ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/KH-UBND | Lào Cai, ngày 04 tháng 02 năm 2021 |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” TỈNH LÀO CAI NĂM 2021
Căn cứ Quyết định số 2997/QĐ-UBND ngày 28/9/2018 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030” (gọi tắt là Chương trình OCOP Lào Cai);
Căn cứ Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 09/9/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025”;
Căn cứ Nghị quyết số 21/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của HĐND tỉnh ban hành quy định về nội dung và mức hỗ trợ kinh phí thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh Lào Cai;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của HĐND tỉnh ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Căn cứ Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025;
Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Lào Cai, năm 2021, cụ thể như sau:
1. Triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025” và năm 2021 trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả.
2. Bám sát quan điểm, mục tiêu của Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP” và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện. Chủ động, quyết tâm; phối hợp thường xuyên, thống nhất giữa các sở, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung đã đề ra.
1. Phấn đấu tiêu chuẩn hóa thêm ít nhất 30 sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của các huyện, thị xã, thành phố để được chứng nhận OCOP. Triển khai xây dựng và phát triển các làng (bản), điểm du lịch cộng đồng. Tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp.
2. Củng cố ít nhất 12 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm tiềm năng thế mạnh của các địa phương (Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Hợp tác xã), trong đó, phát triển thêm ít nhất 07 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP (ưu tiên Hợp tác xã, Công ty Cổ phần).
3. Đào tạo, tập huấn 100% cán bộ cấp tỉnh, huyện về kiến thức, kỹ năng tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Thành viên BCĐ, thành viên của các hội đồng, tổ giúp việc OCOP các cấp); Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh, bán hàng cho 100% lãnh đạo doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình.
4. Vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu Chương trình OCOP (về tổ chức kinh tế, sản phẩm OCOP của tỉnh) nhằm hỗ trợ tích cực công tác quản lý Nhà nước và kết nối thông tin, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP của tỉnh.
5. Đưa các sản phẩm được chứng nhận OCOP đến tay người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
1. Triển khai Chu trình OCOP thường niên, thực hiện các nội dung
- Tuyên truyền hướng dẫn thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.
- Tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2021.
- Giám sát đánh giá, xếp hạng sản phẩm tại Hội nghị đánh giá cấp huyện.
- Tổ chức kiểm định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm cho các sản phẩm dự thi.
- Tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021.
- Trao Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt sao OCOP.
- Kiểm tra các cơ sở sản xuất, sản phẩm sau khi được công nhận sản phẩm OCOP năm 2020.
2. Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP.
- Tập huấn triển khai Chu trình OCOP cho cán bộ, công chức cấp xã, thôn bản.
- Tập huấn đánh giá, phân hạng sản phẩm (mới và sẵn có) cho thành viên Hội đồng và Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá cấp tỉnh, cấp huyện.
- Tập huấn kỹ năng bán hàng/thương mại điện tử.
3. Hỗ trợ phát triển sản phẩm:
- Tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện 06 nhãn hiệu sản phẩm tham gia chu trình OCOP (đã được phê duyệt năm 2019-2020)
- Hỗ trợ bổ sung Logo OCOP cho sản phẩm được công nhận năm 2021.
- Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn tiên tiến cho các sản phẩm tiềm năng 5 sao OCOP.
- Hỗ trợ xây dựng biển chỉ dẫn, giới thiệu vùng nguyên liệu trọng điểm liên kết sản xuất sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh.
- Hỗ trợ xây dựng Website cho chủ thể có sản phẩm đạt sao năm 2020.
- Xuất bản cuốn Catalo tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm OCOP tỉnh Lào Cai.
- Tiêu chuẩn hóa 30 sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của các huyện, thị xã, thành phố để được chứng nhận OCOP năm 2021.
4. Hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh tế:
Hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm được công nhận OCOP năm 2020 và năm 2021 theo Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
5. Tổ chức Đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình OCOP: Gồm các hoạt động đi tham quan học tập mô hình OCOP trong nước và đánh giá sản phẩm mới (Đối tượng là Hội đồng và Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh, cấp huyện và một số chủ thể có sản phẩm OCOP tiêu biểu).
6. Hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP
7. Tham dự và trưng bày sản phẩm tại Hội nghị tổng kết toàn quốc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 dự kiến tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh.
IV. KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN
Khái toán kinh phí thực hiện kế hoạch: 8.864 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn Ngân sách Trung ương và Ngân sách tỉnh: 7.109 triệu đồng;
- Ngân sách tỉnh: 1.305 triệu đồng (Hỗ trợ trực tiếp theo Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh)
- Ngân sách huyện: 450 triệu đồng (Tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện)
(Có biểu dự toán kinh phí kèm theo)
Trong phạm vi Kế hoạch này, UBND tỉnh Lào Cai phân công một số nhiệm vụ của các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố, cụ thể như sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực, điều phối các hoạt động triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh;
- Chỉ đạo và hỗ trợ, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Chương trình OCOP năm 2021 ở địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, triển khai các dự án thành phần trong Đề án của tỉnh đã được phê duyệt;
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ duyệt nội dung, nhiệm vụ đối các hồ sơ sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đăng ký nhãn hiệu thông thường. Đối với việc hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, gửi hồ sơ về Sở Khoa học và Công nghệ để trình Hội đồng tư vấn khoa học và Công nghệ tỉnh xét duyệt (nếu có).
- Chủ trì hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ và làm thủ tục tự công bố đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ;
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan thực hiện Chu trình OCOP và công tác đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2021;
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo, đài đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền về Chương trình OCOP;
- Chủ trì tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hằng năm và cả giai đoạn báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành trung ương theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát cơ chế, chính sách, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đầu tư hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu, phân bổ các nguồn kinh phí sự nghiệp do Sở Tài chính chủ trì tham mưu phân bổ để triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương;
- Hướng dẫn các đơn vị về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách để thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành quan liên quan đẩy mạnh hoạt động khuyến công, hỗ trợ phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP;
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng các dự án điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố theo quy định của ngành Công thương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan ban hành hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ và làm thủ tục tự công bố đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc Bộ Công Thương quản lý theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương theo Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/11/2019 của Chính phủ, đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát các sản phẩm OCOP lưu thông trên thị trường; xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng; vi phạm quy định về quản lý nhãn hiệu OCOP theo quy định;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sản xuất sử dụng mẫu mã bao bì, kiểu dáng công nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đảm bảo quy định. Có biện pháp xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa sản phẩm OCOP;
- Chỉ đạo phòng Kinh tế/Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp nhu cầu về ứng dụng công nghệ trong chế biến và bảo quản sản phẩm của các đơn vị sản xuất tham gia OCOP trên địa bàn, từ đó có phương án cung cấp thông tin, hỗ trợ tư vấn về chính sách ứng dụng công nghệ trong chế biến sản phẩm; kết nối các nhà cung cấp để ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; tư vấn, hỗ trợ các địa phương đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
6. Sở Y tế
- Chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan trong ngành hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất thực hiện các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm làm thủ tục hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm và tự công bố đối với các sản phẩm thực phẩm thuộc Bộ Y tế quản lý theo Nghị định số 15/2018 của Chính phủ đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu phát triển, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, đánh giá tác dụng của các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu, mỹ phẩm...;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan và các địa phương hướng dẫn, phát triển, quảng bá các nhóm sản phẩm OCOP, nhất là nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch trong Chương trình OCOP;
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương triển khai thực hiện dự án phát triển du lịch cộng đồng trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương hướng dẫn, các cơ quan, đơn vị báo chí, cơ quan truyền thông mở các chuyên mục, tọa đàm để tuyên truyền về nội dung, mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP;
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị báo chí, phát thanh, truyền hình; các cổng thông tin điện tử, thường xuyên đăng tải các tin, bài về triển khai Chương trình OCOP, các hội nghị, hội thảo, các gương tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong thực hiện Chương trình OCOP;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu Chương trình OCOP của tỉnh và quản lý hoạt động của các Website liên quan đến sản phẩm OCOP.
9. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát chính sách tín dụng, nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh về cơ chế, chính sách giúp phát triển tín dụng cho Chương trình OCOP; chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Agribank, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai có hướng dẫn cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay để tổ chức sản xuất trong Chương trình OCOP.
10. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sản phẩm OCOP; hướng dẫn các thủ tục pháp lý theo quy định; phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất sản phẩm OCOP;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.
11. Liên minh Hợp tác xã: Hỗ trợ các nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia OCOP hình thành và phát triển hợp tác xã; tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP.
12. Tỉnh đoàn Lào Cai: Chỉ đạo các tổ chức Đoàn từ tỉnh đến cơ sở xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai vận động, hỗ trợ thanh niên ở vùng nông thôn khởi nghiệp OCOP; thanh niên, sinh viên ở các trường đại học/cao đẳng hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình tham gia OCOP về phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong sản xuất - kinh doanh các sản phẩm OCOP, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại,... tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của các trường.
13. Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Gắn các hoạt động OCOP Lào Cai trong quá trình triển khai đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” của Chính phủ, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế, tổ hợp tác, HTX ... phụ nữ sản xuất tạo sản phẩm.
14. Hội Nông dân tỉnh: Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các hội viên, hộ dân tích cực tham gia Chương trình OCOP; chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị hình thành trong Chương trình OCOP.
15. Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện trên cơ sở các nguồn lực, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm ngành hàng chủ lực, có lợi thế của mỗi địa phương và phát triển dịch vụ du lịch ở nông thôn;
- Bố trí, lồng ghép kinh phí từ ngân sách Trung ương, địa phương trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các Chương trình, dự án khác trên địa bàn để thực hiện; đồng thời, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa để thực hiện Chương trình OCOP năm 2021 trên địa bàn;
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, kết quả thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về cơ quan thường trực Chương trình OCOP tỉnh.
Căn cứ nội dung Kế hoạch này, yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH LÀO CAI NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 48/KH-UBND ngày 04/02/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
ĐVT: Triệu đồng
TT | Nội dung | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Tổng Kinh phí | Trong đó | Ghi chú | ||
Vốn NSTW và NS tỉnh | Vốn Ngân sách tỉnh | Vốn huy động từ các nguồn khác | ||||||
| Tổng cộng |
|
| 8.864 | 7.109 | 1.305 | 450 |
|
|
| 817 | 367 | 0 | 450 |
| ||
1 | Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2021 | UBND các huyện, thị xã, TP | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 450 |
|
| 450 | Đề nghị ngân sách cấp huyện |
2 | Giám sát đánh giá, phân hạng sản phẩm tại Hội nghị đánh giá của 9 huyện, thị xã, thành phố | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 24 | 24 |
|
|
|
3 | Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021 | Sở Nông nghiệp và PTNT | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 193 | 193 |
|
|
|
4 | Kiểm định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dự thi | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 150 | 150 |
|
|
|
|
| 408,5 | 408,5 | 0 | 0 |
| ||
1 | Đào tạo cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố - Văn phòng ĐP NTM TW | 28 | 28 |
|
|
|
2 | Tập huấn triển khai Chu trình OCOP cho cán bộ, công chức cấp xã, thôn bản | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, TX, thành phố - Văn phòng ĐP NTM TW | 311,5 | 311,5 |
|
|
|
3 | Tập huấn đánh giá, xếp hạng sản phẩm (mới và sẵn có) cho thành viên Hội đồng và tổ giúp việc HĐ cấp tỉnh, cấp huyện | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố - Văn phòng ĐP NTM TW | 19 | 19 |
|
|
|
4 | Tập huấn kỹ năng bán hàng/thương mại điện tử | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, TX, thành phố - Văn phòng ĐP NTM TW | 50 | 50 |
|
|
|
|
| 3.758 | 3.758 | 0 | 0 |
| ||
1 | Hỗ trợ kinh phí bổ sung Logo OCOP vào nhãn, bao bì sản phẩm được công nhận năm 2021 | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 155 | 155 |
|
|
|
2 | Hỗ trợ Xây dựng website cho tổ chức, hộ gia đình có các sản phẩm đạt sao năm 2020 | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 300 | 300 |
|
|
|
3 | Xây dựng Pa no tuyên truyền sản phẩm OCOP và biển chỉ dẫn giới thiệu vùng sản xuất trọng điểm sản phẩm OCOP (Quýt; Hồng; Quế) | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 203 | 203 |
|
|
|
4 | Xây dựng Tiêu chuẩn tiên tiến cho các sản phẩm tiềm năng 5 sao | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2900 | 2900 |
|
|
|
5 | Xuất bản Cuốn Catalo tuyên truyền giới thiệu về sản phẩm OCOP tỉnh Lào Cai | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố. VP NTM TW | 200 | 200 |
|
|
|
|
| 2.561 | 1.256 | 1.305 | 0 |
| ||
1 | Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể cho 02 sản phẩm tham gia Chu trình OCOP (Gà Bảo Thắng và Tơ tằm Bảo Yên) | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 356 | 356 |
|
| Quyết định số 3867/QĐ-UBND và QĐ 3941/QĐ-UBND: Kinh phí 824.622.700đ. Đã cấp năm 2019: 132tr, năm 2020: 336,31tr |
2 | Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho 04 sản phẩm tham gia Chu trình OCOP (Nấm Hương Sa Pa; Cá chép lai Bảo Thắng; Bò vàng Si Ma Cai; Ngựa bạch Si Ma Cai) | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 900 | 900 |
|
| Quyết định số 4755/QĐ-UBND: Kinh phí: 1,587,000,000đ.m trong đó 87 triệu xã hội hóa, Đã cấp năm 2020: 400tr |
3 | Hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình có sản phẩm được chứng nhận OCOP năm 2020 và năm 2021 theo Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 1305 |
| 1305 |
|
|
| - Hỗ trợ trực tiếp cho sản phẩm được chứng nhận OCOP năm 2020 (41 sản phẩm) |
|
| 780 |
| 780 |
|
|
| - Hỗ trợ trực tiếp cho sản phẩm được chứng nhận OCOP năm 2021 (Dự kiến 30 sản phẩm: 5 sản phẩm 4 sao; 25 sản phẩm 3 sao) |
|
| 525 |
| 525 |
|
|
Kiểm tra việc chấp hành các quy định về OCOP đối với các sản phẩm đã được công nhận năm 2020 | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 73,5 | 73,5 |
|
|
| |
|
| 150 | 150 |
|
|
| ||
1 | Tham quan học tập mô hình OCOP tại tỉnh Quảng Nam | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 150 | 150 |
|
|
|
Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Quản lý chất lượng NLS, TS) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 350 | 350 |
|
|
| ||
Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 96 | 96 |
|
|
| ||
Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục PTNT) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 50 | 50 |
|
|
| ||
Sở Công Thương (Trung tâm KC và Xúc tiến TM) | - Các sở, ngành liên quan; - UBND các huyện, thị xã, thành phố | 600 | 600 |
|
|
|