ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/KH-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 21 tháng 02 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2020
Căn cứ Quyết định số 134/QĐ-BNN-QLCL ngày 08/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, của người sản xuất. kinh doanh, người tiêu dùng về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Xác định nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp của cơ quan quản lý Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở. Thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo ATTP, góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng, bảo vệ lợi ích của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng các sản phẩm nông lâm thủy sản.
2. Yêu cầu
Các cấp, các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt; phối hợp hiệu quả trong công tác ATTP, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Xác định cụ thể nội dung công việc, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương có liên quan trong triển khai thực hiện Kế hoạch.
II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
1. Mục tiêu
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan từ tỉnh đến cơ sở nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng, ATTP; giảm thiểu ô nhiễm sinh học, tạp chất và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản, đáp ứng yêu cầu bảo đảm ATTP cho tiêu dùng trong và ngoài tỉnh và từng bước hướng tới thị trường xuất khẩu.
2. Chỉ tiêu
- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản giám sát vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh giảm 10% so với năm 2019.
- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP tăng 10%; cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại C được nâng hạng A/B tăng 10% so với năm 2019.
- Tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đạt 70% trở lên.
- 100% nhiệm vụ kế hoạch của tỉnh về phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông quảng bá chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện.
- 100% văn bản quy phạm pháp luật, Kế hoạch, Chương trình, Đề án, Dự án, văn bản chỉ đạo công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm được ban hành đúng kế hoạch và chỉ đạo đột xuất của Chính Phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục chỉ đạo điều hành gắn kết chặt chẽ, hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản với các nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
2. Ban hành cơ chế chính sách và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, liên kết phát triển chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao, đảm bảo ATTP.
3. Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn
- Tiếp tục xây dựng, mở rộng sản xuất tập trung các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở, Doanh nghiệp, Hợp tác xã và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đầu tư vào nông nghiệp tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản bảo đảm chất lượng, an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm.
4. Công tác thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thông tin, truyền thông, vận động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, ATTP; truyền thông, quảng bá những mô hình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản bảo đảm chất lượng, ATTP.
5. Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm
- Tổ chức hệ thống lấy mẫu giám sát, cảnh báo và điều tra, truy xuất, xử lý tận gốc đối với sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm các quy định về ATTP;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong đó tập trung thanh tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi…); cơ sở giết mổ; cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP và Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2018 quy định phương thức quản lý ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.
- Chủ động phát hiện, điều tra, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu; cơ sở tàng trữ, lưu thông buôn bán chất cấm, thuốc BVTV, thuốc thú y ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; thực phẩm nông lâm thủy sản không đảm bảo an toàn.
6. Tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực
- Ưu tiên đầu tư trang thiết bị cho hoạt động giám sát, kiểm tra chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản; tăng cường năng lực kiểm nghiệm, hoạt động kiểm nghiệm, tư vấn, chứng nhận chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương tổ chức thực hiện quản lý chất lượng ATTP, chế biến và phát triển thị trường nông sản. Tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng quản lý chất lượng, ATTP cho cán bộ quản lý chất lượng VTNN, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các cấp.
7. Kinh phí triển khai: Các đơn vị chủ động sử dụng kinh phí trong dự toán được giao năm 2020 để thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các tổ chức chính trị -xã hội cấp tỉnh, UBND cấp huyện triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiến độ, hiệu quả.
- Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện theo quy định.
2. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tổ chức hiệu quả các hoạt động phối hợp liên ngành phục vụ việc truy xuất nguồn gốc, điều tra và khắc phục sự cố về ATTP nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra điều kiện đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản tại các chợ, siêu thị; xử lý các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản trong lĩnh vực quản lý được giao. Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Sở thực hiện các hoạt động tiêu chuẩn, đo lường chất lượng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản.
5. Công an tỉnh
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm ATTP nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực ATTP nông lâm thủy sản.
6. Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình, Cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh
- Tăng cường phối hợp với các Sở, ngành đưa các tin, bài về công tác đảm bảo VSATTP trong lĩnh vực nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Thông báo công khai danh sách cơ sở đủ điều kiện, chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng ATTP nông lâm thủy sản theo đề nghị của các cơ quan liên quan.
7. UBND các huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 trên địa bàn và triển khai thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn tiếp tục triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP theo Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND ngày 18/02/2019 của UBND tỉnh quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đảm bảo hiệu quả.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên chấp hành tốt chính sách, pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản; tham gia xây dựng các mô hình, chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn.
Giám sát, phát hiện và thông báo cho cơ quan chức năng các hành vi vi phạm về chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Trên đây là Kế hoạch hành động đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020; Yêu cầu các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức chỉ đạo thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 539/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2 Quyết định 1355/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 06/2020/QĐ-UBND quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 4 Quyết định 134/QĐ-BNN-QLCL về Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Quyết định 09/2019/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 6 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7 Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT quy định về phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1 Quyết định 06/2020/QĐ-UBND quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 2 Quyết định 539/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3 Quyết định 1355/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định