Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4564/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 20 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC, TIẾNG DÂN TỘC THEO QUYẾT ĐỊNH 771/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH BẮC GIANG, GIAI ĐOẠN 2019-2025”

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Căn cứ Quyết định số 771/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” (sau đây gọi tắt là Quyết định 771/QĐ-TTg);

- Căn cứ Công văn số 490/UBDT-HVDT ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn thực hiện Quyết đinh số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ;

- Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 82/2010/NĐ- CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016- 2025.

- Căn cứ Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

- Căn cứ Nghị quyết số 33/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh về quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

II.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục trang bị, hoàn thiện về kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng theo quy định.

Trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp đến công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số biết nghe, hiểu được từ ngữ thông dụng trong giao tiếp hàng ngày góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chấp hành chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

2. Yêu cầu

Việc triển khai công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc phải được thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, trong đó cần tập trung vào nhóm đối tượng thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với đồng bào DTTS, công tác ở vùng DTTS.

Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc; xây dựng cơ chế phối hợp, trong đó xác định rõ nhiệm vụ chủ trì và nhiệm vụ phối hợp trong triển khai thực hiện; chế độ báo cáo, sơ, tổng kết việc thực hiện đề án.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh; dạy tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1 Đến hết năm 2020:

- 100% cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1, nhóm đối tượng 2 được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc;

- Tối thiểu 50% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 của địa phương được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;

- Tối thiểu 20% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

2.2 Đến năm 2025:

- 100% cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1, nhóm đối tượng 2 của tỉnh được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc;

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 của địa phương được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số (theo danh mục tên cơ quan, địa bàn phụ biểu 1 và phụ biểu 2), cán bộ, công chức cấp cơ sở tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số gồm các nhóm đối tượng sau:

1. Nhóm đối tượng 1

Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy.

2. Nhóm đối tượng 2

Giám đốc, Phó giám đốc sở và tương đương; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc Tỉnh ủy1; Trưởng, Phó ban, ngành trực thuộc Hội đồng nhân dân2, Ủy ban nhân dân tỉnh3; Trưởng, Phó các ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh4; Bí thư, Phó bí thư Huyện ủy; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy ở địa bàn 04 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế.

3. Nhóm đối tượng 3

- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh, Các tổ chức chính trị - xã hội (theo sở, ban, ngành, đơn vị 1,2,3,4); Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp huyện; Trưởng, Phó ban, ngành trực thuộc huyện ủy, các ngành, đoàn thể các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và lãnh đạo Văn phòng HĐND, UBND huyện Lạng Giang, Tân Yên; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường nội trú, bán trú ở địa bàn 93 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số5.

4. Nhóm đối tượng 4

Công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã ở địa bàn 92 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số; bí thư chi bộ, trưởng thôn thuộc xã khu vực III và thôn, bản ĐBKK.

V. NỘI DUNG, HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG.

1. Nội dung, chương trình bồi dưỡng cho các nhóm đối tượng

- Nhóm đối tượng 1, nhóm đối tượng 2: các chuyên đề về kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

- Nhóm đối tượng 3, đối tượng 4: các chuyên đề lý thuyết về kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; nghiên cứu thực tế, viết thu hoạch cuối khóa.

Nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số theo quy định tại Quyết định số Quyết định số 771/QĐ-TTg , ngày 26 tháng 6 năm 2018, Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ và các quy định hiện hành.

2. Hình thức bồi dưỡng

2.1 Về bồi dưỡng kiến thức dân tộc:

- Nhóm đối tượng 1: Thực hiện lồng ghép với nội dung các chương trình: lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng; cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.

- Nhóm đối tượng 2: Bồi dưỡng tập trung 03 ngày/năm kết hợp cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.

- Nhóm đối tượng 3: Bồi dưỡng tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 9 chuyên đề tham khảo).

- Nhóm đối tượng 4: Bồi dưỡng tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 8 chuyên đề tham khảo).

2.2 Về bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: Bồi dưỡng trực tiếp và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc cho 4 nhóm đối tượng theo quy định tại Quyết định số Quyết định số 771/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 6 năm 2018, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các văn bản hiện hành.

VI. SỐ ĐỐI TƯỢNG VÀ KINH PHÍ

1. Số đối tượng

- Giai đoạn 2019-2020: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc cho 1.623 cán bộ công chức, viên chức các nhóm đối tượng;

- Giai đoạn 2021-2025: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc cho 4.368 cán bộ công chức, viên chức các nhóm đối tượng.

2. Kinh phí thực hiện

- Tổng nhu cầu kinh phí kế hoạch đề án giai đoạn 2019-2025 là 2.914 triệu đồng;

- Ngân sách nhà nước bố trí thực hiện Đề án hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có);

- Hàng năm các sở, ngành được giao nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh quyết định.

(có biểu kế hoạch chi tiết đính kèm theo)

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc

- Là cơ quan chủ trì giúp UBND tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc xác định các nhóm đối tượng; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.

- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả của Đề án; tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh;

- Lập kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm để thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết. Chủ trì xây dựng kế hoạch kinh phí để thực hiện bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc hàng năm cho các đối tượng là Bí thư chi bộ, trưởng thôn (bản) thuộc địa bàn các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số (thuộc nhóm đối tượng 4) của kế hoạch này.

- Phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo và các cơ quan liên quan cụ thể hóa chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm khu vực cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 tại địa phương.

2. Sở Nội vụ

- Chủ trì lồng ghép chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc với chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm; xây dựng dự toán ngân sách và tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc đối với đối tượng này (nhóm đối tượng 2, nhóm đối tượng 3 và cán bộ, công chức viên chức thuộc nhóm đối tượng 4).

- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc; nghiên cứu quy định cụ thể kết quả hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với các bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc là một trong các tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

3. Sở Tài chính

Hàng năm, căn cứ kế hoạch được phê duyệt tham mưu bố trí kinh phí cho các đơn vị, địa phương thực hiện; hướng dẫn cấp phát, thanh quyết toán kinh phí.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn cụ thể việc bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho nhóm đối tượng nhóm 3 và nhóm 4 ở cấp huyện và xã; tham mưu trong công tác quản lý nhà nước về dạy, học tiếng nói dân tộc thiểu số trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ.

- Phối hợp với các sở Nội vụ, Ban Dân tộc trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch.

5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc trên địa bàn; hướng dẫn cụ thể việc bồi dưỡng kiến thức văn hóa dân tộc thiểu số cho nhóm đối tượng;

- Phối hợp lựa chọn báo cáo viên chuyên đề văn hóa dân tộc tham gia giảng dạy nhóm đối tượng 2, 3, 4; phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch theo chức năng ngành.

6. Các sở, ngành liên quan, đoàn thể chính trị- xã hội và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Hàng năm tổ chức rà soát, tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý gửi Sở Nội vụ, Ban Dân tộc tỉnh trước ngày 31/7 hàng năm để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chung của tỉnh năm kế hoạch. Phối hợp chỉ đạo, cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia đầy đủ khóa bồi dưỡng kiến thực dân tộc, tiếng dân tộc hàng năm; sử dụng kết quả hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với các bộ, công chức, viên chức là một trong các tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch, phối hợp kiểm tra, giám sát; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc tổng hợp).

Trên đây là nội dung Kế hoạch thực hiện Đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối, tiếng dân tộc theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ đối với cán bộ, công chức, viên chức địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2019-2025. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh bằng văn bản gửi về Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc (b/c);
- Hoc viện Dân tộc- Ủy Ban Dân tộc;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các ban, cơ quan thuộc Tỉnh ủy;
- Các sở, ngành thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- UBND 92 xã Vùng DTTS;
- VP UBND tỉnh:
+ LĐVP, TKCT, TH.
+ Lưu: VT, KGVX.

KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Ánh Dương

 

Phụ biểu số 1

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC, TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2019-2025

(Kèm theo Kế hoạch số 4564/KH-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Giang)

TT

Nhóm đối tượng

Tổng số CBCC VC nhóm đối tượng

Giai đoạn 2019-2020

Giai đoạn 2021-2025

Tổng số đến năm 2025

Số người

Số lớp

Đạt tỷ lệ (%)

Kinh phí (trđ)

Số người

Số lớp

Đạt tỷ lệ%

Kinh phí (trđ)

Số lượt người

Số lớp

Đạt tỷ lệ%

Kinh phí (trđ)

 

Tổng số I+II+III

5.425

1.623

20

 

636

4.368

56

 

2.278

5.991

75

 

2.914

I

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nhóm đối tượng 1

13

13

-

100

-

13

-

100

-

26

-

100

-

2

Nhóm đối tượng 2

104

52

01

50

30

83

02

80

50

135

02

100

80

3

Nhóm đối tượng 3

1.114

560

07

50

196

895

11

80

314

1.455

18

80

510

4

Nhóm đối tượng 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- CC,VC

868

600

07

60

210

780

10

90

273

1.380

17

80

483

 

- Bí thư chi bộ

+ Trưởng thôn, bản ĐBKK đông đồng bào DTTS

1.344

-

-

-

-

1.186

15

88

1.026

1.186

15

88

1.026

 

Tổng số

3.443

1.225

15

 

436

2.957

38

 

1.663

4.169

52

 

2.099

II

Bồi dưỡng tiếng dân tộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nhóm đối tượng 3

1.114

223

03

20

78

891

11

80

233

1.114

14

80

311

2

Nhóm đối tượng 4

868

175

02

20

62

520

07

60

182

695

09

80

244

 

Tổng

1.982

398

05

 

140

1.411

18

 

415

1.809

23

 

555

III

Kinh phí quản lý chỉ đạo, sơ kết tổng kết (Ban Dân tộc)

 

 

 

 

60

 

 

 

200

 

 

 

260

Ghi chú :

1. Các ban, ngành trực thuộc Tỉnh ủy1: Văn phòng tỉnh ủy, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Báo Bắc Giang, Trường Chính trị tỉnh

2. Các ban trực thuộc Hội đồng nhân dân2: Ban Văn hóa -Xã hội, Ban KT-NS,

3. Các sở ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh3: Ban Dân tộc, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triến nông thôn, Sở Lao động, TB và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

4. Các ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh4: UBMTTQ, Tỉnh đoàn thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông Dân, Hội Cựu chiến binh.

5. Địa bàn các huyện: Sơn Đông, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên;

6. Địa bàn 93 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số5: Phụ biểu số 2.

 

Phụ biếu số 2

DANH SÁCH CÁC XÃ VÙNG DÂN TỘC THUỘC ĐỐI TƯỢNG THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 771/QĐ-TTG

(Kèm theo Kế hoạch số 4564/KH-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Giang)

TT

TÊN XÃ/HUYỆN

TT

TÊN XÃ/HUYỆN

GHI CHÚ

I

Huyện Sơn Động

III

Huyện Lục Nam

 

1

Xã An Bá

1

Xã Lục Sơn

 

2

Xã An Lập

2

Xã Bình Sơn

 

3

Xã Vĩnh Khương

3

Xã Trường Sơn

 

4

Xã Lệ Viễn

4

Xã Vô Tranh

 

5

Xã Vân Sơn

5

Xã Trường Giang

 

6

Xã An lạc

6

Xã Nghĩa Phương

 

7

Xã Hữu Sản

7

Xã Bảo Sơn

 

8

Xã Long Sơn

8

Xã Tam Dị

 

9

Xã Dương Hưu

9

Xã Huyền Sơn

 

10

Xã Yên Định

10

Xã Cương Sơn

 

11

Xã Bồng Am

11

Xã Tiên Nha

 

12

Xã Thanh Luận

12

Xã Chu Điện

 

13

Xã Tuấn Mậu

13

Xã Lan Mẫu

 

14

Xã Cẩm Đàn

14

Xã Yên Sơn

 

15

Xã Chiên Sơn

15

Xã Khám Lạng

 

16

Xã Quế Sơn

16

Xã Vũ Xá

 

17

Xã Giáo Liêm

17

Xã Cẩm Lý

 

18

Xã Phúc Thắng

18

Xã Đan Hội

 

19

Xã Thạch Sơn

19

TT. Lục Nam

 

20

Thị trấn An Châu

20

Xã Đông Hưng

 

21

Xã An Châu

21

Xã Đông Phú

 

22

Thị trấn Thanh Sơn

22

Xã Bảo Đài

 

II

Huyện Lục Ngạn

IV

Huyện Yên Thế

 

1

Xã Sa Lý

1

Xã Tiến Thắng

 

2

Xã Phong Minh

2

Xã Đồng Vương

 

3

Xã Phong Vân

3

Xã Đồng Tiến

 

4

Xã Tân Sơn

4

Xã Canh Nậu

 

5

Xã Cấm Sơn

5

Xã Đồng Hưu

 

6

Xã Hộ Đáp

6

Xã Xuân Lương

 

7

Xã Sơn Hải

7

Xã Hồng Kỳ

 

8

Xã Tân Lập

8

Xã Tam Hiệp

 

9

Xã Đèo Gia

9

Xã Đông Sơn

 

10

Xã Phú Nhuận

10

Xã Tam Tiến

 

11

Xã Kim Sơn

11

TT Cầu Gồ

 

12

Xã Kiên Lao

12

Xã Hương Vĩ

 

13

Xã Biển Động

13

Xã Tân Sỏi

 

14

Xã Tân Hoa

14

Xã Đồng Lạc

 

15

Xã Đồng Cốc

15

Xã Đồng Kỳ

 

16

Xã Phì Điền

16

Xã Tân Hiệp

 

17

Xã Giáp Sơn

V

Huyện Lạng Giang

 

18

Xã Biên Sơn

1

Xã Dương Đức

 

19

Xã Kiên Thành

2

Xã Xuân Hương

 

20

Xã Tân Mộc

3

Xã Tân Thanh

 

21

Xã Nam Dương

4

Xã Mỹ Hà

 

22

Xã Tân Quang

5

Xã Hương Sơn

 

 

 

VI

Huyện Tân Yên

 

 

 

1

Xã Lan Giới

 

 

 

2

Xã Liên Chung

 

 

 

3

Xã Hợp Đức

 

 

 

4

Xã Ngọc Vân

 

 

 

5

Xã Nhã Nam

 

 

 

6

Xã Tân Trung