Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 520/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2023

Căn cứ Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Ban Bí thư về đy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kcông nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Thông tư số 02/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025;

Thực hiện Kế hoạch số 4881/KH-BCĐTƯ ngày 28 tháng 11 năm 2022 của Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động Trung ương về triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 và Nghị quyết số 62/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành Chương trình về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Tháng hành động) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thúc đẩy các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng quan tâm, thực thi nghiêm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; đồng thời đẩy mạnh các chương trình hành động cụ thể về cải thiện điều kiện lao động, rà soát, xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, đánh giá nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.

2. Yêu cầu

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 đảm bảo thiết thực, hiệu quả và có trọng điểm; khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh lựa chọn các vn đề ni cộm trong ngành, lĩnh vực làm chđề trong chương trình hành động về an toàn, vệ sinh lao động để mang tính hiệu quả cao.

II. CHỦ ĐỀ THÁNG HÀNH ĐỘNG

Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, gim căng thng tại nơi làm việc”.

III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI

1. Thời gian:

- Thời gian tổ chức: từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 31 tháng 5 năm 2023.

- Thời gian tổng kết, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện: tháng 7 năm 2023.

2. Phạm vi triển khai: trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Hoạt động truyền thông, tuyên truyền, sự kiện chuyên đề

1.1. Đổi mới và đa dạng hóa hoạt động thông tin, truyền thông, sự kiện chuyên đề với nhiều hình thức như hội thi, tọa đàm, ấn phẩm truyền thông,... trên nhiều kênh, phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, truyền hình, website, mạng xã hội, hệ thống đài phát thanh cấp huyện, cấp xã, doanh nghiệp; cập nhật và thông tin kịp thời về nguyên nhân các vụ tai nạn lao động, sự cđể phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thông tin, tuyên truyền sâu rộng về các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong công tác an toàn, vệ sinh lao động tới doanh nghiệp, người lao động.

1.2. Nâng cao chất lượng các hoạt động tư vấn, tập huấn, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động gn với đặc điểm, đặc thù sản xuất của ngành, nghề, lĩnh vực đặc biệt là trong các công việc có nguy cơ rủi ro cao như làm việc trên cao, hàn, cắt, trong không gian hạn chế, hóa chất, điện,...; chú trọng huấn luyện thực hành, kỹ năng đánh giá nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

1.3. Tăng cường các hoạt động rà soát, xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp an toàn tại các phân xưởng, nhà máy, các máy, thiết bị, vật tư có yêu cu nghiêm ngặt về an toàn lao động; thúc đy triển khai các chương trình hành động cụ thvề cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, giảm căng thẳng, mệt mi tại nơi làm việc, triển khai các chế độ phúc lợi cho người lao động.

1.4. Triển khai tổ chức các hoạt động đối thoại về an toàn, vệ sinh lao động nhằm thúc đy việc thực thi và tháo gcác vướng mc trong thực thi chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại quận, huyện, thành phố ThĐức, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

1.5. Tăngng các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong một số ngành, lĩnh vực để xảy ra nhiều tai nạn lao động như xây dựng, làm việc trong không gian hạn chế, an toàn sử dụng điện, thiết bị áp lực, hóa chất, việc sử dụng các máy, thiết bị, vật tư có yêu cu nghiêm ngặt van toàn lao động,...; tăng cường các hoạt động tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng, t, đội.

1.6. Tổ chức các hoạt động thăm hỏi và tặng quà các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm kịp thời chia sẻ nhng mất mát và động viên các gia đình khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sng, công việc.

1.7. Tổ chức tuyên truyền cổ động Tháng hành động bng tranh áp-phích, pa-nô, băng-rôn, cờ phướn trên các trục đường chính của Thành phố, tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, các doanh nghiệp, khu trung tâm thương mại, các chợ đầu mối, bệnh viện, trường học và các khu vực thường xuyên tập trung đông người.

2. Hoạt động tổ chức mít tinh, diễn tập

Căn cứ vào điều kiện thực tế tại đơn vị tổ chức các hoạt động mít tinh, diễn tập phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cu khn cấp tại các nơi có nhiu nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các doanh nghiệp có nhiều lao động, các khu vực dân cư đông người như khu chế xuất và khu công nghiệp, công trường xây, khu vực thường xuyên tập trung đông người phù hợp với chủ đề, nội dung Tháng hành động phù hợp với điều kiện, đặc thù, yêu cầu của đơn vị.

3. Tổ chức hoạt động thi đua thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động và đảm bảo môi trường làm việc an toàn

3.1. Phát động phong trào thi đua xây dựng, tuyên truyền các mô hình, sáng kiến cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thng tại nơi làm việc nhm góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người lao động, người sử dụng lao động và cộng đồng xã hội trong việc chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố mất an toàn lao động.

3.2. Tổ chức tập huấn, huấn luyện kỹ năng làm việc an toàn cho đội ngũ cán bộ quản lý công tác an toàn lao động, bồi dưỡng kỹ năng nhận diện, đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc, chia srộng rãi các sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin cải thiện điều kiện lao động theo điều kiện, tình hình hoạt động sn xuất.

4. Tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo

4.1. Tổ chức hội nghị đối thoại chuyên đvề an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhận diện mối nguy cơ rủi ro cao và đưa ra các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

4.2. Tổ chức hội nghị, hội thảo giao lưu chia sẻ kinh nghiệm có sự tham gia của người sử dụng lao động, tham quan các mô hình điển hình về an toàn, vệ sinh lao động; các sáng kiến cải thiện điều kiện lao động nhm lan tỏa trong cộng đồng.

5. Hoạt động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động

Tăng cưng công tác tự kiểm tra; phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong hoạt động kiểm tra, thanh tra giám sát an toàn, vệ sinh lao động; đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, ngành nghề có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như xây dựng, làm việc trong không gian hạn chế, an toàn sử dụng điện, thiết bị áp lực, hóa chất, việc sử dụng các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

5.1. Cấp Thành phố: Tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kim tra, giám sát, đôn đốc quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các doanh nghiệp, đơn vị, công trường trong công tác chuẩn bị, tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động năm 2023 và chp hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

5.2. Các sở, ngành Thành phố, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Thành phố, Ban Qun lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyn, thành phố Th Đức, các Tng công ty, Công ty trực thuộc Thành phố: Chđộng tổ chức các đợt kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghnghiệp của các đơn vị trực thuộc trong phạm vi quản lý, lưu ý đến các đơn vị, doanh nghiệp có nhiều nguy cơ gây mất an toàn trong lao động.

5.3. Cp cơ sở: Các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở trên địa bàn tổ chức các hoạt động hưng ứng Tháng hành động; thường xuyên duy trì hoạt động tự kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chng bệnh nghề nghiệp; tăng cường các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá, kiểm soát các nguy cơ, rủi ro mất an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

6. Hoạt động tư vấn, tập huấn, hướng dẫn kỹ năng làm việc an toàn, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Các sở, ngành Thành phố, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Thành phố, Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các Tổng Công ty, Công ty trực thuộc Thành phố, các doanh nghiệp phối hợp với đơn vị có chức năng tổ chức thực hiện:

- Khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bn; huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người làm công tác y tế cơ sở; quan trc môi trường lao động.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động cho người làm công tác quản lý, chỉ đạo Tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp huyện; người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; người sử dụng lao động, người lao động tại các làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được huấn luyện và tiếp cận thông tin về an toàn, vệ sinh lao động.

7. Thăm và tặng quà cho nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Các sở, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các doanh nghiệp tùy theo tình hình điều kiện cụ thể tổ chức thăm, động viên và tặng quà cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.

8. Tổ chức khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động

8.1. Căn cứ Luật Thi đua Khen thưởng và thành tích của các tập thể, cá nhân trong công tác an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức khen thưng cho các tập th, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đảm bo về an toàn, vệ sinh lao động.

8.2. Đối với các hình thức khen thưng về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh chđộng lập hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy trình gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định (thông qua Cục An toàn lao động).

V. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1.1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành Thành phố thực hiện hướng dẫn quận, huyện, thành phố Thủ Đức, đơn vị và doanh nghiệp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động; tập huấn các kỹ năng đánh giá yếu t nguy him, yếu tố có hại, các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; cải thiện điều kiện lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo nội dung tiết 1.2, tiết 1.4 khoản 1 Mục IV.

1.2. Phát hành các tài liệu tuyên truyền, cđộng về an toàn vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động) in ấn và phát hành.

1.3. Tổng hợp báo cáo nhanh các hoạt động hưng ứng Tháng hành động, báo cáo tổng kết Tháng hành động gi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân Thành phố.

1.4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức đợt tổng kiểm tra cấp Thành phố về an toàn, vệ sinh lao động, theo nội dung tại tiết 5.1 khoản 5 Mục IV.

1.5. Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Tháng hành động theo đúng quy định.

1.6. Chủ trì thông tin đến các cơ quan báo, đài tuyên truyền các nội dung về công tác an toàn, vệ sinh lao động, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghnghiệp và các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động; cập nht và thông tin kịp thời về nguyên nhân các vụ tai nạn lao động, sự c đphòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

1.7. Tổ chức hướng dẫn, tổng hợp khen thưởng đối với các đơn vị, tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đảm bảo van toàn, vệ sinh lao động trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động tại khoản 8 Mục IV.

2. Sở Văn hóa và Th thao

2.1. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo trên pa-nô, băng-rôn; thực hiện cđộng tuyên truyền Tháng hành động bng hình thức tranh áp-phích, pa-nô, băng-rôn, cờ phướn trên một số trục đường chính của Thành phố, các khu chế xuất, khu công nghiệp, các nơi tập trung đông người, theo nội dung tại tiết 1.7 khoản 1 Mục IV.

2.2. Chỉ đạo các Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận, huyện, thành phố ThĐức lồng phép trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tuyên truyn về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời gian diễn ra Tháng hành động năm 2023.

3. Sở Y tế

3.1. Chỉ đạo hệ thống ngành Y tế tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, tuyên truyền, ph biến việc thực hiện tt các quy định về vệ sinh lao động, tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản; huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người làm công tác y tế cơ sở; quan trắc môi trường lao động, tập trung vào khu vực có nhiu nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghip theo nội dung tại khoản 6 Mục IV.

3.2. Phối hợp với các ngành thực hiện tổng kiểm tra về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, theo nội dung tại tiết 5.3 khoản 5 Mục IV.

3.3. Cung cấp thông tin cho các cơ quan báo, đài tuyên truyền về vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.

4. Sở Xây dựng

4.1. Chỉ đạo tổ chức hoạt động hưởng ứng Tháng hành động năm 2023 tại các công trường xây dựng theo nội dung tại khoản 2 Mục IV; triển khai cho các doanh nghiệp có công trình xây dựng tổ chức các hoạt động cụ thể hưng ứng Tháng hành động, đảm bảo an toàn lao động trong suốt quá trình thi công xây dựng, chú trọng vào các công trình có sử dụng nhiều thiết bị, nht là các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trước, trong và sau Tháng hành động; thực hiện kiểm tra an toàn điện của hệ thống chiếu sáng đô thị do Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố quản lý.

4.2. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, thông tin về công tác đảm bảo an toàn lao động trên công trường xây dựng bằng nhiều hình thức đa dạng, sát với tình hình thực tin theo tiết 1.2 khoản 1 Mục IV.

4.3. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành Thành phố thực hiện kiểm tra về an toàn lao động trong lĩnh vực quản lý như xây dựng, hàn cắt kim loại, điện, ngã cao, vật rơi theo tiết 1.5 khon 1 Mục IV.

5. Sở Công Thương

5.1. Tổ chức tuyên truyền, kiểm tra về công tác an toàn, phòng chng cháy nổ tại các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh liên quan đến lĩnh vực an toàn sử dụng đin, thiết bị áp lực, hóa chất, các chợ đầu mi, siêu thị, trung tâm thương mại và công tác an toàn điện đối với hệ thống lưới điện trên địa bàn Thành phố.

5.2. Chủ trì tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về công tác an toàn, phòng chống cháy nliên quan đến lĩnh vực an toàn sử dụng điện, thiết bị áp lực, hóa chất theo nội dung tại khon 5 Mục IV.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Ch trì, phối hợp với các sở, ban, ngành Thành phố tổ chức các đoàn kiểm tra về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhng ngành nghề sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; phối hợp kim tra về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, theo nội dung tại khoản 5 Mục IV.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì hướng dẫn thực hiện tự kiểm tra về công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Hội Nông dân Thành phố tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn biện pháp phòng chống nhiễm độc thuốc bo vệ thực vật, thuốc thú y, nhiễm khuẩn nghề nghiệp trong chăn ni, trồng trọt, tuyên truyền không sử dụng hóa chất độc hại trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, bảo quản; các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị nông nghiệp cho nông dân, các khu sản xuất nông nghiệp tập trung, làng nghề và hộ kinh doanh cá ththeo nội dung tại khoản 6 Mục IV trước, trong và sau Tháng hành động.

8. Sở Giao thông vận tải

8.1. Thông tin, tuyên truyền cho đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vận tải về các quy định pháp luật và kiến thức an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường.

8.2. Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra, cập nhật kiến thức an toàn, vệ sinh lao động, đm bảo an toàn lao động khi điều khin phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Giao thông vận tải theo nội dung tại khoản 5 Mục IV.

9. S Thông tin và Truyền thông

9.1. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền các nội dung qua hệ thống thông tin cơ sở bng nhiều hình thức phù hợp, hiệu qu.

9.2. Phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường thời lượng, thông tin chính xác, đy đủ về các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động; đồng thời thường xuyên thực hiện các tuyến tin, bài, phóng sự, tọa đàm, các chuyên mục tuyên truyền mạnh về an toàn, vệ sinh lao động, các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các hoạt động bảo vệ môi trường; tuyên truyền các gương điển hình tiêu biu làm tt công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn Thành phố.

9.3. Trên cơ sở các nội dung cần tuyên truyền do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở ngành chức năng cung cấp, Sở Thông tin và Truyền thông sphối hợp trong công tác chỉ đạo báo chí Thành phố thông tin kịp thời, đúng định hướng theo chức năng của đơn vị.

10. Đề nghị Liên đoàn Lao động Thành phố

10.1. Ch trì, phối hợp với các đơn vị cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố tổ chức các hoạt động, theo nội dung tại khoản 3 Mục IV.

10.2. Chtrì, phối hợp với các sở, ban, ngành Thành phố tổ chức đoàn đi thăm người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị tai nạn lao động trên địa bàn Thành phố theo nội dung tại khoản 7 Mục IV, kết hợp trong Tháng công nhân năm 2023.

10.3. Cung cấp thông tin cho các cơ quan báo, đài các nội dung tuyên truyền về phong trào thi đua, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và nêu các gương điển hình tiêu biểu làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn Thành phố.

11. Công an Thành phố

11.1. Phối hợp hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc tự kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; chú trọng hoạt động cải thiện điều kiện làm việc, chủ động đánh giá, nhận xét kết quả trong năm theo nội dung tại khoản 5 Mục IV.

11.2. Phối hợp tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn, vệ sinh lao động cấp Thành phố và chỉ đạo Công an các địa phương tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn, vệ sinh lao động quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

11.3. Kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng cháy, cha cháy và xử lý nghiêm các vi phạm quy định về phòng cháy, cha cháy.

11.4. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đưa các tin, bài và hình ảnh về hoạt động phòng cháy, cha cháy và cứu nạn, cứu hộ, lồng ghép với tuyên truyền về an toàn phòng cháy, cha cháy, công tác an toàn lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các biện pháp làm việc an toàn trong Tháng hành động; chú ý các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đơn vị hoạt động trong nhng ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao về mất an toàn lao động, có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các cơ sở có nguy cơ cháy, n cao.

12. Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Thành phố, Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố

12.1. Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động hưng ứng Tháng hành động theo nội dung tại khoản 2 Mục IV; chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng Kế hoạch và tổ chức các hoạt động hưng ứng Tháng hành động đảm bo hiệu quả, tiết kiệm và lan tỏa cộng đồng doanh nghiệp.

12.2. Phối hợp tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc phạm vi qun lý thực hin việc tự kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động trước, trong và sau Tháng hành động; chỉ đạo các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý báo cáo kết quả thực hiện vSở Lao động - Thương binh và Xã hội.

13. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức

13.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động của địa phương và thực hiện báo cáo nhanh kế hoạch triển khai Tháng hành động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

13.2. Tùy theo tình hình chọn một phường, xã, thị trấn trọng điểm tổ chức mít tinh hưởng ứng Tháng hành động; triển khai các hoạt động thiết thực đ thông tin, tuyên truyền công tác an toàn vệ sinh lao động, theo nội dung tại khoản 2 Mục IV.

13.3. Tổ chức đợt kiểm tra trước, trong và sau Tháng hành động về công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy n, chú ý công việc xây dựng, làm việc trong không gian hạn chế, an toàn sử dụng điện, thiết bị áp lực, hóa chất, việc sử dụng các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, đảm bo phòng ngừa nguy cơ mất an toàn lao động, sự ccháy nổ.

13.4. Tùy theo tình hình điều kiện cụ thtổ chức thăm, động viên và tặng quà cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nội dung tại khoản 7 Mục IV.

13.5. Tổ chức hội nghị, hội thảo giao lưu chia skinh nghiệm, tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động khoản 4 Mục IV; công tác tự kiểm tra trước, trong và sau Tháng hành động; ưu tiên cho đối tượng người lao động làm nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động khu vực phi kết cấu; chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý báo cáo kết quả và thực hiện tổng hợp, báo cáo nhanh, tổng hợp kết quả tổ chức các hoạt động hưng ứng Tháng hành động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

14. Đề nghị Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (VCCI)

14.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Tháng hành động năm 2023 đến cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các Hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam tại Thành phố.

14.2. Tổ chức các cuộc đối thoại, hội thảo chuyên đề pháp luật an toàn vệ sinh và các văn bản liên quan đến với doanh nghiệp, người sử dụng lao động để trao đi thông tin, đóng góp ý kiến các vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động theo nội dung tại khoản 4 Mục IV.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Đối với các sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đc

1.1. Căn cứ quy định hiện hành và trong phạm vi dự toán được giao, Thtrưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt dự toán kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch này.

1.2. Sử dụng các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Đi với doanh nghiệp, cơ s sản xuất kinh doanh

Xây dựng kế hoạch, kinh phí triển khai Tháng hành động năm 2023 trong kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hàng năm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành Thành phố, Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố ThĐức; các đơn vị, doanh nghiệp; các cơ sở sn xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố, căn cứ tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn và các nội dung được phân công tại Kế hoạch này, khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể theo chủ đề của Tháng hành động và tổ chức thực hiện; báo cáo kết quthực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trước ngày 30 tháng 6 năm 2023 đ tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân Thành phố./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hi;
- Thường trực Thành
y;
- TTUB: CT, các PCT;
-
Ủy ban MTTQVN Thành phố;
- Các sở, ban
, ngành, đoàn th Thành phố;
- BQL các KCX&CN Thành phố;
- BQL Khu công nghệ cao Thành phố;
- BQL Khu nông nghiệp CNC Th
ành ph;
- Hội Nông dân Thành phố;
- Liên minh HTX Thành ph
;
- Liên đoàn TM&CNVN tại TP.HCM (VCCI);

- Tổng Công ty, Công ty trực thuộc Thành phố;
-
Đài Truyền hình Thành phố;
- Đài Tiếng n
ói nhân dân Thành phố;
- UBND quận, huyện, thành phố Th
Đức;
- VPUB: CPVP
; Phòng VX, TH, KT, ĐT;
- Lưu: VT
, (VX-HC).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Dương Anh Đức

 

KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành theo kế hoạch số 520/KH-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố H Chí Minh)

1. Khu hiệu chính của Tháng hành động:

“Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và ci thiện điều kiện lao động, giảm căng thng tại nơi làm việc.

2. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2023.

3. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023.

4. Cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5. Thực hiện nghiêm các nội quy, quy trình, giải pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

6. Tuân thủ nghiêm việc trang cấp, sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, sản xuất đphòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

7. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

8. Doanh nghiệp và người lao động chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động.

9. Chđộng rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro mt an toàn, vệ sinh lao động để phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

10. Hãy nghĩ về an toàn trước khi hành động.

11. Tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghnghiệp vì an toàn và sự phát triển bn vng của doanh nghiệp và người lao động./.