ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 420/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 10 tháng 02 năm 2014 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2013/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (sau đây gọi tắt là Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg) và Quyết định số 1932/QĐ-BTP ngày 25/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg , UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau:
Đánh giá một cách toàn diện, chính xác thực trạng điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại địa bàn xã, phường, thị trấn để có giải pháp thúc đẩy, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai các thiết chế tiếp cận pháp luật, bảo đảm điều kiện cho người dân tiếp cận pháp luật nhằm thực hiện và phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân; nâng cao vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Việc đánh giá, công nhận, xếp hạng, biểu dương, khen thưởng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; được thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan; mang tính lâu dài, bền vững, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn.
1. Phổ biến, quán triệt Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg và các văn bản có liên quan để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng về xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật
a) Tổ chức quán triệt, triển khai, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ; Quyết định số 1932/QĐ-BTP ngày 25/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các văn bản có liên quan.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp và UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: hàng năm.
b) Tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân về xây dựng xã, phường, thị trấn; huyện, thành phố về tiếp cận pháp luật, lồng ghép trong các hội nghị, hội thảo, tập huấn, trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức phù hợp khác.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp và UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Khuyến khích, phát động phong trào thi đua xây dựng xã, phường, thị trấn; huyện, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Cơ quan thực hiện: UBND huyện, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn thực hiện tại địa phương (trên cơ sở hướng dẫn của Sở Tư pháp).
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2. Thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật
Thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn để tư vấn, tham mưu UBND cùng cấp đánh giá, công nhận, xếp hạng, biểu dương, khen thưởng địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg .
- Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật của tỉnh.
- UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật tại địa phương.
Thời gian thực hiện: Năm 2014 (sau khi có hướng dẫn của Bộ Tư pháp).
a) Tiêu chí và thời gian đánh giá
- Tiêu chí đánh giá: Việc đánh giá điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại xã, phường, thị trấn dựa trên các tiêu chí tiếp cận pháp luật được quy định tại Điều 5 của Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg (gồm 08 tiêu chí, với tổng số điểm các tiêu chí là 1.000 điểm, được quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg).
- Thời gian đánh giá:
+ Việc đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện mỗi năm một lần, tính từ ngày 01 tháng 7 của năm trước đến ngày 30 tháng 6 của năm đánh giá.
+ Việc đánh giá xã, phường, thị trấn tiêu biểu về tiếp cận pháp luật được thực hiện 02 năm một lần, tính từ ngày 01 tháng 7 của 02 năm trước đến ngày 30 tháng 6 của năm đánh giá.
b) Đánh giá, công nhận, biểu dương, khen thưởng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật
- Điều kiện công nhận, biểu dương, khen thưởng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg .
- Thời gian thực hiện: UBND xã, phường, thị trấn tự đánh giá, báo cáo UBND huyện, thành phố trước ngày 31 tháng 7 của năm đánh giá. Niêm yết công khai điểm số tự đánh giá và quy định có liên quan tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn.
- Đánh giá, công nhận:
+ Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật của UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm thẩm tra, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh công nhận và khen thưởng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tặng Bằng khen đối với xã, phường, thị trấn tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh trước ngày 20 tháng 8 của năm đánh giá.
+ Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật của UBND tỉnh xem xét, đánh giá, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận, khen thưởng các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tặng Bằng khen đối với các xã, phường, thị trấn tiêu biểu về tiếp cận pháp luật cấp tỉnh vào dịp kỷ niệm Ngày Pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Ngày Pháp luật Việt Nam) 09 tháng 11 của năm đánh giá; đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen đối với xã, phường, thị trấn tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc trước ngày 20 tháng 9 của năm đánh giá.
c) Đánh giá, công nhận, biểu dương, khen thưởng các huyện, thành phố đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật
- Điều kiện công nhận, biểu dương, khen thưởng huyện, thành phố đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg .
- Thời gian thực hiện: UBND cấp huyện tự đánh giá và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20 tháng 8 của năm đánh giá. Công khai kết quả tự đánh giá và quy định có liên quan trên Cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện.
