UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5152/KH-UBND | Bến Tre, ngày 22 tháng 10 năm 2014 |
Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về “Tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”;
Kết luận số 56-KL/TW ngày 21 tháng 02 năm 2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX;
Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2012;
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Kế hoạch “Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp”;
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre xây dựng Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2014-2020 với các nội dung như sau:
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP NHỮNG NĂM QUA
1. Tình hình hoạt động các HTX trong nông nghiệp:
Toàn tỉnh hiện có 17 hợp tác xã (HTX) bao gồm 07 HTX nông nghiệp chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ giống cây trồng tại Tp. Bến Tre, Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày Bắc và Giồng Trôm và 10 HTX thuỷ sản, hoạt động chủ yếu là quản lý, khai thác và nuôi nghêu tại các xã ven biển thuộc huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú; tổng số xã viên của 17 HTX là 16.342 người, tổng số lao động làm việc thường xuyên là 385 người, trong đó có khoảng 100 người có trình độ trung cấp, số còn lại là cán bộ chưa qua đào tạo.
Tổng vốn điều lệ của 17 HTX nông nghiệp 4.047 triệu đồng; trong đó, 10 HTX thuỷ sản 3.475 triệu đồng và 07 HTX nông nghiệp 572 triệu đồng, bình quân 01 HTX đăng ký vốn góp 238 triệu đồng. Tổng doanh thu của các HTX 116.700 triệu đồng, doanh thu bình quân 6.865 triệu đồng/HTX. Tổng lợi nhuận của các HTX là 40.814 triệu đồng, lợi nhuận bình quân 2.401 triệu đồng/HTX.
Đa số các HTX hoạt động có hiệu quả, với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 35%; trong đó, tỷ suất lợi nhuận HTX thuỷ sản chiếm 38,3% so với doanh thu, riêng hiệu quả sản xuất của HTX nông nghiệp vẫn còn thấp với tỷ suất lợi nhuận chiếm 7,2% so với doanh thu. Hiệu quả sản xuất của HTX được đánh giá, phân loại với kết quả 6 HTX đạt mức khá, 6 HTX đạt mức trung bình và 5 HTX đạt mức yếu.
2. Tình hình hoạt động các tổ hợp tác trong nông nghiệp:
Tính đến ngày 15 tháng 9 năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 218 tổ hợp tác (THT), trong đó có 115 THT thuộc lĩnh vực thuỷ sản và 103 THT thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
- Hoạt động của tổ hợp tác chủ yếu hướng vào mục tiêu giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống; thời gian gần đây, hoạt động của các THT được mở rộng hơn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; từng bước khắc phục được một số yếu kém của kinh tế hộ như thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; bảo vệ được môi trường, hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng; năng suất, sản lượng, chất lượng tăng lên, hình thành được một số vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường và cung ứng nguyên liệu trực tiếp cho các nhà máy chế biến của tỉnh.
- Trên lĩnh vực trồng trọt: Các THT chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cụ thể như sau:
+ Có 10 THT được chứng nhận VietGAP: THT bưởi da xanh Phú Thành xã Quới Sơn, THT nhãn Long Hoà, THT bưởi da xanh Hoà Nghĩa, THT măng cụt Long Thới, THT sản xuất trái chôm chôm Tiên Phú, THT sầu riêng Sơn Định, tổ hợp tác sầu riêng xã Hưng Khánh Trung B, THT bưởi da xanh xã Thành Triệu, THT chôm chôm Lộc Hiệp, THT chôm chôm Vĩnh Lộc; 01 HTX bưởi da xanh Mỹ Thạnh An tại xã Phú Nhuận được công nhận tiêu chuẩn VietGAP;
+ Có 02 THT sản xuất cây ăn quả được công nhận GlobalGAP: THT chôm chôm Phú Phụng và THT bưởi da xanh xã Nhơn Thạnh;
+ 02 hộ sản xuất chôm chôm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP: Hộ ông Võ Văn Hớn xã Phú Phụng, Chợ Lách và hộ Phùng Văn Hiền xã Tiên Long;
+ Bên cạnh đó, các câu lạc bộ canh tác trong hệ thống chứng nhận hiện đang được dự án của Hevetas tài trợ duy trì hoạt động tốt, đạt hiệu quả. Đến nay, đã thành lập được 80 câu lạc bộ với 1.489 hộ; ngoài ra, một số THT sản xuất rau theo hướng an toàn đang được tiếp tục nhân rộng.
- Trên lĩnh vực chăn nuôi, tập trung thực hiện chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, phân tán sang phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, THT và HTX; trong đó chú trọng phát triển hoạt động chăn nuôi quy mô THT và HTX để huy động, tận dụng năng lực tài chính của tổ viên, quản lý và xử lý ngày càng tốt hơn vệ sinh môi trường.
- Đối với khai thác hải sản xa bờ, từng bước tổ chức sản xuất theo mô hình tổ hợp tác khai thác trên biển để tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất, giảm thiểu chi phí đầu vào và tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả khai thác. Đến nay, đã thành lập được 115 tổ hợp tác khai thác thuỷ sản trên biển với 921 tàu/6.829 thuyền viên tham gia.
3. Tình hình phát triển liên kết sản xuất trong nông nghiệp:
- Kết quả triển khai thực hiện các mô hình sản xuất “Liên kết 4 nhà” trên sản phẩm cây ăn trái:
+ Trên bưởi da xanh: Có 3 tổ hợp tác sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn GAP của Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre; xã Thành Triệu, Quới Sơn, huyện Châu Thành và hợp tác xã bưởi da xanh Lương Quới - Bình Hoà, huyện Giồng Trôm đã ký kết tiêu thụ với cơ sở thu mua Hương Miền Tây;
+ Trên sản phẩm dừa: Đang nâng dần hiệu quả của 29 THT liên kết sơ chế và tiêu thụ dừa xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm và triển khai ký kết với công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre; tiếp tục củng cố, tổ chức các THT liên kết sơ chế và tiêu thụ dừa để nhân rộng khoảng 600ha tại xã Hữu Định, huyện Châu Thành.
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình ứng dụng quy trình VietGAP trong chăn nuôi gia cầm để phòng chống dịch cúm gia cầm; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ hợp tác chăn nuôi heo tại 02 huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc gặp gỡ, ký kết hợp đồng tiêu thụ với Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ súc sản - Vissan.
- Tập trung hỗ trợ hoạt động các mô hình sản xuất rau an toàn liên kết tiêu thụ với cơ sở sản xuất và sơ chế rau an toàn Nguyễn Minh Tâm, thành phố Bến Tre; mô hình THT khai thác thuỷ sản trên biển và củng cố tổ chức hoạt động mô hình vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh ở xã An Đức, huyện Ba Tri để nhân rộng.
4. Những mặt được, chưa được và nguyên nhân:
a) Mặt được:
- Các HTX hoạt động đúng Luật (nhưng cần tiếp tục hoàn thiện các thủ tục xây dựng điều lệ mới, hoàn chỉnh hồ sơ về thành viên theo Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT), tạo sự liên kết hợp tác sản xuất trong nông nghiệp; một số hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, được bà con xã viên, nông dân tín nhiệm.
- Sự phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương theo định hướng tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020, góp phần khai thác tốt tiềm năng nguồn nguyên liệu hiện có, kể cả nguồn lực lao động và nguồn lực tài chính.
- Các tổ hợp tác, hợp tác xã đã từng bước khắc phục những tồn tại, đổi mới công tác quản lý và điều hành, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và xác định hướng hoạt động, tổ chức thêm ngành nghề mới, chủ động hơn trong cơ chế thị trường, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng tăng.
- Người dân nhận thức được sự cần thiết và hiệu quả của THT, HTX với mục tiêu giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuất, khắc phục được một số yếu kém của kinh tế hộ như thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; bảo vệ được môi trường, hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Qua đó, các HTX thuỷ sản thực hiện khá tốt công tác quản lý và khai thác nguồn lợi con nghêu, mang lại lợi ích và góp phần tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống của xã viên.
b) Mặt chưa được:
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân về vai trò và tầm quan trọng của kinh tế hợp tác trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá chưa sâu sắc. Lối tư duy về HTX cũ còn nặng nề, chưa xem HTX và tổ hợp tác hiện nay là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế hộ nông dân và là đối tác hợp tác hiệu quả của doanh nghiệp khi đầu tư, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Bộ máy quản lý, điều hành hoạt động của các HTX, THT còn yếu cả về trình độ, kiến thức và khả năng điều hành sản xuất, kinh doanh nên các HTX, THT chưa xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao và gắn với thị trường; nhiều tiềm năng đất đai và lao động chưa được khai thác hiệu quả. Bên cạnh đó, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế, thiếu năng động, nhạy bén trong nền kinh tế thị trường.
- THT, HTX chưa tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi do chưa đảm bảo đủ điều kiện vay vốn, các dự án sản xuất kinh doanh có tính khả thi chưa cao, hồ sơ vay vốn không đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Mặt khác, nguồn vốn góp từ các tổ viên THT, xã viên HTX còn hạn chế từ đó ảnh hưởng rất lớn đến các kế hoạch hoạt động của các THT, HTX.
- Cơ chế chính sách hỗ trợ cho THT, HTX được quy định tại nhiều văn bản và nhiều thời điểm khác nhau, dẫn đến các HTX còn rất lúng túng và chưa kịp thời trong việc nắm bắt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển THT, HTX trong lĩnh vực hoạt động của mình.
- Hầu hết các THT đã được UBND xã chứng thực, nhưng thực tế hoạt động chủ yếu là hỗ trợ nhau trong phát triển sản xuất, chưa góp vốn để làm dịch vụ sản xuất, kinh doanh để tạo ra sản phẩm hàng hoá và liên kết tiêu thụ đầu ra. Các HTX xếp loại khá chỉ chiếm khoảng 35,3%, còn lại là các HTX trung bình và yếu.
c) Nguyên nhân:
- Công tác tuyên truyền, vận động triển khai chưa sâu rộng, chưa đều khắp; thiếu mô hình điểm để tuyên truyền, nhân rộng và chưa kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình hoạt động THT, HTX để tác động, hỗ trợ. Một số địa phương chưa quán triệt đầy đủ tầm quan trọng về quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế hợp tác, nên việc triển khai vận động, thực hiện còn chung chung, chưa cụ thể hoá. Vì vậy, đa số cán bộ và người dân chưa hiểu đầy đủ nội dung Nghị định số 151/NĐ-CP, nên sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có lúc chưa đồng bộ, sâu sát; một số địa phương chưa thật sự quan tâm.
- Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác chưa thực sự đủ mạnh và còn nhiều bất cập, chưa tạo cơ chế thúc đẩy các THT, HTX phát triển. Việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về THT, HTX trong nông nghiệp yếu, chồng chéo và chưa rõ ràng, chưa được quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các ngành, các cấp.
- Trình độ và năng lực quản lý của cán bộ THT, HTX còn rất hạn chế, do đa số xuất thân từ những người nông dân có uy tín trong vùng nên trình độ quản lý về kinh tế còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu kinh tế thị trường hiện nay; phần lớn Ban Quản trị HTX, Ban điều hành THT còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước, không tự thân vận động vươn lên.
III. ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2014-2020
Quán triệt và triển khai thực hiện tốt quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế hợp tác nhằm đổi mới toàn diện cả về nội dung, hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp cho phù hợp từng vùng, từng lĩnh vực nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo định hướng Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
a) Mục tiêu giai đoạn 2014-2015:
- Đánh giá hiện trạng các THT, HTX và các mô hình liên kết đang hoạt động để đúc kết kinh nghiệm xây dựng mô hình phù hợp trên cơ sở đó đề xuất các cơ chế, chính sách để nhân rộng và phát triển.
- Rà soát, hướng dẫn và tổ chức đăng ký lại cho tất cả các HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012.
- Xây dựng 01 mô hình HTX, 02 mô hình THT phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển của các địa phương trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
- Hoàn thiện cơ bản hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
b) Mục tiêu giai đoạn 2016-2020:
- Tiếp tục nâng cao chất lượng và phát triển về số lượng các hợp tác và hình thức liên kết hoạt động có hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản hình thành các THT, HTX trong sản xuất và kinh doanh dịch vụ; liên kết các THT, HTX với các doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân trong các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, đảm bảo tỷ lệ HTX đạt loại khá, tốt đạt trên 50%.
- Nâng cao năng lực cho 100% cán bộ THT, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp về bồi dưỡng kiến thức quản lý và nghiệp vụ chuyên môn.
- Đảm bảo ở tất cả các xã đạt chuẩn nông thôn mới có các mô hình kinh tế hợp tác đạt 100% loại khá trở lên.
- Tiếp tục xây dựng 02 mô hình HTX, 04 mô hình tổ hợp tác phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển của các địa phương trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
a) Tổ chức tuyên truyền, học tập quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế hợp tác:
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành Trung ương, kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Đề án đổi mới phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp cùng các chủ trương, chính sách khác của địa phương cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước liên quan của tỉnh.
- Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 cho cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện, thành phố và cán bộ hợp tác xã, các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phát động phong trào phát triển kinh tế hợp tác ở nông thôn theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm gắn với nhu cầu thị trường để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
b) Tổ chức và quản lý sản xuất:
- Tập trung khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động của các mô hình THT, HTX để nhân rộng và phát triển.
- Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hiện gắn kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, đảm bảo ổn định sản xuất, nông sản được tiêu thụ thông suốt, giá cả ổn định, đảm bảo nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, hạn chế dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
- Hướng dẫn nông dân sản xuất theo phương thức chủ động rải vụ để tránh được những tác động xấu của thị trường và giảm thiểu rủi ro; quan tâm tổ chức thực hiện mối liên kết vùng có hiệu quả để cơ cấu lại mùa vụ sản xuất cho hợp lý giữa các ấp, xã, huyện có điều kiện tương đồng về điều kiện tự nhiên nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, tập trung và phát triển bền vững.
- Tập trung hướng dẫn tất cả các thành phần trong chuỗi giá trị sản xuất thực hiện chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và ghi chép sổ sách, nhật ký để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong chuỗi liên kết trên nguyên tắc hài hoà lợi ích và cùng chia sẻ khó khăn, rủi ro.
- Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh về phát triển kinh tế hợp tác và các chính sách về tín dụng ưu đãi phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Triển khai thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 về một số chính sách phát triển thuỷ sản của Chính phủ; triển khai hướng dẫn thực hiện quản lý giống cây trồng theo Pháp lệnh giống cây trồng đối với THT sản xuất cây giống và triển khai hướng dẫn thực hiện xử lý chất thải môi trường trong quá trình sản xuất.
- Tổ chức các chuyến tham quan những mô hình trình diễn, sản xuất tiên tiến, có hiệu quả để giúp nông dân học hỏi và bổ sung kinh nghiệm trong thực tế, chú ý đi sâu vào các chuyên đề thiết thực để người tham dự dễ dàng tiếp thu và ứng dụng.
c) Tập trung triển khai thực hiện giải pháp về khoa học công nghệ:
- Tăng cường nghiên cứu khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao để sớm chuyển giao và hỗ trợ các hình thức kinh tế hợp tác áp dụng sâu rộng vào thực tiễn sản xuất, thúc đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản theo định hướng tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
- Tổ chức nhiều mạng lưới tổ hợp tác sản xuất giống các loại ứng dụng công nghệ cao, có hàm lượng khoa học đáng kể đạt về chủng loại, chất lượng và số lượng cung cấp kịp thời theo yêu cầu sản xuất của các tổ chức kinh tế hợp tác.
d) Hướng dẫn chuyển đổi và xây dựng các mô hình HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp:
- Tổ chức rà soát, hướng dẫn, tập huấn quy trình đăng ký lại cho các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012.
- Hỗ trợ các HTX sau khi đăng ký chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 phát triển về quy mô, hình thức tổ chức hợp tác sản xuất và kinh doanh hiệu quả.
- Tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ sản xuất cho kinh tế hộ có điều kiện tham gia vào các mô hình liên kết sản xuất và HTX.
- Nghiên cứu, đề xuất hướng đổi mới toàn diện về nội dung và hình thức hợp tác trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.
e) Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế:
- Xây dựng ít nhất 02 HTX, 04 THT liên kết bền vững theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013.
- Tạo điều kiện thuận lợi và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, địa bàn, thị trường để thu hút doanh nghiệp, các nhà đầu tư, cơ quan quản lý, nhà khoa học, tư vấn dịch vụ, ngân hàng,… cùng với nông dân tham gia xây dựng chuỗi giá trị trong mô hình liên kết.
- Nghiên cứu tổ chức lại hệ thống hộ thương lái, hộ nông dân thu gom có đủ điều kiện, năng lực theo hướng hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã dịch vụ kết nối với thị trường trong, ngoài tỉnh thực hiện bao tiêu sản phẩm cho nông dân và cung ứng các dịch vụ phục vụ sản xuất.
f) Huy động các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp:
- Hỗ trợ hợp tác xã và các tổ chức đại diện của nông dân tham gia vào các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh và đầu tư bằng nhiều hình thức trong nông nghiệp ở các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phục vụ sản xuất, trồng rừng, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông, lâm, thuỷ sản.
- Thực hiện lồng ghép, kết hợp các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nhằm thu hút các nguồn lực phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết.
- Xây dựng cơ chế phối hợp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm cải thiện khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nông dân và trang trại tham gia THT, HTX và các hình thức tổ chức liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi các sản phẩm nông nghiệp.
- Tranh thủ sự tài trợ, hỗ trợ nguồn lực về tài chính và cơ sở vật chất của các nhà tài trợ quốc tế, các nguồn tài chính hợp pháp khác, đặc biệt là từ nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
4. Nhu cầu nguồn vốn thực hiện Kế hoạch:
Nhu cầu vốn thực hiện Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác khoảng 4.540 triệu đồng từ nguồn vốn nội lực của HTX, vốn vay, vốn hỗ trợ, vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu khác, bao gồm:
TT | Nội dung | Kinh phí (triệu đồng) | Thời gian thực hiện | Đơn vị thực hiện | |
Trung ương | Địa phương | ||||
1 | Tổ chức tuyên truyền, học tập quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về kinh tế hợp tác |
| 400 | 2015-2020 | Sở Nông nghiệp và PTNT |
2 | Tổ chức khảo sát, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế hợp tác và kế hoạch xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác phù hợp |
| 10 | 2015 | Sở Nông nghiệp và PTNT |
3 | Hướng dẫn chuyển đổi và xây dựng các mô hình HTX Luật Hợp tác xã năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp |
| 150 | 2015-2016 | Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, TP |
4 | Nâng cao năng lực cho bộ máy quản lý nhà nước địa phương về kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp | 500 |
| 2015-2020 | Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, TP |
5 | Hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển KTHT trong nông nghiệp |
| 180 | 2015-2020 | Sở Nông nghiệp và PTNT |
6 | Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết sản xuất trong lĩnh vực NN nhằm tổng kết, rút kinh nghiệm cho việc xây dựng chính sách, nhân rộng mô hình và đào tạo cán bộ | 3.300 |
| 2015-2020 | Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, TP |
| Tổng cộng: 4.540 triệu đồng | 3.800 | 740 |
|
|
a) Các đơn vị chủ trì thực hiện:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là cơ quan đầu mối tham mưu, chủ trì, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, có nhiệm vụ:
+ Chủ trì xây dựng và quản lý thực hiện các dự án hỗ trợ hợp tác xã thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ và các chương trình, dự án do UBND tỉnh phân công. Đồng thời, theo dõi, kiểm tra, đánh giá và báo cáo tổng hợp quá trình triển khai thực hiện kế hoạch và tham mưu đề xuất các cơ chế chính sách phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.
+ Xây dựng một số mô hình hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hoá nông nghiệp phù hợp với từng vùng, từng ngành hàng nông sản.
+ Củng cố tổ chức bộ phận kinh tế hợp tác của Chi cục Phát triển nông thôn và các Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố.
+ Phối hợp với Hội Nông dân, các đoàn thể và các Hiệp hội tiếp tục tuyên truyền vận động để hình thành chuỗi liên kết giữa các THT, HTX gắn với các doanh nghiệp trên một số sản phẩm chủ lực của tỉnh như bưởi da xanh, chôm chôm, dừa, heo, gà, bò, tôm biển, cá tra và một số sản phẩm khác.
+ Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã và các đơn vị có liên quan trong việc hướng dẫn, tư vấn thành lập phát triển THT, HTX lĩnh vực nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh đến năm 2020; tham mưu đề xuất các biện pháp phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hoá và đẩy mạnh khuyến nông, khuyến lâm, khuyến diêm.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Là cơ quan đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và hoạt động của các tổ chức phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể có tính chất liên ngành.
- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của địa phương, chủ động xây dựng kế hoạch để thực hiện tốt những nội dung có liên quan đến phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
b) Các đơn vị phối hợp thực hiện:
- Sở Tài chính: Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tập thể tiếp cận nguồn vốn vay.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Hướng dẫn, hỗ trợ các hình thức kinh tế hợp tác đổi mới công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm nông sản, đặc biệt là công nghệ sản xuất giống, sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Sở Công Thương: Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho THT, HTX tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá, phát triển thương hiệu, khuyến công, đào tạo nghề.
- Liên minh Hợp tác xã: Làm tốt công tác tư vấn, định hướng phát triển HTX trên địa bàn tỉnh; tham mưu cơ chế chính sách liên quan đến phát triển HTX; thực hiện hỗ trợ, đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho xã viên HTX trên địa bàn.
- Hội Nông dân tỉnh: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động nâng cao nhận thức cho nông dân về phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất để tham gia các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ.
- Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực tiếp chủ trì, chỉ đạo triển khai thực hiện, định kỳ 6 tháng và hàng năm (trước ngày 15 tháng 6 và 15 tháng 12) tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch; giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
TỔNG HỢP CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP NĂM 2014
TT | Lĩnh vực - tên đơn vị | Nơi đăng ký KD | Ngành nghề kinh doanh |
|
| ||||
I | NÔNG NGHIỆP |
|
|
|
1 | HTX cây giống hoa kiểng Cái Mơn | H. Chợ Lách | DV-SX cây giống hoa kiểng |
|
2 | HTX NN Hưng Hoà | H. Chợ Lách | DV-SX giống cây trồng |
|
3 | HTX SX mía Châu Bình | H. Giồng Trôm | DV-SX mía đường |
|
4 | HTX bưởi DX Mỹ Thạnh An | TP. Bến Tre | DV-SX bưởi da xanh |
|
5 | HTX NN Giồng Trôm | H. Giồng Trôm | DV-SX lúa giống |
|
6 | HTX NN Thành Tuyền | H. Giồng Trôm | SX nấm |
|
7 | HTX NN bưởi DX Giồng Trôm | H. Giồng Trôm | DV-SX bưởi da xanh |
|
II | THUỶ SẢN |
|
|
|
1 | HTX TS Rạng Đông | BĐ | QL-Khai thác và nuôi nghêu |
|
2 | HTX TS Đồng Tâm | BĐ | QL-Khai thác và nuôi nghêu |
|
3 | HTX TS Bảo Thuận | BT | QL-Khai thác và nuôi nghêu |
|
4 | HTX TS Tân Thuỷ | BT | QL-Khai thác và nuôi nghêu |
|
5 | HTX TS An Thuỷ | BT | QL-Khai thác và nuôi nghêu |
|
6 | HTX TS Thanh Bình | TP | QL-Khai thác và nuôi nghêu |
|
7 | HTX TS Bình Minh | TP | QL-Khai thác và nuôi nghêu |
|
8 | HTX TS Thành Lợi | TP | QL-Khai thác và nuôi nghêu |
|
9 | HTX TS Thạnh Phong | TP | QL-Khai thác và nuôi nghêu |
|
10 | HTX TS Vĩnh Tiến | CL | Bảo tồn QL khai thác ốc gạo |
|
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP NĂM 2014
TT | Hạng mục | Đơn vị | Số lượng | Tỷ lệ |
1 | Tổng số HTX |
| 17 |
|
| - HTX nông nghiệp | HTX | 7 |
|
| - HTX thuỷ sản | HTX | 10 |
|
2 | Tình hình hoạt động của HTX |
|
| 100% |
| - Số HTX hoạt động khá | HTX | 6 | 35,3% |
| - Số HTX hoạt động trung bình | HTX | 6 | 35,3% |
| - Số HTX hoạt động kém | HTX | 5 | 29,4% |
3 | Vốn hoạt động của HTX |
|
|
|
| - Vốn điều lệ của 17 HTX | Triệu đồng | 4.047 |
|
| - Vốn chủ sở hữu của 17 HTX | Triệu đồng | 40.327 |
|
| + Vốn của 7 HTX nông nghiệp | Triệu đồng | 946 |
|
| + Vốn bình quân của 10 HTX thuỷ sản | Triệu đồng | 39.381 |
|
| - Vốn bình quân của 1 HTX | Triệu đồng | 2.372 |
|
| + Vốn bình quân của 1 HTX nông nghiệp | Triệu đồng | 135 |
|
| + Vốn bình quân của 1 HTX thuỷ sản | Triệu đồng | 3.938 |
|
4 | Doanh thu của HTX |
|
|
|
| - Doanh thu của 17 HTX | Triệu đồng | 116.700 |
|
| + Doanh thu của 7 HTX nông nghiệp | Triệu đồng | 12.356 |
|
| + Doanh thu của 10 HTX thuỷ sản | Triệu đồng | 104.344 |
|
| - Doanh thu bình quân của 1 HTX | Triệu đồng | 6.865 |
|
| + Doanh thu bình quân của 1 HTX nông nghiệp | Triệu đồng | 1.765 |
|
| + Doanh thu bình quân của 1 HTX thuỷ sản | Triệu đồng | 10.434 |
|
5 | Lợi nhuận của HTX |
|
|
|
| - Lợi nhuận của 17 HTX | Triệu đồng | 40.814 |
|
| + Lợi nhuận của 7 HTX nông nghiệp | Triệu đồng | 886 |
|
| + Lợi nhuận của 10 HTX thuỷ sản | Triệu đồng | 39.928 |
|
| - Lợi nhuận bình quân của 1 HTX | Triệu đồng | 2.401 |
|
| + Lợi nhuận bình quân của 1 HTX nông nghiệp | Triệu đồng | 127 |
|
| + Lợi nhuận bình quân của 1 HTX thuỷ sản | Triệu đồng | 3.993 |
|
6 | Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu |
| 34,97% |
|
| Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu HTX nông nghiệp | % | 7,17% |
|
| Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu HTX thuỷ sản | % | 38,27% |
|
- 1 Công văn 5462/UBND-NNNT năm 2014 tăng cường hợp tác với các tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn do thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản
- 3 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4 Quyết định 710/QĐ-BNN-KTHT năm 2014 phê duyệt kế hoạch đổi mới, phát triển hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5 Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 6 Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
- 7 Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Kết luận 56-KL/TW năm 2013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
- 10 Luật hợp tác xã 2012
- 11 Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
- 12 Quyết định 213/QĐ-UB năm 2005 Quy định chính sách phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 13 Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- 1 Công văn 5462/UBND-NNNT năm 2014 tăng cường hợp tác với các tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn do thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 213/QĐ-UB năm 2005 Quy định chính sách phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk