UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 30 tháng 7 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 20-CT/TW NGÀY 05/11/2012 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM TRONG TÌNH HÌNH MỚI VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 1555/QĐ-TTG NGÀY 17/10/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VÌ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2012-2020
Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020; Kế hoạch số 54-KH/TU ngày 05/02/2013 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em, đảm bảo cho trẻ em được phát triển toàn diện, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em; trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, tạo cơ hội để các em được tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển; quan tâm thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện sống, học tập, vui chơi của trẻ em, đặc biệt là trẻ em vùng sâu xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống giữa các nhóm trẻ em và trẻ em giữa các vùng, miền.
2. Các mục tiêu cụ thể
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn dưới 18% vào năm 2015 và xuống còn dưới 15% vào năm 2020; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15% vào năm 2015 và xuống dưới 10% vào năm 2020. Duy trì trên 95% Trạm Y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi đến năm 2020.
- Hoàn thành công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2013 và duy trì vào các năm tiếp theo; đến năm 2020, có ít nhất 35% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 99% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non. Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học là trên 99% và ở bậc trung học cơ sở là trên 95%.
- Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5% tổng số trẻ em vào năm 2015 và xuống 5% vào năm 2020; tăng tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển lên 80% vào năm 2015 và lên 85% vào năm 2020; số trẻ em bị bạo lực giảm 20% vào năm 2015 và giảm 40% vào năm 2020; giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống 550/100.000 trẻ em vào năm 2015 và xuống 450/100.000 trẻ em vào năm 2020.
- Tăng tỷ lệ xã, phường đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em lên 70% vào năm 2015 và lên 80% vào năm 2020; số xã, phường có điểm vui chơi dành cho trẻ em đạt tiêu chuẩn lên 50% vào năm 2015 và lên 55% vào năm 2020.
II. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
Chỉ đạo việc lồng ghép, ưu tiên giải quyết các mục tiêu vì trẻ em và thực hiện các quyền trẻ em trong các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Tạo môi trường sống, học tập, vui chơi an toàn, lành mạnh cho trẻ em; thực hiện tốt các quyền trẻ em.
Tăng cường sự phối hợp của các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở địa phương trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp; thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em cấp xã và cộng tác viên làm công tác trẻ em ở cơ sở, đặc biệt tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nghiên cứu chế độ đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cấp thôn bản, tổ nhân dân.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tổ chức sơ kết tổng kết, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các mô hình về hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để nhân rộng.
2. Các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Chú trọng việc tuyên truyền trực tiếp tại cơ sở, giúp cho các gia đình, các cụm dân cư chủ động ngăn ngừa và kịp thời can thiệp khi xảy ra các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, đặc biệt là xâm hại, bạo lực, ngược đãi, bỏ rơi trẻ em; tuyên dương các gương điển hình tiên tiến trong việc thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; phê phán, lên án những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại, ngược đãi, bạo lực, xao nhãng, lôi kéo trẻ em vào hoạt động tội phạm và cản trở việc thực hiện các quyền của trẻ em.
Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác trẻ em các cấp, đặc biệt là giáo viên, cán bộ cấp xã và cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác trẻ em tại thôn bản về nghiệp vụ công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, kỹ năng tiếp cận và can thiệp, giúp đỡ, chăm sóc đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức đoàn thể các cấp trong tuyên truyền vận động nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, gắn với xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa tạo môi trường bền vững cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Duy trì chuyên mục tuyên truyền về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang; biên soạn, phát hành, nhân bản các tài liệu, ấn phẩm, xây dựng các cụm pano tuyên truyền phổ biến pháp luật, các chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tổ chức các hoạt động tham vấn, tư vấn tại các trường học, cộng đồng; nghiên cứu tổ chức diễn đàn trẻ em các cấp.
3. Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ trẻ em
Triển khai rà soát, nắm chắc thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh; phát hiện, can thiệp và trợ giúp kịp thời đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó đặc biệt là trẻ em bị xâm hại, bị ngược đãi, trẻ em bị khuyết tật, bị bệnh tim bẩm sinh, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS…
Đẩy mạnh việc xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; xây dựng kế hoạch và đẩy mạnh thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em từng giai đoạn; chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng ngôi nhà an toàn, trường học, cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em. Tích cực triển khai thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, các phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa để tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em phát triển, giảm thiểu các nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt đối với trẻ xuất phát chính từ gia đình, khu dân cư, trường học nơi trẻ em sinh sống, vui chơi và học tập.
Tiếp tục duy trì xây dựng và nhân rộng mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; nghiên cứu thực hiện việc thành lập và phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em các cấp, để tư vấn, tham vấn, trợ giúp cho trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng, tư vấn cho gia đình và cộng đồng các thông tin, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em và các vấn đề liên quan. Quản lý, phát hiện, can thiệp, trợ giúp kịp thời trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định của nhà nước hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, các cơ sở kinh doanh dịch vụ có môi trường dễ phát sinh tệ nạn xã hội nhằm ngăn ngừa văn hóa phẩm độc hại, có nội dung đồi trụy, kích động bạo lực, không phù hợp với trẻ em, góp phần hạn chế tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật; khuyến khích nạn nhân và gia đình tố giác tội phạm, hỗ trợ các cơ quan chức năng xử lý tội phạm xâm hại, bạo lực, ngược đãi, buôn bán trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Kiểm tra, phát hiện, tìm hiểu nguyên nhân các trường hợp bỏ rơi trẻ em, đặc biệt là tại các cơ sở chăm sóc trẻ em (Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, các cơ sở y tế…), ngăn chặn, hạn chế tình trạng bỏ rơi trẻ em. Xử lý nghiêm, đúng theo quy định của pháp luật đối với các vụ việc, các trường hợp xâm hại, ngược đãi, bạo lực, bóc lột, buôn bán trẻ em, vi phạm các quyền của trẻ em. Thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, quản lý, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật.
Tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác con nuôi nhằm bảo đảm tính nhân đạo thiết thực, tránh lợi dụng để mua bán trẻ em; ưu tiên tìm gia đình thay thế trong nước, nhằm đảm bảo cho trẻ em có cơ hội được nhận làm con nuôi trong nước; kiểm tra chặt chẽ hồ sơ của người xin nhận con nuôi và hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi người nước ngoài, bảo đảm việc giới thiệu, giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài trên địa bàn tỉnh đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành.
Duy trì và nâng cao chất lượng phục hồi, chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị khuyết tật và các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen.
4. Thực hiện công tác chăm sóc trẻ em
4.1. Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em bị ảnh hưởng do thiên tai, tai nạn rủi ro.
Phát huy vai trò và tăng cường hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp, tổ chức có hiệu quả "Tháng hành động vì trẻ em" hàng năm gắn với các hoạt động thăm, tặng quà, hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và vận động ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp. Tập trung huy động nguồn lực, hỗ trợ kịp thời cho trẻ em bị khuyết tật, trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh được phẫu thuật, phục hồi chức năng.
Nghiên cứu có chính sách trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng.
4.2. Chăm sóc sức khỏe
Tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho các tuyến y tế, đặc biệt là tuyến cơ sở và đội ngũ cán bộ y tế làm công tác sản nhi, đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho trẻ em.
Tích cực thực hiện các giải pháp đảm bảo trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh đều được cấp thẻ Bảo hiểm y tế, được khám chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
Tăng cường công tác truyền thông giáo dục chăm sóc sức khỏe ban đầu nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn với những hình thức phù hợp về những kiến thức chăm sóc cho mọi trẻ em, hướng dẫn các bà mẹ bảo vệ sức khỏe khi mang thai, tăng cường các biện pháp chăm sóc y tế trước khi sinh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời, có hiệu quả các tai biến sản khoa; thực hiện có hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em; tuyên truyền, vận động đảm bảo cho trẻ em được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh.
5. Giáo dục trẻ em
Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, củng cố hệ thống trường lớp học, ưu tiên đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trường học ở vùng sâu, vùng xa. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các bậc học. Nâng cao chất lượng nuôi dạy, chăm sóc trẻ ở các trường tiểu học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo; tích cực xây dựng trường học thân thiện, an toàn, lành mạnh.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục, huy động các lực lượng tham gia công tác giáo dục; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Tăng cường vận động tuyên truyền cho cộng đồng và xã hội về việc hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất đưa trẻ đến trường, hạn chế thấp nhất tình trạng trẻ em bỏ học. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, ngăn chặn kịp thời các hành vi bạo lực đối với trẻ em trong các trường học. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên trong học tập rèn luyện được cấp học bổng, được hỗ trợ; tổ chức tuyên dương trẻ em là học sinh giỏi đạt giải các cấp.
6. Vui chơi cho trẻ em
Quan tâm quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý các công trình phúc lợi dành cho trẻ em, gắn với quy hoạch xây dựng đô thị, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt công trình văn hóa, thể thao, sân chơi cho trẻ.
Tổ chức có hiệu quả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí cho trẻ em trong dịp nghỉ hè, trong “Tháng hành động vì trẻ em’’, Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Tết trung thu, Khai giảng năm học mới, ưu tiên nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo, trẻ em là dân tộc thiểu số, trẻ em ở các địa bàn khó khăn; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh có đủ điều kiện tổ chức các hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí lành mạnh cho trẻ em, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
7. Tăng cường quyền được tham gia của trẻ em
Tuyên truyền vận động nhân dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em kịp thời theo quy định của pháp luật, đảm bảo cho việc thực hiện các quyền của trẻ em.
Tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ em tại trường học và địa bàn dân cư nhằm thu hút trẻ em tham gia. Duy trì và phát triển mô hình các câu lạc bộ, các nhóm trẻ em. Nghiên cứu tổ chức các diễn đàn trẻ em, tạo cơ hội cho trẻ em tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và thực hiện các quyền của trẻ em.
III. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước và nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước theo quy định của pháp luật.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện kế hoạch; giám sát tình hình thực hiện các mục tiêu của kế hoạch, định kỳ tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan rà soát thực trạng trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các huyện, thành phố xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, mô hình Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; triển khai vận động, ủng hộ xây dựng và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp.
Tổ chức thực hiện các nội dung, chương trình, dự án thuộc Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn tiếp theo; trong đó tập trung thực hiện các giải pháp phòng ngừa, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hỗ trợ phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng trẻ em bị xâm hại, bị ngược đãi, bị mua bán, bị bạo lực; phát triển hệ thống dịch vụ về bảo vệ trẻ em.
Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn việc sử dụng kinh phí từ các chương trình, dự án để thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đảm bảo có hiệu quả thiết thực; kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em, Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đảm bảo đúng theo quy định tài chính hiện hành.
2. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương tuyên truyền và thực hiện các mục tiêu về dinh dưỡng, tiêm chủng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo; phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em gắn với việc phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng, xây dựng mô hình cộng đồng an toàn. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2013-2020 về dân số và y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, phòng, chống HIV/AIDS; củng cố kiện toàn mạng lưới chăm sóc sức khỏe trẻ em từ tỉnh đến cơ sở.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức thực hiện các mục tiêu của kế hoạch về giáo dục, đặc biệt chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục các bậc học; xây dựng trường học thân thiện, an toàn, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, ngăn chặn kịp thời các hành vi bạo lực đối với trẻ em trong các trường học.
Phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh niên quản lý, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em trong dịp nghỉ hè; dịp Tết Thiếu nhi 01/6; Tết Trung thu… Tổ chức, thực hiện tốt việc tuyên dương trẻ em là học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên trong học tập.
Chỉ đạo cơ quan giáo dục các cấp, các trường học, cơ sở giáo dục mầm non tuyên truyền và bổ sung nội dung giáo dục về quyền, bổn phận của trẻ em, trách nhiệm công dân, kỹ năng sống trong chương trình giáo dục của cấp học, bậc học phù hợp với từng lứa tuổi trẻ em; phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể vận động nhân dân đưa trẻ đến trường, hạn chế thấp nhất tình trạng trẻ em bỏ học.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến trong nhân dân về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em gắn với phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa, nhằm ngăn ngừa các sản phẩm văn hóa độc hại, góp phần hạn chế tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Tiếp tục quy hoạch và triển khai xây dựng mạng lưới các công trình khu vui chơi, giải trí cho trẻ em; hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao cho trẻ em, đặc biệt trong dịp nghỉ hè, ngày Tết Thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, Ngày Gia đình Việt Nam… chú trọng quan tâm đến trẻ em tại các khu vực vùng cao, vùng khó khăn, trẻ em khuyết tật, trẻ em nghèo.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với các ngành liên quan tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động về thông tin, báo chí, xuất bản (bao gồm xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm), thông tin trên internet dành cho trẻ em và liên quan đến trẻ em; xử lý nghiêm những hành vi xuất bản các ấn phẩm, sản phẩm thông tin, các điểm dịch vụ trò chơi trực tuyến dành cho trẻ em có nội dung đồi trụy, kích động bạo lực, không phù hợp với trẻ em.
6. Sở Tư pháp
Chủ trì thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến trẻ em, trợ giúp pháp lý đối với trẻ em, thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh đảm bảo quyền được khai sinh của trẻ em làm cơ sở cho việc thực hiện các quyền khác của trẻ em, đặc biệt đối với trẻ em vùng sâu, xa, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác con nuôi; kiểm tra chặt chẽ hồ sơ của người xin nhận con nuôi và hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi người nước ngoài, bảo đảm việc giới thiệu, giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài trên địa bàn tỉnh đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành.
Phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương tổ chức tốt việc tuyên truyền và thực hiện các biện pháp về phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm hại, ngược đãi, bạo lực, buôn bán, bắt cóc trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật; điều tra, truy tố và xử lý nghiêm theo pháp luật tội phạm xâm hại, ngược đãi, buôn bán, bạo lực, bắt cóc trẻ em.
Tăng cường công tác kiểm tra đối với các tổ chức con nuôi nước ngoài được giới thiệu nhận trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, nghiêm khắc xử lý các hành vi làm giả hồ sơ về nguồn gốc của trẻ em để giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài hoặc lợi dụng việc giới thiệu, giải quyết, đăng ký cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài để trục lợi, thu lợi bất hợp pháp. Chỉ đạo Công an các địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện những đối tượng bỏ rơi trẻ em tại các cơ sở Bảo trợ xã hội, cơ sở chăm sóc trẻ em, bệnh viện, trạm xá… Đề xuất với các cấp có thẩm quyền có giải pháp xử lý, ngăn chặn hiện tượng bỏ rơi trẻ em.
Phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế ở mức thấp nhất người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Thực hiện việc xử lý, giáo dục phù hợp với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
8. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ khả năng ngân sách địa phương đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh huy động nguồn lực, bố trí nguồn kinh phí, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; trợ giúp, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định hiện hành.
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ và các ngành liên quan đề xuất, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có chính sách đãi ngộ phù hợp cho lực lượng cộng tác viên làm công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở các thôn, bản, tổ nhân dân.
9. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang: Tiếp tục nâng cao chất lượng và bố trí tin, bài, chuyên đề, thời lượng, thời gian tuyên truyền về các nội dung bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.
10. Các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan: căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung kế hoạch này bổ sung các nhiệm vụ, mục tiêu của ngành, lĩnh vực phụ trách đảm bảo kế hoạch đề ra.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện tại địa phương; thường xuyên kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt là mạng lưới cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các thôn, bản, tổ nhân dân; phát huy vai trò của Quỹ bảo trợ trẻ em nhằm tăng cường vận động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh
Chỉ đạo đoàn thể các cấp tăng cường vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia tích cực công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”, xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em, bảo đảm tất cả trẻ em có cơ hội phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.
Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Vận động hội viên, đoàn viên làm cộng tác viên, tình nguyện viên về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở cơ sở.
Phối hợp với các trường học, các cấp chính quyền quản lý, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, văn hóa cho trẻ em nhân dịp ngày tết Thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, dịp nghỉ hè và khai giảng năm học mới. Tham gia vận động các gia đình đưa trẻ đến trường, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí, thực hiện đầy đủ các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch này, định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp); trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 180/KH-UBND năm 2013 thực hiện Kế hoạch 56-KH/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy Đồng Tháp thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW của Bộ chính trị Khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 2 Quyết định 1229/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2013 - 2020
- 3 Kế hoạch 5926/KH-UBND năm 2013 hành động vì trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2020
- 4 Kế hoạch 3042/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình hành động 24-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 20 của Bộ Chính trị (khoá XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới do tỉnh Bến Tre ban hành
- 5 Kế hoạch 2118/KH-UBND thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới và Chỉ thị 06-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng, phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- 6 Quyết định 178/QĐ-UBND năm 2013 về Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013 - 2020
- 7 Chỉ thị 20/CT-TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 8 Quyết định 1555/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Kế hoạch 2118/KH-UBND thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới và Chỉ thị 06-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng, phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- 2 Kế hoạch 3042/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình hành động 24-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 20 của Bộ Chính trị (khoá XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới do tỉnh Bến Tre ban hành
- 3 Kế hoạch 5926/KH-UBND năm 2013 hành động vì trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 - 2020
- 4 Quyết định 1229/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2013 - 2020
- 5 Kế hoạch 180/KH-UBND năm 2013 thực hiện Kế hoạch 56-KH/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy Đồng Tháp thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW của Bộ chính trị Khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 6 Quyết định 178/QĐ-UBND năm 2013 về Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013 - 2020
- 7 Quyết định 350/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 8 Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh