Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5138/KH-UBND

Bình Dương, ngày 06 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 40/NQ-CP NGÀY 27 THÁNG 3 NĂM 2023 CỦA CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ VIỆT NAM VÀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG DỮ LIỆU KHÔNG GIAN ĐỊA LÝ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 4250/STNMT- CCQLĐĐ ngày 04/10/2023, nay Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Dương với các nội dung sau như sau:

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Luật Đo đạc và bản đồ ngày 14 tháng 6 năm 2018;

- Nghị định số 27/2019/ND-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ; Nghị định số 136/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/ND-CP ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ;

- Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ việt nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

II. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Kế hoạch triển khai chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Dương (gọi chung là Kế hoạch) đến các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Kế hoạch xây dựng đảm bảo đúng chủ trương của ngành, bảo đảm tính khả thi và theo quy định của pháp luật.

III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ và giải pháp cơ bản tại Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 27/3/2023 của Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kế hoạch tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về đo đạc và bản đồ

- Kiện toàn hệ thống cơ quan chuyên môn về đo đạc và bản đồ đảm bảo hiện đại, đồng bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, chuyên môn cao.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đo đạc và bản đồ.

- Hằng năm báo cáo tình hình hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

2. Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý tỉnh Bình Dương

a) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý và bản đồ địa hình; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ.

b) Tăng cường năng lực trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ trong công tác cập nhật, quản lý, khai thác, vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý và hệ thống bản đồ địa hình.

c) Thành lập bản đồ không gian 3 chiều các thành phố trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng đô thị thông minh.

3. Đo đạc, thành lập bản đồ chuyên ngành

a) Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính tỉnh Bình Dương

Hoàn thiện công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính và xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh.

b) Đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm

Đo đạc, thành lập, cập nhật bản đồ công trình ngầm đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

c) Đo đạc, thành lập bản đồ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

- Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ về cứu hộ, cứu nạn;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ chuyên ngành về phòng, chống thiên tai;

- Xây dựng dữ liệu không gian địa lý về sạt lở bờ sông;

- Xây dựng dữ liệu không gian địa lý phục vụ công tác dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước; giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi.

d) Thành lập bản đồ hành chính các cấp.

đ) Thành lập tập bản đồ; đo đạc, thành lập bản đồ chuyên ngành khác.

4. Đổi mới việc quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ

a) Tăng cường tuyên truyền về giá trị của thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ hỗ trợ cho việc ra quyết định và phát triển kinh tế - xã hội.

b) Đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ bao gồm việc xây dựng và cung cấp dữ liệu mở; hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ đối với người dùng trong việc chia sẻ, khai thác sử dụng dữ liệu không gian địa lý dễ dàng hiệu quả.

c) Xây dựng mô hình quản lý, cơ chế tích hợp, chia sẻ lợi ích để sử dụng chung thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ hiệu quả giữa các bộ ngành, giữa trung ương và địa phương và các nhà đầu tư.

d) Thiết lập hợp tác liên ngành, lĩnh vực, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong xây dựng, duy trì, chia sẻ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ.

5. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ

a) Lựa chọn ưu tiên nghiên cứu một số công nghệ lõi như: điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn trong thu nhận, cập nhật, xử lý và cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc bản đồ và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia.

b) Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế trong hoạt động đo đạc và bản đồ để thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trao đổi chuyên gia, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong đo đạc bản đồ và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; mở rộng việc tham gia và ứng cử vào các tổ chức của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, khu vực về đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý.

6. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng cho phát triển ngành đo đạc và Bản đồ

a) Tăng cường đào tạo ở trong nước và ngoài nước cho các lĩnh vực, chuyên ngành mà tỉnh chưa có điều kiện đào tạo để phát triển đội ngũ cán bộ đo đạc và bản đồ chuyên sâu, chất lượng cao.

b) Xây dựng chương trình và đào tạo về đo đạc và bản đồ, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn trong thu nhận, cập nhật, xử lý và cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc bản đồ và hạ tầng dữ liệu không gian địa lý trong các trường đại học có liên quan đến đo đạc và bản đồ, công nghệ thông tin.

c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ tỉnh.

7. Đổi mới triển khai các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ; đổi mới, xây dựng định đơn giá cho sản phẩm đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh.

a) Triển khai các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, cung cấp sản phẩm, giải pháp về đo đạc và bản đồ hướng đến nền kinh tế số, xã hội số tại tỉnh Bình Dương.

b) Thiết lập cơ chế, chính sách chia sẻ và nâng cao hiệu quả sử dụng chung thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ phù hợp với cơ chế thị trường.

c) Áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật, xây dựng đơn giá sản phẩm đo đạc và bản đồ theo cơ chế thị trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đo đạc và bản đồ; xây dựng cơ chế xã hội hóa đối với các hoạt động đo đạc và bản đồ để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia tại địa bàn tỉnh.

IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, NHIỆM VỤ ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

Để thực hiện Kế hoạch, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần tập trung thực hiện các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ trong Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch này. Tùy tình hình triển khai thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ phân công các các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham gia phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 40/NQ- CP ngày 27 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; hướng dẫn các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án đảm bảo phù hợp với các quan điểm, mục tiêu, nội dung và giải pháp của Kế hoạch này.

b) Rà soát, thống kê, đánh giá và phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đề xuất các đề án, dự án, nhiệm vụ ưu tiên đầu tư, trên cơ sở đó xây dựng các chương trình cụ thể, xác định những đề án, dự án, nhiệm vụ trọng điểm trong từng giai đoạn trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

c) Làm cơ quan đầu mối thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét.

d) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo định kỳ 05 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện Kế hoạch, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, khả năng cân đối ngân sách nhà nước hăng năm và phân cấp ngân sách nhà nước, xem xét cân đối ngân sách nhà nước hằng năm để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách Nhà nước.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kết nối, cung cấp dữ liệu, dịch vụ dữ liệu không gian địa lý quốc gia qua Cổng dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.

4. Sở Khoa học và Công nghệ;

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển ngành đo đạc bản đồ và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia, trên cơ sở đề xuất nghiên cứu từ các Viện, Trường và Sở ngành.

5. Sở Xây dựng, Sở Ngoại vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được nêu theo chức năng nhiệm vụ được giao.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch phần liên quan đến các lĩnh vực được quản lý tại địa phương mình.

Yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này. Nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ TNMT;
- TT.TU, TT.HĐND, ĐĐBQH tỉnh;
- CT, các PCT;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP (T, Th), Tn, TH.
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Mai Hùng Dũng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, NHIỆM VỤ ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số: 5138/KH-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Tên dự án, nhiệm vụ

Sản phẩm

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Xây dựng, chuẩn hóa, tích hợp dữ liệu không gian địa lý chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Dữ liệu chuyên ngành

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2023 - 2025

2

Xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ không gian 3 chiều các thành phố trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng đô thị thông minh

Cơ sở dữ liệu và bản đồ không gian 3 chiều

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng

2023-2030