- 1 Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
- 2 Thông tư 03/2017/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3 Công văn 2290/BTTTT-CATTT năm 2018 về hướng dẫn kết nối, chia sẻ thông tin về mã độc giữa các hệ thống kỹ thuật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4 Công văn 1145/BTTTT-CATTT năm 2020 hướng dẫn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5 Kế hoạch 370/KH-UBND năm 2021 về chuyển đổi số tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 6 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng
- 7 Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2022 về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 8 Thông tư 12/2022/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1 Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 922/QĐ-BTTTT năm 2022 phê duyệt Đề án "Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia" do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3 Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
- 4 Thông tư 03/2017/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5 Công văn 2290/BTTTT-CATTT năm 2018 về hướng dẫn kết nối, chia sẻ thông tin về mã độc giữa các hệ thống kỹ thuật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6 Công văn 1145/BTTTT-CATTT năm 2020 hướng dẫn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7 Kế hoạch 370/KH-UBND năm 2021 về chuyển đổi số tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 8 Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng
- 9 Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2022 về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 10 Thông tư 12/2022/TT-BTTTT hướng dẫn Nghị định 85/2016/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 444/KH-UBND | Tiền Giang, ngày 23 tháng 10 năm 2023 |
NÂNG CAO CHỈ SỐ CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2023 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030";
Căn cứ Quyết định số 922/QĐ-BTTTT ngày 20/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về phê duyệt Đề án "Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia";
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 06/10/2021 của Tỉnh ủy tỉnh Tiền Giang về chuyển đổi số tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;
Để nâng cao chỉ số chuyển đổi số (DTI) cấp tỉnh, đẩy mạnh công tác xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và kết quả đánh giá DTI của tỉnh năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao chỉ số chuyển đổi số DTI năm 2023 và các năm tiếp theo, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi số, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Đánh giá hiện trạng, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh nhằm cải thiện vị trí xếp hạng chuyển đổi số, từng bước nâng thứ hạng của tỉnh trên bảng xếp hạng DTI và phấn đấu chỉ số này trong năm 2023 nằm trong top 10 trên cả nước.
- Phân công nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện hiệu quả các chỉ số thành phần của DTI tại Quyết định số 922/QĐ-BTTTT ngày 20/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Yêu cầu
- Các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp có liên quan tăng cường công tác phối hợp, cung cấp thông tin kịp thời liên quan đến chuyển đổi số; bố trí nguồn lực hợp lý để tập trung ưu tiên thực hiện trước; quan tâm "đúng mức" đến cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin; xác định việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao góp phần trong việc nâng cao chỉ số DTI của tỉnh.
- Duy trì các tiêu chí đã đạt điểm cao; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra nhằm đảm bảo cải thiện, nâng cao các nhóm tiêu chí đạt điểm thấp, chưa đạt điểm.
II. HIỆN TRẠNG CHỈ SỐ DTI NĂM 2022
Theo báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, với 9 chỉ số chính và 98 chỉ số thành phần. Qua kết quả xếp hạng, Tiền Giang xếp hạng 20/63 về chỉ số DTI cấp tỉnh, tăng 03 bậc so với năm 2021 (hạng 23/63). Trong đó, đạt các thứ hạng từng chỉ tiêu như sau:
STT | Các chỉ số chính | Điểm chuẩn chỉ số | Điểm đạt được | Xếp hạng từng chỉ số | Xếp hạng chung |
1 | Nhận thức số | 100 | 87.50 | 40 | 20/63 |
2 | Thể chế số | 100 | 80 | 15 | |
3 | Hạ tầng số | 100 | 64.43 | 28 | |
4 | Nhân lực số | 100 | 75.38 | 4 | |
5 | An toàn thông tin mạng | 100 | 60.6 | 8 | |
6 | Hoạt động chính quyền số | 200 | 127.75 | 27 | |
7 | Hoạt động kinh tế số | 150 | 85.36 | 24 | |
8 | Hoạt động xã hội số | 150 | 46.40 | 18 | |
| TỔNG | 1000 | 627.42 |
|
|
Trong các nhóm tiêu chí trên, có nhiều chỉ số thành phần thuộc lĩnh vực quản lý của các sở, ban, ngành còn hạn chế như: dịch vụ công trực tuyến; cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng về kỹ năng số; kinh phí đầu tư kinh tế số, xã hội số, chính quyền số, giá trị tăng thêm của kinh tế số.
III. ĐÁNH GIÁ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
- Tại tiêu chí "1.2. Bí thư/Chủ tịch tham gia tất cả các phiên họp của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số": đạt 0/5 điểm vì chưa tham gia đầy đủ các cuộc họp của Ủy ban quốc gia tổ chức.
- Tại tiêu chí "1.3. Văn bản chỉ đạo chuyên đề về chuyển đổi số do người đứng đầu Tỉnh, thành phố (Chủ tịch tỉnh, thành phố) ký": đạt 2.5/10 điểm
Nguyên nhân: các văn bản về chuyển đổi số đều do Phó Chủ tịch ký, theo tiêu chí 1.3 yêu cầu tất cả văn bản chỉ đạo chuyên đề về chuyển đổi số phải do Chủ tịch tỉnh ký.
- Chưa ban hành chính sách tỷ lệ chi Ngân sách nhà nước tối thiểu hằng năm cho chuyển đổi số: đạt 0/10 điểm.
- Ban hành chính sách thuê chuyên gia chuyển đổi số: đạt 0/10 điểm.
Nguyên nhân: chưa ban hành đầy đủ kịp thời các văn bản, chính sách về chuyển đổi số.
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh: đạt 6.37/10 điểm.
- Tỷ lệ hộ gia đình có người có điện thoại thông minh: đạt 8.5/10 điểm.
- Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cáp quang: đạt 7.42/10 điểm, do việc sử dụng Internet băng rộng của người dân còn thấp nên tỷ lệ không cao.
- Chưa kết nối với Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ theo mô hình do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây: đạt 0/15 điểm.
- Mức độ triển khai các nền tảng số dùng chung: đạt 7.14/20 điểm (năm 2022 tỉnh có 5/7 nền tảng số triển khai tập trung trên Trung tâm dữ liệu của tỉnh).
- Tỷ lệ công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm về chuyển đổi số: đạt 4.33/10 điểm. Do năm 2022, đạt 43.21%, (nhiều cơ quan chưa phân công công chức, viên chức kiêm nhiệm về chuyển đổi số).
- Tỷ lệ công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm về An toàn thông tin mạng: đạt 10/10 điểm, đạt tỷ lệ 45.81%, tiêu chí này được tính điểm theo phương pháp Min-Max dựa vào tỷ lệ a/b cao nhất thì điểm tối đa và giảm dần.
- Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học về chuyển đổi số: Đạt 0.73/10 điểm (tỷ lệ sinh viên có đào tạo về chuyển đổi số còn thấp 7.3%).
- Số lượng người dân được phổ cập kỹ năng số cơ bản trên nền tảng OneTouch: đạt 0.32/5 điểm (Tính điểm theo phương pháp Min-Max dựa vào tỷ lệ a/b cao nhất thì điểm tối đa và giảm dần).
- Số lượng hệ thống thông tin đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ: đạt 6.33/10 điểm (còn nhiều hệ thống của các cơ quan chưa được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ).
- Số lượng hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước được giám sát trực tiếp và kết nối chia sẻ dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC): đạt 1.67/10 điểm (đạt 16.67% hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước được giám sát trực tiếp và kết nối).
- Số lượng hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước đã được kiểm tra, đánh giá đầy đủ các nội dung theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017: đạt 5/10 điểm (hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước chưa được kiểm tra, đánh giá đầy đủ các nội dung theo quy định).
- Số lượng các cuộc diễn tập được triển khai; số lượng sự cố đã phát hiện trong cơ quan nhà nước: đạt 0/10 điểm (năm 2022 không có cuộc diễn tập được triển khai và không có sự cố được phát hiện).
- Tổng kinh phí chi cho an toàn thông tin: đạt 2.6/15 điểm (việc bố trí kinh phí cho an toàn thông tin còn thấp).
- Triển khai Cổng dữ liệu mở: đạt 0/5 điểm (tỉnh đang có kế hoạch triển khai, chưa đưa vào sử dụng).
- Tỷ lệ số dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) được đưa vào sử dụng chính thức của tỉnh: đạt 4/10 điểm (còn một số cơ sở dữ liệu quốc gia của một số ngành chưa kết nối, chưa đưa vào sử dụng tại tỉnh như cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, đất đai, đăng kiểm phương tiện, giá,...).
- Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến được điền sẵn thông tin: đạt 5.58/10 điểm (Cổng dịch vụ công tỉnh chỉ đạt 55.7% dịch vụ công được cung cấp điền sẵn thông tin).
- Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến được cá thể hóa: đạt 0/10 điểm (Cổng dịch vụ công tỉnh chưa có dịch vụ công trực tuyến cá the hóa).
- Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến: đạt 5.62/10 điểm. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ đạt 56.17%; Tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến: đạt 8.93/20 điểm. Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến còn rất thấp, đạt 35.74%; nguyên nhân khách quan: tâm lý lo ngại mất hồ sơ, thói quen đến cơ quan nộp hồ sơ, tiếp cận thông tin,...
- Tỷ lệ tài khoản của người dân, doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn phần trong năm: đạt 3.11/5 điểm, đạt tỷ lệ 62.13% người dân, doanh nghiệp có đăng ký và sử dụng tài khoản trên Cổng dịch vụ công, tỷ lệ chưa cao do nhiều người dân, doanh nghiệp vẫn quen nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan.
- Triển khai nền tảng số quản trị tổng thể, thống nhất toàn tỉnh, thành phố phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước; Triển khai nền tảng trợ lý ảo phục vụ công chức, viên chức: đạt 0/20 điểm (năm 2021 tỉnh chưa triển khai).
- Mức độ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động của chính quyền số: đạt 5/10 điểm (năm 2022 tỉnh triển khai 5 nền tảng số có ứng dụng AI).
- Tổng chi Ngân sách nhà nước cho chính quyền số: đạt 5.53/10 điểm.
- Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP: đạt 5.73/20 điểm (giá trị tăng thêm của kinh tế số chỉ đạt 5.73%).
- Số doanh nghiệp công nghệ số (Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin): đạt 6.26/20 điểm (doanh nghiệp về công nghệ số còn thấp 1.57%).
- Số lượng doanh nghiệp nền tảng số: đạt 1.42/10 điểm (số lượng doanh nghiệp nền tảng số thấp 1.42%).
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử: đạt 0.03/10 điểm (có 13 doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử, đạt tỷ lệ 0.21%).
- Tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử: đạt 9.16/10 điểm (còn một số doanh nghiệp chưa sử dụng nộp thuế điện tử, đạt 91.58%).
- Số lượng giao dịch trên sàn thương mại điện tử vỏ sò và Postmart: đạt 1.36/10 điểm (số lượng giao dịch trên sàn thương mại điện tử rất ít, chỉ đạt 0.68%).
- Số lượng tên miền .vn: đạt 3.73/10 điểm (tỷ lệ doanh nghiệp có website với tên miền .vn thấp, đạt tỷ lệ 34.26%).
- Số lượng người dân có danh tính số/ tài khoản định danh điện tử: đạt 1.19/20 điểm, đạt tỷ lệ 5.93%.
- Số lượng dân số ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân: đạt 0.15/20 điểm (số lượng người ít sử dụng chữ ký số công cộng, đạt 0.38%).
- Số lượng hộ gia đình có địa chỉ số (trên tổng số hộ gia đình): 0/20 điểm.
- Số lượng người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông: đạt 9.06/10 điểm (nhiều người dân chưa được tập huấn về nhận thức chuyển đổi số, đạt 63.43%).
- Tổng kinh phí đầu tư và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho xã hội số: đạt 0/20 điểm (chưa có kinh phí triển khai cho hoạt động xã hội số).
- Mức độ người dân được tham gia vào cùng cơ quan nhà nước giải quyết vấn đề của địa phương với chính quyền: đạt 13.93/20 điểm. Nguyên nhân: tỷ lệ phản ánh qua app di động, qua Cổng dịch vụ công, qua zalo chưa được xử lý kịp thời cho tổ chức, cá nhân.
Trên cơ sở cân đối ngân sách hàng năm, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động chuyển đổi số theo quy định phân cấp hiện hành.
V. GIẢI PHÁP, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
a) Phổ biến, quán triệt nội dung Kế hoạch này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong tham mưu, triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị, địa phương; tích cực tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các phần mềm dùng chung của tỉnh, cài đặt VNeID và tham gia thanh toán không dùng tiền mặt...để thúc đẩy và nâng cao điểm chỉ số thành phần trong hoạt động xã hội số.
Căn cứ Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số nhằm đạt kết quả cao nhất; trong đó, phân công cụ thể trách nhiệm của cá nhân, tổ chức được giao nhằm nâng cao chỉ số chuyển đổi số tỉnh Tiền Giang năm 2023 và các năm tiếp theo; tổng hợp kết quả thực hiện trong Kế hoạch triển khai của cơ quan, đơn vị, địa phương; cung cấp đầy đủ các số liệu theo chỉ tiêu được giao tại Phụ lục của Kế hoạch này trước ngày 25/01 hàng năm về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.
Phân công, bố trí công chức, viên chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về chuyển đổi số, an toàn thông tin tại cơ quan, đơn vị và các đơn vị trực thuộc (trừ các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế).
Xác định và đảm bảo kinh phí triển khai cho hoạt động kinh tế số, xã hội số từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
b) Về thực hiện dịch vụ công trực tuyến
- Thực hiện các chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến được giao tại Công văn số 4842/UBND-KSTT ngày 06/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện dịch vụ công trực tuyến và chứng thực điện tử; nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến; tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến.
- Thực hiện các chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến và các nội dung liên quan tại Kế hoạch số 214/KH-UBND ngày 03/7/2023 của UBND tỉnh về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2023.
- Rà soát, cập nhật các chuyên mục đầy đủ theo quy định tại Điều 4 Chương II của Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ về quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; thường xuyên cập nhật các nội dung, thông tin kịp thời trên Trang thông tin điện tử để phục vụ người dân, doanh nghiệp.
c) Đảm bảo 100% các hệ thống thông tin của cơ quan đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ theo Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/7/2016 về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và được kiểm tra, đánh giá đầy đủ các nội dung theo quy định tại Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT ngày 12/8/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
d) Đảm bảo 100% các phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp được gửi đến từ Trung tâm IOC được tiếp nhận và trả lời kịp thời gian quy định.
đ) Đảm bảo 100% các máy tính được cài chương trình giám sát, chia sẻ thông tin mã độc và đang hoạt động (theo số lượng phân bổ của Sở Thông tin và Truyền thông).
e) Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số trong văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến; đặc biệt là ứng dụng chữ ký số cá nhân của lãnh đạo trong việc ký số văn bản điện tử, xác thực dữ liệu số hóa, chứng thực bản sao điện tử từ bản chính và các kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác.
g) Đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị, địa phương được bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số (cơ quan, đơn vị, địa phương tự tổ chức hoặc theo triệu tập của cơ quan cấp trên).
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
a) Chủ trì, rà soát, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện kết nối, đưa các dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) của ngành, lĩnh vực vào sử dụng chính thức tại tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư vận động, khuyến khích doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý của ngành sử dụng hợp đồng điện tử đạt tối thiểu 80%.
c) Thường xuyên rà soát, kịp thời cập nhật, gỡ bỏ các thủ tục hành chính hết hiệu lực hoặc không còn sử dụng thuộc lĩnh vực quản lý của ngành trên Cổng dịch vụ công của tỉnh theo các quyết định công bố thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện
a) Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đầy đủ các văn bản, chính sách về chuyển đổi số: ban hành chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến; ban hành chính sách thuê chuyên gia chuyển đổi số; Kế hoạch hành động hàng năm của tỉnh về chuyển đổi số.
b) Triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây đạt tiêu chuẩn (đáp ứng các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 1145/BTTTT-CATTT ngày 03/4/2020) và kết nối với nền tảng điện toán đám mây Chính phủ theo mô hình do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn; Triển khai đầy đủ các nền tảng dữ liệu dùng chung; Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động của chính quyền số; Triển khai xây dựng cổng dữ liệu mở của tỉnh để chia sẻ, cung cấp dữ liệu cho các cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp theo quy định.
c) Thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình SMEdx tối thiểu đạt 10% theo Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 10/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2022 - 2025.
d) Tổ chức hội nghị, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn: định kỳ hàng năm phổ biến, quán triệt công tác chuyển đổi số; giám sát tuân thủ kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; triển khai phổ cập kỹ năng số cơ bản cho người dân trên nền tảng OneTouch của Bộ Thông tin và Truyền thông; triển khai bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho người lao động trong độ tuổi lao động.
đ) Về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin
- Triển khai đầy đủ các nền tảng số dùng chung trên Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, đảm bảo các nền tảng số được triển khai đều ứng dụng Trí tuệ nhân tạo.
- Xây dựng và phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ cho các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, đảm bảo các hệ thống thông tin điều được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ 3; triển khai đầy đủ phương án bảo vệ theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt.
- Thực hiện kiểm tra đánh giá các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước đầy đủ các nội dung theo quy định tại Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT ngày 12/8/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ.
- Thực hiện cài đặt công cụ phòng, chống mã độc và chia sẻ thông tin mã độc với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) cho 100% máy chủ, máy trạm vận hành trong cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.
- Tăng cường giám sát, phát hiện và xử lý sự cố liên quan đến mã độc trong các cơ quan nhà nước; loại bỏ mã độc đối với IP botnet, DDOS được phát hiện, cảnh báo trong danh sách blacklist.
- Xây dựng các phương án ứng cứu xử lý sự cố tấn công mạng cho các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước; tổ chức các cuộc diễn tập xử lý sự cố tấn công mạng; giám sát, theo dõi và xử lý sự cố tấn công mạng khi xảy ra trong cơ quan nhà nước.
e) Rà soát, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc đáp ứng các yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật của Cổng thông tin điện tử theo quy định tại Chương II của Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
g) Về thực hiện đánh giá xếp hạng DTI
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng bộ tiêu chí DTI và triển khai phần mềm chấm điểm để thực hiện đánh giá xếp hạng DTI cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Yêu cầu các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh theo dõi, thực hiện hoàn thiện các tiêu chí đánh giá liên quan.
- Chủ trì tổng hợp số liệu báo cáo đánh giá DTI theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Phân tích, đánh giá, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện và đề xuất giải pháp thực hiện cho năm tiếp theo.
h) Về thực hiện dịch vụ công trực tuyến
- Tích cực triển khai chương trình truyền thông, phổ biến, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần, sử dụng ứng dụng TienGiangS kết hợp thanh toán không dùng tiền mặt.
- Rà soát, nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến được điền sẵn thông tin; tỷ lệ tài khoản của người dân doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ công trực tuyến; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
- Tuyên truyền, khuyến khích người dân trong độ tuổi trưởng thành đăng ký sử dụng chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân để thuận tiện trong việc thực hiện các giao dịch điện tử.
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%.
- Phấn đấu đạt 100% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; 100% hộ gia đình có người có điện thoại thông minh; 100% hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cáp quang.
k) Thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng tên miền .vn nhằm gia tăng số lượng.
l) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao và tổng hợp, báo cáo kết quả, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép trong báo cáo tình hình triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TU và Kế hoạch số 370/KH-UBND định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm.
m) Chủ trì, phối hợp với Bưu điện tỉnh và các cơ quan liên quan
- Triển khai các giải pháp thúc đẩy nhanh việc giao dịch trên sàn thương mại điện tử Postmart trên địa bàn tỉnh.
- Kết nối, đưa dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), Hệ thống phục vụ dịch vụ Bưu chính công ích; Hệ thống mã bưu chính Vpostcode vào sử dụng chính thức tại tỉnh.
n) Chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp Viễn thông trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương
- Tăng cường triển khai các giải pháp nâng cao tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh; hộ gia đình có cáp quang trên cơ sở đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp.
- Cung cấp chữ ký số công cộng và có giải pháp hỗ trợ người dân ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân.
- Triển khai các giải pháp thúc đẩy nhanh việc giao dịch trên sàn thương mại điện tử vỏ sò trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cấp hệ thống Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang đáp ứng theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ về quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; thực hiện chuyển đổi công nghệ Ipv4 sang Ipv6 các hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử, Một cửa điện tử của tỉnh; Nâng cấp tính năng, chức năng hệ thống Một cửa điện tử đáp ứng yêu cầu: điền sẵn thông tin, cá thể hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu các hệ thống Trung ương; Triển khai thử nghiệm các giải pháp Cổng dữ liệu mở, Nền tảng trợ lý ảo.
4. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký, ban hành các văn bản có liên quan công tác chuyển đổi số; đồng thời, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tham gia đầy đủ tất cả các phiên họp của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này và công tác cải cách thủ tục hành chính đảm bảo theo đúng quy định.
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương nâng cao mức độ người dân được tham gia cùng cơ quan nhà nước giải quyết vấn đề của địa phương với chính quyền về tỷ lệ phản ánh được xử lý đúng hạn và mức độ hài lòng với việc xử lý phản ánh của tỉnh.
Trên cơ sở cân đối ngân sách hàng năm, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động chuyển đổi số theo quy định phân cấp hiện hành.
a) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tích hợp, liên thông dữ liệu toàn ngành (liên thông tất cả các cấp học từ mầm non đến phổ thông).
b) Triển khai thực hiện đạt các chỉ tiêu ngành nêu trong Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 15/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; triển khai việc chấp nhận và sử dụng chứng thực điện tử (Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính) và các kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử trong toàn ngành.
c) Chủ trì, phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh
- Đảm bảo các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp thực hiện chuyển đổi số (hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở).
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong công tác giảng dạy; mở rộng đào tạo, liên kết đào tạo các chuyên ngành về công nghệ thông tin - truyền thông (ICT), thương mại điện tử, kinh doanh số.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các ngành nghề và tổ chức đào tạo về chuyển đổi số cho sinh viên.
a) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nâng cao tỷ trọng kinh tế số đạt 15% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình SMEdx tối thiểu đạt 10% theo Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 10/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2022 - 2025.
c) Thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ số (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin) đạt tối thiểu 50%; thúc đẩy doanh nghiệp nền tảng số hoạt động trên địa bàn tỉnh đạt tối thiểu 10%.
d) Chủ trì rà soát, phối hợp với các cơ quan liên quan kết nối, đưa dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) về Cơ sở dữ liệu quốc gia Đăng ký doanh nghiệp vào sử dụng chính thức tại tỉnh.
đ) Chủ trì và phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp các đơn vị liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nền tảng số đạt trên 50%.
a) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tích hợp, liên thông dữ liệu toàn ngành; tích hợp, liên thông dữ liệu tất cả các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế.
b) Triển khai thực hiện đạt các chỉ tiêu ngành nêu trong Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 15/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
10. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì rà soát, phối hợp với các cơ quan liên quan kết nối, đưa dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; Liên thông Tài nguyên Môi trường - Thuế giữa Hệ thống một cửa điện tử tỉnh với phần mềm chuyên ngành đăng ký đất đai và Hệ thống của Tổng cục Quản lý đất đai để gửi sang hệ thống của Tổng cục Thuế vào sử dụng chính thức tại tỉnh.
Chủ trì rà soát, phối hợp với các cơ quan liên quan kết nối, đưa dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) hệ thống quản lý giao thông vận tải vào sử dụng chính thức tại tỉnh.
Chủ trì rà soát, phối hợp với các cơ quan liên quan kết nối, đưa dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) về đồng bộ trạng thái xử lý, trả kết quả, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện bán, cho thuê mua giữa Cổng dịch vụ công của Bộ Xây dựng và Cổng dịch vụ công của địa phương (để tránh phải nhập hồ sơ trên 02 phần mềm) vào sử dụng chính thức tại tỉnh.
a) Chủ trì, chỉ đạo, theo dõi phổ cập danh tính số/tài khoản định danh điện tử cho người dân trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo công tác thu nhận Căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện.
b) Phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, kết nối, đưa dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) về Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư vào sử dụng chính thức tại tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương thúc đẩy các doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt trên 98% số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn khuyến khích, hỗ trợ người dân từ 15 tuổi trở lên mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng đạt 80%.
Chủ trì rà soát, phối hợp với các cơ quan liên quan kết nối, đưa dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm vào sử dụng chính thức tại tỉnh.
17. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
a) Đẩy mạnh hoạt động, hiệu quả Tổ công nghệ số cộng đồng theo Công văn số số 2735/UBND-KT ngày 24/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%.
c) Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông triển khai cho người dân trong độ tuổi trưởng thành đăng ký sử dụng chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân để thuận tiện trong việc thực hiện các giao dịch điện tử, đạt tỷ lệ tối thiểu 50%.
Trên đây là Kế hoạch Nâng cao chỉ số chuyển đổi số tỉnh Tiền Giang năm 2023 và các năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả.
Quá trình tổ chức thực hiện, kịp thời phản ánh tình hình khó khăn, vướng mắc về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) để tham mưu, đề xuất giải quyết.
(Đính kèm phụ lục các nhiệm vụ trọng tâm nâng cao chỉ số chuyển đổi số DTI tỉnh Tiền Giang năm 2023 và các năm tiếp theo)./.
| CHỦ TỊCH |
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NÂNG CAO CHỈ SỐ CHUYỂN ĐỔI SỐ DTI TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2023 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
(Đính kèm Kế hoạch số 444/KH-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Tiêu chí | Chỉ số chính/Chỉ số thành phần | Điểm chuẩn | Cơ quan phụ trách tiêu chí | Cơ quan phối hợp | Ghi chú về quy định xác định, tính điểm |
1.2 | Bí thư/Chủ tịch tham gia tất cả các phiên họp của Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số | 5 | Văn phòng UBND tỉnh | Sở Thông tin và Truyền thông | - Bí thư/Chủ tịch tham gia tất cả các phiên họp của Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số: Điểm tối đa; - Bí thư/Chủ tịch không tham gia tất cả các phiên họp của Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số: 0 điểm |
1.3 | Văn bản chỉ đạo chuyên đề về chuyển đổi số do người đứng đầu tỉnh, thành phố (Chủ tịch tỉnh, thành phố) ký | 10 | Văn phòng UBND tỉnh | Sở Thông tin và Truyền thông | a = Số lượng văn bản chỉ đạo chuyên đề về chuyển đổi số do người đứng đầu tỉnh, thành phố (Chủ tịch tỉnh, thành phố) ký; b = Tổng số lượng văn bản chỉ đạo chuyên đề về chuyển đổi số của tỉnh, thành phố theo yêu cầu của Bộ TTTT; - Tỷ lệ = a/b; - Điểm = Tỷ lệ*Điểm chuẩn |
Tiêu chí | Chỉ số chính/Chỉ số thành phần | Điểm chuẩn | Cơ quan phụ trách tiêu chí | Cơ quan phối hợp | Thời gian hoàn thành | Các xác định và tính điểm |
2.3 | Kế hoạch hành động hàng năm của tỉnh về chuyển đổi số | 10 | Sở Thông tin và Truyền thông | Văn phòng UBND tỉnh; Các sở, ban, ngành tỉnh | Hàng năm | - Đã ban hành: 10 điểm; - Chưa ban hành: 0 điểm. |
Tiêu chí | Chỉ số chính/Chỉ số thành phần | Điểm chuẩn | Cơ quan phụ trách tiêu chí | Cơ quan phối hợp | Thời gian hoàn thành | Các xác định và tính điểm |
3.1 | Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh | 10 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các doanh nghiệp viễn thông | Phấn đấu mỗi năm tăng tối thiểu 5% | a= Số lượng người dân trưởng thành có điện thoại thông minh; b= Tổng dân số của tỉnh, thành phố; - Tỷ lệ=a/b Điểm=Tỷ lệ*Điểm tối đa |
3.2 | Tỷ lệ hộ gia đình có người có điện thoại thông minh | 10 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các doanh nghiệp viễn thông | Phấn đấu mỗi năm tăng tối thiểu 5% | a= Số lượng hộ gia đình có người có điện thoại thông minh; b= Tổng số hộ gia đình của tỉnh, thành phố; - Tỷ lệ=a/b Điểm=Tỷ lệ*Điểm tối đa |
3.3 | Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cáp quang | 10 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các doanh nghiệp viễn thông | Phấn đấu mỗi năm tăng tối thiểu 5% | a= Số lượng hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cáp quang; b= Tổng số hộ gia đình của tỉnh, thành phố; - Tỷ lệ=a/b Điểm=Tỷ lệ*Điểm tối đa |
3.5 | Triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây | 30 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành tỉnh | Triển khai theo dự án Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh | 1. Triển khai - Đã triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ Chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây đạt tiêu chuẩn (đáp ứng các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ TTTT tại Văn bản số 1145/BTTTT-CATTT ngày 03/4/2020): 1/2*Điểm tối đa; - Đã triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ Chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây nhưng chưa đạt tiêu chuẩn: 1/4* Điểm tối đa; Chưa triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ Chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây: 0 điểm. |
3.5.1 | Triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ Chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây | 15 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành tỉnh | Triển khai theo dự án | Đã triển khai: 15 điểm Chưa triển khai: 0 điểm |
3.5.2 | Kết nối Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ | 15 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành tỉnh | Triển khai theo dự án | - Kết nối với Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ theo mô hình do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn: 1/2*Điểm tối đa; - Chưa kết nối: 0 điểm. |
3.6 | Mức độ triển khai các nền tảng số dùng chung | 20 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các đơn vị có liên quan | Triển khai theo dự án | 1. Triển khai nền tảng số - a= Số lượng nền tảng số đã triển khai; - b= Số lượng nền tảng số tối thiểu theo danh mục yêu cầu (7); - Tỷ lệ=a/b; - Điểm=Tỷ lệ* 1/2*Điểm tối đa 2. Mô hình triển khai - c= Số lượng nền tảng số triển khai tập trung trên Trung tâm dữ liệu; - d= Số lượng nền tảng số đã triển khai; - Tỷ lệ= c/d; - Điểm=Tỷ lệ* 1/2*Điểm tối đa Danh mục nền tảng số theo yêu cầu: 1) Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP); 2) Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung; 3) Nền tảng số quản trị tổng thể, thống nhất toàn tỉnh, thành phố phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước; 4) Nền tảng họp trực tuyến; 5) Nền tảng giám sát trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước; 6) Nền tảng trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp; 7) Nền tảng trợ lý ảo phục vụ công chức, viên chức |
3.7 | Mức độ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong nền tảng số | 10 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành tỉnh | Triển khai theo dự án | a = Số lượng nền tảng số ứng dụng AI đã triển khai; b = Số lượng nền tảng số dùng chung đã triển khai; - Tỷ lệ = a/b - Điểm = Tỷ lệ*Điểm tối đa |
Tiêu chí | Chỉ số chính/Chỉ số thành phần | Điểm chuẩn | Cơ quan phụ trách tiêu chí | Cơ quan phối hợp | Thời gian hoàn thành | Các xác định và tính điểm |
4.5 | Tỷ lệ công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm về chuyển đổi số | 10 | Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố có quyết định phân công công chức, viên chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về chuyển đổi số | Sở Thông tin và Truyền thông | Quý IV/2023 | a = Số lượng công chức chuyên trách về chuyển đổi số; b = Số lượng công chức kiêm nhiệm về chuyển đổi số; c = Số lượng viên chức chuyên trách về chuyển đổi số; d = Số lượng viên chức kiêm nhiệm về chuyển đổi số; e = Tổng số công chức; f = Tổng số viên chức; - Tỷ lệ = (a+b+c+d)/(e+f) - Tính điểm theo phương pháp Min-Max dựa vào tỷ lệ cao nhất thì điểm tối đa và giảm dần |
4.6 | Tỷ lệ công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm về An toàn thông tin mạng | 10 | Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố có quyết định phân công công chức, viên chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về An toàn thông tin mạng | Sở Thông tin và Truyền thông | Quý IV/2023 | a = Số lượng công chức, viên chức chuyên trách, kiêm nhiệm về An toàn thông tin mạng, cụ thể gồm: + Số lượng công chức chuyên trách về ATTT + Số lượng viên chức, hợp đồng chuyên trách về ATTT + Số lượng công chức bán chuyên trách về ATTT (kiêm nhiệm) + Số lượng viên chức, hợp đồng bán chuyên trách về ATTT (kiêm nhiệm) b = Tổng số công chức, viên chức; - Tỷ lệ = a/b - Tính điểm theo phương pháp Min-Max dựa vào tỷ lệ a/b cao nhất thì điểm tối đa và giảm dần |
4.9 | Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học về chuyển đổi số | 5 | Trường Đại học Tiền Giang; Trường Cao đẳng Tiền Giang; Cao đẳng Y tế; Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ | Sở Thông tin và Truyền thông | Phấn đấu mỗi năm tăng tối thiểu 5% | a= Số lượng sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học về chuyển đổi số; b= Tổng số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học; - Tỷ lệ=a/b; Điểm=Tỷ lệ/50%*Điểm tối đa |
Tiêu chí | Chỉ số chính/Chỉ số thành phần | Điểm chuẩn | Cơ quan phụ trách tiêu chí | Cơ quan phối hợp | Thời gian hoàn thành | Các xác định và tính điểm |
5.1 | Số lượng hệ thống thông tin đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ | 10 | Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố | Sở Thông tin và Truyền thông | Hàng năm |
|
5.4 | Số lượng máy trạm của cơ quan nhà nước cài đặt phòng, chống mã độc và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) | 10 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố | Triển khai theo dự án | a = Tổng số máy trạm có kết nối chia sẻ thông tin theo Văn bản 2290/BTTTT- CATTT với Trung tâm NCSC; b = Tổng số máy trạm trong CQNN; Điểm = Tỷ lệ(a/b)*Điểm chuẩn |
5.5 | Số lượng IP botnet được phát hiện, cảnh báo và xử lý, loại bỏ mã độc | 5 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố | Khắc phục sự cố khi có báo cáo | a = Số lượng địa chỉ IP public phát hiện có kết nối mạng IP botnet hoặc trong danh sách blacklist đã được xử lý, loại bỏ mã độc; b = Số lượng địa chỉ IP public phát hiện có kết nối mạng IP botnet hoặc trong danh sách blacklist; Điểm = Tỷ lệ(a/b)*Điểm chuẩn |
5.6 | Số lượng hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước được giám sát trực tiếp và kết nối chia sẻ dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) | 10 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành tỉnh | Hàng năm | a= Số lượng hệ thống thông tin được SOC bảo vệ, triển khai giám sát trực tiếp và kết nối chia sẻ dữ liệu với NCSC (gọi là a); b= Tổng số lượng hệ thống thông tin; - Tỷ lệ = a/b; Điểm = Tỷ lệ*Điểm tối đa |
5.7 | Số lượng hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước đã được kiểm tra, đánh giá đầy đủ các nội dung theo quy định tại Thông tư số 12/2022/TT- BTTTT ngày 12/8/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông | 10 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành tỉnh | Hàng năm | a = Số lượng HTTT của CQNN đã được kiểm tra, đánh giá; b = Tổng số hệ thống thông tin; - Tỷ lệ = a/b - Điểm = Tỷ lệ*Điểm chuẩn |
5.8 | Số lượng các phương án ứng cứu xử lý sự cố tấn công mạng | 5 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành tỉnh | Hàng năm | a= Số lượng các hệ thống thông tin có các phương án ứng cứu xử lý sự cố tấn công mạng; b= Tổng số hệ thống thông tin; - Tỷ lệ=a/b; Điểm=Tỷ lệ*Điểm tối đa |
5.9 | Số lượng các cuộc diễn tập được triển khai | 5 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành tỉnh | Hàng năm | Tính điểm theo phương pháp Min-Max dựa vào đơn vị nào nhiều cuộc diễn tập theo quy định nhất thì điểm tối đa và giảm dần |
5.10 | Số lượng sự cố đã phát hiện trong cơ quan nhà nước | 5 | Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố | Sở Thông tin và Truyền thông | Thường xuyên rà soát | Số lượng sự cố, đánh giá năng lực phát hiện sự cố gồm cả sự cố tự phát hiện và sự cố từ các cảnh báo của các đơn vị chuyên trách Tính điểm theo phương pháp Min-Max dựa vào đơn vị nào nhiều sự cố nhất thì điểm tối đa và giảm dần |
5.11 | Số lượng sự cố đã xử lý trong cơ quan nhà nước | 5 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành tỉnh | Thường xuyên rà soát | a = Số lượng sự cố đã xử lý; b = Tổng số các sự cố; Điểm = Tỷ lệ(a/b)*Điểm chuẩn |
5.12 | Tổng kinh phí chi cho an toàn thông tin (ATTT) | 15 | Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố | Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Thông tin và Truyền thông | Hàng năm | Cộng điểm từ 5.12.1 -5.12.6 |
5.12.1 | Kinh phí chung chi cho ATTT | 5 | Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố | Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Thông tin và Truyền thông | Hàng năm | a = Kinh phí đầu tư từ NSNN cho ATTT (tỷ đồng); b = Kinh phí thường xuyên từ NSNN chi cho ATTT (tỷ đồng); c = Tổng chi từ NSNN cho Chuyển đổi số - Tỷ lệ = (a+b)/c Thang điểm: Mức 1 ≥ 10 % (điểm tối đa) Mức 2 ≥ 7% (70% điểm) Mức 3 ≥ 3% (30% điểm) Mức 4 < 3% (0 điểm) |
5.12.2 | Kinh phí giám sát ATTT | 2 | Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố | Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Thông tin và Truyền thông | Hàng năm | Mức 1: ≥ 2 tỷ: 100% điểm phần này; Mức 2: ≥ 1 tỷ: 70% điểm phần này; Mức 3: ≥ 0,5 tỷ: 30% điểm phần này; Mức 4: < 0,5 tỷ: 0% điểm phần này. |
5.12.3 | Kinh phí kiểm tra, đánh giá ATTT | 2 | Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố | Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Thông tin và Truyền thông | Hàng năm | Mức 1: ≥ 2 tỷ: 100% điểm phần này; Mức 2: ≥ 1 tỷ: 70% điểm phần này; Mức 3: ≥ 0,5 tỷ: 30% điểm phần này; Mức 4: < 0,5 tỷ: 0% điểm phần này. |
5.12.4 | Kinh phí diễn tập, ứng cứu sự cố ATTT | 2 | Sở Thông tin và Truyền thông | Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; các sở, ban, ngành tỉnh | Hàng năm | Mức 1: ≥ 2 tỷ: 100% điểm phần này; Mức 2: ≥ 1 tỷ: 70% điểm phần này; Mức 3: ≥ 0,5 tỷ: 30% điểm phần này; Mức 4: < 0,5 tỷ: 0% điểm phần này. |
5.12.5 | Kinh phí đào tạo, tập huấn ATTT | 2 | Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố | Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Thông tin và Truyền thông | Hàng năm | Mức 1: ≥ 2 tỷ: 100% điểm phần này; Mức 2: ≥ 1 tỷ: 70% điểm phần này; Mức 3: ≥ 0,5 tỷ: 30% điểm phần này; Mức 4: < 0,5 tỷ: 0% điểm phần này. |
5.12.6 | Kinh phí tuyên truyền nâng cao nhận thức ATTT | 2 | Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố | nt | Hàng năm | Mức 1: ≥ 2 tỷ: 100% điểm phần này; Mức 2: ≥ 1 tỷ: 70% điểm phần này; Mức 3: ≥ 0,5 tỷ: 30% điểm phần này; Mức 4: < 0,5 tỷ: 0% điểm phần này. |
Tiêu chí | Chỉ số chính/Chỉ số thành phần | Điểm chuẩn | Cơ quan phụ trách tiêu chí | Cơ quan phối hợp | Thời gian hoàn thành | Các xác định và tính điểm |
6.2 | Triển khai Cổng dữ liệu mở | 5 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố | Triển khai theo dự án | - Tỉnh có Cổng dữ liệu mở hoặc là cổng thành phần của cổng dữ liệu quốc gia: 1/2*Điểm chuẩn; - Đã đáp ứng: 1/2*Điểm chuẩn; |
6.7 | Tỷ lệ số dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) được đưa vào sử dụng chính thức tại tỉnh, thành phố | 10 | Sở Kế hoạch và Đầu tư; Công an tỉnh; Bảo hiểm Xã hội tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài chính; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Bưu điện tỉnh | Sở Thông tin và Truyền thông | Quý IV/2023 | a = Tổng số dịch vụ dữ liệu có trên NDXP được đưa vào sử dụng chính thức; b = Tổng số dịch vụ dữ liệu có trên NDXP; Điểm=Tỷ lệ(a/b)*Điểm chuẩn |
6.9 | Tỷ lệ DVCTT được điền sẵn thông tin | 10 | Sở Thông tin và Truyền thông | Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố | Phấn đấu mỗi năm đạt tối thiểu 30% | DVCTT được điền sẵn thông tin là những DVCTT được triển khai kết nối đến các CSDL và khai thác dữ liệu sẵn có để tự động điền thông tin vào biểu mẫu điện tử |
6.10 | Tỷ lệ DVCTT được cá thể hóa | 10 | Văn phòng UBND tỉnh | Sở Thông tin và Truyền thông; Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố | Thường xuyên rà soát | a = Tổng số DVCTT 3, 4 được cá thể hóa; b = Tổng số DVCTT 3, 4; Điểm=Tỷ lệ(a/b)*Điểm chuẩn Giải thích: DVCTT được cá thể hóa là DVCTT có một trong những tính năng cá thể hóa sau: 1) Cá thể hóa cách tiếp cận dịch vụ; 2) Cá thể hóa thực hiện dịch vụ; 3) Cá thể hóa về trả kết quả dịch vụ. |
6.11 | Tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ trực tuyến | 10 | Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố | Sở Thông tin và Truyền thông | Theo chỉ tiêu tại khoản 3 Công văn số 4842/UBND- KSTT ngày 06/9/2022 của Ủy ban | a = Tổng số DVCTT một phần có phát sinh hồ sơ (cả trực tuyến và không trực tuyến); b = Tổng số DVCTT toàn trình có phát sinh hồ sơ (cả trực tuyến và không trực tuyến); c = Tổng số DVCTT một phần có phát |