- 1 Luật việc làm 2013
- 2 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- 3 Bộ luật Lao động 2019
- 4 Quyết định 1085/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025 tỉnh Bắc Kạn
- 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020
- 6 Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý hoạt động đưa người lao động của tỉnh Bắc Kạn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- 7 Chỉ thị 24/CT-TTg năm 2020 về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 2269/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 473/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 564/KH-UBND | Bắc Kạn, ngày 14 tháng 9 năm 2021 |
Thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 27/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2021-2025 (Chỉ thị số 08-CT/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 27/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cụ thể như sau:
1. Mục đích
Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật Việc làm năm 2013, Bộ luật lao động năm 2019; Luật Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020; Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong tình hình mới; Quyết định số 2269/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp”; Quyết định số 473/QĐ-UBND ngày 08/4/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 16/4/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về tăng cường quản lý hoạt động đưa người lao động của Bắc Kạn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Chỉ thị 08-CT/TU ngày 27/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các địa phương và toàn thể nhân dân đối với công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong tình hình mới.
2. Yêu cầu
Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, khó khăn trong triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong thời gian qua; thực hiện các giải pháp phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong tình hình mới.
Các cấp, các ngành lựa chọn hình thức phù hợp tổ chức quán triệt, phổ biến sâu rộng nội dung Chỉ thị 08-CT/TU đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh. Việc triển khai thực hiện phải đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy, tổ chức đảng, sự điều hành có hiệu quả của chính quyền các cấp, các ngành, phát huy vai trò tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, xây dựng văn bản cụ thể hóa việc triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị số 08-CT/TU và kế hoạch này đảm bảo đồng bộ, đúng mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp, phân công cụ thể để thực hiện,
1. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 và những năm tiếp theo
1.1. Thực hiện đào tạo nghề cho 6.000 người/năm, giải quyết việc làm cho 6.400 người/năm, trong đó đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 600 người/năm.
1.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Xác định công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm là nhiệm vụ trọng tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
1.3. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, vận động và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
1.4. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm phù hợp với điều kiện của tỉnh; huy động mọi nguồn lực tập trung đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất cho công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm; sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; đẩy mạnh cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia công tác đào tạo nghề, kết nối thị trường lao động và giải quyết việc làm; mở rộng và hoàn thiện chuyển đổi số, số hóa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, dự báo, kết nối thị trường và quản lý lao động.
1.5. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề và đào tạo lại nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động; chú trọng phát triển các nhóm ngành nghề phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương và xu hướng phát triển chung của khu vực, trong nước và quốc tế; làm tốt công tác khảo sát nhu cầu đào tạo, lực lượng lao động, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để xác định mục tiêu của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.
1.6. Chủ động dự báo thị trường lao động của tỉnh, trong nước và quốc tế để định hướng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh; đa dạng các hình thức tư vấn, kết nối cung - cầu lao động mở rộng các hình thức tổ chức sàn giao dịch việc làm và các hoạt động hỗ trợ việc làm khác.
1.7. Bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí hỗ trợ của ngân sách cấp trên về giáo dục nghề nghiệp, việc làm; nghiên cứu cân đối nguồn kinh phí của tỉnh để thực hiện các nội dung chương trình về đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2021-2025. Quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn vay giải quyết việc làm.
1.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả việc chấp hành pháp luật về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, xử lý nghiêm các vi phạm; biểu dương, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
2.1. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể nhân dân.
2.2. Chủ động phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và bố trí nguồn lực tiếp tục thực hiện tốt các chính sách về đào tạo nghề và giải quyết việc làm; phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc triển khai, thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
2.3. Quan tâm đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất cho công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm; sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm; thực hiện đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.
2.4. Tổ chức rà soát nhu cầu đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động; tăng cường công tác tuyển sinh, đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp; tuyển mới và đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho người lao động có nhu cầu học nghề trên địa bàn tỉnh; tổ chức đào tạo lại, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động đáp ứng thị trường lao động.
2.5. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; triển khai thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động cho các nhóm lao động đặc thù; thường xuyên tư vấn, tổ chức thực hiện kết nối cung - cầu lao động trong tỉnh và thị trường lao động nước ngoài bằng các hình thức phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh.
2.6. Có chính sách thu hút giảng viên, giáo viên có kỹ năng nghề cao, các nhà khoa học, đội ngũ quản lý, kỹ sư, thợ bậc cao của doanh nghiệp, các nghệ nhân tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2.7. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra, đảm bảo công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm thực hiện đúng quy định.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Hàng năm, chủ trì tham mưu UBND tỉnh trong việc tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về đào tạo nghề và giải quyết việc theo nội dung của Kế hoạch.
- Tăng cường quản lý nhà nước về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
- Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả việc thực hiện các nội dung của Chỉ thị số 08-CT/TU, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh theo quy định.
- Tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn lực đề thực hiện các nội dung hoạt động của kế hoạch; tham mưu bố trí lồng ghép các chương trình, dự án được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và của các tổ chức, cá nhân có cùng tính chất hoạt động để nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.
- Căn cứ khả năng ngân sách, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ quan, đơn vị liên quan; phối hợp các cơ quan, đơn vị tham mưu lồng ghép nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch với các chương trình, kế hoạch, đề án có cùng mục tiêu, đối tượng.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán, kiểm tra việc sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu theo Quyết định số 1085/QĐ-UBND ngày 27/6/2018 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; tăng cường phối hợp chỉ đạo thực hiện tốt công tác tư vấn hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định danh mục nghề đào tạo, xây dựng định mức chi phí đào tạo cho từng nghề nông nghiệp trong danh mục nghề đào tạo cho lao động và nhu cầu học nghề nông nghiệp của lao động trên địa bàn tỉnh gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trình UBND tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Kạn
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thuộc lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức để tuyên truyền, phản ánh các hoạt động của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến đông đảo nhân dân và người lao động trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng, số lượng các chương trình phát thanh, truyền hình; xây dựng các chuyên mục, tin bài tôn vinh những tấm gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết việc làm.
7. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
- Chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm; tổ chức cho vay đúng quy định, có hiệu quả; giải ngân kịp thời; thu hồi vốn đúng thời hạn các dự án cho vay giải quyết việc làm, cho vay đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, người chấp hành xong hình phạt tù,....
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh.
8. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát các đối tượng mãn hạn tù, quân nhân xuất ngũ để tuyên truyền, tư vấn, vận động tham gia học nghề góp phần giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh.
9. Các sở, ban ngành liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các hoạt động liên quan.
- Hằng năm, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hoạt động đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị liên quan chủ động, tích cực phối hợp thực hiện tốt công tác khảo sát, rà soát nhu cầu học nghề, cung, cầu lao động để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động; quan tâm chỉ đạo công tác phân luồng học sinh phổ thông trên địa bàn.
- Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để đảm bảo thực hiện Kế hoạch.
11. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Chủ động trong công tác tuyển sinh, đào tạo và thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch được giao; tăng cường chủ động liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc tuyển sinh, đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo.
- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan có thẩm quyền về công tác đào tạo nghề. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo đối với các cơ quan chức năng theo quy định.
- Phối hợp, hướng dẫn các cấp hội, đoàn thể cấp cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phong trào toàn dân đoàn kết chung tay xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động tại các địa phương.
- Lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan của các tổ chức, đoàn thể với công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hội viên, đoàn viên đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát để bảo đảm thực hiện các nội dung của Kế hoạch thiết thực, hiệu quả.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 27/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2021-2025. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động, phối hợp triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả; định kỳ trước ngày 15/12 (hằng năm) gửi báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, báo cáo theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1302/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025
- 2 Quyết định 3069/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025
- 3 Quyết định 2920/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025
- 4 Quyết định 26/2021/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 01/2018/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 5 Quyết định 2830/QĐ-UBND năm 2021 thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng Nghị quyết về “Một số chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025”