ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4547/KH-UBND | Hải Phòng, ngày 25 tháng 12 năm 2015 |
- Luật Công nghệ thông tin;
- Luật Giao dịch điện tử;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về “Chính phủ điện tử”;
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020”;
- Hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử của các tỉnh/thành phố;
- Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 15/9/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT thành phố Hải Phòng đến năm 2020”;
- Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 27/12/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về “Phát triển viễn thông và CNTT thành phố Hải Phòng đến năm 2020”;
- Nghị quyết số 09-NQ/HĐND ngày 05/5/2014 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng về “Nhiệm vụ và giải pháp phát triển viễn thông và CNTT thành phố Hải Phòng đến năm 2020”;
- Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 17/7/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy; Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố.
1. Mục tiêu tổng quát
Quán triệt và triển khai các Nghị quyết của Trung ương và thành phố về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế”, Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về “Chính phủ điện tử”; Nghị quyết số 10/NQ-TU ngày 27/12/2013 của Ban thường vụ thành ủy và Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 05/4/2014 của Hội đồng nhân dân thành phố về phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố đến năm 2020), thực hiện thành công mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử thành phố, phục vụ tốt công tác quản lý và điều hành của bộ máy Đảng, chính quyền các cấp, duy trì tốt chỉ số cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thành phố.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước:
- 100% thông tin chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước từ thành phố đến xã, phường, thị trấn được đưa lên mạng (các trang điều hành, cổng thông tin điện tử, thư mục tin trong mạng nội bộ, trừ các văn bản mật theo đúng quy định).
- 100% văn bản thuộc quản lý của thành phố, sở, ngành, quận huyện và 60% thuộc quản lý của xã, phường, thị trấn được số hóa và trao đổi, lưu chuyển trên môi trường mạng (đảm bảo quy định về an toàn bảo mật thông tin).
- Có hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế - xã hội thành phố, cơ sở dữ liệu dân cư, cơ sở dữ liệu thông tin địa lý phục vụ quản lý nhà nước của thành phố.
- 100% sở ngành quận huyện được kết nối vào trục liên thông gửi/nhận văn bản, theo dõi xử lý hồ sơ công việc trên mạng thông tin của thành phố.
- 100% sở ngành quận huyện có ứng dụng CNTT trong quản lý nhân sự, tài chính - kế toán, quản lý tài sản và các nghiệp vụ khác.
- Tỷ lệ công chức được cung cấp và sử dụng thư điện tử công vụ đạt 100%.
- 100% cơ quan hành chính nhà nước từ thành phố đến cấp xã có sử dụng chữ ký số đối với các văn bản điện tử được phát hành và lưu chuyển trên các hệ thống công nghệ thông tin của thành phố.
2.2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:
- 100% cơ quan hành chính nhà nước từ thành phố đến cấp xã có cổng thông tin điện tử/trang thông tin điện tử, cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định.
- 70% dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 trở lên; phát triển dịch vụ hành chính công mức độ 4 ở một số ngành, lĩnh vực có tần suất phục vụ nhân dân thường xuyên. Tăng cường tiếp nhận, xử lý hồ sơ điện tử.
- 100% bộ phận một cửa của các cơ quan hành chính nhà nước thành phố đến cấp xã có trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ thông tin và ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin phù hợp việc tiếp nhận, theo dõi quá trình xử lý, tra cứu, thống kê tổng hợp, trả kết quả hồ sơ yêu cầu của người dân và doanh nghiệp.
2.3. Mục tiêu ứng dụng CNTT về các lĩnh vực khác
- 100% trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và Tiểu học ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý.
- Phát triển hệ thống quản lý điện tử đến các bệnh viện trong thành phố. Từng bước xây dựng hệ thống thông tin về chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện các chương trình phối hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe từ xa.
- Phát triển Hệ thống giao thông thông minh đô thị thành phố.
- Phát triển thương mại điện tử; xây dựng công dân điện tử.
- Phát triển hệ thống bảng điện tử tại khu vực dải trung tâm, đường Lê Hồng Phong và một số điểm du lịch của thành phố thực hiện mục tiêu tuyên truyền, quảng bá...
III. Nội dung kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020
1. Hạ tầng kỹ thuật:
- Hoàn thành mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền điện tử thành phố; kết nối từ các cơ quan đảng, chính quyền thành phố đến các xã, phường, thị trấn trên toàn địa bàn (trừ đảo Bạch Long Vỹ).
- Xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố phục vụ công tác cải cách hành chính.
- Xây dựng phần mềm một cửa điện tử liên thông áp dụng tại các sở, ngành, quận, huyện hỗ trợ người dân và doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến nhiều cấp, nhiều lĩnh vực.
- Trang bị máy tính phục vụ công việc cho 100% công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước từ thành phố đến phường, xã, thị trấn.
- Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước thành phố; đảm bảo kết nối an toàn các mạng LAN với mạng internet băng thông rộng và mạng truyền số liệu chuyên dùng của thành phố; mở rộng mạng truyền số liệu chuyên dùng đến các xã, phường, thị trấn.
- Cung cấp chữ ký số cho các cơ quan hành chính nhà nước thành phố triển khai ứng dụng.
- Nâng cấp hệ thống Hội nghị truyền hình và Cổng thông tin điện tử thành phố. Xây dựng cổng thông tin điện tử thành phần cho 100% xã, phường, thị trấn và một số đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
- Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế - xã hội thành phố. Kết nối, chia sẻ các cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung và chuyên ngành của thành phố với mạng cơ sở dữ liệu quốc gia.
- 100% xã, phường, thị trấn có đủ các thiết bị công nghệ thông tin phục vụ quản lý và điều hành tại các trụ sở làm việc.
2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước:
- Tiếp tục cải tiến quy trình, công việc, thủ tục, chuẩn hóa nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ISO để ứng dụng công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước;
- Triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành (phần mềm văn phòng điện tử) trong các cơ quan hành chính nhà nước thành phố đến cấp xã.
- Triển khai phần mềm quản lý nhân sự, tài chính - kế toán, tài sản - khấu hao đến 100% cơ quan nhà nước cấp sở, ngành, quận, huyện.
- Tăng cường xây dựng các phần mềm ứng dụng chuyên ngành phục vụ các công tác nghiệp vụ khác theo đặc thù của mỗi cơ quan.
- Duy trì, nâng cao chất lượng hệ thống thư điện tử, đảm bảo an toàn thông tin, cung cấp đủ thư điện tử công vụ cho công chức thành phố đến cấp xã.
- Số hóa nguồn tin chưa ở dạng số theo thứ tự ưu tiên về thời gian và tầm quan trọng. Tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong các cơ quan hành chính nhà nước thành phố đến cấp xã.
- Tổ chức cập nhật và khai thác, sử dụng dữ liệu của hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế xã hội thành phố và các cơ sở dữ liệu khác.
- Triển khai sử dụng các phần mềm thương mại có bản quyền theo kế hoạch của Chính phủ và đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở đã được khuyến khích dùng trong các cơ quan nhà nước.
3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp:
- Từng bước nâng cấp, phát triển thêm các chức năng, nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống cổng thông tin điện tử thành phố, bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định.
- Đảm bảo duy trì, cập nhật cho các dịch vụ hành chính công của các sở ngành, quận, huyện, phường, xã, thị trấn lên hệ thống cổng dịch vụ công thành phố. Ưu tiên các thủ tục: Cấp giấy đăng ký kinh doanh; giấy phép đầu tư; giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; giấy phép xây dựng; chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; giấy đăng ký ô tô, xe máy; giấy phép lái xe; giấy đăng ký tạm trú, tạm vắng; giấy đăng ký hành nghề y, dược; giấy phép các dịch vụ đặc thù; giải quyết khiếu nại, tố cáo... trên Cổng dịch vụ công thành phố.
- Nghiên cứu lựa chọn, triển khai xây dựng một số dịch vụ công mức độ 4 có đủ điều kiện.
- Xây dựng Kế hoạch và Quy chế tổ chức đối thoại trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử thành phố, định kỳ một tháng một lần. Tổ chức tiếp nhận ý kiến góp ý trên môi trường mạng, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến về hoạt động của các cơ quan nhà nước để phục vụ người dân, doanh nghiệp.
- Ứng dụng các phần mềm một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông từ Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố đến các sở ngành, quận huyện, mở rộng tới các phường, xã, thị trấn.
- Triển khai đồng bộ hệ thống xử lý công việc và giao tiếp tại bộ phận một cửa của các sở, ngành, quận, huyện: thiết bị phần cứng, kios cung cấp thông tin, phần mềm đảm bảo hỗ trợ tối đa quy trình xử lý công việc của bộ phận một cửa.
- Hình thành Trung tâm giải đáp thông tin cấp thành phố để cung cấp thông tin về các cơ quan nhà nước thành phố, hướng dẫn và thực hiện các hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp.
4. Đảm bảo an toàn thông tin:
- Xây dựng các chính sách, giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trên mạng theo quy định và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
- Xây dựng các hệ thống tường lửa đảm bảo an toàn bảo mật trên mạng cho các đơn vị tham gia mạng truyền số liệu chuyên dùng của thành phố.
- Đảm bảo 100% máy tính trong các cơ quan đảng, chính quyền các cấp được cài các phần mềm chống virus, phần mềm độc hại.
- Xây dựng, duy trì và áp dụng quy trình nghiệp vụ đảm bảo an toàn bảo mật trên mạng của các đơn vị.
- Xây dựng, áp dụng quy trình sao lưu, dự phòng (backup) dữ liệu, đảm bảo an toàn dữ liệu, đầu tư các thiết bị lưu trữ số liệu từ thành phố đến các Sở ngành, quận huyện.
- Định kỳ thực hiện việc rà quét, kiểm tra, đánh giá về mức độ an toàn thông tin của các đơn vị, đề xuất các giải pháp phù hợp.
- Tổ chức diễn tập về bảo đảm an toàn thông tin của thành phố, kịch bản phù hợp thực tế cùng sự tham gia của các cơ quan quản lý và doanh nghiệp liên quan.
5. Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT:
5.1. Xây dựng đội ngũ Giám đốc công nghệ thông tin (CIO) cho các đơn vị
- Kiện toàn Ban chỉ đạo công nghệ thông tin thành phố, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về giao vai trò trưởng ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước cho thủ trưởng các cơ quan, đơn vị địa phương. Xây dựng Quy chế của Ban chỉ đạo các cấp.
- Lựa chọn, tổ chức các khóa đào tạo, bảo đảm 100% quận huyện sở ngành, có lãnh đạo trực tiếp phụ trách chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin được bồi dưỡng kiến thức giám đốc công nghệ thông tin (CIO).
5.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ và bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin
- Đảm bảo 100% sở, ngành, quận, huyện có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, có bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên trách công nghệ thông tin.
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên trách, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Ban hành các cơ chế chính sách, xây dựng các mô hình, nội dung hoạt động, bảo đảm chế độ ưu đãi đối với đội ngũ chuyên trách.
5.3. Phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, công chức
- Phổ cập bắt buộc sử dụng thành thạo công nghệ thông tin:
Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin theo vị trí việc làm, đảm bảo hầu hết cán bộ, công chức được phổ cập kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và thao tác ứng dụng được trên các phần mềm chủ yếu trong công việc.
Tổ chức đào tạo nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và bảo đảm các yêu cầu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin thực tế của thành phố.
- Đào tạo sử dụng trong hoạt động nghiệp vụ:
Triển khai song song việc đào tạo với tin học hóa các quy trình nghiệp vụ và lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
5.4. Xây dựng công dân điện tử
- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, hỗ trợ người dân sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, đối thoại trực tuyến và sử dụng các kênh giao tiếp điện tử với cơ quan nhà nước.
- Tổ chức hội thi tuyên truyền, tìm hiểu về công nghệ thông tin để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước và cộng đồng.
- Tổ chức xây dựng mô hình “trường học điện tử” ở 4 cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Đại học.
