ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/KH-UBND | Thái Bình, ngày 05 tháng 09 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”
Thực hiện Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”; Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn tỉnh Thái Bình, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
- Triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các TCTD theo quy định của pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế; phấn đấu đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Thái Bình không còn TCTD thuộc loại yếu kém.
- Triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc Hội để xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu và tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết, đồng thời triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD; đến năm 2020 tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), nợ xấu đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ của hệ thống các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Bình ở mức dưới 3%.
II. NỘI DUNG
Các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các TCTD trên địa bàn tỉnh, các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức nghiên cứu, triển khai thực hiện các nội dung tại Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Bình
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, các địa phương trong tỉnh thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến triển khai thực hiện Đề án.
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao nêu tại Kế hoạch hành động của Ngành ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1533/QĐ-NHNN ngày 20/7/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến hết năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011. Phối hợp với các ngành thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô, các chương trình, dự án tài chính vi mô; thực hiện các biện pháp quản lý giám sát phù hợp với mô hình, đặc thù hoạt động tài chính vi mô.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật, diễn biến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu để tạo sự ủng hộ, đồng thuận trong toàn xã hội.
- Tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng đối với các TCTD trên địa bàn để đảm bảo mở rộng tín dụng phù hợp với khả năng nguồn vốn của TCTD, chỉ tiêu định hướng của Ngân hàng Nhà nước và chỉ tiêu do Hội sở chính của TCTD giao cho các Chi nhánh đồng thời kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng.
- Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại (NHTM), Ngân hàng hợp tác xã Chi nhánh Thái Bình thực hiện nghiêm túc Phương án cơ cấu lại theo chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc NHTM, ngân hàng Hợp tác xã.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ từng Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) xây dựng, triển khai, thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 theo chỉ đạo tại Văn bản số 679/NHNN-TTGSNH.m ngày 27/7/2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cụ thể:
+ Chỉ đạo từng QTDND thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm đảm bảo hoạt động đảm bảo an toàn, hiệu quả; thực hiện cơ cấu lại về tài chính, hoạt động, quản trị điều hành, kiểm soát. Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra các QTDND để kịp thời phát hiện những tồn tại yếu kém trong hoạt động, vi phạm pháp luật để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời và cơ cấu lại phù hợp.
+ Chỉ đạo các QTDND yếu kém có khả năng phục hồi (QTDND Nam Hải, Trung Chính) tiến hành rà soát, điều chỉnh lại Phương án tái cơ cấu cho phù hợp, có giải pháp hiệu quả để phục hồi hoạt động; tích cực xử lý dứt điểm các yếu kém, vi phạm pháp luật, đặc biệt trong việc cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, vi phạm các quy định an toàn trong hoạt động, tích cực xử lý nợ xấu.
+ Thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc: Xử lý những tồn tại, yếu kém của QTDND; tuyên truyền về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với QTDND; tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng QTDND Thực hiện cấp phép thành lập mới QTDNTD ở các địa bàn nông thôn nơi chưa có QTDND hoạt động theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
+ Chỉ đạo các QTDND tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin; đảm bảo mọi hoạt động của QTDND được thực hiện trên hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, có tính bảo mật cao.
- Chỉ đạo các TCTD trên địa bàn tỉnh:
+ Thực hiện đánh giá lại chất lượng, khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; xử lý triệt để nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai.
+ Thực hiện các giải pháp về hỗ trợ tín dụng, lãi suất cho các doanh nghiệp, hộ dân... Mở rộng tín dụng có hiệu quả, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhu cầu vốn tiêu dùng thiết yếu, đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội; chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung ưu tiên hỗ trợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay ngoại tệ phù hợp với chủ trương của Chính phủ và hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế góp phần kiểm soát tỷ giá, ổn định thị trường ngoại hối.
+ Tiếp tục triển khai, thực hiện các giải pháp về tín dụng, lãi suất phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; tạo điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, dịch vụ.
2. Các cơ quan truyền thông
Phối hợp với NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Bình thực hiện tuyên truyền nội dung Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc Hội; các Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến triển khai, thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”; thường xuyên tuyên truyền về kết quả triển khai, thực hiện cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu của các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
3. Sở Tài chính
- Cung cấp thông tin về tình hình phân bổ, giải ngân kế hoạch vốn thanh toán các khoản nợ tồn đọng trong XDCB cho NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Bình, các TCTD để các TCTD chủ động trong việc đôn đốc thu hồi các khoản nợ quá hạn.
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố rà soát, tổng hợp tình hình và có biện pháp xử lý phù hợp, dứt điểm đối với các khoản nợ giữa ngân sách với các doanh nghiệp, nợ đọng xây dựng cơ bản.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh trong quá trình thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.
4. Cục Thuế tỉnh Thái Bình
Chỉ đạo Chi cục thuế các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc việc không thu thuế phí liên quan đến việc thực hiện chuyển nhượng giữa bên nhận bảo đảm và bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị quyết số 42/2017/QH14.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối với các ngành liên quan, tham mưu UBND tỉnh tiếp tục rà soát bổ sung các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, xóa bỏ các rào cản đầu tư; đơn giản hóa, giảm thiểu thủ tục hành chính trong đăng ký thành lập doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận đầu tư, ưu đãi đầu tư.
- Đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư, khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đấu thầu, nghiệm thu thanh toán vốn; tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thi công, giải ngân các dự án; Rà soát, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, không để phát sinh nợ mới trong đầu tư xây dựng cơ bản.
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng chủ động tích cực, bảo đảm hiệu quả. Tích cực, chủ động trong việc tiếp xúc, giải quyết thuận lợi các thủ tục cho nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu và đầu tư tại Thái Bình. Tập trung đôn đốc các dự án đã đăng ký đầu tư đẩy nhanh tiến độ sớm đi vào sản xuất.
6. Sở Xây dựng
- Tăng cường quản lý nhà nước về công tác quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở, cân đối cung cầu phù hợp với nhu cầu của thị trường và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Bình, các ngành liên quan tiếp tục thực hiện cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt đối với các khu đất đã được duyệt quy hoạch.
- Phối hợp với các ngành liên quan rà soát, tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai và các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm của khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của TCTD theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đăng ký, thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
8. Sở Công thương
- Chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch xúc tiến thương mại giai đoạn 2016 - 2020; nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường trong và ngoài nước, phổ biến kịp thời thông tin thị trường.
- Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp sản xuất và gia công hàng tiêu dùng, xuất khẩu. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, cung cấp các thông tin thị trường tiềm năng để doanh nghiệp chủ động tiếp cận, mở rộng thị trường.
- Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các đơn vị có liên quan nắm bắt tình hình hoạt động, giải quyết khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp theo thẩm quyền; đề xuất, kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh những biện pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả và tái đầu tư mở rộng.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động, hàng tồn kho trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản để xây dựng, triển khai các chương trình, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tín dụng thông qua các Chương trình như: Cho vay nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...
- Tích cực triển khai các chương trình liên kết đầu tư, sản xuất - tín dụng - tiêu thụ, tiêu dùng để đưa vốn tín dụng ngân hàng đáp ứng các nhu cầu vay vốn có hiệu quả của nền kinh tế; kích thích sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, xuất khẩu, giải phóng hàng tồn kho và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
- Phối hợp với Sở Công thương đề xuất các biện pháp, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng hóa cho nông dân.
10. UBND các huyện, thành phố
- Tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp khắc phục nợ đọng trong xây dựng cơ bản tại các địa phương, trong đó phải tiến hành rà soát, phân loại các công trình, dự án và các khoản nợ đọng; xây dựng phương án và lộ trình xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản; kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện với các sở, ngành liên quan để báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết.
- Hỗ trợ các TCTD hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm để có thể thu hồi tài sản, sớm xử lý nợ xấu của các TCTD.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (Cấp xã) thực hiện:
+ Phối hợp với NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Bình, các TCTD thường xuyên thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật, diễn biến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu để tạo sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân.
+ Phối hợp với cơ quan Công an trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm theo đề nghị của TCTD, tổ chức mua bán xử lý nợ xấu. Trong trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hoặc không có mặt theo thông báo của TCTD, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, đại diện UBND cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại Khoản 5, Điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14.
11. Sở Tư pháp:
Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
12. Cục thi hành án dân sự
- Triển khai thực hiện nghiêm túc các công việc liên quan đến công tác kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án, thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ xấu có tài sản bảo đảm đang bị kê biên theo đúng quy định tại Điều 11, 12, 13 Nghị quyết số 42/2017/QH14. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác thi hành án dân sự liên quan đến xử lý, thu hồi nợ xấu của các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế liên ngành số 01/QCLN/NHNNVN-BTP ngày 18/3/2015 giữa NHNN Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự; Quy chế số 05/QCLN/NHNN-CTHADS ngày 23/10/2015 giữa NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Bình và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình về phối hợp trong công tác thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
13 Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh
- Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường công tác nắm bắt tình hình chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm liên quan đến hoạt động của TCTD; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan đảm bảo tốt việc giữ gìn an ninh trật tự khi các TCTD trên địa bàn thực hiện tổ chức mua bán xử lý nợ xấu và thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14.
- Tòa án nhân dân các cấp thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả trong việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8 Nghị quyết số 42/2017/QH14.
- Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Tòa án nhân dân các cấp để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả trong việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8 Nghị quyết số 42/2017/QH14.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này, yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ:
- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, phối hợp triển khai thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân; thực hiện cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Bám sát tình hình thực tế, chủ động theo dõi, đánh giá để có biện pháp xử lý linh hoạt, kịp thời hoặc kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền những giải pháp chỉ đạo, điều hành bảo đảm kịp thời và hiệu quả.
2. NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Bình chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan giúp UBND tỉnh trong công tác sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn tỉnh Thái Bình; tổng hợp, định kỳ báo cáo UBND tỉnh tình hình, kết quả triển khai thực hiện trước ngày 10/6 và 10/12 hàng năm để gửi NHNN Việt Nam theo thời gian quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Kế hoạch 338/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2 Quyết định 2377/QĐ-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3 Kế hoạch 487/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 4 Quyết định 1533/QĐ-NHNN năm 2017 Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5 Quyết định 1058/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành
- 7 Quy chế 01/QCLN/NHNNVN-BTP năm 2015 phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự
- 8 Quyết định 2195/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Kế hoạch 338/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2 Quyết định 2377/QĐ-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3 Kế hoạch 487/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 do tỉnh An Giang ban hành