Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4154/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 20 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025”.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phòng, chống bệnh Lở mồm, long móng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2021 - 2025”, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Kiểm soát hiệu quả bệnh Lở mồm, long móng (LMLM ) trên địa bàn tỉnh; góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.

b) Đến năm 2026, xã hội hóa hoàn toàn công tác tiêm phòng bệnh LMLM gia súc trên địa bàn.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Số lượng ổ dịch LMLM và gia súc mắc bệnh hàng năm giảm 10 - 20% so với trung bình của cả giai đoạn 2016 - 2020.

b) Xây dựng thành công, duy trì ít nhất 350 cơ sở chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM.

c) Đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh cơ bản không còn xảy ra các ổ dịch; căn cứ tình hình thực tế, từ năm 2026 sẽ xây dựng các huyện hoặc toàn tỉnh an toàn dịch đối với bệnh LMLM.

II. NỘI DUNG

1. Thông tin tuyên truyền

a) Tuyên truyền bằng nhiều hình thức (Báo, đài truyền hình, phát thanh, tờ rơi, khẩu hiệu…) về các nội dung liên quan đến phòng chống dịch bệnh động vật, bệnh từ động vật lây sang người, dự kiến: 08 lần tuyên truyền trên báo, đài truyền hình; in 181 áp phích để treo tại nhà văn hóa, nơi tập trung đông dân cư; thu âm, sang 183 đĩa CD tuyên truyền để cấp cho UBND các huyện, xã; in 90.000 tờ rơi.

b) Tập huấn kỹ thuật tiêm vắc xin cho các đội tiêm phòng, kết hợp kỹ năng điều tra, giám sát về bệnh, các biện pháp xử lý ổ dịch.. trước khi triển khai các đợt tiêm định kỳ: 11 lớp, dự kiến 770 người.

2. Phòng bệnh bằng vắc xin

Tiêm phòng vắc xin LMLM miễn phí cho trâu, bò chăn nuôi nông hộ trên địa bàn các xã có ổ dịch cũ hoặc có lưu hành vi rút thông qua giám sát chủ động của 02 năm liền kề trước khi xây dựng kế hoạch (năm 2019 và 2020: Phụ lục I đính kèm):

- Đối tượng tiêm phòng: Các loài gia súc: Trâu, bò.

- Loại vắc xin: Theo khuyến cáo hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó ưu tiên vắc xin có hàm lượng kháng nguyên từ 6PD50 trở lên.

- Tần suất tiêm phòng: Tiêm phòng 02 lần/năm; ngoài 2 đợt tiêm chính, người chăn nuôi tự tiêm phòng bổ sung, bảo đảm tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện phải được tiêm phòng.

3. Giám sát bệnh LMLM

a) Giám sát lâm sàng (giám sát bị động)

- Nhằm phát hiện sớm các ca bệnh để khoanh vùng, dập dịch kịp thời, giảm thiệt hại về kinh tế, hạn chế lây lan dịch bệnh.

- Tổ chức tập huấn cho công chức, viên chức, cộng tác viên thú y và người chăn nuôi về dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, trong đó có bệnh LMLM và biện pháp xử lý khi phát hiện dịch, bệnh.

- Điều tra ổ dịch, lấy mẫu của gia súc mắc, nghi mắc bệnh để chẩn đoán xác định bệnh và tuýp vi rút.

b) Giám sát lưu hành vi rút (giám sát chủ động)

- Đối với các tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia súc quy mô trang trại thực hiện giám sát định kỳ lưu hành mầm bệnh 01 - 02 lần/năm, chi phí do chủ cơ sở chi trả.

- Đối với các hộ chăn nuôi: chi phí giám sát do ngân sách nhà nước chi trả, thực hiện giám sát như sau: lấy 05 mẫu/cơ sở x 06 cơ sở/xã x 138 xã = 4.140 mẫu.

4. Kiểm soát vận chuyển

a) Thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y.

b) Nâng cấp, xây mới Trạm Kiểm dịch động vật Ông Đồn (01 trong 06 trạm kiểm dịch động vật quốc gia) đảm bảo các yêu cầu theo quy định.

5. Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y

a) Tổ chức giết mổ gia súc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

b) Rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc tập trung; tăng cường xử lý giết mổ trái phép để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh; định kỳ xây dựng chương trình giám sát điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ.

6. Biện pháp ứng phó, xử lý ổ dịch LMLM

a) Khai báo, chẩn đoán, điều tra dịch bệnh động vật

- Chủ vật nuôi, cá nhân hành nghề thú y khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh LMLM phải báo ngay cho thú y viên cấp xã hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất.

- Thú y viên cấp xã khi phát hiện hoặc nhận được tin báo có trách nhiệm kiểm tra thông tin, chẩn đoán lâm sàng, hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành thú y lấy mẫu xét nghiệm; hướng dẫn cơ sở chăn nuôi, thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 33 của Luật Thú y; báo cáo UBND cấp xã, trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện;

- Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện khi nhận được tin báo có trách nhiệm xác minh thông tin, chẩn đoán lâm sàng, điều tra ổ dịch bệnh động vật; lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

b) Xử lý ổ dịch (chưa công bố dịch): Nhanh chóng khoanh vùng, xử lý triệt để không để dịch lây lan rộng; tập trung các giải pháp:

- Xử lý gia súc mắc bệnh: tiêu hủy gia súc mắc bệnh theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tiêm phòng khẩn cấp: Tiêm phòng vắc xin cho các loại gia súc mẫn cảm tại các ấp/khu phố nơi xảy ra dịch; đồng thời tiêm phòng bao vây theo hướng từ ngoài vào trong tại các ấp chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xã có dịch.

- Sát trùng, tiêu độc: tổ chức vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, nơi tiêu hủy, dụng cụ chăn nuôi, giết mổ, phương tiện vận chuyển trong ấp, xã có ổ dịch.

- Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.

- Tổ chức kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào ổ dịch.

c) Xử lý dịch bệnh (đã công bố dịch): Thực hiện công bố dịch ở xã, huyện hoặc tỉnh khi xác định được tác nhân gây bệnh, có dấu hiệu lây lan nhanh trên diện rộng, khi công bố dịch thực hiện xác định giới hạn vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; đặt biển báo, chốt kiểm soát, hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua vùng có dịch. Các giải pháp như sau:

- Đối với vùng dịch: Hạn chế người ra vào vùng dịch, cấm giết mổ, lưu thông động vật mẫn cảm với bệnh LMLM trừ trường hợp được phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; khử trùng tiêu độc, tiêm phòng cho động vật mẫn cảm, chữa bệnh, giết mổ bắt buộc hoặc tiêu hủy động vật mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y;

- Đối với vùng bị dịch uy hiếp: Kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm với bệnh LMLM; tiêm phòng vắc-xin; tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch.

- Đối với vùng đệm: Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm với bệnh LMLM.

III. KINH PHÍ

1. Tổng kinh phí: 6.988.807.000 đồng (Sáu tỷ, chín trăm tám mươi tám triệu, tám trăm linh bảy ngàn đồng), (Phụ lục II đính kèm).

Trong đó:

- Kinh phí tỉnh: 4.876.540.000 đồng

- Kinh phí huyện: 2.112.267.000 đồng.

2. Nguồn kinh phí: Nguồn dự phòng ngân sách.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Dự toán kinh phí thực hiện hàng năm vào Kế hoạch Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản.

b) Chủ động giám sát dịch bệnh; xác định chủng loại, lựa chọn vắc xin phù hợp; điều tra xác định nguyên nhân; giám sát sau tiêm phòng, xét nghiệm mẫu để xác định tỷ lệ gia súc có kháng thể bảo hộ đối với bệnh LMLM.

c) Theo dõi, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống; không để lây lan dịch bệnh.

d) Tổ chức sơ kết, tổng kết theo kế hoạch.

2. Sở Tài chính:

Thẩm định kinh phí, hướng dẫn định mức chi, tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Phối hợp lựa chọn địa điểm tiêu hủy động vật bệnh, chết; hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh và xử lý môi trường tại khu vực có dịch bệnh.

4. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tuyên truyền về tình hình bệnh và các biện pháp phòng chống để người dân biết và thực hiện.

5. Công an tỉnh:

a) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức dừng phương tiện giao thông ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát để thực hiện việc kiểm soát vận chuyển và vệ sinh, sát trùng tiêu độc.

b) Chỉ đạo lực lượng chức năng điều tra, theo dõi nắm tình hình, cập nhật danh sách các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc; tổ chức tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống bệnh Lở mồm, long móng; triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng tổ chức đấu tranh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

6. Cục Quản lý thị trường:

a) Phối hợp xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường nhằm ngăn chặn phát tán dịch, bệnh động vật.

b) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, gian lận thương mại, đẩy giá bất hợp lý gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trong nước.

7. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Đồng Nai:

Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm định kỳ và đột xuất; thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình bệnh LMLM và các biện pháp phòng chống.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể:

a) Tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh LMLM nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân trong chăn nuôi.

b) Vận động nhân dân kịp thời phát hiện, thông tin cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng khi có dấu hiệu gia súc bị bệnh, chết không rõ nguyên nhân; vệ sinh tiêu độc khử trùng nhằm phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh.

c) Phối hợp giám sát thực hiện kế hoạch có hiệu quả.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch cấp huyện, bố trí kinh phí, nguồn lực, vật tư, phương tiện để thực hiện.

b) Quản lý hiệu quả hoạt động giết mổ; sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn.

c) Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng các đợt định kỳ và khi có dịch bệnh.

d) Thành lập, bố trí kinh phí hoạt động cho đội kiểm tra liên ngành.

đ) Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn sinh học, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, an toàn dịch, thực hành chăn nuôi tốt,…

e) Chủ động lựa chọn các địa điểm dự kiến tiêu hủy, chôn lấp gia súc, gia cầm và vật nuôi bị nhiễm bệnh đáp ứng các yêu cầu về phòng dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Đồng thời, thực hiện giám sát chất lượng môi trường tại khu vực thực hiện hoạt động tiêu hủy, chôn lấp gia súc, gia cầm và vật nuôi bị nhiễm bệnh.

g) Chỉ đạo UBND cấp xã:

- Yêu cầu người chăn nuôi: Khai báo tổng đàn, tái đàn và khai báo chăn nuôi theo quy định;

- Ban hành quyết định, tổ chức tiêu hủy gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh LMLM theo quy định.

- Thực hiện công tác phòng chống dịch, đặc biệt là giám sát, phát hiện, báo cáo và xử lý ổ dịch theo quy định.

Đề nghị các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Kế hoạch Phòng, chống bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025 đạt kết quả tốt. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH XÃ CÓ DỊCH HOẶC CÓ LƯU HÀNH VI RÚT LMLM NĂM 2019 VÀ 2020
(Đính kèm Kế hoạch số 4154/KH-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2021)

STT

HUYỆN

TỔNG ĐÀN TRÂU, BÒ

1

Cẩm Mỹ

Sông Nhạn

1225

2

Xuân Đông

739

3

Sông Ray

304

4

Long Giao

272

5

Xuân Đường

207

6

Xuân Mỹ

351

7

Tân Phú

Xã Nam Cát Tiên

809

8

Phú An

464

9

Núi Tượng

850

10

Định Quán

Gia Canh

1064

11

La Ngà

642

12

Túc Trưng

1010

13

Vĩnh Cửu

 Hiếu Liêm

11

14

Trị An

121

15

Long Thành

Bình Sơn

350

16

Bàu Cạn

350

17

Thống Nhất

Gia Tân 2

250

18

Long Khánh

Suối Tre

574

 

TỔNG

 

9593

 

PHỤ LỤC 2

DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG BỆNH LMLM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Đính kèm Kế hoạch số 4154/KH-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2021)

 

Hạng mục

Kinh phí năm 2021

Kinh phí năm 2022

Kinh phí năm 2023

Kinh phí năm 2024

Kinh phí năm 2025

Kinh phí từ 2021-2025

 

 

