Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 384/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 29 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NĂM 2022 TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN); Luật Ngân sách nhà nước (NSNN); Luật Đầu tư công; Văn bản số 718/BKHCN-KHTC ngày 31/3/2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách KH&CN năm 2022, UBND tỉnh Bắc Kạn xây dựng Kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách năm 2022 như sau:

A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KH&CN NĂM 2021

I. Kết quả hoạt động quản lý nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm 2021

1. Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng

- Tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện đồng bộ và có hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường đối với sản phẩm, hàng hóa tại địa phương; kịp thời tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa bằng nhiều hình thức đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;

- Triển khai thực hiện Quyết định số 1633/QĐ-UBND ngày 9/9/2020 của UBND tỉnh về việc ban Kế hoạch thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” đã phê duyệt danh mục 24 sản phẩm hàng hóa chủ lực trọng điểm của tỉnh cần ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc giai đoạn 2021-2025 (theo Quyết định số 790/QĐ-UBND ngày 02/6/2021);

- Xây dựng Kế hoạch tính toán, đánh giá đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất các giải pháp tăng TFP giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Bắc Kạn (Quyết định số 897/QĐ-UBND ngày 15/6/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn);

- Tiếp tục triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của 144 cơ quan hành chính nhà nước (trong đó: 28 cơ quan cấp tỉnh; 08 cơ quan cấp huyện; 108 xã, phường, thị trấn), bằng 100%.

2. Hoạt động sở hữu trí tuệ

- Tỉnh đã ban ban hành Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 16/4/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Kế hoạch hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025. Theo kế hoạch này, phấn đấu đến năm 2025 sẽ hỗ trợ để hình thành và phát triển được 5-8 doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025 định hướng đến năm 2030, với mục tiêu tuyên truyền cho các tổ chức khoa học và công nghệ nâng cao nhận thức, tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển tài sản trí tuệ. Phấn đấu đến năm 2025 có tối thiểu 30% sản phẩm, dịch vụ chủ lực của tỉnh mang tên địa danh dưới dạng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý và 30% sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ. Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đã đề xuất đặt hàng Bộ KH&CN dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bí xanh thơm” thực hiện từ năm 2022.

- Tổ chức thành lập 03 Hội đồng chuyên ngành để đánh giá, công nhận 29 đề tài, sáng kiến cấp tỉnh.

- Triển khai Hội thi sáng tạo kỹ thuật lần thứ 6, năm 2020 - 2021;

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ cho cá nhân, tổ chức; hỗ trợ xác lập, khai thác và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao hiệu quả việc khai thác thông tin sáng chế, thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ trong sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

3. Hoạt động quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân

- Tổ chức thẩm định, cấp 03 giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

- Thực hiện công tác bảo đảm an toàn, an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh, tiến hành kiểm tra việc sử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ tại 02 đơn vị: Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định xây dựng Bắc Kạn và Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

- Triển khai thực hiện Nghị định số 142/2020/NĐ-CP quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử đến các cơ quan, tổ chức/cá nhân liên quan.

4. Hoạt động quản lý công nghệ, phát triển thị trường KH&CN

- Tham gia ý kiến thẩm định đối với 06 dự án đầu tư;

- Triển khai thực hiện Quyết định số 2117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

5. Hoạt động thông tin và thống kê KH&CN

- Công tác thông tin tư liệu, thống kê KHCN được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức tuyên truyền đã giúp đưa nhanh những kết quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

- Cấp giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho: 04 tổ chức.

II. Tình hình thực hiện các cơ chế chính sách quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

1. Về thực hiện cơ chế chính sách về khoa học và công nghệ

a) Tình hình thực hiện cơ chế, chính sách theo Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 30/12/2015 của Bộ Tài chính - Bộ KH&CN quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước

Hiện nay, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên tỉnh Bắc Kạn đang thực hiện theo cơ chế khoán chi từng phần, chưa thực hiện được việc khoán chi đến sản phẩm cuối cùng do các nhiệm vụ KH&CN liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật. Tuy nhiên việc áp dụng quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 còn gặp một số khó khăn:

- Đối với nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng: theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định có nhiều nội dung khó có thể để đáp ứng đồng thời các điều kiện để thực hiện khoán, ví dụ: nhiệm vụ phải xác định rõ được chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm, đơn vị đo, mức chất lượng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt được, số lượng, quy mô...; các khoản chi phục vụ cho hoạt động nghiên cứu như: sửa chữa, mua sắm tài sản trang thiết bị, cơ sở vật chất, chi đoàn ra,... dưới 15% tổng dự toán nguồn ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, việc không được điều chỉnh phương thức khoán chi, tổng mức kinh phí khoán, không được điều chỉnh tên, mục tiêu và sản phẩm cuối cùng yêu cầu sự cam kết rất cao của chủ nhiệm nhiệm vụ, sẽ rất khó khăn khi có rủi ro trong việc nghiên cứu. Do đó, việc khoán chi đến sản phẩm cuối cùng trong thực hiện nhiệm vụ rất khó để thực hiện.

- Đối với phương thức khoán chi từng phần: Một số nội dung thực hiện khoán chi, ngoài thực hiện theo Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC còn phải thực hiện theo các quy định tại các Văn bản pháp quy khác, có những khoản chi khó xác định cụ thể để xây dựng mức khoán, như: Số đại biểu tham dự thực tế, kinh phí chi tiền nước, tiền văn phòng phẩm trong khoán chi Hội thảo.

b) Về thực hiện Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Tài chính-Bộ KH&CN hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước

Thực hiện Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN, tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa bằng việc ban hành 02 Quyết định: Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 11/12/2025 Quy định định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 36/2018/QĐ-UBND 19/11/2018 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND.

Tuy nhiên quá trình triển khai còn khó khăn như: Chi phí quản lý chung nhiệm vụ KH&CN (5%) theo Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN có nhiều nội dung chi không có định mức kinh tế - kỹ thuật, do đó khó khăn trong việc thanh, quyết toán.

c) Về thực hiện Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Công tác quản lý, sử dụng tài sản được trang bị để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được triển khai theo đúng quy định của Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018. Tuy nhiên quá trình triển khai vẫn còn một số khó khăn, bất cập, ví dụ: Tại tỉnh Bắc Kạn triển khai dự án rau công nghệ cao tại thành phố Bắc Kạn, dự án đã hỗ trợ xây dựng 02 nhà lưới trị giá 1,1 tỷ đồng và được xây dựng trên phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng của người dân tham gia mô hình. Sau khi kết thúc dự án, đơn vị chủ trì (Viện Nghiên cứu và Phát triển nông lâm nghiệp Thành Tây) không nhận giao và không mua tài sản theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 7, Nghị định 70/2018/NĐ-CP. Quá trình thực hiện việc xử lý tài sản đối với 02 nhà lưới đang được xử lý theo hình thức bán đấu giá phần sở hữu của nhà nước về tài sản được trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhưng việc bán đấu giá gặp nhiều khó khăn, do: phần khung nhà lưới thuộc sở hữu nhà nước, phần đất xây dựng nhà lưới thuộc quyền sử dụng của người dân (trong khi đó các hộ dân có đất làm nhà lưới không có nhu cầu mua lại và tài sản được trang bị chưa đủ điều kiện thanh lý).

d) Về thực hiện cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ

Việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với tổ chức khoa học và công nghệ đã được triển khai thực hiện theo quy định của Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ, Thông tư số 90/2017/TT-BTC ngày 30/8/2017. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn một số khó khăn: Mức độ tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên của Trung tâm Ứng dụng KHCN và Tiêu chuẩn đo lường chất lượng còn ở mức thấp (mức tự chủ đang thực hiện 12%, trong thời gian ổn định là 3 năm kể từ tháng 01 năm 2019 hết tháng 12 năm 2021), hiện nay một số trang thiết bị phục vụ hoạt động đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư; các sản phẩm đầu ra do Trung tâm cung cấp có lợi nhuận thấp và không ổn định; nguồn nhân lực còn thiếu và yếu. Do đó vẫn cần sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

2. Xây dựng cơ chế, chính sách

a) Về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Để tiếp tục quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, quản lý ngân sách nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Kạn ban hành kèm theo Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 03/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Đến nay đã thực hiện xong các trình tự, thủ tục về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chuẩn bị ban hành Quyết định.

b) Xây dựng cơ chế, chính sách và quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân và thông tin, thống kê KH&CN; chuyển giao công nghệ trong nước và với nước ngoài

- Tỉnh đã ban hành Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 16/4/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Kế hoạch hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025.

- Đang xây dựng Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2030.

c) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp ĐMST và phát triển doanh nghiệp KH&CN, lấy doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống ĐMST quốc gia, các sản phẩm sáng tạo phục vụ trực tiếp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, năng suất, chất lượng theo chuỗi giá trị

Triển khai thực hiện Quyết định số 2344/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Các đơn vị trong tỉnh: Sở Khoa học và Công nghệ, Tỉnh đoàn Bắc Kạn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Liên minh hợp tác xã đã phối hợp xây dựng kế hoạch số 34/KHPH/SKHCN-ĐTN-HPN-HND-LMHTX ngày 22/4/2021 về phối hợp tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Kạn lần thứ 2, năm 2021.

d) Nâng cao năng lực công nghệ, đổi mới công nghệ, ĐMST và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trong doanh nghiệp; khuyến khích khởi nghiệp ĐMST; cơ chế ưu đãi, phát triển doanh nghiệp ĐMST

- UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 16/4/2021 về việc ban hành Kế hoạch hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025; Năm 2021 tiến hành rà soát, hướng dẫn 04 doanh nghiệp để tư vấn, thành lập doanh nghiệp KH&CN, dự kiến sẽ thành lập được từ 1-2 doanh nghiệp KH&CN.

- Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST: Triển khai thực hiện Quyết định số 2344/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 về việc ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030, đã triển khai thực hiện thông tin, tuyên truyền và các hoạt động thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bằng nhiều hình thức; xây dựng Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Kạn lần thứ 2, năm 2021. Đã ban hành thể lệ, thành lập BTC, phát động cuộc thi...theo kế hoạch, tổ chức vòng chung kết, tổng kết, trao giải vào cuối tháng 9/2021.

đ) Cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách đầu tư cho KHCN và ĐMST, nhất là từ doanh nghiệp

- Chương trình khởi nghiệp, ĐMST đã được tỉnh triển khai, hỗ trợ theo Nghị quyết số 04/2020/NQ-HĐND ngày 05/5/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025.

- Tỉnh chưa ban hành chính sách riêng để khuyến khích, huy động được nguồn kinh phí ngoài ngân sách đầu tư cho KH&CN, do các doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ.

e) Việc thành lập và hoạt động các Quỹ KH&CN, các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện

Tỉnh Bắc Kạn chưa thành lập được quỹ KH&CN tại địa phương do chưa đáp ứng được yêu cầu thành lập quỹ.

f) Cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung

Tỉnh Bắc Kạn chưa có khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung nên chưa xây dựng cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư riêng cho khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung.

III. Kết quả nổi bật trong hoạt động công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sản phẩm Miến dong Bắc Kạn được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý theo Quyết định số 1253/QĐ-SHTT ngày 29/4/2021, việc được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý sẽ góp phần nâng cao giá trị hàng hóa cho sản phẩm miến dong Bắc Kạn, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xúc tiến xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã có 03 chỉ dẫn địa lý gồm: Hồng không hạt Bắc Kạn, quýt Bắc Kạn, Miến dong Bắc Kạn; 04 nhãn hiệu tập thể gồm: Gạo Bao thai Chợ Đồn, Miến dong Bắc Kạn, gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn, Chè Shan tuyết Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn.

IV. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Năm 2021, tại tỉnh Bắc Kạn triển khai 37 nhiệm vụ khoa học và công nghệ, trong đó: 02 nhiệm vụ cấp quốc gia; 04 nhiệm vụ thuộc Chương trình NTMN; 31 nhiệm vụ cấp tỉnh.

* Nhiệm vụ cấp quốc gia:

- Đề tài Nghiên cứu các giải pháp ứng phó với một số thiên tai chính gây mất ổn định tự nhiên khu vực Hồ Ba Bể phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam chủ trì. Đề tài được thực hiện theo đúng nội dung, tiến độ đã được phê duyệt, đã xây dựng các mô hình trồng rừng kết hợp với dược liệu giảm thiếu sói mòn, bồi lấp lòng hồ Ba Bể. Cây trồng trong mô hình bước đầu phát triển tốt, tỷ lệ sống trên 90%, các hộ dân tham gia mô hình được tập huấn, nắm được các quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc.

- Đề tài Nghiên cứu phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp đặc thù theo chuỗi giá trị phục vụ khu vực hồ Ba B và vùng phụ cận do Viện Nghiên cứu và phát triển Vùng chủ trì thực hiện, đang hoàn thiện hồ sơ chờ phê duyệt.

* Nhiệm vụ thuộc Chương trình Nông thôn miền núi: (02 nhiệm vụ ủy quyền địa phương quản lý):

- Dự án Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển cây cam sành tại Bắc Kạn do địa phương quản lý đang hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu cấp tỉnh. Sau 3 năm triển khai, dự án đã ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học và công nghệ trong phát triển giống cam sành tại Bắc Kạn thành vùng sản xuất cam hàng hóa, có năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương: tuyển chọn 40 cây cam ưu tú để làm vật liệu khai thác mắt ghép phục vụ mở rộng mô hình, xây dựng mô hình trồng mới 20ha cam sành tại Bắc Kạn, 10ha mô hình thâm canh cam theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất đạt 20 tấn/ha, đào tạo 05 kỹ thuật viên và tập huấn cho 200 lượt hộ dân về kỹ thuật trồng chăm sóc cây cam theo hướng Vietgap. Mô hình sản xuất cam theo hướng VietGap cho năng suất, chất lượng cao hơn so với diện tích ngoài mô hình, mẫu mã quả đẹp hơn, to hơn, năng suất tăng hơn 15-20%.

- Dự án ng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình thâm canh và nhân giống hồng không hạt Na Rì LT-1 tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thực hiện từ năm 2021 có mục tiêu là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật xây dựng được mô hình phát triển giống hồng không hạt Na Rì LT-1 tại Na Rỳ, Bắc Kạn, góp phần cải tạo, phục tráng, tạo vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Hiện nay, dự án đang ký kết Hợp đồng để triển khai thực hiện.

* Nhiệm vụ cấp tỉnh (31 nhiệm vụ)

Các nhiệm vụ triển khai đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là cơ sở cho việc định hướng phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng, lợi thế về khí hậu, đất đai phát triển cây trồng đặc sản, tạo vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Một số đề tài/dự án nổi bật như:

- Trong lĩnh vực nông nghiệp:

Dự án ng dụng KH&CN phát triển bưởi Diễn tại huyện Chợ Mới được đánh giá, nghiệm thu xếp loại Khá. Dự án đã hoàn thành các nội dung, mục tiêu được phê duyệt. Sau 03 năm triển khai, cây trồng tại mô hình sinh trưởng phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, ước tính cho thu nhập từ 150,0-200,0 triệu đồng/ha. Đây là cơ sở cho việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả như mía, ngô, lúa thông qua các giải pháp duy trì, nhân rộng của địa phương.

Dự án Ứng dụng khoa học công nghệ trong tuyển chọn cây ưu tú và phát triển cây mơ vàng tại tỉnh Bắc Kạn được đánh giá, nghiệm thu xếp loại Khá, đã xây dựng mô hình trồng mới 10 ha cây mơ vàng tại xã Nông Hạ (Chợ Mới) và mô hình cải tạo 30 ha mơ vàng tại phường Xuất Hóa (thành phố Bắc Kạn), xã Đôn Phong (Bạch Thông), xã Cao Kỳ (Chợ Mới). Giống mơ cung cấp cho mô hình được nhân bằng phương pháp ghép mắt (gốc là cây đào; mắt ghép được khai thác từ các cây mơ ưu tú được tuyển chọn), bước đầu các hộ dân đều đánh giá trồng bằng cây mơ ghép tỷ lệ sống cao, tốc độ sinh trưởng nhanh gấp 2 lần cây mơ trồng bằng hạt. Thành công của mô hình sẽ chứng minh tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với cây mơ được nhân giống bằng mắt ghép có các ưu điểm vượt trội so với cây mơ trồng bằng hạt để tiếp tục tuyên truyền cho việc mở rộng hình sau này.

Dự án “Ứng dụng tiến bộ kĩ thuật cải tạo và phát triển vùng sản xuất chè hàng hóa tại tỉnh Bắc Kạn” đang triển khai thực hiện đã xây dựng các mô hình thâm canh 20ha theo hướng hữu cơ, mô hình 12ha trồng chè giống mới chất lượng cao (giống PH8 và Kim Tuyên) tại các xã Mỹ Phương (Ba Bể), xã Quảng Chu, Như Cố (Chợ Mới); chuyển giao công nghệ chế biến 03 sản phẩm chè mới (chè Ngân Kim, chè sợi, chè xanh thơm) cho HTX Chè Mỹ Phương (Ba Bể) và HTX Nông nghiệp thanh niên Như Cố (Chợ Mới). Các mô hình triển khai theo kế hoạch đã được phê duyệt, chất lượng chè chế biến theo quy trình công nghệ của dự án đã được nâng lên rõ rệt, giá bán cao hơn so với chế biến thông thường, nhiều hộ dân đã có thu nhập cao từ bán sản phẩm chè của mô hình dự án.

Đề tài Phục tráng giống Bí thơm Ba Bđảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt đã tiến hành 3 vụ phục tráng, bước đầu đánh giá và lựa chọn được 02 dòng có một số đặc điểm tốt để tiếp tục phục tráng vụ 4. Thành công của đề tài góp phần bảo tồn nguồn gen cây trồng của tỉnh, đa dạng sản phẩm nông sản đặc sản của địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ:

Dự án “Hoàn thiện quy trình sản xuất tinh dầu và phát triển sản phẩm trà hòa tan từ quả quýt Bắc Kạn” đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất tinh dầu, sản xuất trà hòa tan từ quả quýt Bắc Kạn tại HTX Hương Ngàn. Ứng dụng các quy trình vào sản xuất sẽ góp phần giải quyết một phần đầu ra của quả quýt Bắc Kạn có phẩm cấp thấp (bao gồm cả quýt bi, quýt rụng), đa dạng hóa các sản phẩm từ quả quýt, là động lực thúc đẩy người dân lao động sản xuất, phát triển các ngành nghề chế biến nông sản.

Dự án Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và cung cấp thông tin trực tuyến về thời tiết và thiên tai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hoàn thiện 12/12 lớp cơ sở dữ liệu về thời tiết, thiên tai tỉnh (Lớp hành chính, lớp thủy văn, lớp giao thông, lớp thổ nhưỡng, lớp địa hình, lớp phủ bề mặt, lớp sạt lở đất, lớp thời tiết, lớp quản trị hệ thống, lớp lũ quét, lớp thống kê thiệt hại, lớp lượng mưa); hoàn thiện 7/7 mô đun phần mềm để hiển thị, quản lý các lớp bản đồ, tính toán mô phỏng và dự báo, cảnh báo; hoàn thành 8/9 nhóm chức năng của Trang thông tin thời tiết, thiên tai tỉnh Bắc Kạn. Dự án đang trong thời gian theo dõi, kiểm chứng mô hình, nâng cao tính chính xác của hệ thống cảnh báo, dự báo về thời tiết và thiên tai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, hoàn thiện thủ tục, hồ sơ nghiệm thu cấp tỉnh.

- Trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn: Dự án “Bảo tồn và phát huy một số di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Ba Bể” đã thành lập được 05 đội văn nghệ dân gian dân tộc Tày, Dao, Mông để phục vụ tua du lịch trải nghiệm; xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy 15 món ẩm thực đặc trưng của các dân tộc tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn; xây dựng mô hình Khu vui chơi giải trí và giao lưu văn hóa ẩm thực dân tộc phục vụ khách du lịch vào tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần; xây dựng khu tắm thuốc người Dao và khu trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm du lịch văn hóa làm quà lưu niệm cho khách du lịch tại xã Khang Ninh; xuất bản cuốn sách “Văn hóa dân gian dân tộc vùng hồ Ba Bể” và bộ phim tài liệu 35 phút “Di sản văn hóa vùng hồ Ba Bể” để tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá về di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn.

V. Tình hình thực hiện dự án đầu tư

Năm 2021, không có dự án đầu tư tăng cường tiềm lực KH&CN.

VI. Tình hình phân bổ và kết quả thực hiện dự toán ngân sách cho hoạt động KH&CN năm 2021

1. Căn cứ vào nguồn kinh phí Trung ương cấp, tỉnh Bắc Kạn đã phân bổ nguồn sự nghiệp KH&CN cho các hoạt động KH&CN tại địa phương, đã phân bổ tăng 20,2% so với kinh phí Trung ương phân bổ.

Bảng tổng hợp kinh phân bổ dự toán kinh phí KH&CN năm 2021

 ĐVT: tỷ đồng

TT

Năm

Nguồn TW giao

Địa phương phân bổ

Ghi chú

Sự nghiệp KH&CN

Đầu tư phát triển

Sự nghiệp KH&CN

Đầu tư phát triển

1

2021

13,394

0

16,110

0

Địa phương giao tăng 20,2% so với TW giao

Tổng

13,394

0

16,110

0

 

2. Kết quả thực hiện ngân sách 6 tháng đầu năm 2021 là: 6,5 tỷ, ước thực hiện cả năm 2021: 16,110 tỷ đồng.

VII. Đánh giá chung

1. Kết quả đạt được

- Tỉnh Bắc Kạn đã làm tốt công tác quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại địa phương, triển khai đầy đủ, kịp thời các cơ chế chính sách về khoa học và công nghệ, góp phần tích cực trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các nhiệm vụ KH&CN được triển khai đã mang lại giá trị khoa học, giá trị thực tiễn, có tính khả thi, là cơ sở cho việc định hướng phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng, lợi thế về khí hậu, đất đai phát triển cây trồng đặc sản, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người dân.

- Việc áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước đã đem lại những hiệu quả thiết thực, giúp công chức giải quyết công việc một cách khoa học, minh bạch, hạn chế các tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính, tạo được lòng tin và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

- Chương trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo bước đầu đã được quan tâm, thông qua việc triển khai các hoạt động về khởi nghiệp, ĐMST, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đã mang lại hiệu quả tốt, góp phần tuyên truyền tới toàn thể các cấp, các ngành, doanh nghiệp, HTX và nhân dân nắm bắt được tầm quan trọng của khởi nghiệp, ĐMST trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

2. Những khó khăn, tồn tại, vướng mắc

- Việc ứng dụng và nhân rộng các đề tài, dự án thành công vào thực tiễn còn gặp khó khăn; việc xử lý tài sản sau khi kết thúc nhiệm vụ KH&CN còn một số bất cập; hoạt động KH&CN cấp huyện còn hạn chế;

- Dịch vụ KH&CN chưa phát triển, hầu như các hoạt động chuyển giao tiến bộ KH&CN tại địa phương còn ít, nguồn thu từ dịch vụ KH&CN thấp, nên khả năng tự chủ của tổ chức KH&CN công lập còn gặp khó khăn;

- Các doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa; thị trường khoa học và công nghệ chưa phát triển, số lượng doanh nghiệp đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp ít, hoạt động sử dụng, khai thác tài sản trí tuệ còn hạn chế.

B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KH&CN NĂM 2022

I. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

1. Tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia, cấp tỉnh, trong đó tập trung ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng phát triển KH&CN phục vụ sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cao, các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi đề án "Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2035"; nghiên cứu, phát triển các sản phẩm OCOP của địa phương.

2. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và ĐMST

Triển khai các hoạt động khởi nghiệp ĐMST theo Kế hoạch đã UBND tỉnh phê duyệt: Quyết định số 2344/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 về việc ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030.

3. Nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng

- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị để tăng cường cho hoạt động đo lường, thử nghiệm nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương.

- Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, đăng ký sử dụng mã số, mã vạch cho các sản phẩm hàng hóa, xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương; Áp dụng, duy trì cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục triển khai Triển khai Quyết định 1633/QĐ-UBND ngày 9/9/2020 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Kế hoạch số 436/KH-UBND ngày 23/7/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

4. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế

Phối hợp với các Trường Đại học, các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học để tư đưa nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Tổ chức các hoạt động tham quan học tập kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đưa vào áp dụng tại địa phương nhằm khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu của tỉnh.

5. Hoạt động thông tin, thống kê KH, CN và ĐMST

- Tiếp tục cập nhật, bổ sung và khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu KH&CN quốc gia, của tỉnh; công khai thông tin về việc thực hiện và kết quả ứng dụng nhiệm vụ KH&CN, phát triển công nghệ và ĐMST, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn.

- Triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin thống kê khoa học, công nghệ và ĐMST của địa phương.

6. Nâng cao năng lực ĐMST, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST và phát triển thị trường KH&CN

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016), triển khai thực hiện các giải pháp để tiếp tục cải thiện chỉ số ĐMST quốc gia (GII).

- Tiếp tục phát triển thị trường KH&CN, hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm sáng tạo, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

7. Phát triển tiềm lực KH&CN

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực KH&CN phù hợp với định hướng phát triển tại địa phương.

- Tiếp tục phát triển, nâng cao năng lực của tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST.

8. Đẩy mạnh công tác truyền thông KH&CN

Tiếp tục tuyên truyền, cung cấp kịp thời các thông tin về cơ chế, chính sách và vai trò của KH, CN và ĐMST đến các cơ quan quản lý các cấp, các ngành và nhân dân. Xây dựng và phát triển mạng thông tin KH&CN và kết nối với các mạng thông tin trong và ngoài tỉnh; xây dựng phóng sự, chuyên trang KH&CN về thành tựu, tiến bộ KH&CN.

10. Đối với hoạt động quản lý nhà nước

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ trên các lĩnh vực: thẩm định và giám định công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ hạt nhân, thông tin KH&CN,... để hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân tiếp cận nhanh, đầy đủ về KH&CN, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững.

11. Đối với hoạt động sự nghiệp

- Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các tổ chức KH&CN công lập. Triển khai có hiệu quả phương án tự chủ của tổ chức KH&CN công lập theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

- Triển khai nghiên cứu, ứng dụng nhân một số giống nấm giá trị kinh tế cao, ứng dụng công nghệ sinh học nhân giống một số cây trồng có giá trị kinh tế; tăng cường ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong sản xuất trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện các dịch vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

12. Hoạt động Thanh tra chuyên ngành

- Tăng cường bám sát, nắm bắt tình hình việc chấp hành pháp luật về khoa học và công nghệ tại các địa phương, cơ sở, để tổ chức triển khai thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý, cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ;

- Triển khai các cuộc thanh, kiểm tra đảm bảo đúng quy định, tập trung thanh tra, kiểm tra về: tiêu chuẩn đo lường chất lượng; an toàn bức xạ hạt nhân; sở hữu công nghiệp; các nhiệm vụ khoa học công nghệ,...

12. Đối với hoạt động KH&CN cấp huyện

- Tiếp tục triển khai Quyết định số 25/2017/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành "Quy chế ứng dụng, nhân rộng đề tài, dự án KH&CN trên địa bàn tỉnh", góp phần duy trì, phát triển kết quả nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả tại địa phương; tổ chức bàn giao các sản phẩm KH&CN cho 08 huyện, thành phố và các sở, ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng KH&CN cấp huyện.

II. DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG KH&CN NĂM 2022

1. Nguyên tắc

- Ưu tiên kinh phí sự nghiệp khoa học để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN chuyển tiếp; các nhiệm vụ KH&CN phục vụ chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp;

- Ưu tiên các nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST, nâng cao năng lực ĐMST của doanh nghiệp, nâng cao năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, dự án sản xuất thử nghiệm là kết quả nghiên cứu ứng dụng, các nhiệm vụ có sự tham gia của doanh nghiệp.

2. Dự toán

Dự toán chi ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN của địa phương bao gồm: chi thực hiện các nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, an toàn bức xạ hạt nhân, sở hữu trí tuệ, công nghệ, ĐMST...; chi hoạt động đơn vị sự nghiệp; chi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

C. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Đề nghị Bộ KH&CN tiếp tục quan tâm, bố trí đủ nguồn kinh phí cho hoạt động KH&CN năm 2022 để tỉnh Bắc Kạn triển khai, thực hiện các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại địa phương.

2. Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phối hợp với Bộ Tài chính tháo gỡ khó khăn về xử lý tài sản được trang bị để triển khai nhiệm vụ KH&CN theo quy định tại Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 (các khó khăn trong việc xử lý tài sản đã được nêu tại điểm c, khoản 1, mục II, phần A).

Trên đây là kế hoạch, dự toán ngân sách khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2022 của tỉnh Bắc Kạn, UBND tỉnh Bắc Kạn trân trọng gửi Bộ Khoa học và Công nghệ./.

(Có Phụ lục chi tiết kèm theo)

 


Nơi nhận:
Gửi bản điện tử:
- Bộ KH&CN (02 bản);
- CT, PCT UBND tỉnh (bà Hoa);
- Sở KH&CN;
- Sở Tài chính;
- CVP, PCVP (ô.Thất);
Gi bn giấy:
- Bộ KH&CN (02 bản);
- Lưu: VT, Huy

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Thị Minh Hoa

 

PHỤ LỤC 1

Biểu TK1-1

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2020 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 384/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

Số TT

Nội dung

Đơn vị chủ trì, Tác giả

Tóm tắt nội dung

Ghi chú

I

Bài báo, công bố, giải pháp, kiến nghị, ấn phẩm khoa học

 

 

Ghi rõ các bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế trong danh sách ISI, Scopus

1

Nông lịch Bắc Kạn

Sở Khoa học và Công nghệ

Các kỹ thuật về sản xuất Nông lâm nghiệp, y tế, khí tượng thủy văn

 

2

Tuyên truyền trên Báo Bắc Kạn

Sở KH&CN, Báo Bắc Kạn

Kết quả đề tài, dự án, hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh

 

3

Chuyên mục khoa học và công nghệ

Sở KH&CN, Đài PT&TH Bắc Kạn

Tin, bài viết, hình ảnh kết quả hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh

 

4

Trang thông tin điện tử

Sở KH&CN

Hoạt động về KH&CN của tỉnh, trong nước, quốc tế

 

5

Số hóa đề tài, dự án

Sở KH&CN

Tóm tắt đề tài, dự án

 

II

Sáng chế, giải pháp hữu ích; Các loại giống mới; Các loại vắc xin mới, chế phẩm mới; Các bản vẽ thiết kế mới, mẫu máy, thiết bị mới

 

 

Ngày, tháng, năm (nộp đơn, tiếp nhận đơn, công nhận của Cơ quan có thẩm quyền)

 

Không

 

 

 

III

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hình thành

 

 

Tên và loại hình doanh nghiệp; địa chỉ; giấy phép kinh doanh; số quyết định công nhận, nhân lực hiện có...

1

Công ty trách nhiệm hữu hạn HTL

Sở KH&CN, Công ty TNHH HTL

Chế tạo lò đốt rác thải y tế, sản xuất cucumin

Công ty TNHH, thôn Nam Đội Thân phường Xuất Hóa, TP Bắc Kạn

IV

Hoạt động ứng dụng đổi mới công nghệ điển hình

 

 

 

1

Sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm đang được hỗ trợ phát triển thông qua các nhiệm vụ KH&CN

Sở KH&CN, các cơ quan đơn vị triển khai đề tài, dự án

Một số sản phẩm chủ lực

Quýt Bắc Kạn, Hồng không hạt Bắc Kạn, Gạo Bao thai Chợ Đồn, Gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn, Miến dong Bắc Kạn, Chè Shan tuyết Bằng Phúc, Chợ Đồn, Vịt bầu cổ xanh, Bí thơm Ba Bể

V

Kết quả khác

 

 

Ghi rõ các thông tin có liên quan đến kết quả

 

Không

 

 

 

 

Biểu TK1-2

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NỔI BẬT NĂM 2020 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 384/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

STT

Tên sản phẩm/công trình/công nghệ

Xuất xứ

(Ghi rõ xuất xứ của nhiệm vụ)

Hiệu quả kinh tế - xã hội

(Giải trình chi tiết giá trị làm lợi so sánh với sản phẩm công nghệ cùng loại, ý nghĩa kinh tế - xã hội...)

Ghi chú

1.

Mô hình các giải pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe người nhiễm vi rút VGB tại cộng đồng tại thành phố Bắc Kạn

Đề tài: Nghiên cứu một số giải pháp can thiệp, quản lý người nhiễm vi rút viêm gan B ở lứa tuổi thanh niên tỉnh Bắc Kạn

Kết quả nghiên cứu góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm vi rút Viêm gan B mới do lây truyền ngang, tăng số người nhiễm vi rút Viên gan B mạn được khám bệnh định kỳ và tiếp cận thuốc điều trị kháng vi rút.

Đánh giá, nghiệm thu xếp loại Xuất sắc

2.

Mô hình thâm canh cam theo tiêu chuẩn VietGAP

Dự án: Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển cây cam sành tại Bắc Kạn (thuộc Chương trình NTMN do địa phương quản lý)

Mô hình sản xuất cam theo hướng Vietgap cho năng suất, chất lượng cao hơn so với diện tích ngoài mô hình, mẫu mã quả đẹp, năng suất tăng hơn 15-20%.

Đang hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu

3.

Mô hình phát triển cây bưởi Diễn

Dự án: Ứng dụng KH&CN phát triển bưởi Diễn tại huyên Chợ Mới

Sau 03 năm triển khai, cây trồng tại mô hình sinh trưởng phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, ước tính cho thu nhập từ 150,0-200,0 triệu đồng/ha. Đây là cơ sở cho việc chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả như mía, ngô, lúa thông qua các giải pháp duy trì, nhân rộng của địa phương.

Đánh giá, nghiệm thu xếp loại Khá

4.

Mô hình trồng thử nghiệm thâm canh Chè hoa vàng

Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây, trồng cây Chè hoa vàng tại tỉnh Bắc Kạn

Thành công của mô hình là cơ sở khoa học để các cấp, các ngành xem xét ứng dụng, nhân rộng kết quả đề tài, phát triển cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao trở thành “cây làm giàu” cho người dân.

Đánh giá, nghiệm thu xếp loại Khá

5.

Mô hình thâm canh 20ha theo hướng hữu cơ, 12ha trồng chè giống mới chất lượng cao (PH8 và Kim Tuyên); công nghệ chế biến 03 sản phẩm chè mới (chè Ngân Kim, chè sợi, chè xanh thơm)

Dự án: Ứng dụng tiến bộ kĩ thuật cải tạo và phát triển vùng sản xuất chè hàng hóa tại tỉnh Bắc Kạn

Các mô hình triển khai theo kế hoạch đã được phê duyệt, chất lượng chè chế biến theo quy trình công nghệ của dự án đã được nâng lên rõ rệt, giá bán cao hơn so với chế biến thông thường, một số hộ dân đã có thu nhập cao từ bán sản phẩm chè của mô hình dự án.

Đang thực hiện

 

Biểu TK1-3

KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP QUỐC GIA NĂM 2020 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 384/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

STT

Tên Chương trình/Đề án

Chỉ tiêu/Mục tiêu đề ra

Kết quả đã đạt được

Đánh giá mức độ hoàn thành (%)

Lý do

1

Đề tài khoa học và công nghệ độc lập cấp Quốc gia: Nghiên cứu các giải pháp ứng phó với một số thiên tai chính gây mất ổn định tự nhiên khu vực Hồ Ba Bể phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Nội dung đối ứng: Xây dựng mô hình trồng rừng kết hợp cây dược liệu giảm thiểu xói mòn, bồi lấp lòng hồ Ba Bể (03ha). Mục tiêu: xây dựng được mô hình ứng phó với ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Đã triển khai xây dựng mô hình 03ha: 660 cây Trám đen, 660 cây Dẻ ván và trồng thử 100 cây Chè hoa vàng.

Các nội dung thực hiện theo tiến độ Thuyết minh được phê duyệt: 100%

 

2

Đề tài: Nghiên cứu phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp đặc thù theo chuỗi giá trị phục vụ khu vực hồ Ba Bể và vùng phụ cận.

Đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt nội dung đối ứng

 

Biểu TK1-4

NHÂN LỰC VÀ TỔ KH&CN
(Kèm theo Kế hoạch số: 384/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

Số TT

Tên tổ chức nghiên cứu & phát triển

Số giấy phép đăng ký hoạt động KH&CN và cơ chế hoạt động1

Nhân lực hiện có đến tháng 6/2021

Kinh phí chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng từ NSNN (tr.đ)

Ghi chú (công lập/ ngoài công lập)

Tổng số

Trong đó hưởng lương SNKH

Tổng số

Nghiên cứu viên cao cấp/ Kỹ sư cao cấp

Nghiên cứu viên chính/ Kỹ sư chính

Nghiên cứu viên/ Kỹ sư

Trợ lý nghiên cứu/Kỹ thuật viên

(1)

(2)

(3)

(4)

(5) = (6÷9)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

I

Đơn vị do bộ, ngành, địa phương quyết định thành lập

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trung tâm Ứng dụng KHCN và Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

- Giấy phép đăng ký hoạt động số: 01 ngày 16/6/2010 (Đăng ký lần đầu) và số 02/GCN ngày 26/6/2018 (Đăng ký lần 2);

- Cơ chế hoạt động: Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.

14

11

0

0

9

2

0

Công lập

2

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

- Giấy phép đăng ký hoạt động số: 52/GCN-HĐCN ngày 25/12/2015 (Đăng ký lần đầu) và số 05/GCN ngày 14/02/2019 (Đăng ký lần thứ 2)

- Cơ chế hoạt động: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính 23% theo Quyết định số 2112/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế giai đoạn 2017 - 2019

36

0

0

0

0

0

0

Công lập

 

Tổng số

02

50

11

0

0

9

2

0

 

 

Biểu TK1-5

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KH&CN NĂM 2020 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 384/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

Số TT

Nội dung công việc

Đơn vị

Kết quả đạt được (Số lượng)

Năm 2020

6 tháng đầu năm 2021

I

Số nhiệm vụ KH&CN được triển khai mới

 

10

10

1

Lĩnh vực tự nhiên

N.vụ

1

0

2

Lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ

N.vụ

01

02

3

Lĩnh vực nông nghiệp

N.vụ

8

06

4

Lĩnh vực y, dược

N.vụ

01

01

5

Lĩnh vực xã hội

N.vụ

0

01

6

Lĩnh vực nhân văn

N.vụ

01

0

II

Công tác đánh giá, thẩm định, giám định và chuyển giao công nghệ

 

 

 

1

Thẩm định/có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư

DA

22

4

2

Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ

0

0

3

Giám định công nghệ

CN

0

0

III

Công tác phát triển năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân

 

 

 

1

Số nguồn phóng xạ kín

 

0

0

-

Số nguồn phóng xạ được lắp đặt mới

Nguồn

0

0

-

Số nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

Nguồn

0

0

2

Số thiết bị bức xạ được lắp đặt mới

 

 

 

-

Trong lĩnh vực Y tế

Thiết bị

2

0

-

Trong lĩnh vực Công nghiệp

Thiết bị

0

0

-

Trong An ninh hải quan

Thiết bị

0

0

3

Lượng đồng vị, dược chất phóng xạ được sử dụng trong Y tế

Curie (Ci)

0

0

4

Thẩm định công nghệ các dự án đầu tư ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ

Dự án

0

0

5

Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ

Hợp đồng

0

0

6

Hướng dẫn hồ sơ cấp phép cho các cơ sở

Cơ sở

9

0

7

Thẩm định, cấp phép hoạt động cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn An toàn bức xạ

Giấy phép

1

0

IV

Công tác Sở hữu trí tuệ

 

 

 

1

Số hồ sơ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hồ sơ

3

1

2

Số đơn nộp đăng ký

Đơn

 

 

3

Số văn bằng được cấp

Văn bằng

 

 

4

Số vụ xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Vụ

0

0

5

Số các dự án phát triển tài sản trí tuệ được hỗ trợ

DA

0

0

6

Số sáng kiến, cải tiến được công nhận

SK

79

29

V

Công tác thông tin và thống kê KH&CN

 

 

 

1

Bổ sung, phát triển nguồn tài liệu (tài liệu giấy, tài liệu điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, ...)

Tài liệu/biểu ghi/CSDL

 

 

2

Ấn phẩm thông tin đã phát hành

Ấn phẩm, phút

 

 

2.1

Tạp chí/bản tin KH&CN

Tạp chí/bản tin

 

 

2.2

Phóng sự trên đài truyền hình

Buổi phát

12

6

3

Xây dựng CSDL (CSDL mới, cập nhập biểu ghi trong CSDL, số hóa tài liệu đưa vào CSDL)

CSDL/biểu ghi/trang tài liệu

 

 

4

Thông tin về nhiệm vụ KH&CN

 

 

 

4.1

Nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành

N.vụ

 

 

4.2

Nhiệm vụ KH&CN đã đăng ký kết quả thực hiện

N.vụ

 

 

4.3

Nhiệm vụ KH&CN được ứng dụng

N.vụ

 

 

5

Thống kê KH&CN

 

 

 

5.1

Số cuộc điều tra/ số phiếu thu được tương ứng

Số cuộc/số phiếu

 

 

5.2

Báo cáo thống kê cơ sở

Báo cáo

 

 

5.3

Báo cáo thống kê tổng hợp

Báo cáo

 

 

6

Kết quả khác (nếu nổi trội)

 

 

 

VI

Công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng

 

 

 

1

Số phương tiện đo được kiểm định

Phương tiện

5.023

637

2

Số lượng Tiêu chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng

Tiêu chuẩn

0

0

3

Số lượng Quy chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng

Quy chuẩn

0

0

4

Số đơn vị hành chính nhà nước đã công bố áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008, ISO 9001:2015

Đơn vị

144

144 (100%)

5

Số cuộc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Cuộc

08

04

6

Số mẫu được thử nghiệm và thông báo kết quả

Mẫu

546

105

VII

Công tác thanh tra

 

 

 

1

Số cuộc thanh tra

Cuộc

03

01

2

Số lượt đơn vị thanh tra

Đơn vị

04

02

3

Số vụ vi phạm phát hiện xử lý (nếu có)

Vụ

02

0

4

Số tiền xử phạt (nếu có)

Trđ

53,9

0

VIII

Hoạt động đổi mới công nghệ

 

 

 

1

Số nhiệm vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp do các bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc TW phê duyệt

N.vụ

0

0

2

Số doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ2

Doanh nghiệp

0

0

3

Số doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm

Doanh nghiệp

0

0

4

Số công nghệ được chuyển giao, đưa vào ứng dụng

Công nghệ

 

 

5

Số hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện

 

 

6

Tổng giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ

Tr.đ

 

 

IX

Công tác sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN

 

 

 

1

Bổ nhiệm đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ

Người

 

 

2

Thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ

Người

 

 

3

Kéo dài thời gian công tác

Người

 

 

4

Trọng dụng nhà khoa học đầu ngành

Người

 

 

5

Trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng

Người

 

 

6

Trọng dụng nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng

Người

 

 

X

Công tác hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN

 

 

 

1

Hỗ trợ và hình thành phát triển doanh nghiệp KH&CN

Doanh nghiệp

0

2

2

Thành lập cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN

Cơ sở

0

0

3

Hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu mạnh được ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại các cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN

Đối tượng

 

 

4

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng thành lập doanh nghiệp KH&CN

Đối tượng

 

 

5

Hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ công lập chưa chuyển đổi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Đơn vị

 

 

XI

Công tác phát triển thị trường KH&CN

 

 

 

1

Giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN trên thị trường

Tr.đ

 

 

2

Tỷ trọng giao dịch mua bán tài sản trí tuệ trên giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN

%

0

0

XII

Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia

 

 

 

1

Số doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST được hình thành (doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới)

Doanh nghiệp

0

0

2

Số lượng dự án khởi nghiệp ĐMST được hỗ trợ

Dự án

 

 

3

Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST được hỗ trợ

Doanh nghiệp

 

 

4

Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tham gia gọi vốn được từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập/tổng giá trị

Doanh nghiệp/ tổng giá trị

 

 

5

Số lượng các tổ chức ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST

Tổ chức

 

 

 

Biểu TK1-6

VĂN BẢN VỀ KH&CN ĐƯỢC BAN HÀNH NĂM 2020 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 384/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

Số TT

Tên văn bản

Ngày tháng ban hành

Cơ quan ban hành

Tỉnh ủy

HĐND

UBND

1

Nghị quyết số 04/2020/NQ-HĐND ngày 05/5/2020 của HĐND tỉnh Quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025

05/5/2020

 

X

 

2

Hoàn thành xây dựng văn bản QPPL và đã trình UBND tỉnh: Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Kạn ban hành kèm theo Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 03/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn

 

 

 

X

3

Đang triển khai xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở KH&CN (theo kế hoạch hoàn thành trong quý III)

 

 

 

X

 

Biểu TK1-7

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KH&CN NĂM 2020 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 384/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

Số nhiệm vụ triển khai năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021

Tổng số

Khoán đến sản phẩm cuối cùng

Khoán từng phần

Cấp Bộ, Tỉnh

0

40

Cấp cơ sở

0

0

 

Biểu TK1-8

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN KH&CN BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số: 384/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

Quyết định thành lập
(số, ngày tháng năm)

Vốn điều lệ
(Triệu đồng)

Hoạt động tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, ....

Giải ngân
(Triệu đồng)

Ghi chú

Nội dung

Tổng kinh phí
(Triệu đồng)

Năm 2020

6 tháng đầu năm 2021

 

Không có

 

Tài trợ

0

0

0

 

 

 

Cho vay

0

0

0

 

 

 

Bảo lãnh vốn vay

0

0

0

 

 

PHỤ LỤC 2

Biểu TK2-1

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KH&CN NĂM 2022 CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP QUỐC GIA THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ NGÀNH
(Kèm theo Kế hoạch số: 384/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

Đơn vị: Tr.đ

TT

Tên nhiệm vụ

Quyết định phê duyệt nhiệm vụ
(số ngày tháng năm)

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí đã phê duyệt thực hiện nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Tổng số

Nguồn NSNN

Nguồn khác

Tổng số

Đã bố trí đến hết năm 2021

Dự kiến năm 2022

Số còn lại

Số đã thực hiện năm trước

Dự kiến thực hiện năm 2022

A

B

1

2

3

4

5

6

7 = 4-5-6

8

9

10

 

Tổng cộng

 

 

 

1.628,0

613,0

894,0

121

 

 

 

I

Nhiệm vụ chuyển tiếp sang 2022

 

 

 

1.628,0

613,0

894,0

121

 

 

 

1

Đề tài khoa học và công nghệ độc lập cấp Quốc gia: Nghiên cứu các giải pháp ứng phó với một số thiên tai chính gây mất ổn định tự nhiên khu vực Hồ Ba Bể phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Quyết định số 760/QĐ-UBND ngày 28/4/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn (nội dung đối ứng)

4/2020-3/2023

8.450.0 (TW: 7.650.0

ĐP: 800,0)

8.450.0 (TW: 7.650,0

ĐP: 800)

613

187

0

 

 

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2

Để tài: Nghiên cứu phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp đặc thù theo chuỗi giá trị phục vụ khu vực hồ Ba Bể và vùng phụ cận

Đang chờ phê duyệt

 

ĐP: 828

828

0

707

121

 

 

Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ KH&CN

 

Biểu TK2-2

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH/NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ, TỈNH NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số: 384/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

Đơn vị: Tr.đ

TT

Tên nhiệm vụ

Quyết định phê duyệt nhiệm vụ
(số ngày tháng năm)

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí đã phê duyệt thực hiện nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Tổng số

Nguồn NSNN

Nguồn khác

Tổng số

Đã bố trí đến hết năm 2021

Dự kiến năm 2022

Số còn lại

Số đã thực hiện năm trước

Dự kiến thực hiện năm 2022

A

B

1

2

3

4

5

6

7 = 4-5-6

8

9

10

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

15.299,0

 

 

 

 

I

Nhiệm vụ chuyển tiếp sang 2022

 

 

 

29.377,0

17.467,5

8.299,0

3.610,5

 

 

 

1.

Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình thâm canh và nhân giống Hồng không hạt Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (Thuộc Chương trình Nông thôn miền núi ủy quyền địa phương quản lý, bắt đầu thực hiện từ năm 2021)

QĐ số 441/QĐ- UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn

02/2021-01/2024

8.746,35

(Trong đó: TW: 1.410,0.

ĐP: 1.785,67)

1.785,67

1.061

368

356,67

 

 

HTX Kim Lư

2.

Ứng dụng KH&CN trồng và bao tiêu sản phẩm cây Cà gai leo tại tỉnh Bắc Kạn

Số 1156/QĐ-UBND ngày 10/7/2019

6/2019 - 6/2021 (gia hạn đến 5/2022)

2.589,3

1.028,2

1.006,9

21,3

0

 

 

Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại XNK Thái Hưng

3.

Hoàn thiện quy trình sản xuất tinh dầu quýt hòa tan từ quả quýt Bắc Kạn

Số 938/QĐ-UBND ngày 28/5/2020

5/2020 - 12/2021

625,9

625,9

521,6

104,3

0

 

 

HTX Hương Ngàn

4.

Phục tráng giống bí thơm Ba Bể đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt

Số 1381/QĐ-UBND ngày 13/8/2019

7/2019 - 6/2022

1.733,4

1.733,4

1.290,9

442,5

0

 

 

Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên

5.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng rừng gỗ lớn, hỗn loài, đa mục đích nhằm tăng năng suất, giá trị sản phẩm lâm nghiệp.

Số 1366/QĐ-UBND ngày 08/8/2019

7/2019 - 6/2024

4.555,3

3.167,7

1.940

761,2

466,5

 

 

Viện Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng - Viện KHLN Việt Nam

6.

Xây dựng mô hình trồng cây dẻ ván tại huyện Ngân Sơn

Số 1382/QĐ-UBND ngày 13/8/2019

7/2019 - 6/2021

2.759,4

2.551,3

1.556,9

603,2

391,2

 

 

Viện Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng - Viện KHLN Việt Nam

7.

Nghiên cứu phát triển cây Nét tỳ, cây Nát moong và cây Nhân trần làm nguyên liệu tạo men lá phục vụ làng nghề sản xuất rượu truyền thống ở xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn

Số 1038/QĐ-UBND ngày 09/6/2020

5/2020

4/2023

1.080,2

924,9

541,2

287

96,7

 

 

Viện Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng - Viện KHLN Việt Nam

8.

Tuyển chọn, nhân giống cây Trám đen (Canarium nigrum Dai & Yakovl) có năng suất quả cao, chất lượng quả tốt tại tỉnh Bắc Kạn

Số 542/QĐ-UBND ngày 30/3/2020

01/2020-12/2023

976,1

912,4

527,4

216,9

168

 

 

Viện giống và Phát triển lâm sản

9.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp thực hiện cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

QĐ số 1393/QĐ-UBND ngày 31/7/2020

7/2020-12/2021

727,8

727,8

629,2

98,6

0

 

 

Sở Tài chính Bắc Kạn, Học Viện Tài Chính quốc gia

10.

Nghiên cứu trồng thử nghiệm Gừng trâu, củ kiệu, dưa chuột giống Nhật Bản làm nguyên liệu cho Công ty TNHH Việt Nam Misaki

QĐ số 1071/QĐ-UBND ngày 12/6/2020

6/2020-6/2022

1.371,6

1.135,1

937,9

197,2

0

 

 

Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu Giống cây trồng và vật nuôi - Trường ĐHNL TN

11.

Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình trồng và chế biến dược liệu (Hoài Sơn và Địa Hoàng) theo chuỗi giá trị tại Bắc Kạn

QĐ số 820/QĐ- UBND ngày 11/5/2020

01/2020-12/2021

1.738,3

1.570,0

1.170

400

0

 

 

Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên

12.

Nghiên cứu và phát triển cây Đào toáng tại xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn

Số 784/QĐ-UBND ngày 05/5/2020

4/2020-4/2024

825,5

717,5

397,1

159,6

160,8

 

 

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chợ Đồn

13.

Nghiên cứu các biện pháp cải tạo, thâm canh và phòng trừ sâu bệnh trên cây Hồng không hạt Bắc Kạn

QĐ số 1618/QĐ-UBND ngày 07/9/2020

5/2020 - 4/2023

1.261,5

1.135,5

698,6

385,9

51,0

 

 

Viện Bảo vệ thực vật

14.

Ứng dụng KH&CN trong tuyển chọn và nhân giống vịt bầu cổ xanh gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

Quyết định số 647/QĐ-UBND ngày 10/4/2020 và QĐ số 1947/QĐ-UBND ngày 30/10/2020

4/2020 - 4/2022

1.338,0

1.338,0

967,9

322,1

48,0

 

 

Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn

15.

Xây dựng hệ thống thông tin ngành nông nghiệp, phục vụ công tác quản lý và phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

QĐ số 317/QĐ-UBND ngày 08/3/2021

01/2021-07/2022

1.759,6

1.759,6

514,0

1.245,6

0

 

 

Trung tâm Nghiên cứu địa tin học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

16.

Ứng dụng công nghệ GIS online xây dựng hệ thống tin cơ bản tích hợp trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn

QĐ số 316/QĐ-UBND ngày 08/3/2021

1/2021 - 6/2022

768,0

768,0

399,8

368,2

0

 

 

Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn

17.

Nâng cao chất lượng công tác pháp chế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

QĐ số 167/QĐ-UBND ngày 05/02/2021

01/2021 - 12/2022

331,398

331,398

184,5

146,8

0

 

 

Sở Tư pháp Bắc Kạn

18.

Xây dựng mô hình quản lý người bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại tỉnh Bắc Kạn.

QĐ số 126/QĐ-UBND ngày 29/01/2021

03/2021- 02/2023

589,695

589,695

448,9

58,4

82,3

 

 

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

19.

Ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng mô hình nuôi trồng nấm dược liệu Linh Chi (Ganodema lucidum), nấm Vân Chi (Trametes versicolor) từ nguyên liệu ngọn, cành cây Keo tại tỉnh Bắc Kạn

QĐ số 262/QĐ-UBND ngày 25/02/2021

01/2021- 12/2022

2.347,6

1.589,0

1.079

510

0

 

 

Trung tâm ứng dụng Khoa học - Công nghệ và Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Bắc Kạn

20.

Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh vật gốc và sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất rau hữu cơ tại tỉnh Bắc Kạn

QĐ số 412/QĐ-UBND ngày 26/3/2021

01/2021 - 12/2022

1.933,7

1.466,0

750,7

662,3

53

 

 

Trung tâm ứng dụng Khoa học - Công nghệ và Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Bắc Kạn

21.

Nghiên cứu đánh giá thực trạng các giống quýt trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và lựa chọn được giống có triển vọng để phát triển

QĐ số 730/QĐ-UBND ngày 25/5/2021

01/2021 - 12/2024

1.115,0

1.115,0

393,0

237,0

485,0

 

 

Viện Nghiên cứu rau quả

22.

Phục tráng và phát triển một số giống lúa nếp đặc sản, có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Bắc Kạn

QĐ số 630/QĐ-UBND ngày 11/5/2021

4/2021 - 3/2025

2.743,4

2.405,0

451,0

701,5

1.252,5

 

 

Viện Khoa học Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

II

Nhiệm vụ mới năm 2022

 

 

 

 

 

7.000,0

 

 

 

 

 

Biểu TK2-3

KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KH&CN NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số: 384/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Tên Dự án/ công trình

Căn cứ pháp lý (QĐ phê duyệt)

Chủ đầu tư

Địạ điểm xây dựng

Thời gian thực hiện

Kinh phí

Khởi công

Hoàn thành

Tổng vốn đầu tư được duyệt

Kinh phí được phân bổ lũy kế hết năm 2021

Kế hoạch vốn năm 2022

I

Dự án chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Dự án mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Triển khai 02 dự án, sử dụng vốn đầu tư công ngân sách địa phương:

- Đầu tư trang thiết bị tiêu chuẩn đo lường chất lượng: dự kiến tổng mức đầu tư là 10,0 tỷ đồng;

- Dự án Sửa chữa trụ sở làm việc Sở KH&CN: dự kiến tổng mức đầu tư là 3,4 tỷ đồng.

Sở Kế hoạch và đầu tư đang thẩm định

Sở KH&CN

Sở KH&CN

2022

 

-

-

-

 

Biểu TK2-5

DỰ KIẾN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số: 384/KH-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

NỘI DUNG

KINH PHÍ TW THÔNG BÁO NĂM 2021

KINH PHÍ UBND TỈNH, TP PHÊ DUYỆT 2021

KINH PHÍ THỰC HIỆN NĂM 2021
(Ước thực hiện)

KINH PHÍ DỰ KIẾN NĂM 2022

I

Kinh phí sự nghiệp KH&CN

13.394

16.110

16.110

20.000

1

Kinh phí nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia chuyển tiếp chi tiết theo nhiệm vụ (phần đối ứng của địa phương): chi tiết tại Phụ lục 2, Biểu TK2-1

13.393

 

 

894

2

Chi nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh: chi tiết tại Ph lục 2, Biểu TK2-2

13.186

13.186

15.299

3

Chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng

 

 

 

4

Chi hoạt động KH&CN phục vụ quản lý nhà nước

595

595

1.300

4.1

Hoạt động Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng

 

 

 

-

Công tác kiểm tra TCĐCL, ISO,..

213

213

220

-

Hệ thống truy suất nguồn gốc; hỗ trợ đổi mới hoạt động đo lường

-

-

500

4.2

Sở hữu trí tuệ

 

 

 

-

Xét sáng kiến, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

110

110

60

-

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gừng Bắc Kạn (QĐ số 150/QĐ-UBND ngày 03/02/2021)

-

-

250

4.3

Thông tin và thống kê KH&CN

208

208

260

4.4

Phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân

10

10

10

4.5

Đào tạo, tập huấn

-

-

 

4.6

Đánh giá, thẩm định, giám định và CGCN, Thị trường công nghệ, Khởi nghiệp, ĐMST

-

-

 

4.7

Thanh tra KH&CN

54

54

60

4.8

Hợp tác quốc tế

 

 

 

4.9

Thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN

 

 

 

5

Chi hoạt động KH&CN cấp huyện

 

 

 

6

Chi các đơn vị sự nghiệp

1.869

1.869

2.040

7

Chi tăng cường tiềm lực, chống xuống cấp

 

 

 

8

Chi khác (hoạt động của hội đồng KH&CN tỉnh, công tác kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ, thẩm định kinh phí,....)

460

460

407

II

Kinh phí đầu tư phát triển

 

 

 

 

 

Dự án mới

 

 

 

 

 

Triển khai 02 dự án đầu tư, sử dụng vốn đầu tư công ngân sách địa phương:

- Đầu tư trang thiết bị tiêu chuẩn đo lường chất lượng: dự kiến tổng mức đầu tư là 10,0 tỷ đồng;

- Dự án Sửa chữa trụ sở làm việc Sở KH&CN: dự kiến tổng mức đầu tư là 3,4 tỷ đồng.

-

-

-

-

 

Tổng số

13.394

16.110

16.110

20.000

 



1 Cơ chế hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc 1 trong 4 loại theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP

2 Doanh nghiệp trong năm có một trong các hoạt động sau đây được coi là có đổi mới công nghệ:

1. Thực hiện nghiên cứu phát triển công nghệ có kết quả được chuyển giao, đánh giá, nghiệm thu hoặc ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh hoặc có đăng ký sở hữu trí tuệ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp).

2. Có nhận chuyển giao công nghệ hoặc đầu tư, mua sắm mới hoặc nâng cấp máy móc, thiết bị hoặc thay đổi quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hoặc sản xuất hiệu quả hơn (giảm giá thành sản xuất sản phẩm; giảm tiêu thụ năng lượng; nguyên, nhiên, vật liệu; giảm phát thải, đạt các chỉ tiêu về môi trường;...).

3. Đưa vào áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng như: ISO; HACCP; GMP (thực hành sản xuất tốt); KPI (Đo lượng hiệu suất); TPM (duy trì năng suất toàn diện); TQM (quản lý chất lượng toàn diện); PMS (cải tiến năng suất toàn diện); thực hành 5S, Six Sigma, Kaizen, ...

4. Đạt được các tiêu chuẩn, chứng nhận chuyên ngành: VietGap, Global Gap, GMP, BRC (Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu),... hoặc nâng cấp lên mức tiêu chuẩn cao hơn (ví dụ: GMP - ASEAN → GMP-WHO → PIC/S → EU-GMP) hoặc đạt được các chứng chỉ quốc tế (chứng chỉ ASTM của Mỹ; JISG3505, JIS3112 của Nhật Bản; ...).