Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5753/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 10 tháng 9 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ NHU CẦU ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 08/3/2018 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch Chương trình quản lý nhu cầu điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng), như sau:

I. Mục tiêu Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng

1. Mục tiêu tổng quát

a) Triển khai hiệu quả Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng là góp phần vào việc duy trì, phát triển, cùng phấn đấu giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia và tạo mới nguồn năng lượng để phát triển bền vững ngành điện, ngành năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội;

b) Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng nhằm khuyến khích sự tham gia chủ động của khách hàng sử dụng điện, đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện ổn định, bền vững; từng bước kết hợp thực hiện các Chương trình quốc gia về DSM với việc hỗ trợ, khuyến khích người dân, người tiêu dùng tham gia đầu tư trang bị hệ thống năng lượng mặt trời lắp mái.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đảm bảo nguồn năng lượng cung cấp ổn định và phát triển phục vụ tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Lâm Đồng: Giai đoạn 2016 - 2020 là 9%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 là 8,5%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 là 8 %/năm.

b) Phấn đấu chỉ tiêu điện khí hóa tỉnh Lâm Đồng đảm bảo đến năm 2020 đạt 99,4% số hộ có điện và đến 2025 đạt 99,9% số hộ có điện; đảm bảo nhu cầu sử dụng điện tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng 11,84 %; giai đoạn 2021 - 2025 tăng 10,79%; giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,96% và giai đoạn 2031 - 2035 tăng 8,29%.

c) Xây dựng phương án hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các dự án điện mặt trời mái nhà đến năm 2025 đạt 5 MW, đến năm 2030 đạt 15 MW, trong đó:

- Phát triển dự án điện mặt trời mái nhà tại các công sở khu vực hành chính, nhà điều hành, trạm, kho bãi của ngành điện, khu công nghiệp, khu sản xuất nông nghiệp, mái nhà trường học;

- Thực hiện thí điểm hỗ trợ kinh phí phát triển các mô hình dự án điện mặt trời mái nhà tại một số trường học có công suất từ 10 kWp đến 15 kWp; hộ gia đình có công suất nhỏ từ 1 kWp đến 5 kWp ở các thôn, buôn, vùng sâu, vùng xa, hộ sinh sống không tập trung khó có khả năng đầu tư điện lưới.

II. Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng

1. Triển khai nhu cầu điện năng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030 (theo kết quả tính toán nhu cầu công suất các huyện, thành phố tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 với Pmax đạt 772 MW; để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện đến năm 2025, tổng mức đầu tư xây dựng mới và cải tạo lưới điện 3.816,6 tỷ đồng) (Phụ lục 2, 3, 4 đính kèm).

2. Thực hiện các hoạt động truyền thông, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của xã hội, khách hàng sử dụng điện và đơn vị điện lực về nội dung Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng.

3. Phối hợp và thực hiện lồng ghép với các Chương trình về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, lộ trình phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam và định hướng phát triển các dạng nguồn năng lượng tái tạo để đảm bảo khai thác tối đa tiềm năng Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng đạt hiệu quả cao nhất.

4. Tổ chức phối hợp xây dựng tài liệu đào tạo về nội dung và lợi ích của Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng để các trường học tham khảo đưa vào chương trình giải dạy phù hợp với cấp độ đào tạo học sinh, sinh viên.

5. Xây dựng cơ chế hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển dự án điện mặt trời mái nhà tại những vị trí có tiềm năng, cụ thể như sau:

a) Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng có tiềm năng: 01 MW - 2 MW;

b) Trung tâm hành chính các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc có tiềm năng: 01 MW-2MW;

c) Khu vực hành chính, nhà điều hành, trạm, kho bãi của Truyền tải điện Lâm Đồng, Chi nhánh điện cao thế Lâm Đồng có tiềm năng: 0,5 MW - 01 MW;

d) Khu vực hành chính, nhà điều hành, kho bãi của Công ty Điện lực Lâm Đồng, Điện lực các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc có tiềm năng: 0,5 MW-2MW

6. Đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà có công suất nhỏ từ 1 kWp đến 5 kWp đối với những hộ dân chưa có điện tại các thôn, buôn, vùng sâu, vùng xa và những khu vực khó có khả năng xây dựng hệ thống điện do ngành điện đầu tư.

7. Định hướng phát triển lắp dự án điện mặt trời mái nhà tại một số trường học có công suất từ 10 kWp đến 15 kWp trên một mô hình.

8. Thí điểm lắp đặt 05 đến 10 mô hình dự án điện mặt trời mái nhà công sở thuộc Trung tâm hành chính các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; các đơn vị ngành điện; trường học...

9. Định hướng quá trình đầu tư, nâng cấp hệ thống điện, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thực hiện các Chương trình DSM, Chương trình DR (Chương trình điều chỉnh phụ tải điện), đặc biệt là hệ thống hạ tầng đo đếm tiên tiến, hệ thống công tơ đọc và thu thập số liệu đo đếm từ xa.

10. Định hướng phát triển dự án điện mặt trời mái nhà tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có tiềm năng: 01 MW - 3 MW.

11. Định hướng phát triển dự án điện mặt trời mái nhà tại các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như nhà kính, nhà lưới của các Công ty, doanh nghiệp, hộ gia đình có tiềm năng: 01 MW - 3 MW.

III. Chính sách hỗ trợ Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng

1. Chính sách hỗ trợ Chương trình DSM tỉnh từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương:

a) Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách, cơ chế tài chính và cơ chế khuyến khích phù hợp theo những quy định hướng dẫn hiện hành để hỗ trợ thực hiện các Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng, bao gồm cả cơ chế quản lý, giám sát việc triển khai thực hiện.

b) Hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư dự án, mô hình ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo, dự án điện mặt trời mái nhà đối với trường học, trung tâm hành chính trên địa bàn tỉnh; những hộ dân chưa có điện tại các thôn, buôn, vùng sâu, vùng xa có công suất nhỏ từ 1 kWp đến 5 kWp (Ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 10 - 20% kinh phí thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo để xây dựng nông thôn mới theo điểm a Khoản 4, Điều 8 Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Công Thương quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020).

2. Chính sách hỗ trợ Chương trình DSM tỉnh từ nguồn vốn ngành điện:

a) Xây dựng khung pháp lý và chính sách hỗ trợ về công nghệ, thiết bị; giá bán điện, mua điện từ các dạng năng lượng tái tạo.

b) Hỗ trợ công bố danh sách các doanh nghiệp, tổ chức cung ứng các thiết bị, cung ứng hệ thống năng lượng mặt trời lắp mái có uy tín, chất lượng; hỗ trợ nối lưới, giá bán điện mặt trời nối lưới theo quy định.

c) Hỗ trợ kinh phí từ 5 đến 10 triệu đồng/mô hình (hỗ trợ 30% tổng mức đầu tư 1 kWp) đối với những hộ dân chưa có điện tại các thôn, buôn, vùng sâu, vùng xa có công suất nhỏ từ 1 kWp đến 5 kWp.

IV. Dự kiến tổng kinh phí đầu tư Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng

(Chi tiết Phụ lục 5, 6 đính kèm).

1. Tổng kinh phí giai đoạn 2018 - 2025: 90.300 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí ngân sách tỉnh: 5.600 triệu đồng chiếm 6,2 %;

- Kinh phí ngành điện và vốn khác: 84.700 triệu đồng chiếm 93,8 %.

2. Tổng kinh phí giai đoạn 2025 - 2030: 349.400 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí ngân sách: 10.200 triệu đồng chiếm 2,9 %;

- Kinh phí khác: 339.400 triệu đồng chiếm 97,1%.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công Thương:

a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng, trong đó xác định cụ thể các mục tiêu, chỉ tiêu hàng năm để đảm bảo thực hiện đạt được các mục tiêu cụ thể của Chương trình quốc gia về DSM;

b) Chỉ đạo Công ty Điện lực Lâm Đồng xây dựng quy trình nối lưới, bán, thanh toán tiền điện đối với mô hình ứng dụng điện mặt trời mái nhà;

c) Phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương thực hiện lồng ghép các Chương trình về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, lộ trình phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam và định hướng phát triển các dạng nguồn năng lượng tái tạo để đảm bảo khai thác tối đa tiềm năng các nguồn năng lượng có lợi thế của tỉnh;

d) Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan để đảm bảo triển khai Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng đạt kết quả tốt. Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương theo dõi, chỉ đạo.

2. Sở Tài chính:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương xây dựng cơ chế tài chính, cơ chế khuyến khích hỗ trợ dự án, mô hình ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

b) Hàng năm cân đối, bố trí kinh phí triển khai thực hiện các mô hình.

3. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn:

Tuyên truyền, khuyến khích các nông hộ, trang trại, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp sử dụng nguồn năng lượng lớn tham gia đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà trong những khu vực kinh doanh, sản xuất phù hợp để chủ động cung cấp nguồn điện và bán cho ngành điện nếu dư thừa.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Xây dựng tài liệu, chuyên đề, môn học và lộ trình để tổ chức đưa Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng vào trường học giảng dạy phù hợp với cấp độ đào tạo học sinh, sinh viên.

5. Sở Thông tin và Truyền thông:

Xây dựng và thực hiện các Chương trình truyền thông để nâng cao nhận thức của xã hội, khách hàng sử dụng điện và đơn vị điện lực về nội dung Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

a) Triển khai công tác tuyên truyền, vận động việc phát triển dự án điện mặt trời mái nhà phù hợp điều kiện tổ chức sản xuất và sinh hoạt để góp phần đảm bảo nhu cầu điện năng phục vụ sản xuất và đời sống.

b) Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình DSM trên địa bàn các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc gửi Sở Công Thương tổng hợp. Chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với Điện lực địa phương hỗ trợ cho các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, nông hộ, trang trại, doanh nghiệp tham gia đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà.

c) Phối hợp triển khai các mô hình trên địa bàn.

7. Đối với ngành điện:

a) Tiến hành đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà tại khu vực hành chính, nhà điều hành, trạm, kho bãi... trong giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến 2030.

b) Tập trung và đẩy mạnh thực hiện công tác nghiên cứu phụ tải điện, khai thác toàn diện các kết quả của nghiên cứu phụ tải điện để đánh giá tiềm năng thực hiện các Chương trình DSM, Chương trình DR, theo dõi, quản lý chặt chẽ biểu đồ phụ tải điện của khách hàng sử dụng điện, đặc biệt là các khách hàng có đóng góp và ảnh hưởng nhiều đến biểu đồ phụ tải điện.

c) Thực hiện đầu tư, nâng cấp hệ thống điện, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thực hiện các Chương trình DSM, Chương trình DR; đặc biệt là hệ thống hạ tầng đo đếm tiên tiến, hệ thống công tơ đọc và thu thập số liệu đo đếm từ xa.

d) Các đơn vị ngành điện Lâm Đồng triển khai dự án điện mặt trời mái nhà tại văn phòng làm việc của các đơn vị điện lực, hỗ trợ phát triển mô hình điện trên mái nhà cho các hộ dân chưa có điện tại các thôn, buôn vùng sâu vùng xa từ nguồn kinh phí của ngành điện nhằm tuyên truyền, quảng bá việc ứng dụng công nghệ, sử dụng các dạng năng lượng sạch để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững và hạn chế việc đầu tư lưới điện tại các vùng dân cư sống không tập trung.

Trên đây là Kế hoạch triển khai Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng. UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện tốt trách nhiệm được phân công; tổ chức thực hiện, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan để đảm bảo Kế hoạch được thực hiện đạt hiệu quả và đồng bộ; định kỳ 6 tháng, hàng năm (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.

Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo kịp thời về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: CT, TC, TT&TT, GD&ĐT, NN&PTNT;
- UBND các huyện, thành phố Đà Lạt & Bảo Lộc;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Báo Lâm Đồng;
- Tổng Công ty Điện lực miền Nam;
- Công ty Điện lực Lâm Đồng;
- Lưu: VT, MT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

PHỤ LỤC 1

CHƯƠNG TRÌNH, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
(Đính kèm Kế hoạch số 5753/KH-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2018)

STT

Lĩnh vực nội dung thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Lộ trình thực hiện

Thời gian hoàn thành

1

Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế tài chính, cơ chế khuyến khích để hỗ trợ

Sở Tài chính

Sở Công Thương

Năm 2018

Năm 2019

2

Xây dựng tài liệu đào tạo về nội dung và lợi ích của các Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Công Thương các địa phương

Năm 2018

Năm 2019

3

Xây dựng và thực hiện các Chương trình truyền thông để nâng cao nhận thức của xã hội, khách hàng sử dụng điện và đơn vị điện lực về nội dung Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Công Thương, Đài Truyền thanh, Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng và các đơn vị báo, đài đóng trên địa bàn tỉnh

Năm 2018

Năm 2019

4

Xây dựng các Chương trình và giải pháp phù hợp để hỗ trợ thực hiện Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng

UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc

Sở Công Thương

Năm 2018

Năm 2019

5

Kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng

6

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình DSM tỉnh Lâm Đồng

Công ty Điện lực Lâm Đồng

Sở Công Thương

Năm 2018-2019

2019

7

Xây dựng mục tiêu cụ thể giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện theo chỉ đạo tại Quyết định số 279/QĐ- TTg ngày 08/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ

Công ty Điện lực Lâm Đồng

Sở Công Thương

2018

2019

8

Thực hiện đầu tư, nâng cấp hệ thống điện, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thực hiện các Chương trình DSM, Chương trình DR

Công ty Điện lực Lâm Đồng

Sở Công Thương

Năm 2018 và những năm tiếp theo

Năm 2018 và những năm tiếp theo

9

Xây dựng Chương trình nâng cao nhận thức của xã hội, khách hàng sử dụng điện và đơn vị điện lực về nội dung Chương trình

Công ty Điện lực Lâm Đồng

Sở Công Thương các địa phương

Năm 2018

Năm 2019

10

Thực hiện các Chương trình DSM với việc hỗ trợ, khuyến khích khách hàng tham gia đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà

Công ty Điện lực Lâm Đồng

Sở Công Thương các địa phương

Năm 2018

Năm 2019

11

Thực hiện lồng ghép với các Chương trình về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Lộ trình phát triển Lưới điện Thông minh tại địa phương và định hướng phát triển các dạng nguồn năng lượng tái tạo.

Công ty Điện lực Lâm Đồng

Sở Công Thương và các địa phương

Năm 2018-2019

Hàng năm

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNH TOÁN NHU CẦU CÔNG SUẤT CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2030
(Đính kèm Kế hoạch số 5753/KH-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2018)

STT

HUYỆN, THÀNH PHỐ

Nhu cầu điện năng (MW)

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

2030

1

Thành phố Đà Lạt

61,8

69,4

77,8

84,6

91,9

99,9

108,6

118,1

169,2

2

Huyện Lạc Dương

8,4

10,0

12,0

13,5

15,2

17,1

19,2

21,6

35,9

3

Huyện Đơn Dương

32,6

36,9

41,8

45,5

49,5

53,9

58,7

63,8

92,9

4

Huyện Đức Trọng

51,1

55,2

59,7

64,6

69,9

75,6

81,9

88,6

125,6

5

Huyện Lâm Hà

31,3

35,9

41,3

45,4

49,8

54,7

60,1

66,1

99,3

6

Huyện Đam Rông

5,5

5,8

6,2

6,9

7,6

8,5

9,5

10,5

16,8

7

Huyện Di Linh

25,9

27,4

28,9

31,5

34,2

37,1

40,4

43,9

65,3

8

Thành phố Bảo Lộc

54,5

60,8

67,7

73,4

79,6

86,3

93,5

101,4

150,7

9

Huyện Bảo Lâm

11,6

13,5

15,6

16,9

18,3

19,9

21,6

23,4

37,3

10

Huyện Đạ Huoai

7,9

9,8

12,2

13,5

14,9

16,5

18,3

20,2

30,4

11

Huyện Đa Tẻh

8,7

10,3

12,2

13,5

14,9

16,4

18,1

20,0

30,2

12

Huyện Cát Tiên

6,6

7,9

9,3

10,3

11,4

12,6

13,9

15,3

23,0

 

Pmax đt

275

309

323,6

377

412

449

489

534

772

 

PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP DỰ BÁO THÀNH PHẦN PHỤ TẢI ĐIỆN NĂNG TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2030
(Đính kèm Kế hoạch số 5753/KH-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2018)

STT

Hạng mục

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

A (GWh)

%A

A (GWh)

%A

A (GWh)

%A

A (GWh)

%A

2016-2020

2021-2025

2026-2030

1

Nông - lâm - thủy

124,6

13,57

232,9

14,49

381,4

14,28

590,7

14,3

13,33%

10,37%

9,14%

2

Công nghiệp - xây dựng

208,7

22,72

388,8

24,2

722,3

27,05

1.273,2

30,8

13,25%

13,19%

12,00%

3

Dịch vụ - TM - NHKS

49,1

5,35

86,1

5,36

142,5

5,34

225,3

5,5

11,89%

10,60%

9,59%

4

Quản lý và TDDC

485,9

52,91

801,6

49,88

1.268,5

47,50

1.790,9

43,4

10,53%

9,61%

7,14%

5

Hoạt động khác

50,0

5,44

97,2

6,05

167,1

6,26

249,6

6,04

14,22%

11,45%

8,36%

6

Tổng điện thương phẩm

918,4

 

1.607

 

2.682

 

4.130

 

11,84%

10,97%

8,96%

7

Tổn thất (%)

6,47

 

6,2

 

6,0

 

5,5

 

 

 

 

8

Điện nhận

982

 

1.716

 

2.861

 

4.370

 

 

 

 

9

Công suất Pmax (MW)

197,8

 

323

 

524

 

772

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỚI VÀ CẢI TẠO LƯỚI ĐIỆN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2025
(Đính kèm Kế hoạch số 5753/KH-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2018)

STT

Hạng mục

Đơn vị

Vốn đầu tư

Tổng

Đến 2020

2021-2025

I

Lưới điện 220 kV

 

 

 

 

1

Đường dây 220 kV

tỷ đồng

 

 

 

 

Xây dựng mới

tỷ đồng

-

588,8

588,8

2

Trạm biến áp 220 kV

tỷ đồng

 

 

 

 

Cải tạo, nâng công suất

tỷ đồng

102,5

61

163,5

II

Lưới điện 110 kV

 

 

 

 

1

Đường dây 110 kV cấp điện cho phụ tải khu vực

tỷ đồng

 

 

 

a

Xây dựng mới

tỷ đồng

148,3

59,7

208,0

b

Nâng cấp cải tạo

tỷ đồng

148,6

-

148,6

2

Đường dây 110 kV đấu nối nguồn (NMTĐ, gió)

 

 

 

 

a

Xây dựng mới

tỷ đồng

59,3

20,5

79,8

3

Trạm biến áp 110 kV cấp điện cho phụ tải khu vực

 

 

 

 

a

Xây dựng mới

tỷ đồng

459,4

303,6

763,0

b

Cải tạo, nâng công suất

tỷ đồng

151,8

113,1

364,9

III

Lưới điện trung áp

 

 

 

 

1

Đường dây

 

 

 

 

a

Xây dựng mới

tỷ đồng

249

374

623

b

Nâng cấp cải tạo

tỷ đồng

26

39

65

2

Trạm biến áp

 

 

 

 

a

Xây dựng mới

tỷ đồng

258

387

645

b

Cải tạo, nâng công suất

tỷ đồng

107

160

267

IV

Tổng vốn đầu tư

tỷ đồng

1.709,9

2.106,7

3.816,6

1

Vốn ngành điện

tỷ đồng

1.650,6

2.086,2

3.736,8

2

Vốn khách hàng

tỷ đồng

59,3

20,5

79,8

 

PHỤ LỤC 5

KINH PHÍ DỰ KIẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2030
(Đính kèm Kế hoạch số 5753/KH-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2018)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Hạng mục đầu tư

Giai đoạn 2018-2025

Giai đoạn 2025-2030

Ghi chú

Công suất (MW)

Ngân sách tỉnh

Nguồn

khác

Tổng kinh phí

Công suất (MW)

Ngân sách tỉnh

Nguồn khác

Tổng kinh phí

I

Thí điểm xây dựng dự án điện mặt trời mái nhà công sở, trường học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng

0,5

1.250

11.250

12.500

1,5

 

37.500

37.500

Ngân sách tỉnh và kêu gọi đầu tư

2

Các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc

0,5

1.250

11.250

12.500

1,5

 

37.500

37.500

Ngân sách tỉnh và kêu gọi đầu tư

3

Trường học

0,5

2.500

10.000

12.500

1,0

5.000

20.000

25.000

Ngân sách tỉnh và kêu gọi đầu tư

II

Thí điểm xây dựng dự án điện mặt trời mái nhà hỗ trợ cho các hộ dân tại các thôn, buôn làng, khu vực chưa có điện

0,1

0.500

2.000

2.500

1,0

5.000

20.000

25.000

Ngân sách tỉnh và kêu gọi đầu tư

III

Lắp đặt tại các tòa nhà, công sở ngành điện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Truyền tải điện Lâm Đồng

 

 

 

 

0,5

 

12.000

12.000

Ngành điện đầu tư

2

Chi nhánh điện cao thế Lâm Đồng

 

 

 

 

0,5

 

12.000

12.000

Ngành điện đầu tư

3

Công ty Điện lực Lâm Đồng; Điện lực địa phương

0,5

 

12.500

12.500

2,0

 

50.000

50.000

Ngành điện đầu tư

IV

Phát triển dự án điện mặt trời mái nhà khu công nghiệp

1,0

 

25.000

25.000

3,0

 

75.000

75.000

Kêu gọi đầu tư

V

Phát triển dự án điện mặt trời mái nhà trên khu vực sản xuất nông nghiệp, nhà kính...

0,5

 

12.500

12.500

3,0

 

75.000

75.000

Kêu gọi đầu tư

TỔNG CỘNG

3,60

5.500

84.500

90.000

14,0

10.000

339.000

349.000

 

 

PHỤ LỤC 6

KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DSM TỈNH LÂM ĐỒNG
(Đính kèm Kế hoạch số 5753/KH-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2018)

ĐVT: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

Giai đoạn 2018-2025

Giai đoạn 2025-2030

Ngân sách tỉnh

Nguồn khác

Tổng kinh phí

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Ngân sách tỉnh

Nguồn khác

Tổng kinh phí

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

1

Công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức

50

100

150

Sở TT&TT

Sở Công Thương, Đài truyền thanh, truyền hình; Công ty Điện lực

100

200

300

Sở TT&TT

Sở Công Thương, Đài truyền thanh, truyền hình; Công ty Điện lực

2

Phối hợp xây dựng tài liệu tuyên truyền, đào tạo tại các trường học

50

100

150

Sở GD&ĐT

Sở Công Thương

100

200

300

Sở GD&ĐT

Sở Công Thương,

3

Tổng kinh phí đầu tư phát triển dự án điện mặt trời mái nhà tỉnh Lâm Đồng đến 2030

5.500

84.500

90.000

Sở Công Thương

Ngành điện và các đơn vị liên quan

10.000

339.000

349.000

Sở Công Thương

Ngành điện và các đơn vị liên quan

TỔNG CỘNG

5.600

84.700

90.300

 

 

10.200

339.400

349.600