ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 03 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 02/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG.
Qua kết quả tổng rà soát và quá quá trình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn tỉnh hiện nay cho thấy vẫn còn một số trường hợp chưa được hưởng chế độ chính sách ưu đãi người có công đúng theo quy định, vẫn còn có người hưởng sai chế độ ưu đãi. Những vấn đề tồn tại trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thiếu quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh; một số chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng chưa được thực hiện kịp thời, đầy đủ.
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về "tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng", UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công cách mạng.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng.
3. Tổ chức tuyên truyền nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, trách nhiệm cấp ủy chính quyền các cấp, các ngành và toàn thể xã hội nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa nội dung, chính sách và trách nhiệm đối với công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tiếp tục công tác tuyên truyền các chủ trương, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi người có công nói chung và mục đích, ý nghĩa của cuộc tổng rà soát nói riêng từ đó tiếp tục phát huy hơn nữa trách nhiệm cũng như tiếng nói của người dân trong việc giám sát.
2. Vận động các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp các tổ chức đoàn thể tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” cụ thể như: chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi, tặng quà cho các thương binh, bệnh binh, thân nhân các gia đình liệt sĩ.
3. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công.
4. Giải quyết chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; giải quyết những trường hợp còn tồn đọng, hưởng chưa đầy đủ và những trường hợp hưởng sai theo kết quả tổng rà soát đối với người có công cách mạng
5. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở.
6. Tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác triển khai, hướng dẫn việc thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN.
Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Tiếp tục nghiên cứu các vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, phát sinh liên quan đến chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng để đề xuất cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng cho phù hợp với điều kiện ở địa phương.
b) Khẩn trương rà soát, hướng dẫn giải quyết những trường hợp đề nghị xác nhận là người có công với cách mạng còn tồn đọng theo thẩm quyền.
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những thiếu sót và khuyết điểm, xử lý nghiêm những việc làm sai trái, tiêu cực trong việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công; kiên quyết đình chỉ việc thụ hưởng chế độ và thu hồi khoản tiền hưởng sai chế độ.
d) Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phân công các ngành đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện tại các địa phương.
2. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh:
Thực hiện giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ, thương binh do cơ quan quân đội quản lý còn tồn đọng; chủ trì phối hợp với các địa phương thanh tra, kết luận đối với những trường hợp có đơn thư tố cáo, phản ánh đối tượng do các cơ quan quân đội xác nhận và lập hồ sơ hưởng sai chế độ, chính sách ưu đãi, đồng thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung giải quyết dứt điểm những trường hợp tồn đọng liên quan.
3. Công an tỉnh:
a) Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố Huế phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và xã hội cùng cấp thẩm tra, xác minh các trường hợp lập hồ sơ giải quyết chế độ theo quy định tại Nghị định 31/2003/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng và các văn bản liên quan.
b) Điều tra, xử lý, kết luận theo quy định của pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật trong việc xác lập hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi người có công.
4. Sở Y tế: Tăng cường chỉ đạo Hội đồng giám định y khoa hoạt động hiệu quả, khám giám định đúng đối tượng, đúng quy định, không có sai sót xảy ra.
5. Sở Nội vụ:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các huyện, thị xã, và thành phố Huế việc hoàn thiện các thủ tục xét phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “bà mẹ Việt Nam anh hùng” đúng quy định của pháp luật.
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật về quy định xét phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “bà mẹ Việt Nam anh hùng” tại các địa phương.
6. Sở Xây dựng: Chủ động phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương án bố trí vốn ngân sách để tiếp tục thực hiện chủ trương về hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng. Đôn đốc, kiểm tra và định kỳ tổng hợp việc thực hiện hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh định kỳ sáu tháng (trước ngày 30/6), năm (trước ngày 10/12).
8. Sở Thông tin và truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan báo chí tổ chức tuyên truyền về các chính sách ưu đãi và việc thực hiện chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; giới thiệu các tấm gương điển hình người có công vượt khó, đóng góp việc phát triển kinh tế - xã hội.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế:
a) Rà soát lại từng trường hợp cụ thể để giải quyết bổ sung những chính sách mà người có công chưa được hưởng, bảo đảm tất cả người có công được thụ hưởng đầy đủ các chế độ ưu đãi người có công theo quy định của pháp luật.
b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người có công và thân nhân người có công hoàn thiện hồ sơ đảm bảo giải quyết đúng, đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi theo quy định.
c) Triển khai thực hiện đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định đối với các hộ gia đình thuộc danh sách hỗ trợ về nhà ở đã được ngân sách trung ương cấp, bảo đảm hoàn thành đúng thời hạn quy định.
d) Tổ chức thống kê, rà soát đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở trên địa bàn theo quy định gửi Sở Xây dựng để giải quyết.
e) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đôn đốc, kiểm tra việc lập, giải quyết hồ sơ xét phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
10. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên:
a) Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, cùng chăm lo tốt hơn đối với những người có công với cách mạng. Phát huy vai trò giám sát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công và việc giải quyết những vấn đề tồn tại qua tổng rà soát.
b) Vận động đóng góp quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” theo quy định tại Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 của Chính phủ.
c) Tiếp nhận ý kiến của quần chúng nhân dân, phát hiện những trường hợp lợi dụng chính sách ưu đãi người có công, phản ánh kịp thời để các cơ quan chức năng có trách nhiệm giải quyết, bảo đảm các chế độ ưu đãi đối với người có công được thực thi nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời và công bằng.
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chịu trách nhiệm triển khai, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện của các ngành, địa phương về các nội dung của Kế hoạch; tham mưu nội dung tổ chức họp sơ kết 6 tháng trước ngày 10/7 hàng năm và tổng kết hàng năm trước ngày 30/12;
2. UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện, các sở ngành liên quan: Thực hiện báo cáo kết quả triển khai thực hiện của địa phương, ngành trước ngày 30/11 hàng năm năm, qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
Quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 21/2017/QĐ-UBND Quy chế cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2 Quyết định 19/2016/QĐ-UBND Quy định mức hỗ trợ, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3 Quyết định 21/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực người có công với cách mạng và thân nhân theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 4 Kế hoạch 281/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 02/2016/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5 Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 6 Quyết định 642/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án bổ sung hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg
- 7 Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2016 về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 24/2015/QĐ-UBND về phân công, phân cấp quản lý, thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi đối với Người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 9 Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2014 tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong 2 năm (2014 – 2015)
- 10 Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
- 11 Nghị định 45/2006/NĐ-CP ban hành điều lệ quản lý và sử dụng quỹ đền ơn đáp nghĩa
- 1 Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2014 tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong 2 năm (2014 – 2015)
- 2 Quyết định 24/2015/QĐ-UBND về phân công, phân cấp quản lý, thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi đối với Người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3 Quyết định 642/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án bổ sung hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg
- 4 Quyết định 887/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực người có công thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
- 5 Quyết định 19/2016/QĐ-UBND Quy định mức hỗ trợ, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6 Quyết định 21/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực người có công với cách mạng và thân nhân theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 7 Kế hoạch 281/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 02/2016/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng do tỉnh Nghệ An ban hành
- 8 Quyết định 21/2017/QĐ-UBND Quy chế cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế