- 1 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2 Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 3 Quyết định 02/2021/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ, cấp phát, quản lý, chi tiêu, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ cho ngân sách cấp xã tổ chức bảo vệ rừng tại cơ sở; mức trợ cấp cho người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được huy động tham gia bảo vệ rừng, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4 Quyết định 47/2021/QĐ-UBND về Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng các cấp; phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 08 tháng 3 năm 2023 |
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2023
Trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 609/SNNPTNT-KL ngày 24/02/2023 về việc tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác PCCCR năm 2023; để thực hiện hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (viết tắt là PCCCR), cụ thể hóa công tác chỉ đạo, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện hỗ trợ, kịp thời ứng phó các tình huống cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch PCCCR trên địa bàn tỉnh năm 2023, với những nội dung sau:
1. Mục đích
a) Quản lý tốt diện tích 333.049,84 ha rừng trên địa bàn tỉnh; trong đó, rừng tự nhiên 106.671,55 ha, rừng trồng 156.322,90 ha và rừng trồng chưa thành rừng 70.055,39 ha.
b) Chủ động phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ các nguyên nhân và nguy cơ dẫn đến cháy rừng, giảm thiếu đến mức thấp nhất số vụ cháy, thiệt hại do cháy rừng gây ra, góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
c) Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về công tác PCCCR của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về PCCCR của các chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
a) Triển khai công tác PCCCR thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh với phương châm “Phòng là chính, chữa cháy kịp thời”, chủ động phát hiện và sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia chữa cháy rừng theo quy định tại Quyết định số 47/2021/QĐ-UBND ngày 21/9/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng các cấp; phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
b) Xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành.
c) Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng và PCCCR; ứng dụng công nghệ trong dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm cháy rừng. Huy động mọi nguồn lực hợp pháp (trong đó có hợp tác công tư, xã hội hóa) để đầu tư cho công tác PCCCR.
a) Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác PCCCR
Nội dung phải thiết thực, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và phù hợp cho từng lứa tuổi, từng đối tượng. Hình thức thực hiện cần đa dạng, phong phú và phù hợp với phong tục, tập quán sinh hoạt vùng, miền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân về PCCCR.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Xây dựng lực lượng
Thành lập mới hoặc củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo và lực lượng PCCCR các cấp theo Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng các cấp; phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 47/2021/QĐ-UBND ngày 21/9/2021 của UBND tỉnh.
Xây dựng quy chế làm việc cụ thể, đảm bảo có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng thành viên Ban chỉ đạo. Tổ chức giao ban định kỳ và thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện công tác PCCCR để Trưởng Ban nắm bắt và chỉ đạo kịp thời.
Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 30/3/2023.
c) Khoanh vùng trọng điểm cháy rừng và xây dựng kế hoạch, phương án PCCCR
Rà soát, bổ sung vùng trọng điểm cháy rừng ngoài thực địa vào bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừngChỉ đạo chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và UBND cấp xã được giao quản lý rừng lập và rà soát, bổ sung, chỉnh lý phương án PCCCR đã lập theo Mẫu số 01, 02, 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 30/4/2023.
d) Trực, tiếp nhận và xử lý thông tin cảnh báo cháy rừng, thông tin cháy rừng
Vào mùa khô (từ tháng 3-8) khi dự báo cháy rừng từ cấp cao trở lên (cấp III, IV, V), lực lượng Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã phải phân công trực PCCCR 24/24 giờ trong ngày tại các trọng điểm cháy rừng và cơ quan. Hàng ngày phải báo cáo về Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) trước 16 giờ 30 phút qua số điện thoại 02553 828375 để tổng hợp, báo cáo lên cấp trên và thông báo trên các thông tin đại chúng để cảnh báo, chủ động phòng ngừa.
Việc tiếp nhận, xử lý thông tin cấp dự báo cháy rừng và xử lý thông tin cháy rừng thực hiện theo Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng các cấp; phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số 47/2021/QĐ-UBND ngày 21/9/2021 của UBND tỉnh.
đ) Tập huấn và diễn tập chữa cháy rừng
Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp Chi cục Kiểm lâm vùng 4 - Cục Kiểm lâm hoặc Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Công an tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ PCCCR cho các lực lượng tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR theo Chương trình công tác năm.
Hạt Kiểm lâm tham mưu cho UBND cấp huyện tổ chức diễn tập chữa cháy rừng trên địa bàn quản lýThời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 31/5/2023.
e) Tuần tra phát hiện lửa rừng
Trong mùa hanh khô dễ xảy ra cháy rừng, Ban Chỉ đạo tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo các chủ rừng và lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, theo dõi phát hiện lửa rừng, kịp thời triển khai ngay các biện pháp chữa cháy rừng, không để lửa cháy lan diện rộng.
Tăng cường, bố trí lực lượng ở địa bàn xung yếu có nguy cơ cháy rừng cao, thường trực 24/24 giờ trong thời điểm nắng nóng kéo dài, thường xuyên kiểm soát nghiêm ngặt người, phương tiện ra vào rừng; sớm phát hiện lửa rừng và báo cáo cho Ban Chỉ đạo biết để chỉ đạo huy động lực lượng kịp thời chữa cháy.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên
g) Kiểm tra công tác phòng cháy rừng
Ban Chỉ đạo các cấp phải tự kiểm tra và thành lập đoàn kiểm tra, xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra hoạt động của Ban chỉ đạo cấp dưới để kiểm tra các điều kiện cần thiết cho công tác PCCCR như: Công tác chỉ đạo điều hành; tuyên truyền phổ biến pháp luật; thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ; kiểm tra hiện trường rừng;...) để đảm bảo mọi hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương, cơ sở thực hiện đúng theo kế hoạch, phương án đã xây dựng.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên
Công tác chữa cháy rừng phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc theo Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng các cấp; phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số 47/2021/QĐ-UBND ngày 21/9/2021 của UBND tỉnh.
a) Nguyên tắc chữa cháy rừng
- Thực hiện phương châm bốn tại chỗ: “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”;
- Dập tắt lửa phải khẩn trương, kịp thời và triệt để;
- Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài nguyên rừng;
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, gia súc, phương tiện và tài sản của nhân dân.
b) Tổ chức lực lượng chữa cháy rừng
Khi phát hiện có đám cháy, Ban Chỉ đạo phải xem xét tình hình cụ thể, tính chất, quy mô đám cháy (loại vật liệu cháy, loại cháy, cường độ cháy) địa hình, tốc độ gió, tốc độ lan tràn của đám cháy mà chỉ huy, huy động lực lượng và phương tiện, dụng cụ chữa cháy cho thích hợp.
c) Kỹ thuật chữa cháy rừng
- Biện pháp chữa cháy gián tiếp: Dùng lực lượng và phương tiện để giới hạn đám cháy, thường áp dụng cho đám cháy lớn và diện tích khu rừng còn lại nhiều, hoặc đám cháy lớn, không chữa trực tiếp được.
- Biện pháp chữa cháy trực tiếp: Sử dụng tất cả các phương tiện, công cụ từ thủ công đến cơ giới hiện đại, như: Cành cây, bình tưới nước, máy bơm phun nước, máy thổi gió, dao phát, bàn dập lửa ... tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt lửa. Áp dụng đối với đám cháy có diện tích nhỏ; thường áp dụng cháy lan trên mặt đất.
- Biện pháp chữa cháy tổng hợp: Bằng cách phối hợp cả 2 biện pháp chữa cháy trực tiếp và chữa cháy gián tiếp.
d) Biện pháp khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra
Tổ chức điều tra, xác minh nguyên nhân gây cháy, mức độ thiệt hại (diện tích, loại rừng, địa điểm...) do cháy rừng gây ra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng để xử lý theo quy định của pháp luật. Xây dựng phương án và lập kế hoạch trồng lại rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, bảo vệ rừng, vệ sinh rừng, giám sát phục hồi rừng. Hỗ trợ vật chất, tinh thần, đề nghị xét công nhận chính sách cho những người bị thương, bị chết trong quá trình chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
3. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác PCCCR
Hiệu quả của công tác PCCCR phụ thuộc nhiều vào kiến thức và kinh nghiệm của trong thực tiễn, Ban Chỉ đạo các cấp cần tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và kiến nghị những biện pháp khắc phục tồn tại cho thời gian sau thực hiện tốt hơn.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm các quy định về PCCCR trên địa bàn tỉnh; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá thực trạng công tác PCCCR và đề ra các giải pháp, biện pháp cụ thể để khắc phục trong thời gian tới. Khẩn trương tham mưu thực hiện dự án Hiện đại hóa, nâng cao năng lực giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; thành lập Đoàn liên ngành cấp tỉnh kiểm tra công tác PCCCR; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.
Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án PCCCR; tăng cường kiểm soát việc xử lý thực bì trong canh tác nương rẫy, vệ sinh sau khai thác rừng trồng; tuần tra, theo dõi phát hiện sớm những điểm cháy; tu sửa kịp thời các công trình PCCCR; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ rừng và PCCCR.
b) Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh giải ngân kịp thời tiền thu dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng và UBND cấp xã đế các đơn vị, địa phương thực hiện công tác PCCCR theo kế hoạch đã được duyệt.
c) Chỉ đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh và các chủ rừng là tổ chức thực hiện các nhiệm vụ PCCCR theo quy định pháp luật. Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình PCCCR.
2. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và Công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, chủ rừng là tổ chức và chính quyền địa phương xử lý triệt để các vụ án phá rừng, cháy rừng còn tồn đọng; phối hợp, hỗ trợ điều tra và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định pháp luật.
b) Chỉ đạo Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện phối hợp chặt chẽ với Chi cục Kiểm lâm và các địa phương trong công tác PCCCR; thực hiện kiểm tra an toàn về PCCCR định kỳ, đột xuất theo quy định; tham gia Đoàn liên ngành kiểm tra công tác PCCCR hàng năm khi có yêu cầu.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về PCCCR. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tham gia diễn tập PCCCR theo kế hoạch của địa phương; thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm, Dân quân tự vệ với các lực lượng khác trong hoạt động bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn.
b) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Kiểm lâm, Công an ở địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác PCCCR tại nơi đơn vị đóng quân, địa bàn hoạt động của đơn vị mình. Có kế hoạch sử dụng lực lượng, phương tiện để sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.
4. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh ưu tiên cân đối ngân sách đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đúng quy định; đề xuất UBND tỉnh cân đối, phân bố kinh phí thu được từ xử lý vi phạm hành chính và xử lý lâm sản, phương tiện tịch thu trong lĩnh vực lâm nghiệp hàng năm để chi cho hoạt động bảo vệ rừng và PCCCR.
5. Các Tổ chức Chính trị - Xã hội tỉnh
Phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, các địa phương, các đơn vị chủ rừng thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về công tác PCCCR cho hội viên, đoàn viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
6. Các cơ quan truyền thông đóng trên địa bàn tỉnh
Phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác PCCCR; thường xuyên thông tin cảnh báo cháy rừng ở thời điểm nắng nóng, nguy cơ cháy rừng cao; nêu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR để tuyên truyền, nhân rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.
7. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh
Thường xuyên cập nhật kết quả quan trắc về tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, kết hợp với dự báo của cơ quan Trung ương để cung cấp kịp thời cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh xác định, đưa tin kịp thời cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Ban hành kế hoạch thực hiện công tác PCCCR phù hợp tình hình thực tế tại địa phương. Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo để chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCCR. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy định về PCCCR theo thẩm quyền, đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCCR.
b) Chỉ đạo các ngành chức năng, đoàn thể cấp huyện và UBND xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCCR cho nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động bảo vệ rừng và PCCCR
c) Ưu tiên đầu tư ngân sách cho hoạt động PCCCR, có thể sử dụng nguồn kinh phí dự phòng của cấp mình chi cho hoạt động bảo vệ rừng; trang bị phương tiện, công cụ PCCCR khi cần thiết theo quy định.
9. Các chủ rừng
Xây dựng, tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về PCCCR theo quy định tại Mục III, Điều 53, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án PCCCR đối với diện tích rừng do đơn vị quản lý; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về bảo vệ rừng và PCCCR; kiện toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ huy, các tổ, đội bảo vệ rừng và PCCCR; phân công trực, ứng trực và tuần tra, canh gác thường xuyên, theo dõi phát hiện lửa rừng 24/24 giờ trong những ngày cao điểm nắng nóng, khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp III trở lên; kiểm tra, giám sát và hướng dẫn người dân xử lý thực bì trong sản xuất nương rẫy trong lâm phần không để xảy ra cháy rừng.
b) Chủ động phối hợp với Kiểm lâm và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, xác minh, làm rõ và xử lý các hành vi vi phạm về cháy rừng; thực hiện kiểm tra an toàn về PCCCR; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCCR theo thẩm quyền.
c) Đầu tư trang bị phương tiện, công cụ và có kế hoạch tu sửa, xây dựng đường băng cản lửa và làm giảm vật liệu cháy ngay từ đầu mùa khô; thực hiện việc khắc phục lại rừng sau cháy rừng xảy ra (nếu có). Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình bảo vệ rừng và PCCCR cho Ban Chỉ huy cấp trên.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các chủ rừng nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
1 Quyết định 138/QĐ-UBND về Kế hoạch Bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2023