BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5028/KH-BNV | Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2019 |
Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” và Công văn số 1478/TTCP-PC ngày 29/8/2009 của thanh tra Chính phủ về việc triển khai Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ ban hành kế hoạch Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2019 - 2021 như sau:
1. Mục đích
- Thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến giáo dục pháp luật; phổ biến kịp thời, đầy đủ những quy định mới của pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trọng tâm là lĩnh vực về PCTN.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Thủ trưởng, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo về công tác PCTN, đồng thời triển khai đồng bộ có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hình vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được duy trì thường xuyên, liên tục, đổi mới nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực PCTN.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động tuyên truyền pháp luật về PCTN phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ và của ngành Nội vụ. Phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung của Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN phải thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; hình thức phải đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với nội dung và đối tượng; bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm và phải được tiến hành một cách thường xuyên nhằm giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Trọng tâm tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật gồm:
1. Nội dung
a) Các văn bản pháp luật mới ban hành liên quan đến phòng, chống tham nhũng như: Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành, tập trung các quy định mới về: Hành vi tham nhũng; các biện pháp phòng, tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Luật tố cáo 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Những sự kiện, vấn đề chính trị, pháp lý, văn hóa, xã hội có chủ đề, nội dung về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính.
- Các sự kiện liên quan đến thực thi công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng; hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng; kinh nghiệm quốc tế về PCTN.
- Các hoạt động hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam 09/11/2019, ngày quốc tế Phòng, chống tham nhũng 09/12/2019.
- Các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, hội thi...có liên quan đến xây dựng và thực hiện pháp luật về PCTN và đạo đức liêm chính và các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
c) Tình hình, kết quả và mô hình, kinh nghiệm tiêu biểu trong thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng, đạo đức liêm chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
- Tình hình tổ chức triển khai và kết quả thực hiện pháp luật PCTN.
- Phổ biến, nhân rộng mô hình kinh nghiệm, sáng kiến, cách làm hiệu quả trong thực hiện pháp luật về PCTN.
- Phản ánh những thuận lợi, khó khăn, bất cập và những đề xuất kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
d) Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng.
đ) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và phòng, ngừa tham nhũng.
e) Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trong lịch sử Việt Nam.
g) Quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong công tác phòng, chống tham nhũng.
h) Các bài viết tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ Nội vụ.
2. Hình thức phổ biến
Tùy thuộc các nội dung phổ biến, các đơn vị được giao chủ trì phổ biến văn bản quy phạm pháp luật lựa chọn một hoặc nhiều các hình thức phổ biến theo quy định tại Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
1. Thủ trưởng các đơn vị, thuộc, trực thuộc Bộ: Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch; phổ biến quán triệt đầy đủ, sâu sắc tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về Kế hoạch này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch qua Vụ Pháp chế, để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ theo quy định.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.
2. Vụ Pháp chế: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ trong việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện các nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật theo Kế hoạch này; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật theo quy định.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.
3. Văn phòng Bộ: Chủ trì phối hợp với Vụ pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ xây dựng dự toán kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng; hướng dẫn triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy định.
Các đơn vị trực thuộc Bộ tự chủ động trong việc bố trí kinh phí tuyên truyền pháp luật của đơn vị mình.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính: Hướng dẫn chế độ quản lý; thực hiện phân bổ kinh phí phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo dự toán ngân sách được giao.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.
5. Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức: Chủ trì, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện lồng ghép nội dung pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; hướng dẫn tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, đối thoại, chuyên đề về phòng chống tham nhũng và trách nhiệm giải trình, xử lý xung đột lợi ích trong công tác tổ chức cán bộ.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.
6. Trung tâm Thông tin, Tạp chí Tổ chức nhà nước: Chủ trì, phối hợp với Vụ pháp chế và các đơn vị được giao chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Nội vụ, Tạp chí Tổ chức nhà nước.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên, từ năm 2019 đến năm 2021.
Trong triển khai thực hiện kế hoạch, Thủ trưởng các đơn vị cần chủ động phối hợp; kịp thời sửa đổi, bổ sung vào kế hoạch công tác cho phù hợp, sát tình hình thực tế của đơn vị để bảo đảm thực hiện kế hoạch này được hiệu quả./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 4249/QĐ-BNN-TTr năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 3729/QĐ-BVHTTDL năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3 Quyết định 3161/QĐ-BCT năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 4 Quyết định 1977/QĐ-BTC năm 2019 về Kế hoạch triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2019 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng
- 7 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- 8 Luật Tố cáo 2018
- 9 Công văn 1083/BTP-PBGDPL hướng dẫn thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2016 do Bộ Tư pháp ban hành
- 10 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 11 Quyết định 4061/QĐ-BTP năm 2011 phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 1 Quyết định 4061/QĐ-BTP năm 2011 phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Công văn 1083/BTP-PBGDPL hướng dẫn thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2016 do Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Quyết định 1977/QĐ-BTC năm 2019 về Kế hoạch triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 3161/QĐ-BCT năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5 Quyết định 3729/QĐ-BVHTTDL năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6 Quyết định 4249/QĐ-BNN-TTr năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành