ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/KH-UBND | Cà Mau, ngày 10 tháng 3 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ PHÁP LÝ LIÊN NGÀNH DÀNH CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Thực hiện Quyết định số 11/QĐ-585 ngày 06/01/2020 của Trưởng Ban Chỉ đạo phê duyệt Kế hoạch triển khai các hoạt động năm 2020 của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận pháp luật, đóng góp ý kiến và sử dụng thông tin đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của các ngành. Kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý cho doanh nghiệp, nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đúng quy định pháp luật, góp phần hạn chế rủi ro về pháp lý cho doanh nghiệp.
b) Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp được triển khai đồng bộ bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú nhằm từng bước giúp doanh nghiệp tiếp cận với thông tin pháp luật, đáp ứng cơ bản về bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp và kỹ năng, nghiệp vụ cho bộ phận pháp chế doanh nghiệp.
c) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, thiết lập các điều kiện cần thiết để công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được thuận lợi, kịp thời.
2. Yêu cầu
a) Công tác hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu, thực trạng và năng lực của mỗi nhóm doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa và sức cạnh tranh trên thị trường.
b) Mục tiêu của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp phải được xây dựng căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bám sát vào điều kiện của từng ngành, lĩnh vực và nhu cầu của từng đối tượng được hỗ trợ.
c) Hoạt động hỗ trợ pháp lý được thực hiện bằng các hình thức phù hợp, trên nguyên tắc phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp.
II. MỤC TIÊU THỰC HIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của các doanh nghiệp
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian: Tháng 3 năm 2020.
b) Nghiên cứu xây dựng, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành chính sách về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian: Tháng 7 năm 2020.
a) Tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực hoạt động cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố Cà Mau.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Tháng 5 năm 2020.
b) Tổ chức 01 cuộc tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên và các sở, ngành tổ chức.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành tỉnh và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Tháng 6 năm 2020.
c) Biên soạn tài liệu tuyên truyền hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với các nội dung như: Triển khai cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; giới thiệu một số nội dung các đạo luật được ban hành và có hiệu lực trong năm 2019, 2020: Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Đầu tư (sửa đổi); Bộ luật lao động (sửa đổi); các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường... các tài liệu hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ cho doanh nghiệp: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng; quy trình thành lập; giải thể, phá sản doanh nghiệp...
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành tỉnh và các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Tháng 7 năm 2020.
a) Những chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được cập nhật, công khai đầy đủ trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, cập nhật thủ tục hành chính lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Biên tập các tin, bài viết, sổ tay pháp luật liên quan đến doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố Cà Mau, trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Cơ quan chủ trì: Các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố Cà Mau.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2020.
b) Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng Chuyên đề “Pháp luật” phát sóng định kỳ trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Nâng cao chất lượng, số lượng các tin, bài viết liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đăng tải trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi...
- Cơ quan chủ trì: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi; Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố Cà Mau.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2020.
c) Củng cố việc xây dựng chuyên trang, chuyên mục giải đáp, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trên Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố Cà Mau.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố Cà Mau.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2020.
a) Xây dựng chương trình, biên soạn nội dung tài liệu, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, trong đó tập trung giới thiệu nội dung các luật mới, chuyên đề pháp luật kinh doanh liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho doanh nghiệp.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, tổ chức đại diện doanh nghiệp.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2020.
b) Mời doanh nghiệp tham gia các hội nghị triển khai văn bản pháp luật mới để cung cấp thông tin pháp luật kịp thời đến doanh nghiệp.
- Cơ quan chủ trì: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố Cà Mau.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2020.
5. Tổ chức đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp và giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp
a) Chọn một số lĩnh vực, đơn vị phối hợp thực hiện đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp. Trong đó, cấp tỉnh ít nhất 01 cuộc, cấp huyện ít nhất 02 cuộc/đơn vị.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp trực tiếp lựa chọn, cơ quan được chọn chủ trì thực hiện.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan, Hiệp Hội doanh nghiệp, Hội Doanh nhân trẻ, Liên minh Hợp tác xã, Bảo hiểm xã hội tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2020.
b) Tăng cường giải đáp pháp luật theo yêu cầu của doanh nghiệp bằng các hình thức như bằng văn bản, thông qua mạng điện tử, giải đáp trực tiếp thông qua điện thoại và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (không áp dụng đối với các yêu cầu giải đáp pháp luật của doanh nghiệp về những trường hợp cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; những yêu cầu mang tính chất tố cáo, khiếu nại, thưa kiện).
- Cơ quan chủ trì: Các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố Cà Mau trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có liên quan đến hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2020.
6. Hỗ trợ pháp lý trực tiếp cho doanh nghiệp trên một số hoạt động cụ thể
a) Thiết lập mối liên hệ thường xuyên phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện với doanh nghiệp và mạng lưới tư vấn pháp lý (miễn phí) cho doanh nghiệp như: Luật sư, Luật gia, Tư vấn viên pháp luật...
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2020.
b) Tiếp tục duy trì chuyên mục về doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử tỉnh để cập nhật cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, trừ văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Cổng thông tin điện tử tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2020.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này; tổng hợp kết quả, báo cáo Bộ Tư pháp, UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, thông tin, tuyên truyền về hoạt động hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này.
4. Các sở, ban, ngành tỉnh chủ động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực phụ trách. Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp.
5. Trên cơ sở kế hoạch này, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau chủ động ban hành kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai, thực hiện. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 10/6/2020), hàng năm (trước ngày 15/11/2020) báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tham mưu báo cáo Bộ Tư pháp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Bộ luật Lao động 2019
- 2 Nghị định 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 3 Quyết định 576/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 4 Quyết định 722/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch triển khai Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020
- 5 Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2016 triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020
- 6 Luật Đầu tư 2014
- 7 Luật Doanh nghiệp 2014
- 8 Luật Xây dựng 2014
- 9 Luật đất đai 2013
- 10 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
- 1 Quyết định 576/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2 Quyết định 722/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch triển khai Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020
- 3 Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2016 triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020