Tỉnh

Huyện

Tổng

Tỉnh

Huyện

Tổng

Tỉnh

Huyện

Tổng

Tỉnh

Huyện

Tổng

Tỉnh

Huyện

Tổng

Tỉnh

Huyện

Tổng

1

CHI PHÍ TIÊM PHÒNG BỆNH LMLM CÁC XÃ Ổ DỊCH CŨ VÀ NGUY CƠ CAO dự kiến (năm 2021; 2022, 18 xã tổng đàn: trâu bò: 10.000 con; năm 2022, 15 xã; năm 2023, 12 xã; năm 2024, 9 xã; năm 2025, 6 xã

-

632.920

632.920

-

529.967

529.967

-

421.947

421.947

-

316.460

316.460

-

210.973

210.973

-

2.112.267

2.112.267

1,1

Chi phí vắc xin: Tiêm phòng cho Trâu, bò

 

395.200

395.200

-

331.867

331.867

-

263.467

263.467

-

197.600

197.600

-

131.733

131.733

-

1.319.867

1.319.867

1,2

Chi phí bảo quản vắc xin: (Nước đá: (số xã) x 150.000 đ/xã/đợt x 02 đợt)

 

5.400

5.400

 

4.500

4.500

 

3.600

3.600

 

2.700

2.700

 

1.800

1.800

-

18.000

18.000

1,3

Công tiêm phòng: Trâu bò (1 mũi) (số mũi tiêm x (4.400đ/mũi x 02 đợt)

 

88.000

88.000

 

73.333

73.333

 

58.667

58.667

 

44.000

44.000

 

29.333

29.333

-

293.333

293.333

1,4

Vật tư phục vụ tiêm phòng: Kim (Số con (50 con/cây) x 800 đ/cây x 2 đợt)

 

320

320

 

266,666,67

267

 

213

213

 

160

160

 

107

107

-

1.067

1.067

1,5

Hỗ trợ cán bộ dẫn đường: Hỗ trợ dẫn đường (2 người/xã x Số xã x 10 ngày/xã x 200.000 đ/công x 02 đợt/năm)

 

144.000

144.000

 

120.000

120.000

 

96.000

96.000

 

72.000

72.000

 

48.000

48.000

-

480.000

480.000

2

GIÁM SÁT CHỦ ĐỘNG LƯU HÀNH LMLM

975.308

-

975.308

975.308

-

975.308

975.308

-

975.308

975.308

-

975.308

975.308

-

975.308

4.876.540

-

4.876.540

2,1

Chi phí lấy mẫu

371.808

 

371.808

371.808

 

371.808

371.808

 

371.808

371.808

 

371.808

371.808

 

371.808

1.859.040

-

1.859.040

2,2

Hỗ trợ thiệt hại chủ nuôi sau khi lấy mẫu gia súc (30 con/xã x 138 xã x 20.000đồng/con)

82.800

 

82.800

82.800

 

82.800

82.800

 

82.800

82.800

 

82.800

82.800

 

82.800

414.000

-

414.000

2,3

Hỗ trợ chủ hộ trong trường hợp gia súc bị chết do shook trong quá trình cầm cột hoặc lấy mẫu (0,5% x 4.140 con = 21 con x 2.000.000 đ/con)

42.000

 

42.000

42.000

 

42.000

42.000

 

42.000

42.000

 

42.000

42.000

 

42.000

210.000

-

210.000

2,4

Chi phí xét nghiệm

476.100

0

476.100

476.100

0

476.100

476.100

0

476.100

476.100

0

476.100

476.100

0

476.100

2.380.500

-

2.380.500

2,5

Chi phí VPP, photo biên bản phục vụ công tác quyết toán (200.000 đ/đơn vị x 13 trạm (11 trạm huyện trạm CĐXN phòng PCD)

2.600

 

2.600

2.600

 

2.600

2.600

 

2.600

2.600

 

2.600

2.600

 

2.600

13.000

-

13.000

 

TÔNG

975.308

632.920

1.608.228

975.308

529.967

1.505.275

975.308

421.947

1.397.255

975.308

316.460

1.291.768

975.308

210.973

1.186.281

4.876.540

2.112.267

6.988.807