- 1 Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG năm 2020 về Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 ban hành
- 3 Quyết định 2225/QĐ-BCĐQG năm 2020 về "Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng" do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 ban hành
- 4 Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG năm 2021 ban hành "Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19" do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ban hành
- 5 Chỉ thị 07/CT-BCT năm 2021 về thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp do Bộ Công Thương ban hành
- 6 Công văn 5858/BYT-MT năm 2021 hướng dẫn phòng chống dịch tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg do Bộ Y tế ban hành
- 7 Công văn 5187/VPCP-CN năm 2021 về tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8 Công văn 4728/BCT-TTTN năm 2021 hướng dẫn bố trí địa điểm tạm thời và mở lại chợ sau thời gian tạm thời đóng cửa để bảo đảm phòng chống dịch Covid-19 do Bộ Công thương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 303/KH-UBND | Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 8 năm 2021 |
Thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và các Công điện, Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu theo các cấp độ của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong tình hình mới, với các nội dung như sau:
1. Mục đích
- Xây dựng phương án đảm bảo cung ứng kịp thời các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có nhu cầu cao phục vụ đời sống người dân, bình ổn thị trường khi dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định tình hình để phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổ chức các hoạt động thương mại ổn định, khai thác hàng hóa đủ về số lượng, chủng loại, đảm bảo chất lượng phục vụ trước, trong và sau dịch bệnh, hạn chế tình trạng khan hiếm hàng hóa, tăng giá cục bộ.
- Kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại khác.
- Kịp thời hỗ trợ đảm bảo nhu cầu tiêu dùng thực phẩm thiết yếu ở mức độ tiêu dùng tối thiểu cho người dân ở khu vực cách ly, phong tỏa do dịch bệnh.
2. Yêu cầu
- Áp dụng phương châm “4 tại chỗ”[1] trong phương án cung ứng hàng hóa đảm bảo phòng chống dịch. Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng để có biện pháp điều hành hoặc kiến nghị, đề xuất nhằm bình ổn thị trường đảm bảo đủ nguồn hàng thiết yếu phục vụ người dân. Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cung ứng các mặt hàng thiết yếu, bình ổn giá cả, thị trường nhằm ứng phó kịp thời, có hiệu quả với những bối cảnh mới phát sinh trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi và cung cấp thông tin giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh.
- Phát huy vai trò của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong việc chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Trên cơ sở đánh giá tình hình diễn biến của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh và phạm vi thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 (sau đây gọi là Chỉ thị 16/CT-TTg) để đánh giá tình hình thị trường, cung ứng hàng hóa theo 03 tình huống của dịch Covid-19, cụ thể:
- Cấp độ 1: Khi tình hình dịch bệnh ổn định, các ca bệnh đã được cách ly, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
- Cấp độ 2: Khi áp dụng thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg tại một số địa phương.
- Cấp độ 3: Khi áp dụng thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg trên phạm vi toàn tỉnh.
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ DỰ BÁO NGUỒN CUNG HÀNG HÓA THIẾT YẾU
1. Đánh giá tình hình dịch bệnh Covid 19
Đánh giá mức độ nguy cơ theo Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 và dự báo tình hình dịch bệnh: Toàn tỉnh có mức nguy cơ cao; từ ngày 07/8/2021 đến ngày 17/8/2021, dịch bệnh bùng phát trở lại do phát hiện thêm 18 ca cộng đồng, trong đó có 03 ca bệnh tại Cẩm Xuyên chưa rõ nguồn lây, 10 ca tại thị xã Hồng Lĩnh và 05 ca tại Nghi Xuân có lịch trình di chuyển phức tạp. Chợ đầu mối thành phố Vinh cũng xuất hiện nhiều ca cộng đồng, nơi người dân Hà Tĩnh giao thương, buôn bán nhiều. Đồng thời, tình hình dịch bệnh tại một số tỉnh phía Nam diễn biến hết sức phức tạp, số lượng người về/đến trên địa bàn từ các tỉnh, thành phố đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe gắn máy nhiều; phần lớn trong số này có nguy cơ dương tính cao, từ 10/7/2021 đến nay đã phát hiện nhiều trường hợp dương tính khi về trên địa bàn tỉnh.
Giai đoạn trước đây, khi Hà Tĩnh thực hiện cách ly y tế tại thành phố Hà Tĩnh và một số địa phương trong tỉnh, nguồn hàng cung ứng trên thị trường tương đối ổn định do có thể điều phối hàng hóa từ huyện này sang huyện khác và từ các tỉnh lân cận, các tỉnh phía Bắc, phía Nam chưa thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg; hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối bình thường. Song tại thời điểm hiện nay, hầu hết các tỉnh trong cả nước đều có ca bệnh covid-19 và nhiều tỉnh đang thực hiện hoặc kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg; một số địa phương đã thực hiện lệnh giới nghiêm vào buổi tối. Các tỉnh, thành trong cả nước cũng phải chủ động nguồn hàng cho địa phương mình, nên việc điều phối hàng hóa từ tỉnh này sang tỉnh khác sẽ gặp khó khăn hơn. Nhiều nhà máy sản xuất lớn đáp ứng nhu cầu hàng công nghệ phẩm phía Nam, phía Bắc do dịch bệnh nên ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, do đó nguồn hàng cung ứng trên thị trường sẽ tiếp tục khó khăn.
Để đảm bảo công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu của Nhân dân, dự báo nhu cầu hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh trong thời gian có dịch bệnh như sau:
2.1. Về nhu cầu hàng hóa thiết yếu
(1) Nhóm hàng lương thực: Trong thời gian 21 ngày, nhu cầu tiêu thụ gạo bình quân một người là 6kg, dân số toàn tỉnh là 1.300.000 người, nhu cầu tiêu thụ gạo của toàn tỉnh trong 21 ngày bình quân là 7.800 tấn.
(2) Nhóm hàng thực phẩm tươi sống:
Nhóm thịt gia súc, gia cầm và thủy sản: Nhu cầu tiêu thụ thịt hơi một người/21 ngày bình quân khoảng 3,2 kg (bao gồm 1 kg thịt lợn; 0,9 kg thịt gà; 0,7 kg thịt bò và 0,6 kg thủy hải sản), nhu cầu tiêu thụ của tỉnh: 4.160 tấn/21 ngày.
Nhóm rau xanh các loại: Nhu cầu tiêu thụ rau của một người cần 6,75 kg/21 ngày, tổng nhu cầu rau xanh toàn tỉnh là 8.775 tấn/21 ngày.
Nhóm trứng gia cầm: Nhu cầu tiêu thụ trứng gia cầm một người trong 21 ngày từ 3 đến 4 quả, tổng nhu cầu toàn tỉnh dự kiến là 3,9 đến 5,2 triệu quả.
(3) Nhóm hàng công nghệ phẩm tiêu dùng (đường, nước mắm, bột canh, mỳ chính; mỳ ăn liền; dầu ăn; muối I-ốt) và hóa mỹ phẩm (kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội, nước rửa chén, bột giặt, nước rửa tay).
Mì ăn liền: Trung bình trong 21 ngày nhu cầu một người là từ 10 đến 12 gói mỳ ăn liền, tổng nhu cầu toàn tỉnh dự kiến là 478.500 thùng mỳ (30 gói/thùng).
Dầu ăn: Nhu cầu tiêu thụ một người/21 ngày là 0,63 lít, tổng nhu cầu toàn tỉnh là 819.000 lít.
Muối I-ốt: Nhu cầu muối I-ốt một người/21 ngày là 0,105 kg, nhu cầu toàn tỉnh là 137 tấn.
Nhóm công nghệ phẩm tiêu dùng khác (đường, nước mắm, bột canh, mỳ chính): Dự kiến nhu cầu của người dân về các mặt hàng đường, nước mắm, bột canh, mỳ chính là 0,375 kg cho một người/21 ngày, nhu cầu toàn tỉnh ước tính là 488 tấn.
Nhóm hàng hóa mỹ phẩm (kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội, nước rửa chén, bột giặt, nước rửa tay): Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hóa mỹ phẩm phục vụ vệ sinh cá nhân, tẩy rửa của toàn tỉnh trong 21 ngày dự kiến khoảng 480.000 lít đến 1.000.000 lít.
(4) Nước uống đóng chai: Nhu cầu tiêu thụ nước uống đóng chai một người/21 ngày là 4,5 lít, nhu cầu toàn tỉnh khoảng 5.850.000 lít.
(5) Khẩu trang kháng khuẩn: Dự kiến khi dịch bệnh xảy ra, người dân chủ yếu ở nhà, chỉ ra ngoài khi mua hàng hóa cần thiết, nhu cầu khẩu trang một người trong 21 ngày khoảng 4 đến 5 cái. Nhu cầu toàn tỉnh khoảng 5.850.000 khẩu trang.
(6) Nhóm hàng xăng dầu: Khi dịch bệnh xảy ra thì nhu cầu đi lại của người dân giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh bị hạn chế cho nên nhu cầu tiêu dùng bình quân 21 ngày trên địa bàn tỉnh dự kiến khoảng 6.000m3.
2.2. Về dự kiến nguồn cung hàng hóa thiết yếu
(1) Nhóm hàng lương thực: Sản lượng lúa vụ Hè Thu và vụ mùa của toàn tỉnh ước đạt trên 210.000 tấn. Dự kiến nguồn hàng lương thực có thể cung ứng khoảng 70-80% nhu cầu của người dân, riêng các doanh nghiệp đầu mối, siêu thị trên địa bàn có khả năng dự trữ, cung ứng 20-30% nhu cầu toàn tỉnh, còn lại người dân tự cung, tự cấp.
(2) Nhóm hàng thực phẩm tươi sống
Nhóm thịt gia súc, gia cầm và thủy sản: Dự kiến 6 tháng cuối năm sản lượng thịt hơi xuất chuồng trên địa bàn tỉnh đạt 50.000 tấn, trung bình 8.333 tấn/tháng. Các địa phương cần chủ động điều tiết nguồn hàng hợp lý, cung cấp cho nhu cầu thiết yếu của người dân. Các siêu thị trên địa bàn tăng lượng dự trữ thịt hơi lên từ 50% đến 100% so với ngày thường để đáp ứng thêm nhu cầu trong trường hợp cần huy động nguồn hàng gấp cung cấp cho nơi phong tỏa, cách ly khi tình hình dịch diễn biến phức tạp.
Nhóm rau xanh các loại: Dự kiến sản lượng sản xuất trong tỉnh vụ Hè và vụ Đông là trên 40.000 tấn, đáp ứng 50-60% nhu cầu của người dân. Đồng thời, các siêu thị trên địa bàn tăng lượng hàng hóa dự trữ từ 50-70% so với ngày thường để đáp ứng thêm nhu cầu người dân khi dịch bệnh xảy ra. Còn lại chủ yếu người dân tự cung tự cấp.
Nhóm trứng gia cầm: Dự kiến sản lượng trứng gia cầm 6 tháng cuối năm khoảng 164 triệu quả. Nguồn hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân; các siêu thị tham gia khai thác, dự trữ hàng để đáp ứng thêm nhu cầu khi số lượng người dân tại các khu cách ly, khu phong tỏa tăng nhanh, nguồn hàng tại chỗ tạm thời không đủ để cung cấp.
(3) Nhóm hàng công nghệ phẩm tiêu dùng (đường, nước mắm, bột canh, mỳ chính; mỳ ăn liền; dầu ăn; muối I-ốt) và hóa mỹ phẩm (kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội, nước rửa chén, bột giặt, nước rửa tay): Ngoại trừ muối I-ốt, bột canh có thể chủ động trong tỉnh, còn lại các sản phẩm công nghệ phẩm tiêu dùng và hóa mỹ phẩm phải nhập từ các cơ sở sản xuất, chế biến ngoại tỉnh. Các doanh nghiệp đầu mối, siêu thị tham gia dự trữ có khả năng dự trữ từ 10% đến 30% nhu cầu của toàn tỉnh. Do nhóm hàng công nghệ phẩm tiêu dùng, hóa mỹ phẩm có thời hạn sử dụng dài, các địa phương chỉ đạo các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, các chợ truyền thống trên địa bàn chủ động nguồn hàng dự trữ, có thể đáp ứng nhu cầu còn lại để phục vụ người dân.
(4) Nước uống đóng chai: Các doanh nghiệp đầu mối có khả năng dự trữ khoảng 70%; các siêu thị, cửa hàng tổng hợp, tiện ích, chuyên doanh có khả năng dự trữ để cung ứng khoảng 25-30% lượng nhu cầu của người dân khi tình hình dịch diễn biến phức tạp.
(5) Khẩu trang kháng khuẩn: Doanh nghiệp sản xuất và các siêu thị tham gia dự trữ có khả năng đáp ứng 30% nhu cầu toàn tỉnh, còn lại tại các nhà thuốc, doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế, các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh có khả năng dự trữ và cung ứng cho 70% nhu cầu còn lại của người dân.
(6) Nhóm hàng xăng dầu: Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 02 tổng kho xăng dầu (KKT Vũng Áng và xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân); có 223 hệ thống CHXD bán lẻ được bố trí đều khắp trên 13 huyện, thành phố, thị xã; do đó cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về xăng dầu cho người dân.
3. Dự báo tình hình về giá cả các loại hàng hóa
- Tình hình cung ứng và giá cả hàng hóa hiện nay: nguồn cung hàng hóa thiết yếu và giá cả (lương thực, thực phẩm) trên thị trường vẫn ổn định.
- Dự báo khi xảy ra dịch từ cấp độ 2 nhu cầu tiêu dùng và giá một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu (lương thực, thực phẩm) tăng do người dân lo sợ lây lan dịch bệnh trên diện rộng sẽ có tâm lý mua tích trữ nhu yếu phẩm để dùng dần, gây nên tình trạng khan hàng, tăng giá những ngày đầu.
IV. KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ THEO TỪNG CẤP ĐỘ DỊCH
- Áp dụng nguyên tắc “4 tại chỗ”, phát huy tối đa năng lực cung ứng hàng hóa của từng địa bàn. Trong đó, sử dụng nguồn cung hàng hóa của các hộ kinh doanh đối với nhóm hàng thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến sẵn, các hàng tiêu dùng, hàng gia dụng khác... Riêng đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm tươi sống chủ yếu sử dụng nguồn lực từ các trang trại, cơ sở sản xuất, các hộ nông dân trong tỉnh.
- Khuyến khích người dân trong khu vực cách ly, phong tỏa cũng như người dân trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã khi có nhu cầu về hàng hóa sẽ ưu tiên sử dụng hàng đã có tại các địa phương. Trường hợp các đầu mối cung ứng hàng hóa tại địa phương không có hoặc không đủ số lượng cung ứng, liên hệ đặt hàng trực tuyến, đặt hàng qua điện thoại với các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, thương nhân đầu mối thu mua hàng hóa... trên địa bàn để đặt mua hàng hóa.
- Hình thành và phát huy vai trò của Tổ cung ứng hàng hóa tại khu vực, tại các địa phương, hỗ trợ nhận đơn hàng của người dân tại khu vực bị cách ly, phong tỏa để đặt hàng; với yêu cầu công tác giao nhận hàng hóa phải đảm bảo các quy định về an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các chốt kiểm soát
2.1. Nhận định tình hình
Thị trường hàng hóa của tỉnh không bị tác động nhiều do dịch bệnh. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, thương mại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, toàn tỉnh có nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại do tình hình dịch bệnh tại một số tỉnh phía Nam và các tỉnh thành khác diễn biến rất phức tạp, người từ vùng có dịch về trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều, tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện ca bệnh trong cộng đồng.
2.2. Biện pháp triển khai thực hiện
a) Sở Công Thương
- Tiếp tục chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành rà soát các đơn vị kinh doanh, mua bán mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống... trên địa bàn tỉnh để nắm bắt tình hình, khả năng cân đối, đáp ứng nguồn hàng.
- Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ dự trữ hàng hóa thiết yếu, vận chuyển hàng hóa, điểm bán hàng lưu động khi dịch bệnh diễn biến phức tạp (trong trường hợp cần thiết).
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh; phối hợp triển khai các giải pháp tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát, chỉ đạo các địa phương lập danh sách gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, Sở Y tế bố trí tiêm vắc xin phòng chống Covid 19 cho các đối tượng thuộc các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu (trước mắt ưu tiên cho cán bộ nhân viên các siêu thị, trung tâm thương mại, các hộ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu tại chợ), xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng và các đối tượng giao nhận hàng (đây là lực lượng mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của người dân trong thời gian giãn cách xã hội).
- Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG ngày 28/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng” (sau đây gọi là Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG); hướng dẫn, đôn đốc việc cập nhật bản đồ chung sống an toàn với Covid-19 tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch đảm bảo nguồn cung hàng hóa, điều tiết hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh, báo cáo về Sở Công Thương theo quy định.
b) Sở Tài chính: Chủ động theo dõi giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu; phối hợp với Sở Công Thương tham mưu cho UBND tỉnh cơ chế hỗ trợ dự trữ hàng hóa thiết yếu, vận chuyển hàng hóa thiết yếu, điểm bán hàng lưu động.
c) Sở Y Tế
- Thường xuyên nắm bắt, theo dõi tình hình thị trường thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch; cung cấp thông tin về các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch về Sở Công Thương để phối hợp, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý.
- Phối hợp với các Sở, ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Ưu tiên tiêm vắc xin cho các đối tượng thực hiện việc cung ứng, vận chuyển hàng hóa thiết yếu trong tỉnh, cho đội ngũ lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh, đội ngũ giao hàng tận nhà, tận cơ sở cách ly, phong tỏa, đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu; các đối tượng thuộc đề xuất của Sở Công Thương đã rà soát, lập danh sách, gửi Sở Y tế.
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tuyên truyền, khuyến cáo các địa phương và người dân tăng cường phát triển sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi), đồng thời chú ý phòng chống dịch hại cho cây trồng, vật nuôi để đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm.
- Theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết để chỉ đạo kịp thời; nắm chắc nguồn cung ứng các mặt hàng nông sản thiết yếu, cung cấp thông tin cho Sở Công Thương để tổng hợp tính toán nhu cầu hỗ trợ khi cần thiết; phối hợp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thu mua nông sản khi đến tiêu thụ hàng rau, củ, quả, hàng thực phẩm sản xuất, nuôi trồng trên địa bàn.
e) Cục Quản lý thị trường tỉnh: Chỉ đạo các đội QLTT tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng; găm hàng, tăng giá; tung tin thất thiệt để tăng giá trục lợi, bán sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm... đối với các mặt hàng thiết yếu và mặt hàng có nhu cầu cao.
f) Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp UBND các huyện, thành phố, thị xã nghiên cứu, phát triển phần mềm “Thẻ vào chợ” ứng dụng công nghệ thông tin khi tình hình dịch diễn biến phức tạp, giúp kiểm soát mật độ người dân tại các chợ, siêu thị, TTTM, các khu vực mua bán hàng hóa thiết yếu thường tập trung đông người.
g) Ngân hàng nhà nước tỉnh: Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu kết nối với các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn trong việc tiếp cận nguồn vốn; chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi, đúng quy định cho các doanh nghiệp về quy trình, thủ tục, thời gian giải ngân và có cơ chế ưu đãi lãi suất phục vụ nhu cầu dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trong tình hình xảy ra dịch Covid-19.
h) UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Tổ chức làm việc với các Ban quản lý chợ, Doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh và khai thác chợ trên địa bàn về công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19; nắm bắt diễn biến giá cả thị trường, nhu cầu tiêu dùng, nguồn cung hàng hóa tại các doanh nghiệp đầu mối và các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống cửa hàng tiện ích, cửa hàng tạp hóa... trên địa bàn; trong trường hợp có sự biến động đột biến về giá cả, nguồn hàng lập thời báo cáo về Sở Công Thương đề xuất phương án xử lý.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đảm bảo nguồn hàng phục vụ người dân trên địa bàn theo phương châm 4 tại chỗ. Tổ chức điều phối cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân tại các khu vực cách ly, bố trí nhân lực, phương tiện để sẵn sàng điều phối vận chuyển hàng hóa đến các hộ dân trong vùng phong tỏa cách ly y tế.
- Xây dựng phương án, chỉ đạo lực lượng chức năng trên địa bàn tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các trường hợp đầu cơ, tích trữ, trục lợi, đẩy giá bán lên cao bất hợp lý.
- Chỉ đạo các đơn vị, các hộ dân sản xuất nông nghiệp tăng cường sản xuất, đảm bảo cung ứng và tự cung cấp sản phẩm hàng hóa thiết yếu cho tiêu dùng tại chỗ và cho các địa phương khác có nhu cầu cao hơn.
- Rà soát lại các địa điểm có thể sử dụng để làm kho hàng hóa, các điểm bán lưu động phù hợp để tổ chức phân phối hàng hóa theo chỉ đạo của tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác dự trữ hàng hóa, tổ chức bán hàng ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn, đặc biệt khi dịch xảy ra ở cấp độ 2,3.
- Chỉ đạo, đôn đốc các chợ, Trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch theo Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG
i) Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn
- Xây dựng kế hoạch tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh xuyên suốt, liên tục; điều tiết, luân chuyển hàng hóa kịp thời tại các điểm bán để đáp ứng nhu cầu hàng hóa thiết yếu người dân; sẵn sàng phối hợp với chính quyền các cấp thực hiện điều tiết nguồn hàng, tổ chức cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân trên địa bàn khi dịch bệnh xảy ra, đặc biệt khi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Kịp thời phản ánh khó khăn, đề xuất giải pháp nhằm dự trữ đủ nguồn hàng, vật tư nguyên liệu tại chỗ; đảm bảo hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa liên tục, không gián đoạn, kể cả trong tình huống dịch bệnh lan rộng, nhiều khu vực bị cách ly; phối hợp cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp về UBND cấp huyện và Sở Công Thương khi yêu cầu.
- Đẩy mạnh công tác bán hàng qua kênh thương mại điện tử để hạn chế việc mua sắm, tập trung nơi đông người tránh lây lan dịch bệnh.
- Tiếp tục triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch theo Quyết định số 2225/QĐ-BCĐQG, 2194/QĐ-BCĐQG, thường xuyên cập nhật tình hình công tác tổ chức phòng, chống dịch của đơn vị lên bản đồ chung sống an toàn với Covid-19.
3. Cấp độ 2: Khi áp dụng thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg tại một số địa phương
3.1. Nhận định tình hình
Xuất hiện một số trường hợp mắc bệnh Covid-19 trong cộng đồng; tư tưởng người dân hoang mang; tâm lý mua hàng hóa tích trữ, sử dụng dần diễn ra; các biện pháp phòng ngừa, khoanh vùng, cách ly được thực hiện sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại.
Hàng hóa phải điều tiết nhiều lần/ngày đối với các hệ thống phân phối trong tỉnh. Các hoạt động thương mại tại một số địa phương trong tỉnh có thể sẽ dừng hoạt động do nằm trong vùng cách ly y tế (một số chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, một số cơ sở sản xuất nông nghiệp..
Đời sống nhân dân ở các vùng bị cách ly, phong tỏa có nhiều biến động. Lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm sẽ khan hiếm cục bộ do người dân mua hàng tích trữ và hoạt động thương mại bị gián đoạn, giá cả các mặt hàng này dự kiến sẽ tăng nhẹ.
Một số doanh nghiệp, chợ, TTTM, siêu thị, cửa hàng cung ứng hàng hóa thiết yếu sẽ tạm dừng hoạt động do phong tỏa tạm thời để truy vết các ca F0 từng đến, khử trùng, sát khuẩn theo yêu cầu; nhân viên các cơ sở này có thể trở thành F1, hoặc F0, phải thực hiện đi điều trị, cách ly hoặc không thể đến địa điểm làm việc do các chốt phong tỏa được lập để kiểm soát người ra/vào giữa địa phương thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg và khu vực khác; nhân lực để sản xuất, cung ứng, vận chuyển hàng hóa thiết yếu trên địa bàn sẽ tiếp tục thiếu hụt. Các doanh nghiệp tăng cường bán hàng qua kênh thương mại điện tử và thực hiện giao hàng tại nhà, tuy nhiên do nhu cầu tăng cao, nhân lực thiếu hụt, hàng hóa không được cung ứng kịp thời.
3.2. Biện pháp triển khai thực hiện
Tiếp tục triển khai kịch bản đã thực hiện trong cấp độ 1 và triển khai thực hiện các nội dung sau:
a) Sở Công Thương
- Tiếp tục cử cán bộ thường xuyên nắm bắt diễn biến giá cả thị trường, nhu cầu tiêu dùng, nguồn cung hàng hóa tại các siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống cửa hàng tiện ích, cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng, cửa hàng tạp hóa và các chợ trên địa bàn đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm; nhu cầu các nhu yếu phẩm của người dân đặc biệt tại các khu vực cách ly; báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương trước 16h30 hằng ngày.
- Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố, thị xã nắm nhu cầu hàng hóa thiết yếu ở các vùng dịch và địa bàn cách ly, phong tỏa để có phương án phân phối hàng hóa phục vụ nhân dân.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành lệnh huy động hàng hóa thiết yếu khi nguồn cung hàng hóa thiết yếu quá khan hiếm, không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu để cấp phát cho người dân khi cần thiết; thực hiện các thủ tục thanh quyết toán tiền hàng hỗ trợ dự trữ hàng, vận chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp theo quy định (nếu có); thanh toán tiền hàng huy động theo Lệnh của Chủ tịch UBND tỉnh trong trường hợp khẩn cấp (nếu có).
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan nắm tình hình, khả năng cân đối cung cầu, đáp ứng nguồn hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân; hỗ trợ kết nối các đơn vị phân phối với doanh nghiệp sản xuất để đảm bảo nguồn cung hàng hóa sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân; đồng thời hỗ trợ kết nối tiêu thụ các mặt hàng nông sản có nguy cơ dư nguồn cung do ảnh hưởng của dịch bệnh.
- Chỉ đạo các địa phương thực hiện Hướng dẫn số 5858/BYT-MT ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg; Văn bản số 4728/BCT-TTTN ngày 5/8/2021 của Bộ Công Thương về hướng dẫn bố trí địa điểm tạm thời và mở lại chợ sau thời gian tạm thời đóng cửa để bảo đảm phòng chống dịch Covid-19.
b) Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Công Thương tham mưu cho UBND tỉnh ban hành lệnh huy động mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân khi cần thiết; tham mưu UBND thực hiện các thủ tục thanh quyết toán tiền hỗ trợ dự trữ hàng hóa thiết yếu, vận chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp theo quy định (nếu có); thanh toán tiền hàng huy động theo Lệnh của Chủ tịch UBND tỉnh trong trường hợp khẩn cấp (nếu có).
c) Sở Y tế: phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã báo cáo danh sách các vùng dịch và địa bàn cách ly, để có phương án phân phối hàng hóa phục vụ nhân dân.
d) Sở Nông nghiệp và PTNT
- Tiếp tục chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan nắm bắt tình hình sản xuất nông sản, chăn nuôi của nhân dân; vận động nhân dân và các cơ sở chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp duy trì sản xuất, chăn nuôi đủ nguồn lương thực, thực phẩm cung ứng tại chỗ và cung cấp ra thị trường khi cần thiết; đẩy mạnh hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm của các địa phương trong tỉnh, nhất là vùng dịch.
- Rà soát danh sách và lượng cung ứng của các đơn vị, các cơ sở sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho thị trường, báo cáo về Sở Công Thương để có phương án điều phối hàng hóa hợp lý.
e) Sở Giao thông Vận tải
- Chỉ đạo tổ chức giao thông phù hợp, hạn chế thấp nhất phương tiện ra/vào vùng phong tỏa do dịch, kiểm soát phương tiện đi qua địa bàn tỉnh; bố trí hoặc phân luồng, tuyến giao thông ưu tiên phương tiện vận tải chuyên chở hàng hóa hoạt động 24/24h đến các khu vực thiếu hàng hoặc vận chuyển hàng hóa đến khu vực cách ly để cung ứng hàng hóa cho người dân; tạo điều kiện cho phương tiện, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa nông sản thực phẩm tiêu thụ cho nông dân, doanh nghiệp đã đáp ứng đúng yêu cầu 5K của Bộ Y tế ra vào các địa phương trong tỉnh, các địa phương có dịch.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng và các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trên các phương tiện vận tải hàng hóa.
- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất phương án cấp mã (nếu cần thiết) cho các tài xế vận chuyển hàng hóa, các nhân viên giao hàng của các doanh nghiệp phân phối, hệ thống siêu thị, bưu cục, công ty dịch vụ vận chuyển trên địa bàn được phép hoạt động vận chuyển hàng hóa thiết yếu an toàn trong giai đoạn giãn cách xã hội giúp người dân tiếp cận nguồn nhu yếu phẩm mà không phải ra khỏi nhà và tập trung đông người khi đi mua sắm.
- Chủ trì, phối hợp thực hiện Văn bản số 5187/VPCP-CN ngày 29/7/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19 và các quy định của tỉnh trong trường hợp cần thiết.
f) UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Tiếp tục nắm bắt diễn biến giá cả thị trường, nhu cầu tiêu dùng, nguồn cung hàng hóa trên địa bàn; báo cáo về Sở Công Thương trước 15h00 hàng ngày.
- Chủ động triển khai phương án dự trữ hàng hóa, kế hoạch ứng phó đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng người dân trên địa bàn theo các cấp độ ảnh hưởng của dịch bệnh theo phương châm 4 tại chỗ, đặc biệt chú trọng nhóm hàng thực phẩm tươi sống (bao gồm thịt lợn, thịt gà, thịt bò, thủy hải sản, rau xanh, trứng gia cầm,...), do nhóm hàng này lượng dự trữ tại các doanh nghiệp có hạn, không thể dự trữ với số lượng lớn, thời gian bảo quản ngắn, các dụng cụ bảo quản như tủ lạnh, kho lạnh hiện nay không đáp ứng đủ.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các quy định về phòng chống dịch tại các chợ, TTTM, siêu thị trên địa bàn theo quy định; đối với các chợ đầu mối, chợ bán lẻ thực hiện theo Hướng dẫn số 5858/BYT-MT ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg; Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Văn bản số 4728/BCT-TTTN ngày 5/8/2021 của Bộ Công Thương về hướng dẫn bố trí địa điểm tạm thời và mở lại chợ sau thời gian tạm thời đóng cửa để bảo đảm phòng chống dịch Covid-19.
- Chỉ đạo, nắm tình hình các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các HTX, Ban quản lý, tổ quản lý chợ, Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng,... trên địa bàn tiếp tục sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện hoạt động thương mại ổn định, bình thường và liên tục đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh (trừ những đơn vị có quyết định đóng cửa, tạm dừng hoạt động).
- Trong trường hợp nhu cầu của người dân vùng dịch vượt quá khả năng cung ứng của địa phương; rà soát, lập danh sách các khu vực bị cách ly, số lượng người, nhu cầu cần phục vụ các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao, kịp thời tổng hợp gửi Sở Công Thương để điều tiết hàng hóa phục vụ người dân.
- Chỉ đạo các chốt kiểm soát dịch bệnh, Công an huyện, các xã, phường, thị trấn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị (phương tiện, người lái, người giao nhận hàng hóa đã áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng dịch theo yêu cầu 5K của Bộ Y tế) vận chuyển hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm,... được vào, ra địa bàn.
i) Các doanh nghiệp phân phối tham gia chương trình dự trữ và cung ứng hàng hóa trên địa bàn
Chủ động phương án dự trữ, không để đứt gãy nguồn cung hàng hóa, đặc biệt chú trọng nhóm mặt hàng thiết yếu; nghiêm túc phối hợp với Sở Công Thương, chính quyền các cấp thực hiện điều tiết nguồn hàng, tổ chức cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân trên địa bàn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
4. Cấp độ 3: Khi áp dụng thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg trên phạm vi toàn tỉnh
4.1. Nhận định tình hình
Giả định số người trong khu vực cách ly tập trung, số lượng người đến/về từ vùng dịch tăng nhanh. Nhu cầu sử dụng hàng hóa tăng trong nhiều ngày, phải tăng thêm nhiều kho dự trữ hàng hóa tại các huyện, thành phố, thị xã và phải thực hiện điều tiết hàng hóa trong tỉnh; cần huy động thêm một số hàng hóa thiết yếu cần thiết (thực phẩm, rau, củ, quả...) từ kho hàng của các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố khác.
Hoạt động một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải tạm ngừng, chỉ có một số điểm bán mặt hàng thiết yếu hoạt động theo chỉ đạo của tỉnh. Người dân trên địa bàn chỉ ra khỏi nơi ở để mua hàng hóa thiết yếu. Lượng hàng hóa cần thiết cung ứng cho người dân trên địa bàn tăng cao trong những ngày đầu, trong khi nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh phải tạm ngừng hoạt động, giá của một số mặt hàng này dự kiến sẽ tăng cao. Huy động thêm các phương tiện để vận chuyển hàng hóa; tiếp tục mở thêm các kho hàng tăng lượng dự trữ, điều tiết cung ứng hàng hóa trong tỉnh trong thời gian ngắn nhất; mở thêm các điểm bán hàng lưu động để phục vụ nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân.
4.2. Biện pháp triển khai thực hiện
Tiếp tục triển khai kịch bản đã thực hiện trong cấp độ 2 và triển khai thực hiện các nội dung sau:
a) Sở Công Thương:
- Thông qua việc nắm bắt thông tin hàng ngày và báo cáo của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, khả năng cung ứng của các đơn vị:
Trường hợp nguồn cung vẫn đủ đáp ứng nhu cầu của người dân, yêu cầu doanh nghiệp giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng các đại lý găm hàng, nâng giá hoặc đầu cơ tăng giá gây “sốt” hàng và có phương án điều tiết nguồn hàng đảm bảo phân bổ đủ cung ứng cho từng đại lý phân phối của mình và từng người dân mua hàng.
Trường hợp thiếu hàng cục bộ, chỉ đạo các doanh nghiệp khẩn trương điều tiết trong hệ thống để chuyển hàng nhanh nhất đến các điểm thiếu hàng; tổng hợp, báo cáo về tình hình cung cầu hàng hóa gửi Bộ Công Thương và UBND tỉnh trước 16h00 hằng ngày.
- Tiếp tục nắm bắt tình hình, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh ban hành lệnh huy động hàng hóa thiết yếu được dự trữ tại các Doanh nghiệp để cấp phát cho người dân bị cách ly hoặc bị phong tỏa... khi nguồn cung hàng hóa thiết yếu quá khan hiếm, không đáp ứng được nhu cầu phục vụ người dân trong trường hợp khẩn cấp.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện để hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, khai thác nguồn hàng trong tỉnh phục vụ người dân khi dịch bệnh xảy ra.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thị xã, các đơn vị siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, đơn vị quản lý chợ truyền thống về thực hiện “Phiếu mua hàng thiết yếu”, hướng dẫn thực hiện phân chia tần suất đi chợ của người dân trong khu vực thông qua việc áp dụng “Thẻ vào chợ”.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối không găm hàng, tổ chức điều tiết bán ra hợp lý (hạn chế số lượng hàng hóa đối với từng người mua) và có kế hoạch, phương án điều tiết hàng hóa; thông tin, tuyên truyền đến người tiêu dùng mua hàng đủ dùng, không gom hàng. Huy động mọi nguồn lực xã hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn thực hiện công tác cung ứng hàng hóa liên tục, không gián đoạn nhằm phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối điều tiết tổng lực hàng hóa về địa bàn tỉnh; mở thêm các kho dự trữ hàng, các điểm bán lưu động tại các huyện, thành phố, thị xã; phối hợp với các đơn vị có liên quan thiết lập thêm các kho hàng hóa dã chiến.
b) Sở Tài chính: khảo sát giá các mặt hàng thiết yếu, phối hợp với Sở Công Thương tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ vận chuyển, điểm bán hàng lưu động để cấp phát cho người dân trong khu vực bị cách ly, phong tỏa thiếu hàng cục bộ.
c) Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Nắm tình hình hoạt động, sản xuất, các khó khăn, vướng mắc của các cơ sở sản xuất, trang trại, HTX trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn để kịp thời có biện pháp giải quyết, tránh lãng phí, thiệt hại.
- Lên kế hoạch, phương án đảm bảo các cơ sở duy trì hoạt động, đảm bảo nguồn cung ứng cho thị trường trong tỉnh. Thông báo, huy động nguồn hàng từ các đơn vị sản xuất nông nghiệp, tập kết nguồn hàng đề sẵn sàng vận chuyển đến các địa phương bị phong tỏa, các khu cách ly, khu vực thiếu hàng cục bộ.
d) Sở Giao thông vận tải
- Chủ trì, phối hợp điều động xe vận chuyển hàng hóa đến các khu vực thiếu hàng, khu vực cách ly, phong tỏa để cung ứng cho người dân.
- Phối hợp với Công an tỉnh thực hiện phân luồng tạo điều kiện cho các xe chở hàng hóa của các đơn vị được phép lưu thông, thực hiện cung ứng hàng hóa; thực hiện cấp Giấy nhận diện có QR Code cho các phương tiện vận tải hàng hóa trên các tuyến đường thuộc phạm vi trong tỉnh.
- Hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp tham gia hệ thống phân phối, cung ứng hàng hóa thiết yếu về các thủ tục và yêu cầu cần thiết để vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, đúng quy định qua các chốt kiểm dịch, tránh nguy cơ ùn tắc giao thông.
e) Sở Thông tin và Truyền thông
- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng mã QR code trong ứng dụng Bluezone để thực hiện khai báo nhanh tại các chợ, siêu thị, TTTM, các điểm tập kết bán hàng hóa thiết yếu.
- Phát triển, triển khai phần mềm đăng ký đi chợ, mua hàng hóa thiết yếu thay thế “Thẻ vào chợ” nhằm thực hiện kiểm soát mật độ người vào chợ đảm bảo quy định phòng chống dịch.
f) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh: hỗ trợ UBND các huyện, thành phố, thị xã quản lý việc phân làn, giãn cách tại các điểm bán hàng tập trung và cung ứng hàng hóa thiết yếu từ các kho dự trữ đến các khu vực cách ly...
g) Cục Quản lý thị trường tỉnh: tiếp tục tăng cường chỉ đạo các đội QLTT kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng; găm hàng, tăng giá; tung tin thất thiệt để tăng giá trục lợi, bán sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm... đối với các mặt hàng thiết yếu và mặt hàng có nhu cầu cao.
h) UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Thực hiện tốt đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân trên địa bàn theo phương châm 4 tại chỗ; trường hợp tại một số điểm bán hàng xảy ra hiện tượng thiếu hàng, chỉ đạo các đơn vị phân phối có điểm bán hàng đang thiếu hàng thực hiện điều tiết nguồn hàng trong hệ thống, bù đắp lượng hàng thiếu hụt. Trường hợp không có đủ hàng điều tiết trong hệ thống đề nghị đơn vị báo cáo với Sở Công Thương để có phương án chỉ đạo các đơn vị phân phối khác hỗ trợ, phối hợp đưa hàng đến khu vực thiếu hàng.
- Chỉ đạo kiểm soát tốt người dân thực hiện “Phiếu mua hàng thiết yếu” và “Thẻ vào chợ” đối với khu vực bị phong tỏa, cách ly trên địa bàn phù hợp với nhu cầu về hàng hóa thiết yếu của người dân trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp.
- Giám sát thực hiện Hướng dẫn số 5858/BYT-MT ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg; Văn bản số 4728/BCT-TTTN ngày 5/8/2021 của Bộ Công Thương về hướng dẫn bố trí địa điểm tạm thời và mở lại chợ sau thời gian tạm thời đóng cửa để bảo đảm phòng chống dịch Covid-19
- Thành lập các tổ phục vụ cung ứng hàng hóa phù hợp với từng địa bàn, chịu trách nhiệm thực hiện thu mua, cung ứng hàng hóa theo yêu cầu.
- Tại các khu dân cư, tổ chức theo hình thức bố trí xe bán hàng lưu động hoặc thiết lập các điểm bán hàng hóa thiết yếu bán trực tiếp cho người dân tại các nhà văn hóa xã, phường, thị trấn, điểm tập kết rộng rãi, có phân làn và giãn cách khi có nhu cầu tăng thêm.
- Bố trí cán bộ hướng dẫn việc giãn cách, phân làn đồng thời phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ, công an địa phương để đảm bảo trật tự, an toàn tại các điểm bán hàng hóa thiết yếu.
- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện, xã tùy theo tình hình thực tế tại địa phương chủ động sắp xếp nhận đơn hàng của các người dân theo các hình thức khác nhau như phát phiếu mua hàng, điện thoại, ứng dụng công nghệ thông tin.
i) Các doanh nghiệp phân phối tham gia chương trình dự trữ và cung ứng hàng hóa trên địa bàn
Thực hiện nghiêm phương án dự trữ, không để đứt gãy nguồn cung hàng hóa, đặc biệt chú trọng nhóm mặt hàng thiết yếu; nghiêm túc phối hợp với Sở Công Thương, chính quyền các cấp thực hiện điều tiết nguồn hàng, tổ chức cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu người dân trên địa bàn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Phương án hỗ trợ dự trữ và cung ứng các mặt hàng thiết yếu
5.1. Hỗ trợ dự trữ các mặt hàng thiết yếu
- Xác định mặt hàng: Gạo; thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản; rau xanh; trứng gia cầm; mỳ ăn liền; nước uống đóng chai; muối I-ốt; dầu ăn; nhóm hàng công nghệ phẩm tiêu dùng khác, nhóm hàng hóa mỹ phẩm, khẩu trang kháng khuẩn.
- Cách thức xây dựng: trên cơ sở nhu cầu tiêu dùng từ 10% đến 30% số dân trên địa bàn tỉnh (1,3 triệu người) và tình hình dịch bệnh Covid-19 xảy ra ở cấp độ 2,3.
- Thời gian: Dự kiến thời gian hỗ trợ dự trữ trong vòng 02 tháng.
Giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp phân phối thực hiện nghiêm túc phương án dự trữ, cung ứng hàng hóa, đảm bảo nguồn hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống dân sinh.
- Mức hỗ trợ lãi suất dự tính = Tổng giá trị dự trữ x thời gian dự trữ (tháng) x lãi suất cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (tính theo tháng), cụ thể:
85.219.000.000 đồng x 02 tháng x 0,75%/tháng = 1.278.285.000 đồng.
5.2. Hỗ trợ vận chuyển, điểm bán hàng lưu động:
Dự kiến 2.000.000 đồng x 300 lượt vận chuyển/điểm bán hàng lưu động = 600.000.000 đồng
Tổng mức dự kiến hỗ trợ: 1.278.285.000 600.000.000 = 1.878.285.000 đồng (Một tỷ, tám trăm bảy mươi tám triệu, hai trăm tám mươi lăm nghìn đồng)
(Chi tiết có bảng biểu đính kèm)
5.3. Dự kiến các doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ
Trước mắt, dự kiến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia dự trữ hàng hóa thiết yếu, cụ thể:
13 doanh nghiệp, đơn vị sau: (1) Công ty Cổ phần Thương mại Hà Tĩnh; (2) Công ty Cổ phần Lương thực Hà Tĩnh; (3) Công ty Cổ phần TM Du lịch Bắc Hà Tĩnh; (4) Công ty TNHH Thương mại Hợi Đồng; (5) Công ty TNHH MTV Sài Gòn - Hà Tĩnh (Siêu thị Co.opMart); (6) Siêu thị VinMart Hà Tĩnh; (7) Siêu thị VinMart TX Kỳ Anh; (8) Chuỗi 20 cửa hàng VinMart trên địa bàn toàn tỉnh; (9) Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh; (10) Công ty nước Khoáng sản và Du lịch Sơn Kim; (11) Công ty CP Thương mại Hoàng Lâm Bân; (12) Công ty TNHH Hồng Đức; (13) Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đại Nam.
