về phòng, chống bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025; số 132/KH-UBND ngày 05/7/2021 về thực hiện phòng, chống một số bệnh dịch nguy hiểm trên động vật thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2030.
- 1 Kế hoạch 2913/KH-UBND năm 2023 thực hiện “Kế hoạch quốc gia triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2 Kế hoạch 352/KH-UBND năm 2023 triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và đảm bảo an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2023-2030
- 3 Kế hoạch 181/KH-UBND năm 2023 triển khai nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và đảm bảo an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023-2030, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn