- 1 Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 3 Nghị định 65/2017/NĐ-CP chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu
- 4 Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 5 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 6 Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2030
- 7 Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
- 8 Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2021 về phát triển Y dược cổ truyền, kết hợp Y dược cổ truyền với Y dược hiện đại của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 1 Quyết định 1976/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 68/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 1622/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 4 Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 6 Nghị định 65/2017/NĐ-CP chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu
- 7 Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 8 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 9 Nghị quyết 22/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2030
- 10 Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
- 11 Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2021 về phát triển Y dược cổ truyền, kết hợp Y dược cổ truyền với Y dược hiện đại của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 02 năm 2024 |
Căn cứ Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án “Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030”;
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030” năm 2024, với các nội dung như sau:
1. Hỗ trợ 01 - 02 dự án đầu tư phát triển dược liệu theo Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Hỗ trợ 05 - 07 doanh nghiệp dược liệu đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ theo Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 23/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Tạo điều kiện, hỗ trợ ít nhất 01 doanh nghiệp đầu tư phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh.
4. Hình thành và phát triển 02 đến 03 sản phẩm OCOP từ dược liệu.
5. Hướng dẫn, chuyển giao ít nhất 16 quy trình về nhân giống, trồng, chăm sóc và chế biến các loài dược liệu cho người dân từ kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KHCN).
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về thể chế, pháp luật, chính sách
a) Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định hiện hành bảo đảm thực hiện khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp về dược liệu.
b) Thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi của tỉnh, trong đó có chính sách liên quan đến phát triển ngành dược liệu trên địa bàn tỉnh.
c) Hướng dẫn thực hiện và tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận các chính sách có liên quan về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu của Trung ương như: Nghị định số 65/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018, Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ, Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
a) Tăng cường công tác khuyến nông về trồng cây dược liệu theo hướng chuyển giao kỹ thuật đến các doanh nghiệp, người dân.
b) Tăng cường thông tin, tuyên truyền về sử dụng dược liệu, y dược cổ truyền, nâng cao nhận thức, vận động người dân khai t hác hợp lý đi đôi với bảo tồn nguồn tài nguyên dược liệu.
c) Tổ chức các hoạt động truyền thông, hội thảo, tập huấn về phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế: 01 phóng sự; 01 chuyên mục trên báo; 01 Hội thảo khoa học cấp tỉnh; 02 lớp tập huấn liên quan đến phát triển dược liệu.
3. Về đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh
a) Tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin về dữ liệu đất đai, quy hoạch sử dụng đất để các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất, tiếp cận đất đai để phát triển dược liệu.
b) Tiếp tục vận động thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đăng ký đầu tư phát triển dược liệu, chế biến, bảo quản các sản phẩm dược liệu tại địa phương. Năm 2024, tạo điều kiện, hỗ trợ ít nhất 01 doanh nghiệp đầu tư phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh.
c) Rà soát, bổ sung danh mục dự án kêu gọi đầu tư lĩnh vực công nghiệp dược, dược liệu.
d) Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng chung cho toàn vùng quy hoạch bao gồm các hoạt động nâng cấp đường giao thông kết nối vùng sản xuất dược liệu, cải tạo hệ thống thủy lợi tại các khu vực gây trồng cây dược liệu, xây dựng hệ thống lưới điện đến các khu sản xuất, kho chứa dược liệu… nhằm đáp ứng các nhu cầu tối thiểu cho một mô hình trồng cây dược liệu có thể phát triển tốt, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nguồn dược liệu sau khi thu hoạch.
đ) Xây dựng hệ thống nhà thu gom, sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm tại các vùng quy hoạch để tạo ra sản phẩm dược liệu có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh, đáp ứng theo nhu cầu của thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu: (i) Hỗ trợ và thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án đã được phê duyệt. (ii) Tiếp tục thực hiện các dự án đã và đang hỗ trợ các cơ sở, các vùng trồng dược liệu hiện có trên địa bàn tỉnh. (iii) Đầu tư cơ sở hạ tầng và thực hiện dự án xây dựng 05 vùng trồng thí điểm, kết hợp sản xuất giống, mỗi vùng trồng khoảng 1-2 ha, tại các huyện. (iv) Đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng trồng dược liệu tập trung và hình thành các cụm công nghiệp chế biến dược liệu; khuyến khích và thu hút đầu tư phát triển các cơ sở sơ chế, bảo quản sau thu hoạch. (iv) Thu hút đầu tư mới các nhà máy sản xuất các sản phẩm từ dược liệu.
e) Nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển ngành công nghiệp hóa dược tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 với các định hướng đột phá để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, chế biến dược liệu nhằm thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu.
g) Tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực một số tổ chức, doanh nghiệp về dược liệu trên địa bàn tỉnh:
- Hỗ trợ Viện Công nghệ sinh học, Trường Đại học Nông lâm, Trường Đại học Y - Dược, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế triển khai các nghiên cứu liên quan về giống, quy trình sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực sản xuất giống dược liệu... tiến hành các hoạt động cung cấp nguồn giống dược liệu, đồng thời tham gia vào các mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm dược liệu.
- Nâng cao năng lực của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN có khả năng triển khai các dự án phát triển nguồn giống dược liệu công nghệ cao để phục vụ nhu cầu giống cũng như chuyển giao công nghệ liên quan trên địa bàn.
4. Xác định, phát triển các vùng dược liệu và lựa chọn loài dược liệu ưu tiên
a) Ban hành và triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch vùng nguyên liệu dược liệu theo các tiểu vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.
b) Ban hành Danh mục bổ sung các cây dược liệu có thể phát triển và tập trung đầu tư cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
c) Bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó chú trọng tăng cường bảo tồn nguyên vị các loài dược liệu quý tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền và Khu Bảo tồn Sao La, chú trọng bảo tồn, phát triển nguồn gen cây thuốc quý, đặc hữu; xây dựng các khu vực bảo tồn chuyển vị một số cây thuốc tự nhiên đặc hữu, quy hiếm tại vùng đệm của vườn quốc gia, khu bảo tồn và các ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh.
d) Khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những cây trồng không có hiệu quả sang cây dược liệu có tiềm năng phát triển, phù hợp với nhu cầu thị trường.
đ) Triển khai các nội dung “Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý” tại huyện A Lưới thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số và vùng núi giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030.
e) Ưu tiên hỗ trợ, phát triển các loài dược liệu ưu tiên, nằm trong quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP-WHO.
a) Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh về Kế hoạch Phát triển Y dược cổ truyền, kết hợp Y dược cổ truyền với Y dược hiện đại tại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.
b) Triển khai Đề án thành lập Viện Thái Y trên cơ sở đổi tên và nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh nhằm quảng bá tinh hoa đông y và gắn phát triển dược liệu với du lịch.
c) Tiếp tục vận động các cộng đồng, doanh nghiệp, hợp tác xã tại các địa phương tham gia Chương trình OCOP theo đúng các bước trong Chương trình OCOP.
d) Thúc đẩy khởi nghiệp gắn với OCOP, như Thanh niên khởi nghiệp OCOP, Phụ nữ khởi nghiệp OCOP, từ đó tăng tính chủ động, sáng tạo của cộng đồng.
đ) Xây dựng các mô hình dược liệu dựa trên nền tảng văn hóa thảo dược như: mô hình vườn cây thuốc gắn với trọng tâm du lịch; mô hình doanh nghiệp cộng đồng gắn với du lịch trải nghiệm và sản xuất đặc sản địa phương; mô hình phát triển sản phẩm từ đặc sản địa phương; mô hình phân phối bán hàng các sản phẩm bản địa... Giữ gìn, phát huy mảng y học cung đình, phát triển các sản phẩm, các bài thuốc quý cung đình.
a) Hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống, chăm sóc, thu hái và bảo quản, nâng cao chất lượng chế biến theo các tiêu chuẩn đã được Bộ Y tế ban hành. Xây dựng các mô hình ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất. Tăng cường công tác khuyến nông, hướng dẫn người sản xuất thực hiện đúng quy trình kỹ thuật về canh tác, thu hái, bảo quản để duy trì và nâng cao sản xuất, chất lượng sản phẩm.
b) Hỗ trợ đề xuất, triển khai các nhiệm vụ KHCN về dược liệu:
* Hỗ trợ đề xuất và triển khai các nhiệm vụ từ nguồn hỗ trợ của Trung ương:
- Tiếp tục hỗ trợ triển khai 03 dự án cấp quốc gia:
+ Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) tại tỉnh Thừa Thiên Huế” do Công ty TNHH MTV Nông Lâm Nghiệp Hương Cát chủ trì thực hiện.
+ Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống, trồng và sơ chế dược liệu cà gai leo (Solanum hainanense Hance) và sa nhân tím (Amomum longgiligulare T.L.Wu) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu tại
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công Thành chủ trì thực hiện.
+ Dự án “Quản lý, khai thác và phát triển CDĐL cho sản phẩm dầu tràm Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế” do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện.
- Hướng dẫn tổ chức/doanh nghiệp đề xuất các nhiệm vụ KHCN hỗ trợ kinh phí từ Trung ương.
* Hỗ trợ triển khai thực hiện các nhiệm vụ KHCN đã được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện thuộc kế hoạch năm 2020, 2021, 2022, 2023:
- Dự án “Xây dựng mô hình phát triển một số cây dược liệu dưới tán rừng tự nhiên dựa vào cộng đồng dân cư xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” do Hội Thiên nhiên vì cuộc sống xã Phong Mỹ chủ trì thực hiện (Danh mục nhiệm vụ KHCN năm 2020 (đợt 1).
- Dự án “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm có giá trị cao từ cây atiso đỏ tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế” do Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện (Danh mục nhiệm vụ KHCN năm 2020 (đợt 2)).
- Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và trồng một số loài dược liệu tiềm năng (chùm ngây, hà thủ ô, giảo cổ lam, nhân trần cát) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” do Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế chủ trì thực hiện (Danh mục nhiệm vụ KHCN năm 2021 (đợt 1)).
- Dự án “Xây dựng mô hình trồng và chăm sóc cây ba kích tím, cây tràm gió invitro phục vụ phát triển vùng nguyên liệu dược liệu tỉnh Thừa Thiên Huế” do Công ty TNHH nhà nước MTV lâm nghiệp Tiền Phong chủ trì thực hiện (Danh mục nhiệm vụ KHCN năm 2021 (đợt 1)).
- Đề tài “Xây dựng mô hình trồng và sản xuất thử nghiệm sản phẩm chất lượng cao từ cây Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển dược liệu tỉnh Thừa Thiên Huế” do Viện Nghiên cứu khoa học miền Trung chủ trì thực hiện (nhiệm vụ hợp tác với Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) (Danh mục nhiệm vụ KHCN năm 2021 (đợt 2)).
- Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ di thực cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa chủ trì thực hiện (Danh mục nhiệm vụ KHCN năm 2021 (đợt 2)).
- Đề tài “Nghiên cứu phát triển nguồn nguyên liệu và sản phẩm trà từ cây gừng đen (Distichochlamys spp.) tại Thừa Thiên Huế” do Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế chủ trì thực hiện (Danh mục nhiệm vụ KHCN năm 2021 (đợt 2)).
- Dự án “Xây dựng mô hình trồng và định hướng phát triển cây dược liệu lan Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl), Bình vôi (Stephanie japonica) dưới tán rừng, vùng đệm Vườn Quốc gia Bạch Mã gắn với thương mại hóa sản phẩm” do Viện Công nghệ Sinh học chủ trì thực hiện (Danh mục nhiệm vụ KHCN năm 2021 (đợt 2)).
- Dự án “Hoàn thiện quy trình trồng và ứng dụng công nghệ enzym trong chiết xuất tinh dầu từ cây dược liệu Bạc hà (Mentha arvensis) và Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum) theo định hướng phát triển vùng dược liệu và sản phẩm OCOP của tỉnh Thừa Thiên Huế” do Viện Nghiên cứu khoa học miền Trung chủ trì thực hiện (Danh mục nhiệm vụ KHCN năm 2022)
- Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ hoàn thiện quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và xây dựng mô hình trồng cây dược liệu Đinh lăng (Polyscias fruticose) và Đẳng sâm (Codonopsis javanica)” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ chủ trì thực hiện (Danh mục nhiệm vụ KHCN năm 2022).
- Dự án “Phát triển vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn tiên tiến và đa dạng hóa sản phẩm từ sâm Bố Chính (Abelmaschus sagittifolius (Kurz) Merr.) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” do Công ty TNHH SBC Hoàng Gia chủ trì thực hiện (Danh mục nhiệm vụ KHCN năm 2022).
- Đề tài “Nghiên cứu phân lập, nhân giống và nuôi trồng nấm dược liệu Đông trùng Hạ thảo Cordyceps cicadae thu hái từ nguồn tự nhiên tại tỉnh Thừa Thiên Huế và bào chế một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe”.
- Dự án “Phát triển dược liệu dưới tán rừng gắn với sinh kế và bảo vệ tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
* Đề xuất, ưu tiên đưa vào danh mục các nhiệm vụ KHCN về dược liệu năm 2024 phù hợp với định hướng ưu tiên, đặt hàng các nhiệm vụ KHCN năm 2024 của tỉnh.
7. Phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm dược liệu
a) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu thụ sản phẩm, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh cây dược liệu phát triển:
- Hỗ trợ thành lập các mô hình điểm về kinh tế hợp tác, liên kết 4 nhà “Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông” theo các hình thức khác nhau để tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và người tiêu thụ, tạo đầu ra ổn định cho cây dược liệu trên địa bàn vùng quy hoạch.
- Hỗ trợ thành lập Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu của từng vùng quy hoạch và của cấp huyện, cấp tỉnh. Các thành viên tham gia hiệp hội là đại diện của người sản xuất (nhóm tổ sản xuất, hợp tác xã,...) và các cơ sở sản xuất hoặc kinh doanh về cây dược liệu trên địa bàn tỉnh.
- Củng cố và xây dựng các điểm thu gom, sơ chế và bảo quản sản phẩm cây dược liệu của vùng quy hoạch.
- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng dược liệu lưu hành trên thị trường.
b) Xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại về cây dược liệu:
- Liên kết các cơ sở, hộ gia đình, doanh nghiệp trồng dược liệu trong các vùng quy hoạch lại với nhau để xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm dược liệu đạt hiệu quả cao.
- Xây dựng thương hiệu cho các vùng quy hoạch cây dược liệu như: đăng ký tiêu chuẩn sản xuất cho từng cây dược liệu theo hướng GACP-WHO; đăng ký mã số, mã vạch với các đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh cây dược liệu; in ấn bao bì, nhãn mác đựng sản phẩm cây dược liệu với đầy đủ thông tin cần thiết (tên cơ sở sản xuất, kinh doanh; mã số, mã vạch, ngày sản xuất, tác dụng dược lý, hướng dẫn sử dụng...) để người tiêu dùng tin cậy vào sản phẩm.
- Tham gia các tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại về nông nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh để tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giới thiệu về các sản phẩm của mình với người tiêu dùng đồng thời là cầu nối giữa người sản xuất và người kinh doanh. Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị khách hàng để tạo cơ hội giữa người sản xuất, người kinh doanh và các nhà quản lý cùng trao đổi, học tập kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu. Gắn kết du lịch với quảng bá, giới thiệu sản phẩm dược liệu tại địa phương, từng bước thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn kinh phí được bố trí trong ngân sách năm 2024 của Sở Khoa học và Công nghệ và nguồn hợp pháp khác.
1. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch theo nội dung được phê duyệt.
- Làm đầu mối, theo dõi việc thực hiện kế hoạch, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh.
- Quản lý kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định về quản lý tài chính hiện hành của nhà nước.
- Quản lý, hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ KHCN về dược liệu đã được phê duyệt. Tham mưu chuyển giao các kết quả của nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh, thúc dẩy ứng dụng KHCN phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu.
- Tham mưu đề xuất danh mục các nhiệm vụ KHCN về dược liệu phù hợp với định hướng đề xuất đặt hàng năm 2024 của UBND tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định hiện hành bảo đảm thực hiện khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp về dược liệu. Triển khai có hiệu quả các chính sách ưu đãi của tỉnh về phát triển dược liệu.
- Xây dựng Kế hoạch bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Tiến hành quy hoạch, phân vùng nguyên liệu dược liệu theo các tiểu vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hình thành, phát triển các vùng trồng dược liệu theo các tiêu chuẩn tiên tiến.
- Tiếp tục hỗ trợ hình thành và phát triển các sản phẩm OCOP từ dược liệu.
- Hướng dẫn, phổ biến các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật trong sản xuất dược liệu.
3. Sở Y tế :
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh về Kế hoạch Phát triển Y dược cổ truyền, kết hợp Y dược cổ truyền với Y dược hiện đại tại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và Đề án thành lập Viện Thái Y trên cơ sở đổi tên và nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh nhằm quảng bá tinh hoa đông y và gắn phát triển dược liệu với du lịch.
- Đầu tư và nâng cao năng lực của hệ thống kiểm nghiệm thuốc. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng dược liệu lưu hành trên thị trường.
- Thực hiện các giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy mảng y học cung đình, phát triển các sản phẩm, các bài thuốc quý cung đình.
4. Sở Công thương:
Tiếp tục tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường các sản phẩm dược liệu trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tích cực vận động, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp đăng ký đầu tư, phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Rà soát quy hoạch sử dụng đất, giao, cho thuê đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển dược liệu.
7. Sở Tài chính:
Trên cơ sở dự toán của các đơn vị và khả năng cân đối của ngân sách, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các đơn vị thực hiện.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế:
- Tuyên truyền phổ biến Kế hoạch và các quy định pháp luật về phát triển nguồn dược liệu đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; chủ động đề xuất, xây dựng các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trong việc quy hoạch rừng dược liệu tự nhiên, vùng trồng phát triển nguồn nguyên liệu; ưu tiên quỹ đất cho xây dựng nhà máy chế biến dược liệu; ưu tiên bố trí giao đất, giao rừng cho các dự án, đề án phát triển dược liệu thế mạnh của địa phương, đặc biệt vùng nuôi trồng bảo tồn, phát triển các loại dược liệu quý hiếm.
- Xây dựng các mô hình dược liệu dựa trên nền tảng văn hóa thảo dược.
9. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế:
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan xây dựng các chuyên mục thông tin, tuyên truyền theo nội dung của Kế hoạch.
Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 49/KH-UBND thực hiện Đề án “Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030” năm 2022
- 2 Kế hoạch 58/KH-UBND thực hiện Đề án “Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030”, năm 2023
- 3 Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