ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 549/KH-UBND | Bắc Kạn, ngày 14 tháng 8 năm 2023 |
Thực hiện Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (ban hành kèm theo Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ) (viết tắt là Đề án), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
Triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Đề án, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo các giai đoạn cụ thể.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, hiệu quả phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn của địa phương.
Giai đoạn 2023 - 2030
- Xây dựng các tin, bài, phóng sự thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về bảo vệ đa dạng sinh học nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo vệ hệ sinh thái, loài hoang dã, nguồn gen quý, hiếm; kết quả phòng ngừa, đấu tranh, xử lý vi phạm, tội phạm liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học.
- Đổi mới công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, có hình thức phù hợp đấu tranh phê phán mạnh mẽ các hành vi gây tác động xấu đến môi trường, thiên nhiên; bài trừ thói quen, sở thích sử dụng các loài hoang dã làm trang sức, thực phẩm, thuốc chữa bệnh....
- Tổ chức hoạt động tôn vinh các tấm gương, mô hình hoạt động hiệu quả về bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học; các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
Đơn vị phối hợp: các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.
2.1. Giai đoạn 2023 - 2025
- Tổ chức đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh, xử lý vi phạm trong tình hình hiện nay.
- Tổ chức đánh giá tình hình công tác giám định tư pháp các vụ án, vụ việc liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học để làm cơ sở xây dựng đội ngũ giám định viên tư pháp đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động, thực vật hoang dã nói riêng, pháp luật về đa dạng sinh học nói chung; về trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học.
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trình tự, thủ tục, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ được tiến hành một số hoạt động điều tra, trong đó có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong trường hợp cần thiết để ngăn chặn đối tượng bỏ trốn, tiêu hủy tài liệu, chứng cứ hoặc tiếp tục gây án.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Công an tỉnh.
Đơn vị phối hợp: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
2.2. Giai đoạn 2026 - 2030
Tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học để tiếp tục đề xuất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp, Công an tỉnh.
Đơn vị phối hợp: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
3.1. Giai đoạn 2023 - 2025
- Chủ động nắm tình hình tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học ngay từ cơ sở, đặc biệt trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, nhất là các hành vi vi phạm về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên: đất, nước, rừng; các loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ; các nguồn gen quý và các loài ngoại lai. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân ở cơ sở để thực hiện công tác bảo tồn, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Triển khai có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ nhằm phòng ngừa và nâng cao tỷ lệ phát hiện, đấu tranh, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học; tập trung lực lượng, phương tiện để điều tra, khám phá các vụ án, đường dây tổ chức tội phạm liên tỉnh; mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm có liên quan đến đa dạng sinh học. Trong giai đoạn đầu, tập trung vào các tội phạm xâm hại đến các hệ sinh thái rừng; mua bán, vận chuyển các loài hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm và nhập khẩu phát tán các loài ngoại lai xâm hại.
- Tăng cường hoạt động phối hợp kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học ở địa bàn liên tỉnh, liên tuyến. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra với các cơ quan, tổ chức giám định nhằm giám định, xác định chính xác các loài động vật, thực vật, đặc biệt là các sản phẩm từ động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm.
- Tập trung điều tra giải quyết kịp thời các vụ án, vụ việc, dứt điểm đối với các “điểm nóng” vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Bảo đảm tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố về bảo vệ đa dạng sinh học theo đúng mục tiêu của Đề án. Thiết lập, triển khai đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin về tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
Đơn vị chủ trì: Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường.
Đơn vị phối hợp: các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
3.2. Giai đoạn 2026 -2030
Tổ chức tổng kết, đánh giá các chuyên đề đấu tranh, trấn áp tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học giai đoạn 2023 - 2025 để rút kinh nghiệm và đề ra các nhiệm vụ giải pháp phù hợp, hiệu quả cho giai đoạn 2026 - 2030.
Đơn vị chủ trì: Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Đơn vị phối hợp: các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
4.1. Giai đoạn 2023 - 2025
- Thực hiện chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chiến sỹ trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Chú trọng tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất cho lực lượng trực tiếp đấu tranh với tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó có lực lượng Công an cấp xã để kịp thời giải quyết từ đầu, từ sớm các vấn đề phức tạp nảy sinh tại địa bàn cơ sở. Ưu tiên đầu tư kinh phí, trang thiết bị, phương tiện cho các lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Tham gia các hội thảo khoa học về nâng cao hiệu quả các biện pháp công tác trong phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.
Đơn vị chủ trì: Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ.
Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố.
4.2. Giai đoạn 2026 - 2030
- Xây dựng đội ngũ Giám định viên tư pháp về môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác giám định các vụ án, vụ việc liên quan lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học.
- Tổng kết, đánh giá hiệu quả các hoạt động nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
Đơn vị chủ trì: Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố.
5.1. Giai đoạn 2023 - 2025
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận quốc tế, các cơ chế hợp tác quốc tế mà Việt Nam đã tham gia về phòng, chống tội phạm về môi trường, buôn bán động vật, thực vật hoang dã. Phối hợp, trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm với các tổ chức quốc tế trong bảo vệ đa dạng sinh học. Thực hiện có hiệu quả hoạt động tương trợ tư pháp đối với các vụ việc có yếu tố nước ngoài.
- Tranh thủ nguồn lực và hỗ trợ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế cho bảo vệ đa dạng sinh học và công tác phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.
5.2. Giai đoạn 2026 - 2030
Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của giai đoạn 2023 - 2025, đồng thời đánh giá và đưa ra các nhiệm vụ giải pháp phòng ngừa, đấu tranh phù hợp với tình hình địa phương giai đoạn 2026 - 2030.
Đơn vị chủ trì: Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Đơn vị phối hợp: các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về đa dạng sinh học nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học; có hình thức, biện pháp phù hợp đấu tranh phê phán mạnh mẽ các hành vi gây tác động xấu đến môi trường, thiên nhiên bài trừ thói quen, sở thích sử dụng các loài hoang dã làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, trang sức…
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học; huấn luyện năng lực nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng sử dụng trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật, quy trình, cách thức lấy mẫu giám định và phương pháp bảo quản, lưu giữ tang vật.
- Chủ động nắm tình hình, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, đấu tranh xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc trao đổi thu thập thông tin, thu thập dữ liệu tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt chú ý tới tội phạm và vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Phối hợp với các ngành liên quan kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý các đối tượng sử dụng mạng xã hội. sử dụng các loại hình chuyển phát nhanh, ứng dụng thanh toán điện tử để tổ chức hoạt động tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép động vật, thực vật hoang dã.
- Trao đổi thông tin, thu thập cơ sở dữ liệu tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong điều tra, xử lý tội phạm về đa dạng sinh học theo đúng quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo lực lượng Công an cấp xã chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học ngay từ cơ sở, đặc biệt là các hành vi vi phạm về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên như: đất, nước, rừng; các loài nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên được bảo vệ; các nguồn gen quý và loài ngoại lai.
- Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin về các hành vi vi phạm liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học.
- Định kỳ tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm, Chi cục chăn nuôi thú y, các Trạm kiểm dịch động vật trên địa bàn, các Ban quản lý rừng đặc dụng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm liên quan đến đa dạng sinh học, nhất là đối với các hành vi nuôi, nhốt, vận chuyển động vật hoang dã, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; hoạt động khai thác tận diệt chim hoang dã di cư trên địa bàn tỉnh; sử dụng chất, hóa chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt nông, lâm, thủy sản gây tác tiêu cực đến đa dạng sinh học.
- Chia sẻ, kết nối thông tin với các sở, ngành liên quan về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, danh sách cấp phép các cơ sở nuôi, nhốt động vật hoang dã… nhằm phục vụ cho công tác tra cứu thông tin của các lực lượng chức năng trong phòng ngừa, xử lý vi phạm.
- Thiết lập số điện thoại đường dây nóng; cung cấp danh sách người giám định tư pháp cho cơ quan chuyên môn theo vụ việc về đa dạng sinh học (động vật, thực vật hoang dã…).
- Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cao, hiện đại trong phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý các hành vi vi phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Kết nối, chia sẻ kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về danh mục, chế độ quản lý các loài hoang dã theo các cấp độ bảo vệ, quản lý; hướng dẫn việc xác định về mùa sinh sản, mùa di cư của các loài động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm; cập nhật danh mục các loài ngoại lai xâm hại để làm căn cứ xử lý hành vi vi phạm.
- Chủ trì, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài chim hoang dã, di cư, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.
- Tiếp nhận, kết nối thông tin, dữ liệu, báo cáo về tội phạm đa dạng sinh học và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học do các sở, ngành, địa phương cung cấp.
- Hướng dẫn, định hướng nội dung truyền thông về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và các chính sách, pháp luật, giải pháp về bảo tồn đa dạng sinh học.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học; nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến công tác xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật, thực vật hoang dã cho phù hợp với thực tiễn.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài, hệ thống thông tin cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đa dạng sinh học nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong bảo tồn đa dạng sinh học.
Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, phát triển ứng dụng thành tựu mới của khoa học công nghệ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách của tỉnh tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án của đơn vị được giao chủ trì trong dự toán chi phí thường xuyên hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Phối hợp với lực lượng Công an, Kiểm lâm, các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương triển khai công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học trên địa bàn quản lý; tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về đa dạng sinh học và tố giác tội phạm.
10. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh
Chỉ đạo Viện Kiểm sát, Tòa án huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan điều tra đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm về đa dạng sinh học. Công khai thông tin về kết quả xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học góp phần răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Rà soát, đánh giá tình hình vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học tại địa phương để chỉ đạo lực lượng Công an và các lực lượng chức năng trên địa bàn chủ động các biện pháp đấu tranh, xử lý. Không để hình thành các chợ, điểm tập trung hoạt động buôn bán động vật hoang dã; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, nhất là hành vi mua bán, vận chuyển, nuôi, nhốt, giết mổ, săn bắt, bẫy động vật hoang dã, phá rừng, lấn chiếm rừng.
- Phối hợp chặt chẽ với các địa phương giáp ranh chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả từ sớm, từ xa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh khi tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học xảy ra trên địa bàn quản lý mà thiếu trách nhiệm, không có giải pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, hiệu quả.
Với nội dung trên, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện; các sở, ngành còn lại phối hợp thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 1623/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" do thành phố Cần Thơ ban hành
- 2 Kế hoạch 181/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quyết định 1623/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3 Kế hoạch 207/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Sơn La