Các sở ngành, địa phương, các đơn vị sản xuất, kinh doanh nêu trên thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao theo các cấp độ trong Kế hoạch.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh khác theo chức năng nhiệm vụ được giao tích cực, chủ động phối hợp triển khai thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả.
Trên đây là Kế hoạch đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu theo các cấp độ của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới; UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các doanh nghiệp tham gia dự trữ, cung cấp, vận chuyển hàng hóa thiết yếu nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, phản ánh kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA DỰ TRỮ ỨNG PHÓ VỚI DỊCH COVID-19
(Kèm theo Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 20/8/2021 của UBND tỉnh)
TT | Doanh nghiệp | Địa chỉ | Số điện thoại | Gạo (tấn) | Thịt lợn (tấn) | Thịt gà (tấn) | Thịt bò (tấn) | Thủy hải sản (tấn) | Rau xanh (tấn) | Trứng gia cầm 1.000 quả) | Mỳ ăn liền (thùng) | Nước uống đóng chai (1.000 lít) | Muối I ốt (tấn) | Dầu ăn (1.000 lít) | Nhóm hàng công nghệ phẩm tiêu dùng khác (tấn) | Nhóm hàng hóa mỹ phẩm (1.000 lít) | Khẩu trang kháng khuẩn (1.000 lít) | Tổng tiền (triệu đồng) | Số tiền hỗ trợ (triệu đồng) |
1 | Công ty CP Thương mại Hà Tĩnh | Số 63, đường Nguyễn Chí Thanh, thành phố Hà Tĩnh | 0912156588 (Anh Tuấn) |
|
|
|
|
|
|
| 8.000 |
|
|
|
|
|
| 800,0 | 12,0 |
2 | Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh | Số 18, đường Đặng Dung, thành phố Hà Tĩnh | 0912020686 (anh Ngụ) | 1.290,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| , |
|
|
| 16.770,0 | 251,6 |
3 | Công ty CP Thương mại - Du lịch Bắc Hà Tĩnh | Số 18, đường Trần Phú, Phường Bắc Hồng, Thị xã Hồng Lĩnh | 0913272726 (anh Tịnh) | 200 |
|
|
|
|
|
| 2.000 |
|
|
|
|
|
| 2.800,0 | 42,0 |
4 | Công ty TNHH Thương mại Hợi Đồng | Ngã tư đường tránh Thạch Long, huyện Thạch Hà | 0947257171 (Chị Trang) |
|
|
|
|
|
|
| 4.000 |
| 10 | 2,9 | 36,3 |
|
| 2.523,0 | 37,8 |
5 | Công ty TNHH MTV Sài Gòn - Hà Tĩnh (Siêu thị Co.op Mart Hà Tĩnh) | Số 02, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh | 0911867368 (Chị Định) | 100 | 10,0 | 25 | 5 | 5,0 | 24 | 30 | 11.375 | 150 | 10 | 14 | 20 | 30 | 100 | 13.429,5 | 201,4 |
6 | Siêu thị VinMart Hà Tĩnh | Góc ngã tư, đường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh | 0934436186 (Anh Hải) | 12,0 | 1,2 | 3,5 | 0,8 | 1,5 | 3,0 | 3,0 | 6.000,0 | 20,0 | 0,5 | 5,0 | 20,0 | 15,0 |
| 4.121,0 | 61,8 |
7 | Siêu thị VinMart Kỳ Anh | Phường Sông Trí, TX Kỳ Anh | 0986312777 (Anh Thái) | 7 | 3 | 4 | 2 | 8 | 35 | 30 | 10.000 | 15 | 7 | 40 | 20 | 30 | 10 | 9.566,0 | 143,5 |
8 | Các cửa hàng Vinmart | 20 cửa hàng Vinmart trên địa bàn tỉnh | 0945526686 (Anh Thảo) | 60 | 48 | 36 | 1 | 4 | 144 | 60 | 12.000 | 140 | 3 | 20 | 20 |
|
| 18.512,0 | 277,7 |
9 | Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh | Km9, đường tránh TP Hà Tĩnh, xã Thạch Đài, Huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh | 0948027027 (Anh Tùng) | 300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 3.900,0 | 58,5 |
11 | Công ty cp Thương mại Hoàng Lâm Bân | Phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh | 0916881634 (chị Bân) |
|
|
|
|
|
|
| 10.000 |
| 10 |
| 30 |
|
| 2.700,0 | 40,5 |
12 | Công ty CP nước khoáng và du lịch Sơn Kim | Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh | 0986013110 (anh Cảnh) |
|
|
|
|
|
|
|
| 260 |
|
|
|
|
| 1.820,0 | 27,3 |
13 | Công ty TNHH Hồng Đức | ĐC1: Xóm Tân Trung, xã Thạch Trung, Tp, Hà Tĩnh ĐC2: Xóm Thịnh Cường, Xã Tân Dân, Huyện Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh | 02396254918 0888766399 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 71 |
| 4.987,5 | 74,8 |
14 | Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đại Nam | 15 Nguyễn Hữu Thái, phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh | 0989991599 (chị Hương) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 1.645 | 3.290,0 | 49,4 |
| Tổng cộng |
|
| 1.969,0 | 62,2 | 68,5 | 8,8 | 18,5 | 206,0 | 123,0 | 63.375,0 | 585,0 | 41,0 | 81,9 | 146,3 | 146,3 | 1.755,0 | 85.219,0 | 1.278,285 |
Ghi chú: Lượng dự trữ tính căn cứ trên nhu cầu sử dụng của người dân
Nhóm hàng công nghệ phẩm tiêu dùng khác bao gồm: đường, nước mắm, bột canh, mỳ chính.
Nhóm hàng hóa mỹ phẩm bao gồm: kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội, nước rửa chén, bột giặt, nước rửa tay.
Hỗ trợ vận chuyển, điểm bán hàng lưu động: 600.000.000 đồng
Tổng số tiền hỗ trợ: 1.278.285.000 600.000.000 = 1.878.285.000 đồng
- 1 Kế hoạch 2798/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết 86/NQ-CP
- 2 Quyết định 3408/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án cung ứng lương thực, thực phẩm, các hàng hóa thiết yếu và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp
- 3 Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2021 về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn và đảm bảo cung cấp hàng hóa thiết yếu trong tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4 Quyết định 2993/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án đáp ứng với tình huống khi có 1.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5 Quyết định 2751/QĐ-UBND năm 2021 về phân loại cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng