ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/KH-UBND | Thanh Hóa, ngày 25 tháng 4 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ DU LỊCH
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở khai thác các nguồn lực sẵn có của địa phương để hình thành và phát triển các loại hình du lịch biển, đảo - nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - mạo hiểm, du lịch văn hóa - nghiên cứu, du lịch làng nghề - mua sắm, du lịch cộng đồng - trải nghiệm…; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra trong Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
Phấn đấu đến năm 2020 phát triển du lịch Thanh Hóa cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc trưng, chất lượng cao.
2.1. Về lượt khách
Đến năm 2015, Thanh Hóa phấn đấu đón 5.500.000 lượt khách du lịch, trong đó, khách quốc tế là 125.000 lượt; doanh thu du lịch đạt 3.500 tỷ đồng.
Đến năm 2020, đón được 9.000.000 lượt khách, trong đó, khách du lịch quốc tế là 230.000 lượt khách; doanh thu du lịch ước đạt 10.200 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành du lịch tỉnh giai đoạn 2014 - 2020 đạt 13%/năm về lượt khách và 27,2%/năm về doanh thu.
2.2. Về cơ sở lưu trú du lịch
Đến năm 2015, toàn tỉnh có 600 cơ sở lưu trú du lịch với 20.000 phòng, trong đó có 120 khách sạn đạt từ 1 đến 5 sao;
Đến năm 2020, có 700 cơ sở lưu trú du lịch với 32.500 phòng, trong đó dự kiến có 180 khách sạn từ 1 đến 5 sao.
2.3. Về lao động trong ngành du lịch
Đến năm 2015, có 26.500 lao động hoạt động trong ngành du lịch; trong đó, lao động có trình độ đại học chiếm 20%, lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 30%, lao động được đào tạo, bồi dưỡng nghề chiếm 25%.
Đến năm 2020, nâng tổng số lao động trong ngành du lịch lên 50.500 người; trong đó, lao động có trình độ Đại học chiếm 25%; lao động có trình độ Cao đẳng, Trung cấp là 35%; lao động được đào tạo, bồi dưỡng nghề chiếm 20%.
2.4. Về sản phẩm - tuyến du lịch
2.4.1. Sản phẩm du lịch
Trong giai đoạn 2014-2020, tập trung xây dựng, hoàn thiện, giới thiệu, quảng bá và tổ chức khai thác các loại hình, sản phẩm du lịch sau:
- Du lịch nghỉ dưỡng - tắm biển: Khu du lịch Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Thanh, Nghi Sơn (Tĩnh Gia); Hải Tiến (Hoằng Hóa); Nam Sầm Sơn, Tiên Trang (Quảng Xương);
- Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh: Khu du lịch Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Hàm Rồng, Cẩm Lương;
- Du lịch sinh thái, cộng đồng: Vườn Quốc gia Bến En, các khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên;
- Du lịch văn hóa tâm linh: Khu di tích Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn, đền Bà Triệu, Am Tiên, Phủ Na, Cửa Đặt, Đền Sòng;
- Du lịch sự kiện: Khai trương du lịch biển (Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa...), liên hoan văn hóa ẩm thực, festival trò diễn dân gian kết hợp lễ hội đường phố, các lễ hội văn hóa khác...;
- Du lịch mua sắm: các làng nghề, các tuyến phố đi bộ kết hợp mua sắm tại các khu, điểm du lịch trọng điểm.
2.4.2. Tuyến du lịch
Tập trung xây dựng các tuyến du lịch trọng điểm xuất phát từ thành phố Thanh Hóa hoặc các khu du lịch biển Sầm Sơn/ Hải Tiến/ Tiên Trang/ Hải Hòa/ Nghi Sơn đi các điểm du lịch sau:
- Tuyến du lịch 1: Đền Nhà Lê - Nhà tưởng niệm Hồ Chủ Tịch - Đền thờ các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ - Thiền viện Trúc Lâm - Động Tiên Sơn - Hồ Kim Quy (Khu Du lịch - Văn hóa Hàm Rồng) - Đồi C4, đồi Quyết Thắng;
- Tuyến du lịch 2: Đền Độc Cước - Hòn Trống Mái - Chùa Cô Tiên - làng chài Vinh Sơn - làng cá Quảng Tiến - biển Sầm Sơn;
- Tuyến du lịch 3: Khu di tích Lam Kinh - Suối cá Cẩm Lương - Thành Nhà Hồ - đền Đồng Cổ - làng nghề đúc đồng Thiệu Trung, tơ Hồng Đô;
- Tuyến du lịch 4: Hang Lò cao kháng chiến Hải Vân - Vườn Quốc gia Bến En;
- Tuyến du lịch 5: Chùa Mèo - thác Ma Hao - làng Năng Cát;
- Tuyến du lịch 6: Bán đảo Nghi Sơn - động Trường Lâm - cụm thắng tích làng nghề Ba Làng;
- Tuyến du lịch 7: Biển Hải Tiến - Lạch Trường - Hòn Nẹ;
- Tuyến du lịch 8: Du lịch sông Mã từ Cảng Hới - ngã Ba Bông;
- Tuyến du lịch 9: Biển Hải Hòa - Đảo Mê - Nghi Sơn;
- Tuyến du lịch 10: Đền Cửa Đặt - Phủ Na - Am Tiên - làng nghề đá mỹ nghệ Nhồi;
- Tuyến du lịch 11: Đền Bà Triệu - Đền Sòng - Đền Chín Giếng - Đèo Ba Dội - động Từ Thức - chợ Hói Đào - làng nghề dệt chiếu Nga Sơn.
2.5. Môi trường du lịch
- Năm 2015, đạt 100% các khu, điểm du lịch trọng điểm có nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; đến năm 2020, đạt 100% các khu, điểm du lịch có nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.
- Năm 2015, chấm dứt tình trạng ăn mày, ăn xin, hàng rong và chèo kéo khách ở tất cả các khu, điểm du lịch trọng điểm; đến năm 2020, chấm dứt tình trạng ăn mày, ăn xin, hàng rong và chèo kéo khách ở tất cả các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.
2.6. Về cơ sở hạ tầng du lịch
Tập trung đầu tư cơ bản, hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch tại các khu du lịch trọng điểm: Sầm Sơn, Hàm Rồng, Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Bến En, suối cá Cẩm Lương, biển Hải Hòa, biển Hải Tiến, Nam Sầm Sơn, Khu kinh tế Nghi Sơn...
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
1.1. Quy hoạch phát triển du lịch
1.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Nhiệm vụ: Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hóa; xác định những yếu tố ảnh hưởng, các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2025; luận chứng, xác lập các nội dung quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
- Thời gian: Năm 2014 - 2015;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa;
- Đơn vị phối hợp: Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan;
- Nguồn vốn: Sự nghiệp kinh tế.
1.1.2. Quy hoạch phát triển các điểm tuyến du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030
- Nhiệm vụ: Rà soát, đánh giá nguồn lực, điều kiện phát triển du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh; luận chứng, xác lập các nội dung quy hoạch phát triển điểm tuyến du lịch đường sông đến năm 2020.
- Thời gian: Năm 2014;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa;
- Đơn vị phối hợp: Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan;
- Nguồn vốn: Sự nghiệp kinh tế.
1.1.3. Quy hoạch khu, điểm du lịch mới; điều chỉnh quy hoạch các khu, điểm du lịch khác
- Nhiệm vụ: Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch tại các khu, điểm du lịch; xác định những yếu tố ảnh hưởng, các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển du lịch Thanh Hóa; luận chứng, xác lập các nội dung quy hoạch mới, điều chỉnh quy hoạch các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Thời gian: 2015 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa;
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị, thành phố và đơn vị liên quan;
- Nguồn vốn: Sự nghiệp kinh tế.
1.2. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật
1.2.1. Dự án xây dựng Trung tâm Thông tin - Đón tiếp khách, nhà vệ sinh công cộng và tôn tạo cảnh quan, môi trường tại các khu, điểm du lịch trọng điểm.
- Nhiệm vụ: Tại mỗi khu, điểm du lịch trọng điểm đầu tư 01 trung tâm đón tiếp khách kết hợp với bãi đỗ xe; nhà vệ sinh công cộng (Lam Kinh - 3 khu, Thành Nhà Hồ - 2 khu, Am Tiên - 2 khu, suối cá Cẩm Lương - 2 khu, biển Hải Tiến - 3 khu) với quy mô và kiến trúc phù hợp với không gian, cảnh quan của khu, điểm du lịch; đồng thời đầu tư, tôn tạo cảnh quan, cây xanh tại các khu, điểm du lịch này;
- Thời gian: 2014 (Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Am Tiên - Núi Nưa), 2015 (Suối cá Cẩm Lương, Hải Tiến);
- Đơn vị chủ trì: UBND các huyện, thị liên quan; Ban quản lý các khu, điểm du lịch;
- Nguồn vốn: Ngân sách TW, Ngân sách đầu tư phát triển.
1.2.2. Dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Sầm Sơn: nâng cấp đường Hồ Xuân Hương (Thị xã Sầm Sơn)
- Nhiệm vụ: Đầu tư đường nhựa chiều dài 04km, đường 02 làn xe, theo tiêu chuẩn đường đô thị loại 2;
- Thời gian: Năm 2015 - 2017;
- Đơn vị chủ trì: UBND Thị xã Sầm Sơn;
- Nguồn vốn: Ngân sách Trung ương và ngân sách đầu tư phát triển tỉnh và thị xã.
1.2.3. Dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Cẩm Lương: nâng cấp đường từ cầu treo vào Lương Ngọc và đường nội bộ
- Nhiệm vụ: Đầu tư nâng cấp trên mặt đường cũ có tổng chiều dài 01km, mở rộng mặt đường thành 9m; nâng cấp một số tuyến đường nội bộ của khu du lịch;
- Thời gian: Năm 2016 - 2018;
- Đơn vị chủ trì: UBND huyện Cẩm Thủy;
- Nguồn vốn: Ngân sách Trung ương và ngân sách đầu tư phát triển tỉnh và huyện.
1.2.4. Dự án nâng cấp đường từ cầu Mục Sơn đến khu di tích Lam Kinh
- Nhiệm vụ: Đầu tư nâng cấp trên mặt đường cũ có tổng chiều dài 1,1 km, mặt đường rộng 10,5m; lề hai bên, mỗi bên 2m;
- Thời gian: Năm 2014;
- Đơn vị chủ trì: Sở Giao thông Vận tải;
- Nguồn vốn: Ngân sách TW và ngân sách đầu tư phát triển tỉnh.
1.2.5. Đường từ Cầu Bạch (Khu Du lịch Lam Kinh) đấu nối với đường Hồ Chí Minh
- Nhiệm vụ: Đầu tư đường giải nhựa chiều dài 1,5km, mặt đường 05 - 07m;
- Thời gian: Năm 2016;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Nguồn vốn: Ngân sách TW và ngân sách đầu tư phát triển tỉnh.
1.2.6. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật: trong khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, đường nội bộ
- Nhiệm vụ: Đầu tư đường nhựa chiều dài 6km, mặt đường 3,5m;
- Thời gian: Năm 2014 -2016;
- Đơn vị chủ trì: UBND huyện Hoằng Hóa;
- Nguồn vốn: Ngân sách TW và ngân sách đầu tư phát triển tỉnh, huyện.
1.2.7. Nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 45, đoạn từ ngã ba Chè đến thị trấn Vĩnh Lộc
- Nhiệm vụ: Nâng cấp, cải tạo đường có tổng chiều dài khoảng 20km, mặt đường 9m, 2 làn đường;
- Thời gian: Năm 2019 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Sở Giao thông Vận tải;
- Nguồn vốn: Ngân sách TW.
1.2.8. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật Khu du lịch Pù Luông: Đường vào bản Hiêu
- Nhiệm vụ: Đầu tư tuyến đường vào bản Hiêu, chiều dài 5,5km, đường đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi;
- Thời gian: Năm 2016-2018;
- Đơn vị chủ trì: UBND huyện Bá Thước;
- Nguồn vốn: Ngân sách TW và ngân sách đầu tư phát triển tỉnh.
1.2.9. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Khu di tích lịch sử Văn hóa Hàm Rồng.
- Nhiệm vụ: Tiếp tục đầu tư bến bãi đường sông, trung tâm đón tiếp và các tuyến đường nội bộ trong khu du lịch Hàm Rồng (tuyến 1,4,6).
- Thời gian: Năm 2015-2017;
- Đơn vị chủ trì: UBND thành phố Thanh Hóa;
- Nguồn vốn: Ngân sách TW và ngân sách đầu tư phát triển tỉnh.
2. Phát triển sản phẩm du lịch
2.1. Nâng cao chất lượng loại hình du lịch biển
2.1.1. Dự án tổ chức phố đi bộ - mua sắm tại khu du lịch biển Sầm Sơn
- Nhiệm vụ: Xây dựng các chốt an ninh, trật tự; các bãi trông giữ xe tại các tuyến đường dẫn đến phố đi bộ; Quy hoạch, sắp xếp, tổ chức các dịch vụ phục vụ khách trong tuyến phố; tôn tạo cảnh quan cây xanh, hệ thống đèn chiếu sáng, đèn trang trí, ghế đá... phục vụ du khách.
- Thời gian: Năm 2014, 2015;
- Đơn vị chủ trì: UBND Thị xã Sầm Sơn;
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh; Sở Giao thông Vận tải;
- Nguồn vốn: Ngân sách đầu tư phát triển và xã hội hóa.
2.1.2. Dự án đầu tư cơ sở lưu trú du lịch và nhà hàng cao cấp
- Nhiệm vụ: Đầu tư các khách sạn, khu resort từ 3 sao trở lên và nhà hàng có sức chứa trên 100 chỗ ngồi tại các khu du lịch biển.
- Thời gian: 2014 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Các nhà đầu tư trong và ngoài nước;
- Nguồn vốn: Xã hội hóa.
2.1.3. Dự án đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao (sân golf, casino...)
- Nhiệm vụ: Đầu tư các khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh trên biển, trên bờ và trên không tại các khu du lịch biển; đầu tư sân golf, casino...
- Thời gian: 2014 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Các nhà đầu tư trong và ngoài nước;
- Nguồn vốn: Xã hội hóa.
2.1.4. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển dịch vụ du lịch tại Khu kinh tế Nghi Sơn
- Nhiệm vụ: Xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch phục vụ sự phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn.
- Thời gian: Xây dựng đề án (năm 2014); triển khai thực hiện (2015 - 2020);
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế, đầu tư phát triển và từ nguồn xã hội hóa.
2.2. Phát triển loại hình du lịch văn hóa: Thực hiện các dự án tôn tạo và khai thác giá trị di tích phục vụ du lịch.
- Nhiệm vụ: Bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy hiệu quả giá trị văn hóa tại các di tích lịch sử phục vụ phát triển du lịch;
- Thời gian: 2014 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Nguồn vốn: Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các nguồn huy động hợp pháp khác.
2.3. Phát triển loại hình du lịch cộng đồng
2.3.1. Lập và triển khai đề án phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại khu du lịch Sầm Sơn
- Nhiệm vụ: Đầu tư hạ tầng, cải tạo, nâng cấp môi trường, cơ sở vật chất phục vụ khách ăn, nghỉ; khôi phục các nghề thủ công truyền thống, làng chài du lịch; bảo tồn, phục dựng các loại hình văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống.
- Thời gian: Xây dựng đề án (2014); triển khai thực hiện (2015 - 2017);
- Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân Thị xã Sầm Sơn;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế và xã hội hóa.
2.3.2. Lập và triển khai đề án phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại huyện Vĩnh Lộc
- Nhiệm vụ: Đầu tư hạ tầng, cải tạo, nâng cấp môi trường, cơ sở vật chất phục vụ khách ăn, nghỉ; khôi phục các nghề thủ công truyền thống; bảo tồn, phục dựng các loại hình văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống;
- Thời gian: Xây dựng đề án (2014); triển khai thực hiện (2015 - 2018);
- Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Lộc;
- Nguồn vốn: Ngân sách đầu tư phát triển tỉnh và xã hội hóa.
2.3.3. Dự án hỗ trợ cộng đồng phát triển làng du lịch: Đúc đồng Thiệu Hóa, tơ Hồng Đô (Thiệu Hóa), làng chài Vinh Sơn, làng cá Quảng Tiến (Sầm Sơn), làng nghề dệt chiếu Nga Sơn, làng nghề mỹ nghệ Nhồi (thành phố Thanh Hóa), làng nghề nước mắm Ba Làng (Tĩnh Gia), làng dệt thổ cẩm Lương Ngọc (Cẩm Thủy), làng du lịch văn hóa Năng Cát (Lang Chánh)
- Nhiệm vụ: Đầu tư, cải tạo, nâng cấp môi trường, khuôn viên; dạy nghề, truyền nghề; mua sắm trang thiết bị máy móc...;
- Thời gian: Năm 2015 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: UBND các huyện: Thiệu Hóa, Sầm Sơn, Cẩm Thủy, Nga Sơn, thành phố Thanh Hóa, Tĩnh Gia; Lang Chánh.
- Nguồn vốn: Ngân sách đầu tư phát triển, sự nghiệp kinh tế và từ nguồn xã hội hóa.
2.3.4. Lập và triển khai đề án phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại Cẩm Lương
- Nhiệm vụ: Đầu tư hạ tầng, cải tạo, nâng cấp môi trường, cơ sở vật chất phục vụ khách ăn, nghỉ; khôi phục các nghề thủ công truyền thống; bảo tồn, phục dựng các loại hình văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống;
- Thời gian: Xây dựng đề án (2016); triển khai thực hiện (2017 - 2020);
- Đơn vị chủ trì: UBND huyện Cẩm Thủy;
- Nguồn vốn: Ngân sách đầu tư phát triển và xã hội hóa.
2.3.5. Lập và triển khai đề án phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
- Nhiệm vụ: Đầu tư hạ tầng, cải tạo, nâng cấp môi trường, cơ sở vật chất phục vụ khách ăn, nghỉ; khôi phục các nghề thủ công truyền thống; bảo tồn, phục dựng các loại hình văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống. Hỗ trợ các hộ gia đình kinh phí trang bị cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ khách và trang bị kiến thức cho các hộ gia đình kinh doanh loại hình du lịch homestay;
- Thời gian: Xây dựng đề án (2017); triển khai thực hiện (2018 - 2020);
- Đơn vị chủ trì: UBND huyện Bá Thước;
- Nguồn vốn: Ngân sách đầu tư phát triển, sự nghiệp kinh tế và từ nguồn xã hội hóa.
- Nhiệm vụ: Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đường giao thông nội bộ; cải tạo, nâng cấp môi trường văn hóa du lịch; khôi phục các nghề thủ công truyền thống; tận dụng và gắn kết thế mạnh lâm nghiệp, cây trồng, vật nuôi phục vụ du lịch; bảo tồn, phục dựng các loại hình văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống nhằm hình thành và kết nối các khu, tuyến điểm du lịch trên địa bàn: thác Ma Hao, đền thờ Nghĩa quân Lam Sơn, chùa Mèo…;
- Thời gian: Xây dựng đề án (2014); Triển khai thực hiện đề án (2015 - 2020);
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa;
- Nguồn vốn: Ngân sách đầu tư, sự nghiệp kinh tế và xã hội hóa.
2.4. Phát triển loại hình du lịch mới: Lập và triển khai đề án khai thác và phát triển tuyến du lịch sông Mã.
- Nhiệm vụ: Xây dựng dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ tuyến du lịch sông Mã: bến đỗ, nhà điều hành, bán vé, nhà chờ, trạm dừng chân, đường lên điểm tham quan... đảm bảo sự gắn kết giữa giao thông đường thủy, đường bộ với các điểm tham quan;
- Thời gian: Xây dựng đề án (2014); triển khai (2015 - 2017);
- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa;
- Đơn vị phối hợp: Sở Giao thông Vận tải;
- Nguồn kinh phí: Ngân sách sự nghiệp kinh tế, đầu tư phát triển và từ nguồn xã hội hóa.
3. Xây dựng thương hiệu du lịch
3.1. Tuyên truyền, quảng bá
3.1.1. Quảng bá tiềm năng du lịch Thanh Hóa trên đài truyền hình
- Nhiệm vụ: Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương và địa phương xây dựng nội dung các chuyên mục, phóng sự, clip, phim tài liệu, chuyên đề... quảng bá về du lịch Thanh Hóa theo từng chủ đề và sự kiện cụ thể;
- Thời gian: 2014 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh;
- Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, các đơn vị liên quan;
- Nguồn kinh phí: Ngân sách sự nghiệp kinh tế, xã hội hóa.
3.1.2. Sản xuất quà tặng lưu niệm mang biểu trưng du lịch Thanh Hóa
- Nhiệm vụ: Trên cơ sở các mẫu dự thi đã được giải, lựa chọn 01 mẫu đặc trưng; xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí tổ chức sản xuất (dự kiến khoảng 3.000 mẫu) phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu du lịch Thanh Hóa;
- Thời gian: 2014, 2015;
- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương chủ trì;
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Nguồn kinh phí: Ngân sách sự nghiệp kinh tế, xã hội hóa.
3.1.3. Tổ chức cuộc thi và in sách “Ảnh đẹp du lịch Thanh Hóa”
- Nhiệm vụ: Phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức và triển khai cuộc thi “Ảnh đẹp du lịch Thanh Hóa” trên toàn quốc. Những tác phẩm đạt giải sẽ in thành sách ảnh phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá Du lịch Thanh Hóa trên các hệ thống thông tin du lịch (04 năm/01 lần).
- Thời gian: Năm 2014 và 2018;
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông;
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Xúc tiến ĐT, Thương mại và Du lịch tỉnh;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế, xã hội hóa.
3.1.4. Xây dựng, biên soạn, sản xuất ấn phẩm xúc tiến du lịch Thanh Hóa
- Nhiệm vụ: Sưu tầm, biên soạn các ấn phẩm như tập gấp, tờ rơi, bản đồ, đĩa DVD... cung cấp thông tin cho du khách và quảng bá du lịch;
- Thời gian: 2014 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Nguồn kinh phí: Ngân sách sự nghiệp kinh tế, xã hội hóa.
3.1.5. Dự án đầu tư hệ thống biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch
- Nhiệm vụ: Rà soát, thống kê số lượng đô thị du lịch, các khu, điểm du lịch; đánh giá tình trạng hệ thống biển chỉ dẫn và lập dự án đầu tư toàn bộ hệ thống biển chỉ dẫn;
- Thời gian: Năm 2014 - 2016;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa;
- Đơn vị phối hợp: Sở Giao thông Vận tải; UBND huyện, thị, thành phố có liên quan;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế.
3.1.6. Nâng cấp sửa chữa, lắp mới và quản lý hệ thống pano tấm lớn trên địa bàn toàn tỉnh
- Nhiệm vụ: Rà soát, thống kê số lượng, đánh giá tình trạng hệ thống biển quảng cáo tấm lớn và lập dự án nâng cấp sửa chữa, lắp mới (trên Quốc lộ 45 từ Cảng hàng không Thọ Xuân về TP Thanh Hóa, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, đường tránh, khu kinh tế, cửa khẩu...; quy hoạch và nâng cấp hệ thống biển tuyên truyền, quảng cáo tại dọc đường đại lộ Lê Lợi - thành phố Thanh Hóa và dọc tuyến Quốc lộ 47 (đoạn từ chân cầu vượt đường tránh TP đến thị xã Sầm Sơn);
- Thời gian: Năm 2014 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh;
- Đơn vị phối hợp: Sở Giao thông Vận tải; UBND huyện, thị, thành phố có liên quan;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế và xã hội hóa.
3.2. Tổ chức các sự kiện
3.2.1. Đăng cai tổ chức "Năm Du lịch quốc gia - 2015"
- Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành (có kế hoạch riêng);
- Thời gian: Năm 2014, 2015;
- Đơn vị chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh có liên quan;
- Đơn vị phối hợp: Các Bộ, ngành có liên quan;
- Nguồn vốn: Kinh phí TW, tỉnh, xã hội hóa.
