Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/KH-UBND

Lào Cai, ngày 03 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TỈNH LÀO CAI NĂM 2021

Căn cứ Đề án số 06-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện - nguồn nhân lực - khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025; Căn cứ Quyết định số 4389/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 của UBND tỉnh Lào Cai về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước 2021; Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; Thông tư số 152/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới ba tháng; Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016; Quyết định số 2454/QĐ-UBND ngày 30/7/2020 phê duyệt đơn giá đặt hàng đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Lào Cai; UBND tỉnh Lào Cai xây dựng Kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Thực hiện hiệu quả mục tiêu Đề án “Đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện - nguồn nhân lực - khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025” năm 2021, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và yêu cầu của thị trường lao động.

- Triển khai đào tạo nghề cho người lao động, trong đó ưu tiên nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các đối tượng là lao động nông thôn, lao động bị thôi việc, mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lao động bị mất việc làm tại vùng biên giới, lao động di cư tự do, lao động là người khuyết tật, người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng,... để chủ động tham gia thị trường lao động, ổn định sinh kế; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

- Huy động sự tham gia của hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân trong việc triển khai thực hiện Đề án.

2. Yêu cầu:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững của đất nước.

- Đào tạo nghề cho người lao động phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách, phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động, yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt quan tâm đến chất lượng giải quyết việc làm sau đào tạo nghề.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, chương trình giáo trình, gắn với mô hình sản xuất tiến bộ, lấy thực hành là chính, giúp cho người học tiếp cận và làm theo những mô hình, điểm trình diễn đã có; đội ngũ giảng viên có năng lực và trình độ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp và có khả năng thực hành tốt.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Hỗ trợ đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố căn bản của giáo dục nghề nghiệp; các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề nghiệp nhằm nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và trên phạm vi cả nước; chuyển dịch dần cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và lĩnh vực du lịch, dịch vụ thương mại và trong nội bộ từng ngành.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Năm 2021, tập trung chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo mới, bồi dưỡng lại cho 10.500 người trong đó:

+ Trình độ cao đẳng, trung cấp: 3.220 người.

+ Sơ cấp và dưới 3 tháng: 7.280 người.

(Có biểu chi tiết số 01 kèm theo)

- Ngành nghề đào tạo: Tập trung đào tạo các nghề thuộc các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm của tỉnh như:

+ Lĩnh vực du lịch và dịch vụ: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; quản trị khách sạn; Nghiệp vụ nhà hàng và khách sạn; Quản lý du lịch; Nhân viên marketing du lịch; Điều hành du lịch; Hướng dẫn du lịch; pha chế đồ uống; chế biến món ăn; Nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar; Kỹ năng du lịch cộng đồng;....

- Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: công nghệ ô tô; điện công nghiệp; công nghệ xây dựng; Kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật Gò Hàn; Cốt thép hàn; Vận hành nhà máy thủy điện;....

- Lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: áp dụng phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học trong chọn tạo và nhân nhanh các giống vật nuôi mới, giống loài thủy sản sạch bệnh; công nghệ tổng hợp và tự động hóa quá trình trồng trọt và thu hoạch các loại cây trồng trong nhà lưới, nhà kính; công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo VietGAP, các nghề nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;...

- Đảm bảo 100% người học sau đào tạo được tư vấn, giới thiệu việc làm, trong đó có từ 75% - 80% có việc làm.

III. NỘI DUNG

1. Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động:

Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, trong đó tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp trong lĩnh vực: dịch vụ - du lịch, thương mại, công nghiệp,... cho người lao động đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển nghề; đào tạo nghề nông nghiệp cho một bộ phận lao động nông thôn để thực hành sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

1.1. Trình độ Cao đẳng, Trung cấp:

a) Nội dung:

- Thực hiện hỗ trợ cho người học theo các chính sách quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021; Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp; học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập; Vay vốn tín dụng,...

- Hỗ trợ tổ chức thực hành, thực tập cho học sinh sinh viên thuộc 07 ngành/nghề trọng điểm của Trường Cao đẳng Lào Cai để đào tạo nguồn lực đào tạo nhân lực chất lượng cao.

b) Số lượng học sinh, sinh viên được hỗ trợ: 4.000 lượt người (bao gồm cả HSSV tuyển sinh mới và HSSV chuyển tiếp)

c) Đơn vị thực hiện: Trường Cao đẳng Lào Cai; Phòng Lao động - TBXH các huyện, thị xã, thành phố.

1.2. Trình độ Sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng:

a) Nội dung:

- Thực hiện theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2454/QĐ-UBND ngày 30/7/2020 phê duyệt đơn giá đặt hàng đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Các đơn vị được giao nguồn ngân sách thực hiện, triển khai xây dựng phương thức đặt hàng đào tạo nghề trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐCP ngày 10/4/2019 Nghị định Chính phủ về việc giao nhiệm vụ đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng NSNN từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

b) Số lượng: 184 lớp với tổng số học viên được hỗ trợ là 6.300 người.

c) Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Lao động - TBXH, Sở Nông nghiệp và Phát triển; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

(Có biểu chi tiết số 02 kèm theo)

2. Hỗ trợ sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đào tạo:

a) Nội dung: Thực hiện hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho 07 nghề trọng điểm của Trường Cao đẳng Lào Cai và từ 02-04 ngành/nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ - du lịch cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

b) Đơn vị được hỗ trợ: Trường Cao đẳng Lào Cai, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - GDTX huyện Bảo Yên và Thị xã Sa Pa.

c) Đơn vị thực hiện:

- Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - TBXH, Trường Cao đẳng Lào Cai.

- Đơn vị phối hợp: Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành, đơn vị liên quan.

3. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ nhà giáo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh:

a) Nội dung: Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về thực hiện quy định đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

b) Số lượng: Từ 25 -30 người.

c) Địa điểm mở lớp: Tại thành phố Lào Cai.

d) Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - TBXH tỉnh Lào Cai

4. Phát triển chương trình, giáo trình đào tạo; Kiểm định chất lượng:

a) Nội dung:

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp rà soát, xây dựng, biên soạn mới; sửa đổi bổ sung các bộ chương trình, giáo trình đặc biệt là các nghề trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch.

- Trường Cao đẳng Lào Cai biên soạn mới, chỉnh sửa khoảng 230 giáo trình cho các môn học, modun trong chương trình đào tạo các ngành/nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp được cấp phép đào tạo; xây dựng khoảng 20 quy trình đảm bảo chất lượng mới, xây dựng khoảng 90 ngân hàng đề thi; Dự kiến mời đánh giá ngoài 02 nghề trọng điểm.

b) Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - TBXH tỉnh Lào Cai, Trường Cao đẳng Lào Cai và các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp.

5. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp giáo dục nghề nghiệp:

a) Nội dung:

- Tổ chức 01 Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh cho 120 người.

- Tổ chức trên 35 cuộc tuyên truyền, đối thoại, chính sách GDNN- Lao động việc làm, khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trường THPT, THCS trên địa bàn tỉnh Lào Cai cho 1.750 người.

- Tổ chức 02 Hội nghị tổ chức tập huấn phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho 170 người lao động, lao động nông thôn, cán bộ Hội nông dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

c) Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - TBXH tỉnh Lào Cai.

6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá:

a) Nội dung:

Triển khai công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, giám sát tại 3-5 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh và thanh tra 01 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Trường trung cấp nghề công ty Apatit Việt Nam).

b) Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - TBXH tỉnh Lào Cai.

7. Kinh phí thực hiện:

Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương và huy động từ các nguồn lực hợp pháp khác.

Sau khi được phân bổ nguồn ngân sách cấp năm 2021, các đơn vị được giao chủ trì thực hiện xây dựng dự toán chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn; tiếp tục rà soát, sắp xếp, nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức mở lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, triển khai các hoạt động xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề, tổ chức tuyên truyền, tư vấn, hướng nghiệp cho lao động theo Kế hoạch.

- Tổ chức ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giao chỉ tiêu; lựa chọn, ký hợp đồng với các trường để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn và công tác giải quyết việc làm cho lao động qua đào tạo nghề tại các địa phương.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp kết quả thực hiện đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Tổ chức ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giao chỉ tiêu đào tạo theo Kế hoạch.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại các địa phương; giám sát việc hướng dẫn tạo việc làm thuộc lĩnh vực nông nghiệp cho lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kết quả đào tạo nghề nông nghiệp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

3. Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn lực để thực hiện các nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong Đề án số 06-ĐA/TU.

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thực hiện quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí; Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho người lao động theo quy định và chịu trách nhiệm về thực hiện chỉ tiêu được giao.

- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn; thực hiện việc kiểm tra, xác nhận danh sách học viên học nghề đảm bảo đúng đối tượng; thực hiện tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn. Đặt hàng đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ năng lực. Tổng hợp kết quả, báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn theo quy định.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn.

- Thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động theo quy định.

- Đảm bảo các điều kiện về biên chế cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc để thực hiện đào tạo nghề theo kế hoạch.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:

+ Tổ chức phổ biến các chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các thông tin về đào tạo nghề, điều kiện của nghề học, địa chỉ nơi làm việc sau khi học.

+ Thống kê số lao động có nhu cầu thực tế cần học nghề trên địa bàn; nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, đồng thời lập danh sách theo dõi, thống kê số người đã học nghề, số người có việc làm sau khi học nghề trên địa bàn, báo cáo UBND huyện, thị xã, thành phố để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

+ Kiểm tra, xác nhận vào đơn xin học nghề của người lao động nông thôn trên địa bàn về đối tượng theo quy định và các điều kiện để làm việc theo nghề đăng ký học.

+ Tạo điều kiện cho người học nghề tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng tại địa phương; giúp người lao động tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc giải quyết việc làm sau học nghề.

+ Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn với UBND huyện, thành phố.

5. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm triển khai các hoạt động cụ thể về đào tạo nghề cho người lao động theo kế hoạch đã được phê duyệt và theo quy định hiện hành.

- Phối hợp với UBND cấp xã, các đoàn thể, các doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức tuyên truyền, tư vấn, tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động bảo đảm đúng đối tượng theo quy định; tổ chức hướng dẫn tạo việc làm, giải quyết việc làm, bao tiêu sản phẩm cho lao động sau khi học nghề; theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động do cơ sở đào tạo sau học nghề.

- Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên và các điều kiện để tổ chức hỗ trợ đào tạo, thực hiện quy trình đào tạo theo quy định.

- Sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả, không để thất thoát; tập hợp, lưu trữ và quản lý chứng từ thanh quyết toán theo chế độ kế toán hiện hành; chịu trách nhiệm và tính hợp pháp, hợp lý của các chứng từ, đồng thời thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo; xây dựng cơ chế để người học và người sử dụng lao động tham gia chủ động vào đánh giá chất lượng đào tạo. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trung tâm dịch vụ việc làm, hội chợ việc làm nhằm hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp. Chú trọng phát triển tinh thần khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện có nội dung điều chỉnh, bổ sung, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Lao động - TBXH tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- TT. TU, UBND tỉnh;
- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH);
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các Đoàn thể tỉnh;
- Các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Báo Lào Cai; Đài PT-TH tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, PCVP2;
- Lưu : VT, TH1, NLN2, VX3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Giàng Thị Dung

 

Biểu số 01

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH CHI TIẾT TUYỂN MỚI, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NĂM 2021 CHIA THEO CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ

(Kèm theo Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 03/02/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Chỉ tiêu lao động qua đào tạo

Giai đoạn 2021-2025

Năm 2021

Ghi chú

I

Tổng số đào tạo, bồi dưỡng

58.000

10.500

 

1

Cao đẳng

6.450

950

 

2

Trung cấp

16.570

2.270

 

3

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

34.980

7.280

 

II

Chia theo từng huyện

58.000

10.500

 

1

UBND thành phố Lào Cai

11.345

2.090

 

-

Cao đẳng

1.270

195

 

-

Trung cấp

3.740

555

 

-

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

6.335

1.340

 

2

UBND huyện Bát Xát

8.412

1.517

 

+

Cao đẳng

955

155

 

+

Trung cấp

2.770

400

 

+

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

4.687

962

 

3

UBND huyện Bảo Thắng

7.472

1.367

 

+

Cao đẳng

945

150

 

+

Trung cấp

2.705

400

 

+

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

3.822

817

 

4

UBND huyện Bảo Yên

6.128

1.128

 

+

Cao đẳng

680

100

 

+

Trung cấp

1.835

285

 

+

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

3.613

743

 

5

UBND huyện Văn Bàn

6.154

1.124

 

+

Cao đẳng

670

100

 

+

Trung cấp

1.325

170

 

+

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

4.159

854

 

6

UBND Thị xã Sa Pa

5.608

1.023

 

+

Cao đẳng

670

100

 

+

Trung cấp

1.330

180

 

+

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

3.608

743

 

7

UBND huyện Bắc Hà

4.856

856

 

+

Cao đẳng

420

50

 

+

Trung cấp

985

100

 

+

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

3.451

706

 

8

UBND huyện SiMaCai

3.755

650

 

+

Cao đẳng

420

50

 

+

Trung cấp

870

80

 

+

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

2.465

520

 

9

UBND huyện Mường Khương

4.269

744

 

+

Cao đẳng

420

50

 

+

Trung cấp

1.010

100

 

+

Sơ cấp và đào tạo thường xuyên

2.839

594

 

 

Biểu số 02

NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP NĂM 2021

(Kèm theo Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 03/02/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

Số TT

Nội dung

Đơn vị tính

Năm 2021

Ghi chú

 

Tổng số

 

139.800.000.000

 

I

Đầu tư nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

 

70.800.000.000

Nhu cầu vốn năm 2021 đã được phê duyệt tại Đề án số 06-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai

1

Đầu tư xây dựng cơ bản (Công lập)

Đồng

40.000.000.000

 

Ngân sách TW

Đồng

10.000.000.000

 

Ngân sách địa phương

Đồng

30.000.000.000

2

Mua sắm thiết bị (Công lập)

Đồng

30.000.000.000

 

Ngân sách TW

Đồng

15.000.000.000

 

Ngân sách địa phương

Đồng

15.000.000.000

3

Đào tạo bồi dưỡng giáo viên

Đồng

300.000.000

 

Ngân sách TW

Đồng

200.000.000

 

Ngân sách địa phương

Đồng

100.000.000

4

Xây dựng chương trình, giáo trình; Kiểm định chất lượng và ứng dụng công nghệ thông tin

Đồng

500.000.000

 

Ngân sách TW

Đồng

500.000.000

 

Ngân sách địa phương

Đồng

 

 

II

Đầu tư nguồn lực đào tạo nhân lực chất lượng cao cho trường Cao đẳng Lào Cai

Đồng

9.700.000.000

 

1

Bổ sung tài liệu, chương trình, giáo trình

Đồng

7.000.000.000

 

2

Vật liệu thực hành, thực tập hàng ngày

Đồng

2.400.000.000

 

3

Tổ chức thực hành, thực tập

Đồng

300.000.000

 

III

Đẩy mạnh công tác giám sát, đánh giá, nâng cao tuyên truyền tư vấn và giải quyết việc làm sau đào tạo

Đồng

1.300.000.000

 

 

Ngân sách TW

Đồng

1.000.000.000

 

 

Ngân sách địa phương

Đồng

300.000.000

 

IV

Kinh phí đào tạo

Đồng

58.000.000.000

 

a

Lao động nông thôn

Đồng

37.000.000.000

 

 

- Sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng

Đồng

16.000.000.000

 

 

- Trung cấp

Đồng

13.000.000.000

 

 

- Cao đẳng

Đồng

8.000.000.000

 

b

Lao động khác (người học đóng góp)

Đồng

21.000.000.000

 

 

Biểu số 03

TỔNG HỢP NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ DẠY NGHỀ DƯỚI BA THÁNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2021

(Kèm theo Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 03/02/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)

Đơn vị tính: đồng

STT

Đơn vị chủ trì thực hiện

Số lượng học viên tham gia
(người)

Số lớp mở

Thời gian đào tạo
(tháng)

Tổng nhu cầu kinh phí
(đồng)

Ghi chú

 

TỔNG

6.295

184

 

19.837.625.000

 

I

UBND THÀNH PHỐ LÀO CAI

210

6

 

749.000.000

 

1

May dân dụng và Công nghiệp

35

1

3

163.800.000

 

3

Nghiệp vụ chế biến món ăn

105

3

2

360.000.000

 

4

Kỹ thuật xây dựng

35

1

2

116.000.000

 

5

Nghiệp vụ Spa - Massage

35

1

2

109.200.000

 

II

THỊ XÃ SA PA

805

23

 

2.418.150.000

 

1

Nghề Nấu ăn Á, Âu

70

2

3

249.200.000

 

2

Du lịch cộng đồng

175

5

3

544.250.000

 

3

Nghiệp vụ Buồng bàn trong khách sạn

140

4

3

456.400.000

 

4

Thêu may thổ cẩm

210

6

3

491.400.000

 

5

Nề Xây dựng

35

1

3

85.400.000

 

6

Hướng dẫn viên du lịch

70

2

3

228.200.000

 

7

Điện dân dụng

35

1

3

108.850.000

 

8

Kỹ năng phục vụ gia đình

35

1

3

135.100.000

 

9

Kỹ thuật cơ khí nhỏ nông thôn

35

1

3

119.350.000

 

III

UBND HUYỆN BẢO THẮNG

200

6

 

632.000.000

 

1

Nghề Kỹ thuật xây dựng

200

6

2

632.000.000

 

IV

UBND HUYỆN VĂN BÀN

105

3

 

324.800.000

 

1

Nghề kỹ thuật xây dựng

70

2

2

222.600.000

 

2

Sửa chữa công trình thủy lợi

35

1

2

102.200.000

 

V

UBND HUYỆN BẢO YÊN

175

5

 

429.800.000

 

1

Vệ sinh môi trường

70

2

1

109.200.000

 

2

Nghề kỹ thuật xây dựng

70

2

2

218.400.000

 

3

Sửa chữa công trình thủy lợi

35

1

2

102.200.000

 

VI

UBND HUYỆN BÁT XÁT

310

8

 

944.200.000

 

1

Kỹ năng du lịch cộng đồng

30

1

2

84.600.000

 

2

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

70

1

2

204.400.000

 

3

Nghiệp vụ kinh doanh thương mại

35

1

2

109.200.000

 

4

Nghiệp vụ chế biến món ăn

35

1

2

112.700.000

 

5

Kỹ thuật xây dựng

70

2

2

218.400.000

 

6

Kỹ thuật điện nông thôn

35

1

2

109.200.000

 

7

Sửa chữa ti vi, đầu kỹ thuật số

35

1

2

105.700.000

 

VII

UBND HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG

210

6

 

980.000.000

 

1

Kỹ thuật xây dựng

140

4

2

650.000.000

 

2

Kỹ thuật gò hàn nông thôn

70

2

2-3

330.000.000

 

VII

UBND HUYỆN BẮC HÀ

105

3

 

331.100.000

 

1

Kỹ thuật xây dựng

70

2

2

218.400.000

 

2

Nghiệp vụ chế biến món ăn

35

1

2

112.700.000

 

3

Kỹ năng du lịch cộng đồng

35

1

2

98.700.000

 

IX

UBND HUYỆN SI MA CAI

140

4

 

450.000.000

 

1

Nghề Kỹ thuật xây dựng

140

4

2

450.000.000

 

X

SỞ LAO ĐỘNG - TBXH

750

21

 

3.223.225.000

 

1

Nghiệp vụ nhà hàng

30

1

3

140.900.000

 

2

Nghiệp vụ chế biến món ăn

105

3

3.5

606.375.000

 

3

Nghiệp vụ chế biến món ăn

35

1

2

116.700.000

 

4

Nghiệp vụ Spa-massage

35

1

2

105.700.000

 

5

May dân dụng và Công nghiệp

105

3

3.5

590.100.000

 

6

May dân dụng và Công nghiệp

35

1

3

170.800.000

 

7

Cắt may trang phục dân tộc

35

1

2

116.200.000

 

8

Sửa chữa xe gắn máy

35

1

3.5

184.450.000

 

9

Kỹ thuật gò hàn nông thôn

35

1

3.5

196.700.000

 

10

Kỹ thuật xây dựng

105

3

2

334.600.000

 

11

Kỹ thuật Nail-Uốn mi, nối mi

140

3

2

436.800.000

 

12

Điện dân dụng

30

1

3

146.400.000

 

13

Thêu may thổ cẩm

25

1

2

77.500.000

 

XI

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

3285

99

2-3

9.355.350.000

Thực hiện theo Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 19/01/20 21 của UBND tỉnh.