BAN CHỈ ĐẠO THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ ATVSLĐ TRUNG ƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 519/KH-BCĐTƯ | Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2022 |
TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2022
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 87/QĐ- TTg ngày 12/01/2016 về việc tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) hàng năm; căn cứ vào thực tế công tác ATVSLĐ và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) trong thời gian qua, Ban chỉ đạo (BCĐ) Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương xây dựng Kế hoạch triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 với các nội dung cụ thể, như sau:
1. Mục đích
Nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, cơ sở thông qua các hoạt động thông tin, tuyên truyền, chương trình hành động cụ thể về ATVSLĐ; đẩy mạnh thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc; chăm sóc sức khỏe người lao động, hạn chế thấp nhất TNLĐ, BNN.
2. Yêu cầu
Tổ chức các hoạt động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 đảm bảo thiết thực, hiệu quả, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch bệnh COVID-19.
II. Chủ đề của Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022
Nhằm thúc đẩy các chương trình hành động, biện pháp cải thiện điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh trong các doanh nghiệp, cơ sở, đảm bảo an toàn, duy trì và phát triển sản xuất, thích ứng an toàn, linh hoạt trong phòng chống dịch bệnh, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 được phát động với chủ đề “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”.
III. Thời gian và phạm vi triển khai
1. Thời gian tổ chức: Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 31/5/2022.
2. Phạm vi triển khai: trên toàn quốc
1. Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022
a) BCĐ Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 kết hợp tổ chức Tháng công nhân năm 2022.
Quy mô, cách thức tổ chức như sau:
- Thời gian dự kiến: sáng ngày 28/4/2022 (thứ Năm).
- Địa điểm: tổ chức tại Hà Nội. BCĐ Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương sẽ phối hợp với một số tập đoàn, tổng công ty có nguy cơ, rủi ro cao về ATVSLĐ để tổ chức Lễ phát động.
- Chủ trì: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đồng chủ trì. Mời lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự và phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2022.
- Thời lượng, Chương trình Lễ phát động: 60 phút, từ 8 giờ 30 phút - 9 giờ 30 phút.
- Chương trình Lễ phát động gồm các nội dung:
+ Chiếu phóng sự tổng quan về kết quả, nhiệm vụ công tác ATVSLĐ, hoạt động của Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng công nhân.
+ Phát biểu phát động buổi Lễ: Mời Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự và phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2022.
+ Khen thưởng về công tác ATVSLĐ, tổ chức tốt Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân.
- Quy mô, thành phần tham dự: 300 người, gồm lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện các bộ, ngành, cơ quan thành viên BCĐ Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương; đại diện một số địa phương, tập đoàn, tổng công ty, cán bộ, viên chức, người lao động; đại biểu các doanh nghiệp, cơ sở, công nhân, nông dân, sinh viên trường nghề; các cơ quan phóng viên báo chí...
Trước, trong và sau thời gian tổ chức Lễ phát động, BCĐ Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương sẽ phân công, tổ chức các đoàn thăm hỏi, động viên các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN, gặp hoàn cảnh khó khăn; tổ chức một số đoàn đi thực tế thăm, kiểm tra công tác triển khai, hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng công nhân, công tác ATVSLĐ tại một số địa phương, tập đoàn, tổng công ty có đông công nhân lao động hoặc có nguy cơ, rủi ro cao về TNLĐ, BNN.
Trong trường hợp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, BCĐ Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương sẽ điều chỉnh quy mô buổi Lễ cho phù hợp thực tế và tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, xây dựng, gửi phát các tài liệu, ấn phẩm mẫu tới các địa phương, doanh nghiệp, người lao động trên nhiều hình thức, phương tiện thông tin đại chúng, internet.
b) Tại các bộ, ngành, địa phương: Tùy theo điều kiện của bộ, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động hưởng ứng thiết thực phù hợp với chủ đề, nội dung Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2022; phù hợp với điều kiện, đặc thù, yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 tại các bộ, ngành, địa phương và tuân thủ đúng các hướng dẫn về phòng, chống dịch của Chính phủ, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.
Nội dung, các hoạt động hưởng ứng Tháng công nhân năm 2022 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn.
2. Tổ chức sự kiện, hoạt động chuyên đề ATVSLĐ
- Đổi mới và tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ cả trực tiếp và trực tuyến tới doanh nghiệp, người lao động; xây dựng, phát hành các thông điệp, cảnh báo, sổ tay, tờ rơi, đĩa CD, DVD hướng dẫn về chủ đề, nội dung triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022; đa dạng hóa nhiều hình thức thông tin, truyền thông phù hợp trên nhiều kênh, phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, truyền hình, internet, mạng xã hội, hệ thống các đài phát thanh quận, huyện, xã, phường, doanh nghiệp.
- Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ; phòng ngừa TNLĐ, BNN và cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19; tăng cường các hoạt động tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình ATVSLĐ trong các phân xưởng, tổ, đội; hướng dẫn, tư vấn cụ thể về kỹ năng, quy trình làm việc an toàn, các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong công tác ATVSLĐ tới doanh nghiệp, người lao động; các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động khi tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN.
- Chú trọng thông tin, tư vấn, tập huấn, hướng dẫn, doanh nghiệp, người lao động nhận diện, đánh giá nguy cơ, rủi ro, cải thiện điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh trong các doanh nghiệp, cơ sở, tổ, đội, phân xưởng, nhà máy, các công trình xây dựng, giao thông nơi đông người qua lại, các trung tâm thương mại, trường học, khu dân cư về đảm bảo an toàn trong lao động, sản xuất và phòng, chống dịch bệnh COVID-19; chủ động trong công tác phòng ngừa, huấn luyện kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động; các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tăng cường tổ chức các hoạt động tập huấn, huấn luyện chuyên đề về ATVSLĐ cho nhân viên y tế trong phòng chống dịch.
- Tổ chức các hoạt động có sự tham gia phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia, người sử dụng lao động, người lao động, an toàn vệ sinh viên như: tọa đàm, đối thoại, hội thi, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình điển hình về ATVSLĐ; quan tâm, thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.
- Tổ chức các cuộc thanh tra, phối kết hợp giữa các sở, ban, ngành trong các hoạt động kiểm tra, giám sát ATVSLĐ trong các ngành, nghề có nhiều nhiều nguy cơ TNLĐ, BNN như xây dựng, điện, khai khoáng, hóa chất, cơ khí, làm việc trong không gian hạn chế; việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, đo kiểm môi trường lao động, công tác huấn luyện về ATVSLĐ.
3. Tổ chức khen thưởng về ATVSLĐ
Các bộ, ngành, địa phương căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng và thành tích của các tập thể, cá nhân trong công tác ATVSLĐ tổ chức khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc về ATVSLĐ trong Tháng hành động về ATVSLĐ.
Đối với các hình thức khen thưởng về ATVSLĐ thuộc thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: các bộ, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động lập hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy trình, gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục An toàn lao động).
1. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan
- Đề nghị các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức các hoạt động phù hợp, thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2022; chỉ đạo, thường xuyên đôn đốc các đơn vị trực thuộc triển khai các chương trình hành động cụ thể về đánh giá nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ và tăng cường các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, BNN, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc; kiện toàn ban chỉ đạo, ban tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ (nếu có); tổng kết, đánh giá kết quả triển khai.
- Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với BCĐ Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan báo chí ở trung ương, địa phương, các hệ thống thông tin ở cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chủ đề và các nội dung của Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2022.
- Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2022; chỉ đạo Quỹ Tấm lòng vàng tăng cường hỗ trợ, bố trí kinh phí cho các hoạt động động viên, thăm hỏi nạn nhân, các gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN, gặp hoàn cảnh khó khăn.
2. Các địa phương
- Căn cứ vào điều kiện, tình hình kinh tế, xã hội và yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn, các địa phương chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2022 phù hợp, hiệu quả, an toàn; phối hợp tổ chức các đoàn liên ngành trong các hoạt động kiểm tra, thăm hỏi các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN, các công nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở tăng cường xây dựng, triển khai các biện pháp giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ; phòng ngừa TNLĐ, BNN và cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc.
- Đổi mới và đa dạng hóa nhiều hình thức thông tin, tuyên truyền, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện về ATVSLĐ tới doanh nghiệp và người lao động cả trong khu vực có hợp đồng lao động và không có hợp đồng lao động theo hướng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Chú trọng xây dựng, tuyên truyền các mô hình, sáng kiến cải thiện điều kiện lao động để lan tỏa trong cộng đồng; tăng cường tuyên truyền về các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động; thông tin, hướng dẫn cách nhận diện, đánh giá các nguy cơ rủi ro và các biện pháp phòng tránh TNLĐ, BNN.
- Bố trí kinh phí để tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ phù hợp, thiết thực với điều kiện của địa phương.
3. Các tập đoàn, tổng công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, trong đó tăng cường các hoạt động phối hợp, lồng ghép trong triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2022, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, bộ phận trực thuộc chủ động và tăng cường các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá, kiểm soát các các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; tăng cường xây dựng, triển khai các biện pháp giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ; phòng ngừa TNLĐ, BNN và cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc; tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng, nghiệp vụ về ATVSLĐ cho người lao động; hướng dẫn người lao động nhận diện, đánh giá và tham gia đánh giá nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ.
- Chú trọng các hoạt động tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình ATVSLĐ; tổ chức thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN, các công nhân có hoàn cảnh khó khăn.
4. Các cơ quan truyền thông:
Đề nghị các cơ quan truyền thông tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2022; thông tin về các nguyên nhân, sự cố TNLĐ, BNN và chia sẻ rộng rãi các sáng kiến, ứng dụng công nghệ thông tin cải thiện điều kiện lao động; chia sẻ, lan tỏa các sáng kiến của tổ chức, cá nhân điển hình trong công tác đảm bảo ATVSLĐ.
VI. Tiến độ và kinh phí triển khai thực hiện
1. Tiến độ triển khai
a) BCĐ Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương ban hành Kế hoạch triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 (Tháng 02/2022). Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ của đơn vị (trước ngày 15/03/2022).
b) Xây dựng, phát hành các ấn phẩm, tài liệu truyền thông về ATVSLĐ: Quý I, II/ 2022.
c) Họp BCĐ Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương: Tháng 4/2022;
d) Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 và đối thoại hội đồng quốc gia về ATVSLĐ: Ngày 28/4/2022.
đ) Các hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên đề ATVSLĐ: Tháng 4-5/2022.
e) Tổ chức thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ: Tháng 3-6/2022.
g) Tổng kết và báo cáo kết quả: Các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty, các địa phương tổng hợp và báo cáo kết quả triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 7 năm 2022 theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ.
2. Kinh phí thực hiện
a) Đối với các bộ, ngành, địa phương: Kinh phí tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 thực hiện theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bố trí kinh phí tổ chức các cuộc họp BCĐ, công tác chỉ đạo và một số hoạt động của BCĐ tại Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLD; xây dựng, phát hành các ấn phẩm, tài liệu mẫu theo chủ đề; phối hợp, tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Chủ động bố trí kinh phí cho các hoạt động phối hợp trong tổ chức Lễ phát động và các hoạt động của Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2022; kinh phí để BCĐ Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương thăm hỏi các gia đình, nạn nhân bị TNLĐ, BNN, các công nhân có hoàn cảnh khó khăn từ Quỹ Tấm lòng vàng; giám sát tình hình triển khai, thực hiện pháp luật về ATVSLĐ.
- Các cơ quan thành viên BCĐ Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương bố trí kinh phí trong các hoạt động phối hợp, trong các cuộc họp, công tác chỉ đạo, tuyên truyền, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ phù hợp.
b) Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh: Xây dựng kế hoạch, kinh phí triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 trong kế hoạch về ATVSLĐ hàng năm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh./.
| KT. TRƯỞNG BAN |
KHẨU HIỆU HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ ATVSLĐ NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số: 519/KH-BCĐTƯ ngày 04 tháng 03 năm 2022 của Trưởng BCĐ Tháng hành động về ATVSLĐ)
- Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2022.
- Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022.
- Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.
- Thực hiện nghiêm các nội qui, qui trình, giải pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện về ATVSLĐ.
- Doanh nghiệp và người lao động chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động.
- Hãy nghĩ về an toàn trước khi hành động.
- Chủ động rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc.
- Môi trường làm việc an toàn - Tốt cho bạn, cho doanh nghiệp.
- Tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN vì an toàn và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và người lao động.