3.2.2. Tổ chức các sự kiện khởi động “Năm Du lịch quốc gia 2015”
3.2.2.1. Tổ chức sự kiện “Tuần văn hóa du lịch thành phố Thanh Hóa”
- Nhiệm vụ: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập thành phố Thanh Hóa gắn với kỷ niệm ngày Hàm Rồng Chiến thắng nhằm tuyên truyền quảng bá Du lịch thành phố, khởi động “Năm Du lịch quốc gia 2015”;
- Thời gian: Năm 2014;
- Đơn vị chủ trì: UBND tỉnh Thanh Hóa;
- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố và các đơn vị có liên quan;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế tỉnh, thành phố; từ nguồn xã hội hóa.
3.2.2.2. Tổ chức sự kiện “Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn”
- Nhiệm vụ: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch nhân khai trương khu du lịch biển Sầm Sơn nhằm tuyên truyền quảng bá Du lịch biển Thanh Hóa, khởi động “Năm Du lịch quốc gia 2015”;
- Thời gian: Năm 2014;
- Đơn vị chủ trì: UBND tỉnh Thanh Hóa;
- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Sầm Sơn và các đơn vị có liên quan;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế tỉnh, thị xã; xã hội hóa.
3.2.3. Tổ chức chương trình kích cầu du lịch hàng năm
- Nhiệm vụ: Tổ chức phát động và hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch hàng năm.
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Đơn vị phối hợp: Hiệp hội du lịch Thanh Hóa;
- Thời gian: 2014 - 2020;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế, xã hội hóa.
3.2.4. Tổ chức các sự kiện du lịch thường niên phục vụ khách du lịch
- Nhiệm vụ: Tổ chức các sự kiện thường niên: Festival trò diễn dân gian (2 năm/lần); Liên hoan văn hóa ẩm thực (2 năm/lần); Lễ hội du lịch biển (hàng năm); Lễ kỷ niệm Hàm Rồng chiến thắng (5 năm/lần), lễ hội Lam Kinh (năm chẵn)...;
- Thời gian: Năm 2014 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh;
- Đơn vị phối hợp: Các địa phương và đơn vị có liên quan;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế tỉnh, xã hội hóa.
3.3. Tham gia các sự kiện chuyên ngành: Năm du lịch, Festival, Hội chợ, Liên hoan... của các tỉnh thành trong cả nước
- Nhiệm vụ: Tham gia các sự kiện nhằm mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm thương hiệu đặc trưng của các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh;
- Thời gian: 2014 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế, xã hội hóa.
3.4. Hoạt động tuyên truyền quảng bá - xúc tiến du lịch nước ngoài
3.4.1. Tổ chức khảo sát thiết kế tuyến du lịch đường bộ quốc tế: “Bốn Quốc gia - một điểm đến” qua cửa khẩu Quốc tế Na Mèo (Số lượng khoảng 30 người)
- Nhiệm vụ: Khai thác thị trường khách quốc tế mở rộng quan hệ ngoại giao, xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch của các nước: Lào, Thái Lan, Campuchia bằng đường bộ thông qua cửa khẩu Quốc tế Na Mèo (Thanh Hóa);
- Thời gian: 2015;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế, xã hội hóa.
3.4.2. Phối hợp với Tổng cục Du lịch quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch Thanh Hóa tại các thị trường quốc tế trọng điểm và các phương tiện thông tin quốc tế
- Nhiệm vụ: Phối hợp với Tổng cục Du lịch tham gia quảng bá tại các thị trường trọng điểm qua các hội chợ, sự kiện ngoại giao quốc tế và trên các kênh CNN, discovery...;
- Thời gian: 2014 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Xúc tiến ĐT, Thương mại &Du lịch tỉnh;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp, xã hội hóa.
4. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển nguồn nhân lực du lịch
4.1. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước
4.1.1. Đề án tăng cường nhân lực và năng lực quản lý du lịch cho các Phòng Văn hóa thông tin các huyện, thị, thành phố trọng điểm du lịch
- Nhiệm vụ: Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch tại các huyện, thị trọng điểm du lịch làm cơ sở tăng biên chế công chức du lịch cho UBND các huyện, thị trọng điểm về du lịch, tuyển dụng đúng chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về du lịch.
- Thời gian: Năm 2014 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Sở Nội vụ;
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các địa phương có liên quan;
- Nguồn kinh phí: Ngân sách sự nghiệp kinh tế.
4.1.2. Đề án kiện toàn bộ máy Ban quản lý các khu, điểm du lịch trọng điểm
- Nhiệm vụ: Thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy ban quản lý khu, điểm du lịch; tăng cường biên chế, tuyển dụng lao động, hướng dẫn hoạt động Ban quản lý; hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động...;
- Thời gian: Năm 2015;
- Đơn vị chủ trì: Sở Nội vụ;
- Đơn vị phối hợp: Ban quản lý các khu, điểm du lịch;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế.
4.1.3. Đề án tăng cường năng lực quản lý du lịch cho cán bộ Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, cán bộ ban quản lý các khu, điểm du lịch và cán bộ văn hóa các xã thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn.
- Nhiệm vụ: Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch thuộc địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn làm cơ sở tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ quản lý du lịch;
- Thời gian: Năm 2014 - 2015;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế.
4.1.4. Lập hồ sơ xếp hạng các khu, điểm du lịch
- Nhiệm vụ: Tiến hành điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin về các khu, điểm du lịch có tiềm năng, trọng điểm, để lập báo cáo đánh giá thực trạng, tiềm năng, lập hồ sơ phân loại xếp hạng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Thời gian: 2014 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Đơn vị phối hợp: Các địa phương liên quan;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế.
4.1.5. Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh
- Nhiệm vụ: Lập dữ liệu quản lý cơ sở lưu trú du lịch khoa học, nhanh, thuận tiện, chính xác chúng ta phải tiến hành khảo sát thực tế, rà soát lại toàn bộ hệ thống cơ sở lưu trú du lịch và thuê chuyên gia về công nghệ thông tin xây dựng phần mềm quản lý riêng;
- Thời gian: 2015 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa;
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế, xã hội hóa.
4.1.6. Hỗ trợ các huyện, thị, thành phố trọng điểm kinh phí triển khai thực hiện đề án phát triển du lịch địa phương
- Nhiệm vụ: Lựa chọn loại hình du lịch của địa phương có thế mạnh, có tính cạnh tranh cao để ưu tiên đầu tư, tránh đầu tư dàn trải, đặc biệt ưu tiên đầu tư hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ, phục vụ khách du lịch (Sầm Sơn, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Hải Hòa, Hải Tiến, thành phố Thanh Hóa, Cẩm Thủy, Nghi Sơn);
- Thời gian: Năm 2014 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị, thành phố;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế, ngân sách đầu tư phát triển tỉnh.
4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
4.2.1. Đề án "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Thanh Hóa"
- Nhiệm vụ: Khảo sát, xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
- Thời gian: Năm 2014 xây dựng đề án, năm 2015 - 2020 triển khai thực hiện đề án;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế; xã hội hóa;
4.2.2. Tập huấn nâng cao chất lượng công tác thống kê du lịch trên địa bàn tỉnh
- Nhiệm vụ: Tổ chức tập huấn về công tác thống kê du lịch cho UBND các huyện, thị, thành phố, các khu, điểm du lịch nhằm củng cố số liệu thống kê có độ tin cậy cao hơn, xây dựng chế độ báo cáo thống kê du lịch đầy đủ, chính xác, kịp thời, phục vụ cho việc dự báo tình hình, kế hoạch phát triển. (01 lớp/năm);
- Thời gian: Năm 2017 - 2019;
- Đơn vị chủ trì: Cục Thống kê;
- Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế.
4.2.3. Xây dựng phương án, chính sách tuyển chọn sử dụng thuyết minh viên tại Ban quản lý các khu điểm du lịch được UBND tỉnh ra quyết định thành lập
- Nhiệm vụ: Xây dựng phương án và chính sách tuyển dụng, tổ chức tuyển dụng, chế độ đãi ngộ... nhằm nâng cao chất lượng nhân lực thuyết minh viên cho các khu, điểm du lịch trọng điểm: Thành Nhà Hồ, Sầm Sơn, Lam Kinh, suối cá Cẩm Lương, Từ Thức (Nga Sơn), Bến En, Hàm Rồng...;
- Thời gian: 2014 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Sở Nội vụ;
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế.
4.2.4. Tập huấn công tác quản lý và nghiệp vụ du lịch cho công chức nhà nước, cán bộ quản lý du lịch tại các địa phương, các khu, điểm du lịch; cán bộ có liên quan: hải quan, công an xuất nhập cảnh,...
- Nhiệm vụ: Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức quản lý cho các cán bộ quản lý du lịch. Triển khai luật, nghị định, văn bản có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về du lịch; học tập mô hình quản lý du lịch tại các địa phương có điều kiện tương đồng. Tổ chức 02 năm/lớp;
- Thời gian: 2014, 2016, 2018, 2020;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Đơn vị phối hợp: Địa phương và các đơn vị liên quan;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế.
4.2.5. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, giao tiếp văn hóa ứng xử trong kinh doanh du lịch
- Nhiệm vụ: Trang bị những kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ du lịch; cách giao tiếp ứng xử với khách du lịch cho đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch. Tổ chức 03 lớp/năm;
- Thời gian: 2014 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: UBND các huyện, thị, thành phố, Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa;
- Đơn vị phối hợp: Các trường Đại học, Trung cấp trong và ngoài tỉnh;
- Nguồn vốn: Ngân sách xã hội hóa.
4.2.6. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực du lịch cộng đồng tại các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh: Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến, Nam Sầm Sơn, Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Cẩm Lương, Bến En, Pù Luông, Pù Hu; các huyện: Lang Chánh, Nga Sơn, Quan Sơn.
- Nhiệm vụ: Trang bị những kiến thức cơ bản về du lịch; cách làm du lịch; những nội dung cơ bản về du lịch cộng đồng; lợi ích mà du lịch mang lại; cách giao tiếp ứng xử với khách du lịch cho cộng đồng dân cư. Nâng cao hiểu biết và nhận thức về phát triển du lịch; phát huy vai trò du lịch cộng đồng, tạo sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Tổ chức 03 lớp/năm;
- Thời gian: 2014 - 2020;
- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Đơn vị phối hợp: Các địa phương liên quan;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế.
4.2.7. Đề án liên kết đào tạo ngoại ngữ cho lao động ngành du lịch
- Nhiệm vụ: Xây dựng và tổ chức triển khai đề án liên kết với cơ sở đào tạo ngoại ngữ chuẩn quốc tế để đào tạo cho lao động trong ngành du lịch của Thanh Hóa;
- Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thời gian: 2014 xây dựng Đề án; năm 2015 - 2020 triển khai thực hiện đề án;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế và xã hội hóa.
4.2.8. Đề án nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp du lịch theo mô hình chuẩn quốc tế
- Nhiệm vụ: Xây dựng và tổ chức triển khai đề án đào tạo và nghiên cứu học tập mô hình quản lý doanh nghiệp, quản lý chất lượng dịch vụ tại các doanh nghiệp du lịch tiêu biểu ở các nước trên thế giới cho các đối tượng là quản lý doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Hồng Đức;
- Thời gian: 2014 xây dựng đề án; năm 2015 - 2020 triển khai thực hiện đề án;
- Nguồn vốn: Ngân sách sự nghiệp kinh tế và xã hội hóa.
4.2.9. Tổ chức tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp du lịch tiêu biểu
- Nhiệm vụ: Tổ chức đánh giá, bình chọn và tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực kinh doanh du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. (2 năm/1 lần)
- Đơn vị chủ trì: Hiệp hội du lịch Thanh Hóa;
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thời gian: 2015, 2017, 2019;
- Nguồn vốn: Xã hội hóa; ngân sách sự nghiệp kinh tế.
4.2.10. Tổ chức các hội thi nghiệp vụ du lịch
- Nhiệm vụ: Xây dựng các đề thi với nhiều chủ đề phong phú; mời các chuyên gia của từng lĩnh vực làm giám khảo. Nâng cao tay nghề nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm; đánh giá chất lượng;
- Đơn vị chủ trì: Hiệp hội du lịch Thanh Hóa;
- Đơn vị phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thời gian: 2014 (Bàn - Bar), 2016 (Hướng dẫn viên, thuyết minh viên), 2018 (Bếp), 2020 (Lễ tân);
- Nguồn vốn: Xã hội hóa; Ngân sách sự nghiệp kinh tế.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được huy động từ các nguồn: ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Tổng kinh phí giai đoạn 2014 - 2020: 9.222.555 triệu đồng. Cụ thể:
- Phân theo từng nội dung kế hoạch:
+ Quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch: 305.500 triệu đồng;
+ Phát triển sản phẩm du lịch: 8.680.200 triệu đồng;
+ Xây dựng thương hiệu du lịch: 158.400 triệu đồng;
+ Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước: 78.450 triệu đồng;
- Phân theo nguồn vốn:
+ Ngân sách Trung ương: 404.000 triệu đồng;
+ Ngân sách tỉnh: 370.700 triệu đồng;
+ Ngân sách địa phương: 135.000 triệu đồng;
+ Xã hội hóa: 8.312.850 triệu đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Nhóm giải pháp về chủ trương, chính sách phát triển du lịch
- Thành lập Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch Thanh Hóa để tập trung đầu mối lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả các Kế hoạch đã đề ra.
- Ban hành các văn bản: Nghị quyết về phát triển du lịch trong tình hình mới; Chỉ thị về việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Ban hành cơ chế đặc thù đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật lớn, công trình du lịch trọng điểm quốc gia; tập trung huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, tôn tạo các di tích, danh thắng, xây dựng cơ sở vật chất kinh doanh du lịch, đặc biệt là đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp từ 3 sao trở lên, các khu vui chơi giải trí tổng hợp; ưu tiên đầu tư các khu du lịch trọng điểm quốc gia như: Hàm Rồng, Sầm Sơn, Lam Kinh, Thành Nhà Hồ và phụ cận, Bến En; quan tâm bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, làng cổ (làng chài, làng nghề); các giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu: dân ca, dân vũ, trò diễn dân gian, mo Mường, hát chèo, ca trù… để khai thác phát triển du lịch.
- Ban hành cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển du lịch nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài theo từng lĩnh vực dịch vụ du lịch. Đồng thời, tạo cơ chế đặc thù cho đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật lớn, công trình du lịch trọng điểm quốc gia, khu kinh tế trọng điểm; tôn tạo các di tích, danh thắng, xây dựng cơ sở vật chất kinh doanh du lịch (đặc biệt là đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp từ 3 sao trở lên, các khu vui chơi giải trí tổng hợp).
- Quan tâm đặc biệt đến công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, làng cổ (làng chài, làng nghề, làng văn hóa...); các giá trị văn hóa phi vật thể; các nghệ nhân… để khai thác và phục vụ phát triển du lịch; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch mới, điển hình, đặc trưng nhằm tạo thương hiệu và sức cạnh tranh cao trong phát triển du lịch.
- Xây dựng quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch được cơ cấu từ nguồn thu du lịch và các hoạt động hỗ trợ khác.
2. Nhóm giải pháp về tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước
- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để xác định các thị trường tiềm năng, thị trường trọng điểm và thị trường mục tiêu làm cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với từng đối tượng khách và xây dựng các chương trình xúc tiến phù hợp với từng thị trường. Tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch và các địa phương có chung sản phẩm liên kết tổ chức xúc tiến đầu tư và quảng bá trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan đại diện của Chính phủ, Tổng cục Du lịch tại một số thị trường mục tiêu.
- Đẩy mạnh công tác liên kết ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong tỉnh; liên kết vùng trên cả nước, đặc biệt là vùng Bắc Trung bộ, Bắc bộ, Duyên Hải Trung bộ; liên kết địa phương trong cả nước (trước mắt là liên kết với TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An, Ninh Bình); liên kết với các quốc gia trên thế giới như Nhật, Nga, Thái Lan, Lào…; liên kết nhà nước và doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp và nhà trường để có sự phối hợp, tương tác, hỗ trợ và đáp ứng đồng bộ trong phát triển du lịch nói chung và sản phẩm du lịch nói riêng.
- Tiếp tục cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh để tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động du lịch; triển khai thẩm định và công bố các đơn vị kinh doanh dịch vụ đạt chuẩn phục vụ khách du lịch (cơ sở lưu trú, nhà hàng, điểm mua sắm, vận chuyển khách du lịch…)
3. Nhóm giải pháp về huy động các nguồn kinh phí
- Giải pháp đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước: Tăng tỷ lệ tích lũy nội bộ nền kinh tế, tiết kiệm chi ngân sách để dành ưu tiên cho đầu tư phát triển, trong đó có du lịch. Ngân sách tỉnh bố trí đảm bảo kinh phí sự nghiệp du lịch và từ các nguồn kinh phí mục tiêu hàng năm để thực hiện Kế hoạch; tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, các nguồn kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan đến phát triển du lịch để đầu tư phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho du lịch phát triển.
- Giải pháp huy động nguồn kinh phí xã hội hóa: Tiếp tục phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch; tập trung nguồn lực để đầu tư có trọng điểm, sớm cung cấp sản phẩm cho thị trường, phát huy hiệu quả vốn đầu tư.
4. Nhóm giải pháp tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng đối với sự phát triển du lịch của địa phương.
- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để xác định các thị trường tiềm năng, thị trường trọng điểm và thị trường mục tiêu làm cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với từng đối tượng khách và xây dựng các chương trình xúc tiến phù hợp với từng thị trường.
- Đa dạng và nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch, xây dựng hình ảnh ấn tượng về du lịch Thanh Hóa trong và ngoài nước; gắn các hoạt động xúc tiến du lịch với các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan thông tin đối ngoại, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, Tổng cục Du lịch để xúc tiến quảng bá hình ảnh của du lịch Thanh Hóa ra nước ngoài nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư và thu hút khách du lịch.
- Xã hội hóa các hoạt động tuyên truyền, quảng bá; tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các lĩnh vực khác có liên quan trong và ngoài nước; huy động các doanh nghiệp đóng góp thành lập quỹ xúc tiến du lịch để thực hiện chiến lược xúc tiến du lịch.
5. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Có cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực du lịch, trong đó quan tâm phát triển nguồn nhân lực trực tiếp làm ra các sản phẩm thu hút, quảng bá văn hóa du lịch; nghệ nhân, truyền dạy nghề…
- Triển khai thực hiện có hiệu quả đề án "Liên kết đào tạo nghề du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế”; đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.
- Nhân rộng mô hình đào tạo tại chỗ và tự đào tạo ngắn hạn, không tập trung, truyền nghề, phục vụ nhu cầu nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động.
- Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh, mở rộng hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực du lịch với các cơ sở, tổ chức đào tạo trong nước và quốc tế trong việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phục vụ và quản lý.
- Xã hội hóa công tác giáo dục du lịch, nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân và khách du lịch, hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho những người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực triển khai thực hiện Kế hoạch; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương triển khai và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công nhằm hoàn thành mục tiêu Kế hoạch đề ra; theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện; tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào nội dung Kế hoạch, tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư hạ tầng các khu, điểm du lịch; hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương rà soát các dự án đầu tư kinh doanh du lịch để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án và xử lý những dự án vi phạm Quy định, cam kết đầu tư.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư và các Sở, ban, ngành có liên quan thẩm định, bố trí kinh phí sự nghiệp hàng năm cho các đề án, dự án thuộc kế hoạch; chủ trì, tham mưu cơ chế chính sách về tài chính, chính sách thuế, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, trình UBND tỉnh phê duyệt. Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, các địa phương có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh phí sự nghiệp được giao.
4. Các Sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ cụ thể trong Kế hoạch phát triển du lịch đến năm 2020, xây dựng đề án, phương án, kế hoạch để triển khai thực hiện, đồng thời nghiên cứu, đề xuất các giải pháp lồng ghép kế hoạch phát triển du lịch của ngành với kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động có liên quan đến thực hiện kế hoạch phát triển du lịch.
5. Các cơ quan thông tin đại chúng địa phương xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan thông tin Trung ương và các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và góp phần quảng bá các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xúc tiến du lịch nói riêng của tỉnh.
6. UBND các huyện, thị, thành phố có liên quan căn cứ vào nội dung của Kế hoạch để cụ thể hóa các nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, trong đó cần chú trọng khai thác những lợi thế về du lịch trên địa bàn; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ban, ngành liên quan trong việc xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư, chương trình phát triển du lịch trên địa bàn; thường xuyên tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, đoàn thể, các cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện thắng lợi Kế hoạch; chủ động, tích cực triển khai nội dung Kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức.
Hiệp hội du lịch Thanh Hóa phối hợp với các hội, hiệp hội, tổ chức chính trị xã hội tổ chức cho các hội viên tham gia tích cực thực hiện Kế hoạch phát triển du lịch.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và nội dung, giải pháp của Kế hoạch phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2020, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp có liên quan tổ chức quán triệt nội bộ; chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện đối với từng chương trình đã được phân công chủ trì.
Các đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện báo cáo kết quả hoạt động định kỳ 6 tháng/lần; gửi Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch.
Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện các chương trình trong Kế hoạch; kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp tháo gỡ cho Thường trực UBND; tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC:
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ DU LỊCH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa)
Đơn vị tính: Triệu đồng.
STT | NỘI DUNG ĐỀ ÁN, DỰ ÁN | Đơn vị chủ trì thực hiện | Giai đoạn 2014-2020 | Khái toán vốn | Nguồn vốn | |||||||||
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Ngân sách TW | Ngân sách tỉnh | Ngân sách địa phương | Nguồn khác | ||||
| TỔNG KINH PHÍ |
| 664.700 | 1.295.300 | 1.386.750 | 1.333.100 | 1.374.750 | 1.583.900 | 1.584.050 | 9.222.550 | 404.000 | 370.700 | 135.000 | 8.312.850 |
1 | QUY HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH |
| 39.000 | 64.500 | 95.000 | 54.000 | 9.000 | 22.000 | 22.000 | 305.500 | 190.000 | 80.500 | 35.000 | 0 |
1.1 | Quy hoạch phát triển du lịch |
| 4.000 | 4.500 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 18.500 | 0 | 18.500 | 0 | 0 |
1.1.1 | QH tổng thể phát triển du lịch TH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. | Sở VHTTDL |
| 2.500 |
|
|
|
|
| 2.500 |
| 2.500 |
|
|
1.1.2 | Quy hoạch tuyến du lịch đường sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030 | Sở VHTTDL | 4.000 |
|
|
|
|
|
| 4.000 |
| 4.000 |
|
|
1.1.3 | Quy hoạch khu, điểm du lịch mới; điều chỉnh Quy hoạch các khu, điểm du lịch khác. | Sở VHTTDL, các huyện, thị có liên quan |
| 2.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 12.000 |
| 12.000 |
|
|
1.2 | Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch |
| 35.000 | 60.000 | 93.000 | 52.000 | 7.000 | 20.000 | 20.000 | 287.000 | 190.000 | 62.000 | 35.000 | 0 |
1.2.1 | Dự án xây dựng trung tâm thông tin - đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng và tôn tạo cảnh quan, môi trường tại các khu, điểm du lịch trọng điểm | UBND các huyên, thị, BQL khu, điểm DL | 10.000 | 20.000 | 10.000 |
|
|
|
| 40.000 | 30.000 |
| 10.000 |
|
1.2.2 | Dự án CSHTKT khu du lịch Sầm Sơn: nâng cấp đường Hồ Xuân Hương - Thị xã Sầm Sơn | UBND thị xã Sầm Sơn |
| 10.000 | 15.000 | 15.000 |
|
|
| 40.000 | 30.000 | 10.000 |
|
|
1.2.3 | Dự án CSHTKT khu du lịch Cẩm Lương: Nâng cấp đường từ cầu treo vào làng Ngọc; đường nội bộ | UBND huyện Cẩm Thủy |
|
| 12.000 | 8.000 | 5.000 |
|
| 25.000 | 15.000 | 5.000 | 5.000 |
|
1.2.4 | Nâng cấp đường từ cầu Mục Sơn đến khu di tích Lam Kinh | Sở Giao thông VT | 15.000 |
|
|
|
|
|
| 15.000 | 10.000 | 5.000 |
|
|
1.2.5 | Đường từ Cầu Bạch (Khu DL Lam Kinh) đấu nối với đường Hồ Chí Minh | Sở VHTTDL |
|
| 15.000 |
|
|
|
| 15.000 | 10.000 | 5.000 |
| 0 |
1.2.6 | Dự án CSHTKT khu du lịch Hải Tiến, Đường nội bộ | UBND H.Hoằng Hóa | 10.000 | 20.000 | 16.000 |
|
|
|
| 46.000 | 30.000 | 10.000 | 6.000 |
|
1.2.7 | Dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 45 đoạn từ ngã ba Chè đến Thị trấn Vĩnh Lộc | Sở Giao thông VT |
|
|
|
|
| 20.000 | 20.000 | 40.000 | 40.000 | 0 |
|
|
1.2.8 | Dự án CSHTKT khu du lịch Pù Luông: Đường vào bản Hiêu | UBND huyện Bá Thước |
|
| 5.000 | 5.000 | 2.000 |
|
| 12.000 | 5.000 | 7.000 |
|
|
1.2.9 | Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Khu di tích lịch sử Văn hóa Hàm Rồng. | UBND TP |
| 10.000 | 20.000 | 24.000 |
|
|
| 54.000 | 20.000 | 20.000 | 14.000 |
|
2 | SẢN PHẨM DU LỊCH |
| 584.200 | 1.117.000 | 1.275.500 | 1.263.500 | 1.348.000 | 1.546.000 | 1.546.000 | 8.680.200 | 187.000 | 185.700 | 100.000 | 8.207.500 |
2.1 | Nâng cao chất lượng loại hình du lịch biển |
| 502.000 | 1.002.000 | 1.200.000 | 1.200.000 | 1.300.000 | 1.500.000 | 1.500.000 | 8.204.000 |
| 71.000 | 31.000 | 8.102.000 |
2.1.1 | Dự án tổ chức phố đi bộ- mua sắm tại khu du lịch biển Sầm Sơn | UBND Thị xã Sầm Sơn | 1.500 | 1.500 |
|
|
|
|
| 3.000 |
| 1.000 | 1.000 | 1.000 |
2.1.2 | Các dự án đầu tư cơ sở lưu trú du lịch từ 03 sao trở lên và nhà hàng trên 100 chỗ ngồi | Nhà đầu tư | 300.000 | 500.000 | 500.000 | 500.000 | 500.000 | 500.000 | 500.000 | 3.300.000 |
|
|
| 3.300.000 |
2.1.3 | Các dự án đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí (casino, sân golf…) | Nhà đầu tư | 200.000 | 500.000 | 500.000 | 500.000 | 500.000 | 500.000 | 500.000 | 3.200.000 |
|
|
| 3.200.000 |
2.1.4 | Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển dịch vụ du lịch tại KKT Nghi Sơn | Sở VHTTDL | 500 | 500 | 200.000 | 200.000 | 300.000 | 500.000 | 500.000 | 1.701.000 |
| 70.000 | 30.000 | 1.601.000 |
2.2 | Phát triển loại hình du lịch văn hóa |
| 80.000 | 70.000 | 30.000 | 30.000 | 30.000 | 30.000 | 30.000 | 300.000 | 170.000 | 50.000 | 30.000 | 50.000 |
| Dự án tôn tạo và khai thác giá trị di tích phục vụ du lịch | Sở VHTTDL | 80.000 | 70.000 | 30.000 | 30.000 | 30.000 | 30.000 | 30.000 | 300.000 | 170.000 | 50.000 | 30.000 | 50.000 |
2.3 | Phát triển loại hình du lịch cộng đồng |
| 1.700 | 25.000 | 25.500 | 23.500 | 18.000 | 16.000 | 16.000 | 125.700 | 17.000 | 49.700 | 29.000 | 30.000 |
2.3.1 | Lập và triển khai đề án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Sầm Sơn | UBND TX SS | 500 | 5.000 | 5.000 | 5.000 |
|
|
| 15.500 |
| 5.500 | 5.000 | 5.000 |
2.3.2 | Lập và triển khai đề án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Vĩnh Lộc | UBND huyện Vĩnh Lộc | 500 | 5.000 | 5.000 | 3.000 | 2.000 |
|
| 15.500 |
| 5.500 | 5.000 | 5.000 |
2.3.3 | Dự án hỗ trợ cộng đồng phát triển làng du lịch: đúc đồng Thiệu Hóa, tơ Hồng Đô (Thiệu Hóa), làng chài Vinh Sơn, làng cá Quảng Tiến (Sầm Sơn), làng nghề dệt chiếu Nga Sơn, làng nghề mỹ nghệ Nhồi (TP TH), làng nghề nước mắm Ba Làng (Tĩnh Gia), làng dệt thổ cẩm Lương Ngọc (Cẩm Thủy); làng du lịch văn hóa Năng Cát (Lang Chánh) | UBND các huyện, thị, TP liên quan |
| 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 60.000 | 10.000 | 20.000 | 15.000 | 15.000 |
2.3.4 | Lập và triển khai đề án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Cẩm Lương | UBND huyện Cẩm Thủy |
|
| 500 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 8.500 |
| 3.500 | 3.000 | 2.000 |
2.3.5 | Lập và triển khai đề án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông | UBND huyện Bá Thước |
|
|
| 500 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 6.500 | 2.000 | 2.500 | 1.000 | 1.000 |
2.3.6 | Lập và triển khai đề án phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại xã Trí Nang - huyện Lang Chánh | Sở VHTTDL | 700 | 5.000 | 5.000 | 3.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 19.700 | 5.000 | 12.700 |
| 2.000 |
2.4 | Phát triển loại hình du lịch mới |
| 500 | 20.000 | 20.000 | 10.000 | 0 | 0 | 0 | 50.500 | 0 | 15.000 | 10.000 | 25.500 |
| Lập và triển khai đề án khai thác, phát triển tuyến du lịch sông Mã | Sở VHTTDL | 500 | 20.000 | 20.000 | 10.000 |
|
|
| 50.500 |
| 15.000 | 10.000 | 25.500 |
3 | XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH |
| 36.200 | 101.700 | 4.700 | 3.700 | 4.700 | 3.700 | 3.700 | 158.400 | 27.000 | 63.300 |
| 68.100 |
3.1 | Tuyên truyền, quảng bá: |
| 8.000 | 8.000 | 2.500 | 1.500 | 2.500 | 1.500 | 1.500 | 25.500 | 0 | 15.500 |
| 10.000 |
3.1.1 | Quảng bá tiềm năng du lịch Thanh Hóa trên Đài Truyền hình | Trung tâm XTĐTTM&DL tỉnh | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 3.500 |
| 2.000 |
| 1.500 |
3.1.2 | Sản xuất quà tặng; đồ lưu niệm mang biểu trưng du lịch Thanh Hóa | Sở Công thương | 700 | 1.000 |
|
|
|
|
| 1.700 |
| 1.000 |
| 700 |
3.1.3 | Tổ chức cuộc thi và in sách “ảnh đẹp du lịch Thanh Hóa” | Sở Thông tin và Truyền thông | 800 |
|
|
| 1.000 |
|
| 1.800 |
| 1.000 |
| 800 |
3.1.4 | Xây dựng, biên soạn, sản xuất ấn phẩm xúc tiến du lịch Thanh Hóa | Sở VHTTDL | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 3.500 |
| 2.000 |
| 1.500 |
3.1.5 | Dự án đầu tư hệ thống biển chỉ dẫn tại các khu, điểm du lịch | Sở VHTTDL | 500 | 1.000 | 1.000 |
|
|
|
| 2.500 |
| 2.500 |
| 0 |
3.1.6 | Dự án nâng cấp, lắp mới hệ thống pano tấm lớn quảng bá du lịch Thanh Hóa. | Sở VHTTDL | 5.000 | 5.000 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 12.500 |
| 7.000 |
| 5.500 |
3.2 | Tổ chức các sự kiện: |
| 27.500 | 92.000 | 1.500 | 1.500 | 1.500 | 1.500 | 1.500 | 127.000 | 27.000 | 45.000 |
| 55.000 |
3.2.1 | Tổ chức năm Du lịch Quốc gia-2015 (Có kế hoạch riêng) | Bộ VHTTDL, UBND tỉnh và các tỉnh liên quan. | 20.000 | 90.000 |
|
|
|
|
| 110.000 | 27.000 | 33.000 |
| 50.000 |
3.2.2 | Tổ chức các sự kiện du lịch khởi động cho Năm Du lịch | UBND tỉnh | 6.000 |
|
|
|
|
|
| 6.000 |
| 5.000 |
| 1.000 |
3.2.3 | Tổ chức chương trình kích cầu du lịch hàng năm | Sở VHTTDL | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 7.000 |
| 3.500 |
| 3.500 |
3.2.4 | Tổ chức các sự kiện du lịch thường niên phục vụ khách du lịch: Festival trò diễn dân gian; Liên hoan văn hóa ẩm thực; Lễ hội du lịch biển … | Sở VHTTDL; Trung tâm XTĐTTM&DL | 500 | 1.000 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 4.000 |
| 3.500 |
| 500 |
3.3 | Tham gia các sự kiện chuyên ngành: |
| 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 2.100 | 0 | 900 |
| 1.200 |
| Tham gia các sự kiện: festival, Hội chợ, Liên hoan... của các tỉnh thành trong cả nước | Sở VHTTDL, Trung tâm XTĐTTM&DL tỉnh | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 2.100 |
| 900 |
| 1.200 |
3.4 | Hoạt động tuyên truyền quảng bá-xúc tiến du lịch nước ngoài: |
| 400 | 1.400 | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 | 3.800 | 0 | 1.900 |
| 1.900 |
3.4.1 | Tổ chức khảo sát tuyến du lịch đường bộ qua cửa khẩu Quốc tế Na Mèo (Số lượng khoảng 30 người) | Sở VHTTDL, Trung tâm XTĐTTM&DL tỉnh |
| 1.000 |
|
|
|
|
| 1.000 |
| 700 |
| 300 |
3.4.2 | Phối với TCDL quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch Thanh Hóa tại các thị trường quốc tế trọng điểm và trên các phương tiện truyền thông quốc tế | Sở VHTTDL | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 | 2.800 |
| 1.200 |
| 1.600 |
4 | NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC& PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DL |
| 5.300 | 12.100 | 11.550 | 11.900 | 13.050 | 12.200 | 12.350 | 78.450 |
| 41.200 |
| 37.250 |
4.1 | Nâng cao năng lực quản lý nhà nước |
| 1.050 | 1.700 | 1.300 | 1.800 | 2.000 | 1.500 | 1.500 | 10.850 |
| 7.850 |
| 3.000 |
4.1.1 | Đề án tăng cường nhân lực và năng lực quản lý du lịch cho các phòng văn hóa thông tin các huyện, thị, thành phố trọng điểm du lịch. | Sở Nội vụ | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 700 |
| 700 |
| 0 |
4.1.2 | Đề án kiện toàn bộ máy BQL các khu, điểm du lịch trọng điểm | Sở Nội vụ |
| 150 |
|
|
|
|
| 150 |
| 150 |
| 0 |
4.1.3 | Đề án tăng cường năng lực quản lý du lịch cho cán bộ Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, cán bộ ban quản lý các khu, điểm du lịch và cán bộ văn hóa các xã thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn | Sở VHTTDL Thanh Hóa | 250 | 250 |
|
|
|
|
| 500 |
| 500 |
|
|
4.1.4 | Phân loại, xếp hạng các khu, điểm du lịch | Sở VHTTDL | 200 | 200 | 200 | 200 | 400 | 400 | 400 | 2.000 |
| 2.000 |
| 0 |
4.1.5 | Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở lưu trú du lịch | Sở VHTTDL |
| 500 | 500 | 1.000 | 1.000 | 500 | 500 | 4.000 |
| 1.000 |
| 3.000 |
4.1.6 | Hỗ trợ các huyện, thị, thành phố trọng điểm kinh phí triển khai thực hiện đề án phát triển du lịch | Sở VHTTDL | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 | 3.500 |
| 3.500 |
|
|
4.2 | Nâng cao nguồn nhân lực du lịch |
| 4.250 | 10.400 | 10.250 | 10.100 | 11.050 | 10.700 | 10.850 | 67.600 | 0 | 33.350 |
| 34.250 |
4.2.1 | Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch | Sở VHTTDL | 800 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 2.000 | 12.800 | 0 | 5.000 |
| 7.800 |
4.2.2 | Tập huấn nâng cao chất lượng công tác thống kê trên địa bàn tỉnh | Cục thống kê |
|
|
| 200 | 200 | 200 |
| 600 |
| 600 |
| 0 |
4.2.3 | Xây dựng phương án, chính sách tuyển chọn, sử dụng thuyết minh viên tại BQLcác khu điểm du lịch được UBND tỉnh ra quyết định thành lập | Sở Nội Vụ |
| 300 | 300 | 300 | 900 | 900 | 900 | 3.600 |
| 3.600 |
| 0 |
4.2.4 | Tập huấn công tác quản lý và nghiệp vụ du lịch cho công chức nhà nước, cán bộ quản lý du lịch tại các địa phương, các khu, điểm du lịch; cán bộ có liên quan: hải quan, công an xuất nhập cảnh,... | Sở VHTTDL Thanh Hóa | 150 |
| 150 |
| 150 |
| 150 | 600 |
| 600 |
| 0 |
4.2.5 | Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, giao tiếp văn hóa ứng xử trong kinh doanh du lịch | UBND huyện, thị, thành phố; Hiệp hội du lịch TH. | 1.500 | 1.500 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 8.000 |
|
|
| 8.000 |
4.2.6 | Tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực du lịch cộng đồng tại các khu, điểm DL: Sầm Sơn, Hải Hòa, Nam SS, Hải Tiến, Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Cẩm Lương, Bến En, Pù Luông, Pù Hu, Nga Sơn, Lang Chánh (3 lớp/năm) | Sở VHTTDL Thanh Hóa | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 2.100 |
| 2.100 |
|
|
4.2.7 | Đề án liên kết đào tạo ngoại ngữ cho lao động ngành du lịch | Trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch | 500 | 3.000 | 3.000 | 3.000 | 3.000 | 3.000 | 3.000 | 18.500 |
| 10.000 |
| 8.500 |
4.2.8 | Đề án nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp du lịch theo mô hình chuẩn quốc tế | Trường ĐH Hồng Đức | 500 | 3.000 | 3.000 | 3.000 | 3.000 | 3.000 | 3.000 | 18.500 |
| 10.000 |
| 8.500 |
4.2.9 | Tổ chức tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp du lịch tiêu biểu | Hiệp hội du lịch TH |
| 300 |
| 300 |
| 300 |
| 900 |
| 450 |
| 450 |
4.2.10 | Tổ chức các hội thi nghiệp vụ du lịch | Hiệp hội du lịch TH | 500 |
| 500 |
| 500 |
| 500 | 2.000 |
| 1000 |
| 1000 |
- 1 Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2014 về thực hiện Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 của tỉnh Hòa Bình
- 2 Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2014 đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai
- 3 Chương tình 9360/CTr-UBND năm 2013 phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2020
- 4 Nghị quyết 09/2012/NQ-HĐND điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 5 Chỉ thị 20/2004/CT-UB về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 6 Quyết định 17/2001/QĐ-UB về Chương trình phát triển Du lịch Quảng Bình giai đoạn 2001-2005
- 1 Nghị quyết 09/2012/NQ-HĐND điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 2 Chương tình 9360/CTr-UBND năm 2013 phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2020
- 3 Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2014 đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai
- 4 Chỉ thị 20/2004/CT-UB về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 5 Quyết định 17/2001/QĐ-UB về Chương trình phát triển Du lịch Quảng Bình giai đoạn 2001-2005
- 6 Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2014 về thực hiện Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 của tỉnh Hòa Bình