Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5031/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 19 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 04/CT-BCT NGÀY 19/02/2021 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG, TẠO ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 19/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021 - 2025,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU:

1. Mục tiêu:

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 19/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt tại Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh.

b) Đẩy mạnh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động khuyến công nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn tại 12 huyện/thành phố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác khuyến công giai đoạn 2021 - 2025 của tính.

c) Phân công cụ thể trách nhiệm các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trong việc tham gia thực hiện có hiệu quả các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2. Yêu cầu:

a) Đảm bảo sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ giữa các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh.

b) Các nội dung triển khai phải cụ thể, phù hợp với yêu cầu khả năng, điều kiện thực tế của địa phương; tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định; đảm bảo góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn tại các huyện, thành phố.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hoạt động tuyên truyền:

a) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và liên tục về chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chính sách khuyến công bằng nhiều hình thức khác nhau, như: tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, phóng sự, tin, bài viết... nhằm giúp các cơ sở công nghiệp tại địa phương hiếu đúng, hiếu đầy đủ về chính sách khuyến công, từ đó đẩy mạnh đầu tư sản xuất và tham gia vào hoạt động khuyến công góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; đồng thời tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương và các cơ sở sản xuất công nghiệp trong phối hợp, triển khai các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh.

b) Thực hiện lồng ghép tuyên truyền hoạt động khuyến công với tuyên truyền chính sách ưu đãi đầu tư, chuyỂn giao công nghệ, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền, quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

2. Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan:

a) Tham gia góp ý, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động khuyến công khi có yêu cầu.

b) Thường xuyên rà soát, tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định có liên quan đến lĩnh vực khuyến công theo thẩm quyền và theo quy định.

3. Hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công theo quy định:

a) Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh

b) Hỗ trợ các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp chế biến sâu các mặt hàng nông sản của địa phương; các hoạt động hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến có lợi thế của địa phương, như: chè, cà phê, các loại nông sản...từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương phù hợp quy định.

c) Đăng ký, đề xuất thực hiện các đề án điểm, đề án nhóm phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, bao gồm: chế biến nông sản (cà phê, rau củ quả, chè, ươm tơ - dệt lụa); sản xuất sản phẩm dược liệu; hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp; sản xuất vật liệu xây dựng không nung... từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia phù hợp quy định tại Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

d) Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc, thiết bị chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và tìm kiếm thị trường trong nước và xuất khẩu.

đ) Triển khai thực hiện đồng bộ chương trình khuyến công với các chương trình hỗ trợ khác về đất đai, ưu đãi đầu tư, khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

4. Bố trí ngân sách cho hoạt động khuyến công và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí khuyến công:

a) Hàng năm, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí khuyến công để thực hiện các hoạt động khuyến công theo Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh; hình thức, nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khuyến công theo quy định tại Điều 4 Quy chế quản lý kinh phí khuyến công địa phương và quy định mức chi cho các hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 48/2019/QĐ-UBND ngày 21/11/2019 của UBND tỉnh.

b) Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công có thu hồi để hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất.

c) Tăng nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công theo Chương trình khuyến công quốc gia và Chương trình khuyến công địa phương; lồng ghép, phối hợp các chương trình mục tiêu để tăng hiệu quả cho hoạt động khuyến công. Huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn.

d) Thực hiện lồng ghép kinh phí khuyến công với các nguồn vốn của các chương trình liên quan, như: quỹ bảo vệ môi trường; các chương trình: xây dựng nông thôn mới, xúc tiến đầu tư, khoa học công nghệ, hợp tác phát triển ngành công thương giữa các tỉnh, thành phố theo chủ trương của tỉnh.

5. Kiện toàn, sắp xếp tổ chức, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác khuyến công:

a) Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức khuyến công theo định hướng, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gắn với yêu cầu nhiệm vụ của ngành Công Thương; tổ chức bộ máy theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động;

b) Đầu tư nâng cấp trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Trung tâm khuyến công theo hướng chuyên nghiệp; bố trí đủ biên chế; có chính sách bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác khuyến công; xây dựng đội ngũ cán bộ làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

c) Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho công chức làm công tác khuyên công đảm bảo tổ chức bộ máy hoạt động khuyến công đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát:

a) Tăng cường các hoạt động kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý trong việc thực hiện các đề án khuyến công để phát hiện xử lý kịp thời những sai phạm.

b) Huy động sự tham gia giám sát của các ngành, các cấp đế việc sử dụng kinh phí khuyến công đảm bảo đúng đối tượng, mục đích và các quy định hiện hành.

7. Công tác tổng kết, thi đua, khen thưởng:

a) Tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá công tác triển khai hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

b) Tổ chức kịp thời khen thưởng biểu dương các tổ chức, cá nhân và các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tiêu biểu có thành tích trong hoạt động khuyến công.

III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

b) Đề xuất xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động khuyến công.

c) Tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1881/QĐ-TTg ngày 20/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tập trung hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị để nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, chất lượng cao.

d) Tổ chức quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò của công tác khuyến công trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; nâng cao tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo sở, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện các hoạt động khuyến công; tạo sự gắn kết của cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp nông thôn trên địa bàn.

đ) Hướng dẫn, chỉ đạo Trung tâm khuyến công tập trung xây dựng các đề án điểm, đề án nhóm theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương và thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.

e) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí khuyến công đảm bảo đúng đối tượng, mục đích và quy định.

g) Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức khuyến công theo định hướng, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước; tổ chức bộ máy Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp theo đề án vị trí việc làm đã được UBND tỉnh phê duyệt.

h) Đề xuất UBND tỉnh, Bộ Công Thương kịp thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác khuyến công.

i) Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính:

a) Phối hợp chặt chê với Sở Công Thương trong kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí khuyến công đảm bảo đúng đối tượng, mục đích và quy định.

b) Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn về chính sách khuyến công các doanh nghiệp đầu tư mới thực hiện Kế hoạch này; đồng thời, cung cấp thông tin về dự án công nghiệp nông thôn đầu tư trên địa bàn tỉnh làm cơ sở khảo sát, đề xuất các hoạt động khuyến công.

b) Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Phát triển các vùng trồng nguyên liệu với quy mô, chất lượng cao để khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển sản phẩm mới.

b) Lồng ghép các dự án có liên quan thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với các hoạt động khuyến công. Tập trung hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn theo chuỗi: từ khâu nuôi trồng nguyên vật liệu đến khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp và phát triển sản phàm đã được công nhận là sản phẩm OCOP.

5. Các Sở Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội:

Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh.

6. Ban Quản lý các Khu Công nghiệp:

a) Phối hợp với Sở Công Thương trong việc rà soát, đề xuất các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia hoạt động khuyến công.

b) Tham gia theo dõi việc sử dụng kinh phí khuyến công của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp theo đúng mục đích, quy định.

c) Phối hợp thực hiện nghiệm thu phục vụ công tác giải ngân kinh phí; kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp hoạt động ở các Khu Công nghiệp hoàn trả kinh phí khuyến công đã được hỗ trợ có thu hồi.

d) Tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động khuyến công của các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp.

7. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch:

a) Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế đế mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

b) Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức các hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh nhằm hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm.

8. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc

a) Bố trí nguồn nhân lực phù hợp để tham mưu theo dõi, thực hiện chương trình khuyến công trên địa bàn.

b) Hàng năm, phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp thực hiện đề xuất các đề án khuyên công; kiểm tra việc thực hiện và đôn đốc các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn hoàn trả kinh phí khuyến công theo quy định.

c) Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh.

9. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh:

a) Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 121/QĐ-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh.

b) Thường xuyên rà soát, đôn đốc các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn sử dụng, hoàn trả kinh phí khuyến công theo đúng quy định.

c) Đổi mới phương thức làm việc; xây dựng đội ngũ viên chức làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm và đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới./.

 


Nơi nhận:
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: CT, TC, K.HĐT, NN&PTNT, KH&CN, LĐTB&XH;
- BQL các KCN;
- UBND các huyện, T.p Đà Lạt và Bảo Lộc;
- TT XTĐTTM&DL;
- TT KC&TVPTCN tính;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Văn Đa