ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 595/KH-UBND | Cao Bằng, ngày 07 tháng 04 năm 2011 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHUẨN QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
I. MỤC TIÊU
Đến hết năm 2015 có 70% xã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế xã (CQGVYTX) theo Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07 tháng 02 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001- 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, trong đó:
- Duy trì 51 xã đạt CQGVYTX giai đoạn 2007-2010.
- Có thêm 88 xã mới đạt CQGVYTX, cụ thể:
+ Năm 2011: 15 xã;
+ Năm 2012: 15 xã;
+ Năm 2013: 18 xã;
+ Năm 2014: 20 xã;
+ Năm 2015: 20 xã.
(Theo phụ lục chi tiết đính kèm )
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Xã hội hóa chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân (CSVBVSKND) và công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK)
- Kiện toàn Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân huyện, xã và hoạt động có hiệu quả. Công tác CSBVSKND trong xã được đưa vào nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã. Có kế hoạch hành động cụ thể do UBND xã phê duyệt để thực hiện. Tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ để đánh giá kết quả thực hiện.
- Huy động sự phối hợp, tham gia của các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương trong công tác CSSKND trên địa bàn.
- Tăng cường công tác TTGDSK trên địa bàn bằng nhiều hình thức.
2. Vệ sinh phòng bệnh
Phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, y tế môi trường, y tế học đường...
3. Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và phục hồi chức năng tại Trạm y tế xã. Tham gia quản lý, hướng dẫn phục hồi chức năng cho người tàn tật, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi...
4. Y học cổ truyền (YHCT)
Thực hiện khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Phấn đấu tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh y học cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại có đạt ít nhất 20%.
Trồng mới, củng cố và chăm sóc vườn thuốc nam đúng theo quy định.
5. Chăm sóc sức khỏe (CSSK) trẻ em
Thực hiện có hiệu quả các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em: tiêm chủng, uống vitanmin A, tẩy giun cho trẻ...
6. Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nội dung công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn và kế hoạch hóa gia đình tại xã.
7. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế
Đầu tư nâng cấp, củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trạm y tế xã thuộc xã đạt CQGVYTX theo tiêu chuẩn quy định.
Bố trí các bộ phận, phòng làm việc một cách hợp lý, khoa học.
8. Nhân lực và chế độ chính sách
Đảm bảo nhân lực và cơ cấu cán bộ cho trạm y tế xã; thực hiện đúng, đủ các chế độ chính sách cho cán bộ trạm y tế xã, y tế thôn bản; thực hiện tốt công tác chuyên môn đoàn thể.
Đảm bảo tất cả nhân viên y tế thôn bản được đào tạo chuyên môn trình độ sơ cấp và lồng ghép nhân viên y tế thôn bản với cộng tác viên các chương trình y tế khác.
9. Kế hoạch và quản lý thông tin y tế
- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý cho Trưởng trạm y tế xã.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của Trạm y tế xã theo tháng, quý, 6 tháng, năm và được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá các hoạt động.
- Có đủ sổ sách ghi chép ban đầu tại Trạm y tế xã và ghi chép, theo dõi hoạt động các chương trình y tế, báo cáo theo quy định.
- Cấp đủ kinh phí cho hoạt động thường xuyên của Trạm y tế xã từ ngân sách Nhà nước theo định mức quy định. Quản lý tốt các nguồn kinh phí do các Chương trình mục tiêu Quốc gia cấp, bảo toàn và phát triển nguồn vốn thuốc của Trạm, không có vi phạm về tài chính.
- Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho người có thẻ Bảo hiểm y tế, các đối tượng chính sách và trẻ em dưới 6 tuổi.
10. Thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
- Cung cấp đủ thuốc thiết yếu, thuốc cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế.
- Sắp xếp, củng cố tủ thuốc gọn gàng và quản lý, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý theo quy định.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên trong thực hiện CQGVYTX; củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện CQGVYTX, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện CQGVYTX.
2. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, ngày càng nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân
- Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy cán bộ các đơn vị phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao và đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ về cả chuyên môn và quản lý, đặc biệt là đào tạo cán bộ có trình độ bác sỹ, dược sỹ, y học cổ truyền và quản lý Trạm y tế xã.
- Chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, phát hiện dịch sớm, báo cáo và xử lý dịch kịp thời, không để dịch lan rộng, hạn chế tử vong do dịch bệnh. Triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia và các chương trình y tế khác.
- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở: Cử bác sỹ luân phiên về hỗ trợ chuyên môn cho các Trạm y tế xã, đặc biệt là các Trạm y tế xã vùng sâu, xa, khó khăn.
- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu theo quy định, có chất lượng đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, quản lý và sử dụng thuốc đúng qui chế, an toàn, hợp lý và hiệu quả.
3. Huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế cho Trạm y tế xã theo quy định: nguồn vốn theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, vốn Chương trình 135 ...và các nguồn vốn hợp pháp khác.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế
- Phối hợp các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân với các hoạt động của các Sở, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn, từng bước xã hội hóa công tác y tế. Đặc biệt tăng cường phối hợp với các lực lượng Quân y trong công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai thảm họa, tập trung vào các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa.
- Mở rộng quan hệ Quốc tế, tận dụng mọi sự đầu tư, lồng ghép hoạt động các dự án, chương trình có vốn đầu tư nước ngoài trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư cho công tác y tế.
5. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân, đa dạng hóa các loại hình truyền thông và phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt chú ý người dân tộc thiểu số, người dân ở vùng sâu, xa, khó khăn để mọi người dân nâng cao nhận thức và thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt là về vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
IV. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
Là cơ quan chủ trì có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, Thị xã xây dựng Kế hoạch hoạt động hàng năm, tổ chức triển khai thực hiện đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện CQGVYTX trên địa bàn, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện gửi UBND tỉnh, Bộ Y tế.
Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011- 2015 của tỉnh Cao Bằng.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đưa chỉ tiêu thực hiện CQGVYTX vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của tỉnh, bố trí và cân đối các nguồn lực đầu tư cho y tế xã theo đúng tiêu chuẩn và đúng tiến độ kế hoạch; đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, bố trí các nguồn vốn đầu tư cho y tế xã theo đúng tiêu chuẩn và đúng tiến độ Kế hoạch; thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí đúng quy định, đúng mục đích và hiệu quả.
4. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, Thị xã xây dựng hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy, biên chế, cơ cấu cán bộ cho y tế xã và đào tạo cán bộ y tế xã.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Sở Y tế thực hiện tốt công tác y tế học đường.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, Thị xã
Căn cứ theo Kế hoạch này và hướng dẫn của Sở Y tế; điều kiện thực tế địa phương, UBND các huyện, thị chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện CQGVYTX giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn mình. Huy động các nguồn lực của địa phương để thực hiện đạt theo tiến độ Kế hoạch.
7. Các cơ quan liên quan khác
Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, Thị xã triển khai thực hiện CQGVYTX giai đoạn 2011- 2015 theo Kế hoạch này.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên tham gia phối hợp triển khai thực hiện CQGVYTX theo Kế hoạch này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 2007/QĐ-UBND công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 2 Quyết định 2008/QĐ-UBND năm 2010 công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 3 Quyết định 2009/QĐ-UBND về việc công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 4 Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 43/2005/QĐ-UB phê duyệt Đề án thực hiện chuẩn Quốc gia về y tế xã tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 - 2010
- 6 Quyết định 370/2002/QĐ-BYT ban hành “Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010” của Bộ trưởng Bộ Y tế
- 1 Quyết định 2009/QĐ-UBND về việc công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 2 Quyết định 2008/QĐ-UBND năm 2010 công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 3 Quyết định 2007/QĐ-UBND công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 4 Quyết định 43/2005/QĐ-UB phê duyệt Đề án thực hiện chuẩn Quốc gia về y tế xã tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 - 2010