- Đánh giá, công nhận: Hội đồng tiếp cận pháp luật của UBND tỉnh xem xét, đánh giá, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận, khen thưởng các huyện, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật vào dịp kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Nam; đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen đối với huyện, thành phố tiêu biểu về tiếp cận pháp luật toàn quốc trước ngày 20 tháng 9 của năm đánh giá.
d) Đánh giá tỉnh đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật
- Điều kiện công nhận, biểu dương, khen thưởng tỉnh đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg .
- Thời gian thực hiện: UBND tỉnh tự đánh giá, báo cáo Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 9 của năm đánh giá. Công khai kết quả tự đánh giá và các quy định có liên quan trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh.
Kiện toàn tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý và xây dựng xã, phường, thị trấn; huyện, thành phố; tỉnh đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại cơ sở gắn với nhiệm vụ kiện toàn tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp theo Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và công tác Tư pháp của UBND cấp xã.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2014.
a) Kiện toàn số lượng và đào tạo trình độ trung cấp luật hoặc đại học luật cho công chức Tư pháp hộ tịch, bảo đảm đạt chuẩn theo Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg , các hoạt động gồm:
- Thống kê, rà soát số lượng và trình độ chuyên môn của các công chức Tư pháp hộ tịch trên địa bàn tỉnh.
+ Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành phố.
+ Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kiện toàn số lượng và đào tạo trình độ trung cấp hoặc đại học luật cho công chức Tư pháp hộ tịch và tổ chức thực hiện.
+ Cơ quan thực hiện: Sở Nội vụ.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, UBND các huyện, thành phố.
+ Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Kiện toàn số lượng và trình độ đào tạo các chức danh công chức xã, phường, thị trấn khác (Địa chính, Xây dựng - Đô thị hoặc Nông nghiệp và môi trường, Văn hóa - Xã hội, Văn phòng - Thống kê, Tài chính - Kế toán, Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng quân sự) đạt chuẩn theo quy định.
- Cơ quan thực hiện: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
6. Kiểm tra, đánh giá, tổng kết, báo cáo triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg
- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan thực hiện.
- UBND các huyện, thành phố thực hiện tại địa phương.
- Thời gian thực hiện: 06 tháng, hàng năm; tổ chức tổng kết 5 năm vào năm 2017.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của địa phương, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao và tiến độ thực hiện kế hoạch, các sở, ban ngành, UBND cấp huyện; UBND cấp xã xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, bố trí theo quy định của pháp luật.
1. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các sở, ban ngành, các huyện, thành phố triển khai thực hiện; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo kết quả việc thực hiện.
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh thực hiện các nội dung được giao và khen thưởng các địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Định mức khen thưởng theo quy định tại Điều 13 của Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg .
3. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn UBND cấp huyện bố trí kinh phí thực hiện tại địa phương.
4. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc phạm vi quản lý hành chính của địa phương; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND xã, phường, thị trấn thực hiện Kế hoạch này.
5. UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật; phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc tự đánh giá theo nội dung của Kế hoạch này.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp thực hiện và tham gia giám sát việc thực hiện Kế hoạch này.
7. Thời hạn được tính để đánh giá bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
8. Chế độ thông tin, báo cáo
Định kỳ hằng năm (trước ngày 15 tháng 11), các sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hợp báo cáo theo quy định.
Trên cơ sở Kế hoạch này, các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố ban hành Kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc những vấn đề mới phát sinh, kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 3721/KH-UBND năm 2014 thực hiện đề án "tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật" trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2014 - 2016
- 2 Nghị quyết 21/2014/NQ-HĐND quy định mức chi có tính chất đặc thù trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3 Kế hoạch 3276/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2014 - 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4 Quyết định 1932/QĐ-BTP năm 2013 về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở kèm Quyết định 09/2013/QĐ-TTg do Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Quyết định 09/2013/QĐ-TTg về Quy định chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Thông tư liên tịch 01/2009/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 1 Kế hoạch 3721/KH-UBND năm 2014 thực hiện đề án "tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật" trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2014 - 2016
- 2 Nghị quyết 21/2014/NQ-HĐND quy định mức chi có tính chất đặc thù trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3 Kế hoạch 3276/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2014 - 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi