- 1 Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành
- 2 Quyết định 1058/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3826/KH-UBND | Quảng Trị, ngày 20 tháng 8 năm 2020 |
1. Mục đích:
- Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Xác định nhiệm vụ cụ thể từng cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược).
2. Yêu cầu:
- Triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung trong Chiến lược.
- Việc triển khai các nhiệm vụ phải phù hợp với tình hình thực tế của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
- Phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối, sản phẩm, dịch vụ tài chính do các tổ chức được cấp phép cung ứng để nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
- Phát triển hệ thống các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, hiệu quả, bền vững, hướng tới mục tiêu phục vụ người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng, linh hoạt, phù hợp.
- Nâng cao hiểu biết của người dân và doanh nghiệp, đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách trách nhiệm và bền vững.
2. Các chỉ tiêu phấn đấu trên địa bàn:
Phấn đấu đến cuối năm 2025, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đạt một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Có ít nhất khoảng 320 ngàn người có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác (80% số người trưởng thành); tiến tới mục tiêu khoảng 400 ngàn người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác vào năm 2030 (100% số người trưởng thành).
- Có ít nhất khoảng 80 chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
- Có khoảng 60 điểm cung ứng dịch vụ tài chính (50% số xã phường thị trấn), không kể điểm cung ứng dịch vụ tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Ít nhất 100 ngàn người - 120 ngàn người trưởng thành gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng.
- Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng hàng năm khoảng 20 - 25%.
- Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng.
- Dư nợ tín dụng phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn chiếm tỷ trọng khoảng 25%/ tổng dư nợ trên địa bàn.
- Doanh số thu bảo hiểm bình quân GRDP là 3,5%.
- Có khoảng 280 ngàn người trưởng thành có thông tin về lịch sử tín dụng trong hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (70% số người trưởng thành).
3. Một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc trách nhiệm của địa phương:
- Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các tổ chức tín dụng thành lập, mở chi nhánh, phòng giao dịch cũng như phát triển hạ tầng phục vụ hoạt động tài chính trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
- Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng nhất là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
- Đẩy mạnh thực hiện thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước và có nguồn gốc ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
- Đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt của cá nhân và doanh nghiệp đối với thu, nộp thuế, phí, lệ phí, thu phạt hành chính, thanh toán hóa đơn định kỳ (điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí...)
- Tạo điều kiện về môi trường kinh doanh, nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng, các tổ chức được phép khác triển khai dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện vùng sâu, vùng xa.
- Khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện trả lương cho người lao động và thanh toán chi phí hàng hóa, dịch vụ qua tài khoản.
- Đẩy mạnh việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
- Tăng cường việc lồng ghép giáo dục tài chính vào chương trình giáo dục phổ thông quốc gia.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC
1. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Trị:
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo các chi nhánh Ngân hàng Thương mại (NHTM) trên địa bàn tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 42/2017/NQ-QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng và Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng Việt Nam gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”. Trên cơ sở đó sắp xếp mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các dịch vụ về tài chính, ngân hàng theo mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể mà Chiến lược đã đề ra.
- Chỉ đạo các chi nhánh NHTM tăng cường hạ tầng kỹ thuật, công nghệ hiện đại phục vụ thanh toán qua ngân hàng, nhất là việc triển khai thanh toán qua tài khoản ngân hàng đối với các dịch vụ công như: Thuế, phí, tiền điện, tiền nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội...
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong việc triển khai các nhiệm vụ về tài chính, ngân hàng của các NHTM.
- Là đầu mối phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc triển khai Chiến lược và công tác thông tin báo cáo thực hiện Chiến lược theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và các cơ quan liên quan lồng ghép các mục tiêu tài chính toàn diện trong quá trình xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Ngoại vụ và ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và các bên liên quan tăng cường công tác quản lý, giám sát, nâng cao năng lực quản lý tài chính của các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tăng cường công tác quản lý, nâng cao năng lực quản lý tài chính của các hợp tác xã nông nghiệp.
- Triển khai lồng ghép các mục tiêu tài chính toàn diện vào Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Đẩy mạnh thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước và có nguồn gốc ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa dịch vụ.
- Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của cá nhân và doanh nghiệp đối với thu, nộp thuế, phí, lệ phí và thu tiền phạt vi phạm hành chính.
5. Sở Thông tin và truyền thông:
- Tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của tài chính toàn diện đến các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức cung ứng dịch vụ, người dân và doanh nghiệp trong tỉnh.
- Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và Chính phủ điện tử.
6. Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh:
Đẩy mạnh việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng hình thức không dùng tiền mặt thông qua hệ thống ngân hàng.
7. Các Sở, Ban ngành và địa phương:
Thực hiện lồng ghép các quan điểm, mục tiêu và chỉ tiêu của Chiến lược trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương.
8. Chi nhánh các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo Đề án đã được phê duyệt. Mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, triển khai ứng dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt theo hướng an toàn, hiện đại, phù hợp thông lệ quốc tế, nhất là đối với các dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội.
- Chủ động phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh, các bệnh viện, trường học, cơ quan thuế, các đơn vị cung ứng dịch vụ công, các doanh nghiệp để tiếp tục thực hiện hiệu quả việc trả lương qua tài khoản và thanh toán chi phí dịch vụ thông qua tài khoản ngân hàng.
- Mở rộng thêm mạng lưới máy rút tiền tự động ATM, các máy chấp nhận thẻ POS để thực hiện việc thanh toán. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính theo hướng đơn giản, tiện lợi, phù hợp với nhu cầu và khả năng của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, dân cư ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp...
- Chủ động kiểm tra, rà soát hệ thống máy rút tiền tự động ATM và thiết bị chấp nhận thẻ POS; tăng cường hệ thống đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch qua ATM, POS và các giải pháp xác thực khách hàng, nhằm phòng chống các hành vi gian lận.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ về an ninh, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin nhằm hạn chế các rủi ro; đồng thời phát hiện sớm các hành vi vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, đảm bảo tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
1. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Trị chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch. Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược cho UBND tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định.
2. Các Sở, Ban ngành và địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch để triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược.
3. Các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch. Định kỳ hàng năm báo cáo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh trước ngày 15 tháng 01 của năm sau để tổng hợp báo cáo chung.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, Ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2 Quyết định 636/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3 Kế hoạch 831/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Lâm Đồng