- Khuyến khích, thúc đẩy phát triển giao dịch điện tử, thương mại điện tử, thanh toán điện tử trong các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
- Xây dựng hệ thống truy cập internet không dây miễn phí tại khu du lịch Đồ Sơn và các điểm tham quan du lịch trọng tâm khác trên địa bàn thành phố.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và quốc phòng, an ninh, trong đó tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ hàng hải, khai thác cảng biển, cảng hàng không Cát Bi, hải quan, dịch vụ logistics; quản lý, khai thác tài nguyên môi trường biển, các ngư trường; dự báo, cảnh báo thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; quản lý, phát triển đô thị, giao thông thông minh; cơ bản hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử thành phố vào năm 2020.
1. Giải pháp tài chính
- Ưu tiên bố trí ngân sách cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, đặc biệt cho mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử thành phố.
- Tăng cường tìm kiếm, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và các dự án tài trợ của nước ngoài, đặc biệt là các dự án liên quan đến Chính phủ điện tử. Khuyến khích các ngành, các địa phương đa dạng hóa các nguồn vốn huy động cho ứng dụng công nghệ thông tin ở đơn vị mình.
- Bố trí kinh phí đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp công nghệ thông tin cho những nhiệm vụ trọng tâm, phạm vi ảnh hưởng rộng và đối ứng cho các dự án, đề án có nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, tài trợ của nước ngoài. Các quận, huyện, sở, ngành cân đối kinh phí để bảo đảm thực hiện các dự án trọng điểm và xây dựng cơ sở hạ tầng cho ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị. Bố trí hạng mục kinh phí phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin của các sở ngành, quận huyện nằm trong kinh phí đầu tư phát triển, kinh phí mua sắm, sửa chữa, kinh phí chi thường xuyên của đơn vị. Cân đối nhu cầu trong từng giai đoạn của từng đơn vị, điều chuyển cơ sở vật chất nội bộ trong mỗi đơn vị, giữa các đơn vị với nhau, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
- Tập trung quản lý thống nhất, bám sát mục tiêu của kế hoạch và sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực tài chính.
- Lựa chọn hình thức phù hợp trong việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin, nhằm giảm đầu tư từ ngân sách.
2. Giải pháp triển khai
- Tập trung cao cho mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử thành phố nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại tất cả các cơ quan hành chính nhà nước; Đẩy mạnh thí điểm mô hình chính quyền điện tử tại Quận Hồng Bàng, Ngô Quyền; sớm tổ chức sơ kết, đánh giá để rút kinh nghiệm trong nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử thành phố.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chương trình cải cách hành chính của thành phố. Tổ chức kiểm tra giám sát việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính hàng năm tại các đơn vị địa phương.
- Đổi mới cơ chế quản lý, cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển các giải pháp công nghệ thông tin trong môi trường hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, sử dụng hạ tầng dùng chung, phát huy hiệu quả tối đa và tránh lãng phí.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ thu nhập cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của thành phố.
3. Giải pháp tổ chức
- Về hệ thống chuyên trách công nghệ thông tin:
+ Kiện toàn Ban chỉ đạo công nghệ thông tin thành phố.
+ Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan tham mưu chuyên trách về công nghệ thông tin của thành phố.
+ Hình thành các Trung tâm thông tin trực thuộc các sở ngành, quận huyện, tập trung nguồn lực thông tin (chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, thông tin kinh tế, xã hội, hệ thống cơ sở dữ liệu địa phương chuyên ngành...) phục vụ phát triển của ngành và địa phương; đồng thời bảo đảm kỹ thuật về công nghệ thông tin của toàn ngành và địa phương (quản trị mạng hệ thống, dịch vụ bảo trì, bảo hành, chuyển giao, tập huấn kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng nhân lực...)
+ Quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước thành phố.
- Về đội ngũ cán bộ phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin:
+ Giám đốc các sở ngành, Chủ tịch UBND các quận huyện là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành, địa phương mình.
+ Các sở ngành, quận huyện phân công cán bộ lãnh đạo trực tiếp làm giám đốc công nghệ thông tin (CIO) chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính; đồng thời bố trí cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin phù hợp với kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của ngành, địa phương.
4. Giải pháp môi trường pháp lý
- Tập trung chỉ đạo thực hiện có kết quả các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công nghệ thông tin; đặc biệt hai Nghị quyết của Ban thường vụ thành ủy và Hội đồng nhân dân thành phố về phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2020.
- Các sở ngành, quận huyện tổ chức xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 và hàng năm tại đơn vị phù hợp với mục tiêu chung của thành phố.
- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi cán bộ chuyên trách CNTT, thu hút nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT.
- Xây dựng các quy định về vận hành, khai thác, sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin, quy định về đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động của các cơ quan.
- Tổ chức đánh giá, xếp hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các sở ngành, quận huyện gắn với đánh giá thi đua khen thưởng hàng năm của thành phố.
5. Các giải pháp khác
- Tổ chức các hội thi, triển lãm, hội chợ, hội thảo về công nghệ thông tin.
- Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gửi, nhận hồ sơ qua mạng, theo dõi kiểm tra thông tin trạng thái hồ sơ, thanh toán phí thủ tục hành chính, trong đó có hình thức thanh toán qua thẻ ngân hàng. Sử dụng dịch vụ bưu điện để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp.
- Tranh thủ sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm của các cơ quan Trung ương, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Năm 2016: Tập trung xây dựng Đề án chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng, ban hành Khung kiến trúc chính quyền điện tử thành phố.
+ Triển khai Dự án cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế xã hội thành phố;
+ Xây dựng các phần mềm và hoàn thành kết nối liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành từ thành phố đến quận, huyện, xã phường.
+ Xây dựng Cổng dịch vụ công thành phố; chuyển đổi hệ thống dịch vụ công trên Cổng thông tin điện tử thành phố sang Cổng dịch vụ công để quản trị, vận hành riêng theo hướng tập trung. Phát triển một số dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4.
+ Xây dựng phần mềm một cửa điện tử liên thông áp dụng tại các sở, ngành, quận, huyện hỗ trợ người dân và doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến nhiều cấp, nhiều lĩnh vực.
+ Xây dựng các cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin.
+ Bổ sung hạ tầng công nghệ thông tin và đào tạo nhân lực.
- Năm 2017-2018: Thực hiện chia sẻ thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước:
+ Triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng hệ thống phần mềm quản lý điều hành trong các cơ quan nhà nước.
+ Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ nhân lực ứng dụng CNTT, chú trọng đào tạo nhân lực chuyên trách.
- Năm 2019-2020: Hướng tới mục tiêu phục vụ người dân và doanh nghiệp trên môi trường số:
+ Thực hiện đa dạng hóa các tương tác thông tin với các cơ quan hành chính nhà nước, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng.
+ Tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch; rà soát, khắc phục những tồn tại hạn chế.
Kinh phí thực hiện trên cơ sở nguồn lực của thành phố, có chính sách ưu tiên cho các dự án trọng điểm, đặc biệt là mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử thành phố.
Nguồn kinh phí thực hiện bao gồm:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ.
- Ngân sách địa phương: các nguồn kinh phí trong dự toán hàng năm.
- Nguồn xã hội hóa hợp pháp khác.
Thực hiện thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
TT | Tên dự án, nhiệm vụ | Thời gian bắt đầu | Thời gian kết thúc | Đơn vị chủ trì | Hình thức đầu tư, Nguồn vốn |
I | Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin | ||||
1. | Trang bị máy tính cho cán bộ công chức; nâng cấp và duy trì mạng LAN, WAN; trang bị các thiết bị công nghệ thông tin: máy quét văn bản, máy in, máy chiếu, thiết bị lưu điện, lưu trữ thông tin,... | 2016 | 2020 | Các quận, huyện, sở ngành, phường, xã, thị trấn, đơn vị trực thuộc | Kinh phí đầu tư phát triển, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ hàng năm và nguồn huy động khác |
2 | Mở rộng kết nối mạng Truyền số liệu chuyên dùng đến phường, xã, thị trấn; xây dựng phần mềm dùng chung khai thác trên mạng chuyên dùng của thành phố | 2016 | 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông | Thuê dịch vụ; trả phí sử dụng từ nguồn sự nghiệp phát triển CNTT thành phố hàng năm và kinh phí của các đơn vị sử dụng |
3 | Xây dựng phần mềm một cửa điện tử liên thông áp dụng tại các sở, ngành, quận, huyện hỗ trợ người dân và doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến nhiều cấp, nhiều lĩnh vực. | 2016 | 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông | Kinh phí sự nghiệp phát triển TTTT của thành phố và nguồn huy động khác |
4 | Xây dựng Cổng dịch vụ công thành phố; chuyển đổi hệ thống dịch vụ công trên Cổng thông tin điện tử thành phố sang Cổng dịch vụ công để quản trị, vận hành riêng theo hướng tập trung | 2016 | 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông | Kinh phí sự nghiệp phát triển TTTT của thành phố và nguồn huy động khác |
5 | Kết nối Internet băng thông rộng; triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin | 2016 | 2020 | Các quận, huyện, sở ngành, phường, xã, thị trấn, đơn vị trực thuộc | Kinh phí đầu tư phát triển, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ hàng năm và nguồn huy động khác |
6 | Xây dựng hệ thống CSDL thông tin KT-XH thành phố, cung cấp tiện ích cho các sở ngành, quận huyện cập nhật, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu của thành phố | 2016 | 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông | Kinh phí đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp phát triển TTTT của thành phố và nguồn huy động khác |
7 | Nâng cấp kỹ thuật hệ thống hội nghị truyền hình và cổng thông tin điện tử thành phố | 2016 | 2018 | Sở Thông tin và Truyền thông | Kinh phí đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp phát triển TTTT của thành phố và nguồn huy động khác |
8 | Triển khai Đề án chính quyền điện tử thành phố. | 2016 | 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông; các quận huyện, sở ngành | Kinh phí đầu tư phát triển, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ hàng năm; kinh phí sự nghiệp phát triển TTTT thành phố và nguồn huy động khác |
9 | Triển khai Đề án xây dựng CQĐT quận Ngô Quyền, quận Hồng Bàng | 2016 | 2018 | Ủy ban nhân dân quận Ngô Quyền, Hồng Bàng | Ngân sách được bố trí theo Đề án đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt |
II | Ứng dụng CNTT trong nội bộ các sở ngành, quận huyện | ||||
1 | Sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành (phần mềm văn phòng điện tử), triển khai đến người dùng cấp xã, đơn vị trực thuộc; | 2016 | 2018 | Các quận, huyện, sở ngành, phường, xã, thị trấn, đơn vị trực thuộc | Kinh phí đầu tư phát triển, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ hàng năm và nguồn huy động khác |
2 | Thực hiện kết nối liên thông gửi nhận văn bản điện tử và theo dõi xử lý hồ sơ công việc | 2016 | 2018 | Văn phòng UBND TP | Kinh phí đầu tư phát triển của thành phố, các nguồn khác |
3 | Nâng cấp, duy trì hệ thống thư điện tử công vụ của thành phố, cung cấp đủ hộp thư điện tử cho công chức thành phố đến các phường, xã, thị trấn | 2016 | 2020 | Văn phòng UBND TP | Kinh phí đầu tư phát triển của thành phố, các nguồn khác |
4 | Triển khai ứng dụng chữ ký số, chứng thực điện tử đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn | 2016 | 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông | Nguồn Sự nghiệp phát triển TTTT thành phố. |
5 | Xây dựng, triển khai ứng dụng các phần mềm dùng chung, các giải pháp CNTT nâng cao chất lượng công vụ trong các cơ quan nhà nước thành phố | 2016 | 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông; Các quận, huyện, sở ngành | Kinh phí đầu tư phát triển, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ hàng năm, kinh phí sự nghiệp phát triển TTTT thành phố và nguồn huy động khác |
6 | Thống kê, tổng hợp, cập nhật thông tin cho hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế xã hội thành phố và các cơ sở dữ liệu khác | 2016 | 2020 | Các quận, huyện, sở ngành | Kinh phí chi thường xuyên; nguồn sự nghiệp của các đơn vị và nguồn huy động khác |
7 | Các dự án về số hóa thông tin (số hóa các tài liệu, văn bản, dữ liệu lịch sử của đơn vị theo giai đoạn) | 2016 | 2020 | Các quận, huyện, sở ngành | Kinh phí đầu tư phát triển, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ hàng năm, kinh phí sự nghiệp phát triển TTTT thành phố và nguồn huy động khác |
8 | Triển khai ứng dụng hệ thống GIS | 2016 | 2020 | Sở TT&TT, các đơn vị triển khai theo yêu cầu ngành dọc | Kinh phí của Trung ương, đầu tư phát triển, sự nghiệp phát triển TTTT của thành phố và nguồn huy động khác |
III | Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp | ||||
1 | Các dự án phát triển hệ thống Cổng thông tin điện tử đến phường, xã, thị trấn, đơn vị trực thuộc và triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 | 2016 | 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông, các quận, huyện, sở ngành | Kinh phí đầu tư phát triển, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ hàng năm, sự nghiệp phát triển TTTT của thành phố và nguồn huy động khác |
2 | Rà soát bổ sung, cung cấp đầy đủ thông tin trên Cổng thông tin điện tử theo quy định của nhà nước | 2016 | 2020 | Các đơn vị được trang bị Cổng thông tin điện tử | Kinh phí chi thường xuyên và sự nghiệp của các đơn vị theo Quyết định 383/QĐ-UBND ngày 21/2/2013 |
3 | Ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận một cửa thực hiện việc tiếp nhận, theo dõi xử lý, tra cứu, trả kết quả và lưu trữ hồ sơ công việc | 2016 | 2020 | Các sở ngành, quận huyện | Kinh phí đầu tư phát triển, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ hàng năm, sự nghiệp phát triển TTTT của thành phố và nguồn huy động khác |
4 | Xây dựng Trung tâm giải đáp thông tin cấp thành phố để cung cấp thông tin về các cơ quan nhà nước, hướng dẫn và thực hiện các hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp | 2017 | 2020 | Văn phòng UBND TP; Sở Thông tin và Truyền thông | Kinh phí đầu tư phát triển, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ hàng năm, sự nghiệp phát triển TTTT của thành phố và nguồn huy động khác |
IV | Phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT | ||||
1 | Đào tạo, bồi dưỡng giám đốc CNTT (CIO), cán bộ chuyên trách CNTT | 2016 | 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông | Kinh phí đào tạo công chức, sự nghiệp phát triển TTTT của thành phố và nguồn huy động khác |
2 | Đào tạo phổ cập sử dụng CNTT theo vị trí công việc và đảm bảo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT theo quy định của Bộ TT&TT | 2016 | 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông; Các quận, huyện, sở ngành | Kinh phí chi thường xuyên hàng năm, nguồn huy động khác |
3 | Tổ chức các hội thi kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức của thành phố | 2016 | 2020 | Văn phòng UBND thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ, và các đơn vị liên quan | Kinh phí chi thường xuyên hàng năm, nguồn huy động khác |
V | Các nhiệm vụ liên quan đến giải pháp | ||||
1 | Tuyên truyền, phổ biến, tổ chức hội chợ, hội thảo, sự kiện công nghệ thông tin | 2016 | 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông | Kinh phí sự nghiệp phát triển TTTT của thành phố và nguồn huy động khác |
2 | Kiện toàn đội ngũ cán bộ và bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin | 2016 | 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông | Kinh phí sự nghiệp phát triển TTTT của thành phố và nguồn huy động khác |
3 | Xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, đảm bảo an toàn thông tin | 2016 | 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông | Kinh phí sự nghiệp phát triển TTTT của thành phố và nguồn huy động khác |
4 | Xây dựng hệ thống bảo đảm kỹ thuật an toàn thông tin, ứng phó sự cố mạng máy tính cho các cơ quan nhà nước thành phố | 2016 | 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông | Kinh phí đầu tư phát triển, sự nghiệp phát triển TTTT của thành phố và nguồn huy động khác |
5 | Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin | 2016 | 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông | Kinh phí sự nghiệp phát triển TTTT của thành phố và nguồn huy động khác |
6 | Dự án xây dựng “trường học điện tử” ở 4 trường thuộc 4 cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Đại học | 2016 | 2020 | Sở Giáo dục và Đào tạo; các trường được chọn | Ngân sách của thành phố và nguồn huy động khác |
7 | Xây dựng hệ thống truy cập Internet không dây miễn phí tại khu du lịch Đồ Sơn và các điểm thăm quan du lịch trọng tâm khác của thành phố | 2016 | 2020 | Sở Thông tin và Truyền thông, địa phương triển khai dự án | Ngân sách của thành phố và nguồn huy động khác |
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch, cân đối mức ngân sách bố trí cho kế hoạch hàng năm, tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương và nước ngoài về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thành phố, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Điều phối triển khai thực hiện kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan hướng dẫn xây dựng, thẩm định nội dung và tài chính các đề án, dự án của các cơ quan hành chính nhà nước thành phố được hỗ trợ kinh phí thực hiện từ ngân sách.
- Phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành thành phố đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào chương trình cải cách hành chính, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả các hoạt động quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trình Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Cân đối và đưa vào kế hoạch đầu tư công của thành phố giai đoạn 2016-2020 các dự án về ứng dụng công nghệ thông tin.
- Tranh thủ các nguồn tài trợ của nước ngoài cho các dự án công nghệ thông tin của thành phố.
- Đảm bảo bố trí vốn đầy đủ và đúng tiến độ cho các dự án ứng dụng công nghệ thông tin đã được phê duyệt.
3. Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thẩm tra, tổng hợp nhu cầu kinh phí đề án, dự án CNTT theo kế hoạch trên địa bàn thành phố, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt, hướng dẫn các đơn vị bố trí kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin theo kế hoạch của thành phố; phối hợp kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí.
- Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định các cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố.
4. Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo Giám đốc Công nghệ thông tin, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin và nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho các công chức thuộc các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện theo kế hoạch hàng năm của thành phố; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước với nhiệm vụ cải cách hành chính của thành phố.
5. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện thực hiện kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản, hoàn thành trước ngày 01/01/2017.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan thống nhất các biểu mẫu điện tử chung giữa các cơ quan nhà nước; hướng dẫn việc cải tiến, chuẩn hóa và áp dụng các quy trình công việc chung, bảo đảm đồng bộ quy trình công việc giữa các cơ quan nhà nước.
6. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Trên cơ sở kế hoạch chung của thành phố, Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Quận, huyện, chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016-2020 và hàng năm của đơn vị mình.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện kế hoạch chung của thành phố, bảo đảm đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương.
- Cân đối, bố trí, huy động kinh phí để triển khai các nhiệm vụ tại đơn vị mình.
Căn cứ nội dung Kế hoạch, Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và đơn vị liên quan chủ động triển khai thực hiện định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo về cơ quan thường trực (Sở Thông tin và Truyền thông) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1 Kế hoạch 653/KH-UBND năm 2016 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016-2020
- 2 Quyết định 1819/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 4 Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2015 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế do Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 80/2014/QĐ-TTg Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị quyết 09/2014/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2020
- 7 Quyết định 2009/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện địa hóa và hội nhập quốc tế thành phố Hải Phòng đến năm 2020, lĩnh vực Quản lý và phát triển đô thị, giao thông
- 8 Nghị quyết 08/2013/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 9 Quyết định 2133/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Khu Công nghệ thông tin tập trung thành phố Hải Phòng
- 10 Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 11 Luật Công nghệ thông tin 2006
- 12 Luật Giao dịch điện tử 2005
- 1 Nghị quyết 08/2013/NQ-HĐND về nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành
- 2 Quyết định 2133/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Khu Công nghệ thông tin tập trung thành phố Hải Phòng
- 3 Quyết định 2009/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện địa hóa và hội nhập quốc tế thành phố Hải Phòng đến năm 2020, lĩnh vực Quản lý và phát triển đô thị, giao thông
- 4 Kế hoạch 653/KH-UBND năm 2016 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016-2020