- 1 Luật Phòng, chống ma túy 2021
- 2 Công văn 1477/VPCP-KGVX về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và Chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và ma túy, mại dâm do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Kế hoạch 455/KH-BGDĐT thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao trong Chương trình công tác phòng chống HIV/ADIS, ma túy, mại dâm năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 599/KH-BGDĐT | Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2021 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 05 NHIỆM VỤ PHÒNG, CHỐNG AIDS, MA TÚY, MẠI DÂM TRONG TRƯỜNG HỌC NĂM 2021
Thực hiện Công văn số 1477/VPCP-KGVX ngày 09/03/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và Chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Ủy ban Quốc gia); Kế hoạch số 455/KH-BGDĐT ngày 10/5/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia giao năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai trong toàn ngành về việc thực hiện 05 nhiệm vụ phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm trong trường học năm 2021, cụ thể như sau:
1. Mục đích
a) Chi tiết hóa từng nhiệm vụ được Chính phủ giao, bảo đảm hiệu quả các nhóm công việc thuộc 5/9 nhiệm vụ của Bộ GDĐT được Chính phủ giao trong Chương trình công tác năm 2021.
b) Thông qua hoạt động khảo sát với các mẫu biểu, bộ công cụ và chọn mẫu phù hợp nhằm giúp cơ quan chức năng đánh giá đúng thực trạng công tác phòng chống ma túy (PCMT) trong trường học hiện nay. Từ đó có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đẩy lùi.
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, làm tốt công tác tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ giảng viên, giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Đội trong trường học để truyền đạt, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, trau dồi kỹ năng cần thiết về công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội cho giảng viên, giáo viên, phụ huynh và học sinh, sinh viên.
2. Yêu cầu
a) Phát huy vai trò đầu mối trong công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để triển khai hiệu quả từng nhiệm vụ, đặc biệt đề cao trách nhiệm của các Sở GDĐT, các Đại học và trường Đại học, các cơ sở giáo dục, đào tạo trong cả nước nhằm thực hiện hiệu quả các công việc đặt ra với từng nhiệm vụ về công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm trong trường học năm 2021.
b) Lồng ghép việc thực hiện nhiệm vụ của Ngành Giáo dục gắn với nhiệm vụ triển khai công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm trong trường học năm 2021, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ và đúng quy định pháp luật với các nội dung nêu trong từng nhiệm vụ đặt ra.
II. NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ
1. Nhiệm vụ tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phòng chống ma túy trong trường học
a) Nhiệm vụ này cần được triển khai tới 63 tỉnh/thành phố trong cả nước thông qua hình thức khảo sát bằng phiếu và sử dụng bộ công cụ. Yêu cầu tại mỗi tỉnh/thành phố lựa chọn một số trường học đại diện cho cấp học (chọn mẫu chuẩn) để khảo sát. Các chuyên gia sử dụng mẫu phiếu và bộ công cụ khảo sát mới (sau khi điều chỉnh, bổ sung một số nội dung vào mẫu phiếu và bộ công cụ đã được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua) để triển khai, bảo đảm phù hợp với Luật PCMT hiện hành. Viện PSD chủ trì, phối hợp với các Sở GDĐT và các cơ sở giáo dục tại địa phương để triển khai hiệu quả nhiệm vụ này.
b) Sở GDĐT và các cơ sở giáo dục tại địa phương được lựa chọn khảo sát cần tập trung tổ chức việc khảo sát, bảo đảm kết quả thực chất. Viện PSD cần chủ động thành lập các Nhóm công tác để phối hợp triển khai tại các địa phương và phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên trong các Nhóm công tác. Sau quá trình khảo sát, yêu cầu Viện PSD gửi báo cáo tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên - GDCTHSSV). Yêu cầu hoàn thành công việc này trước 20/10/2021.
c) Tập trung xây dựng dự thảo Báo cáo về thực trạng công tác phòng, chống ma túy trong trường học cùng các đề xuất, kiến nghị để gửi Chính phủ. Giao cho Vụ GDCTHSSV chủ trì, phối hợp với Viện PSD thực hiện công việc này và tổ chức tọa đàm chuyên gia để lấy ý kiến góp ý, hoàn thiện Báo cáo để gửi Lãnh đạo Bộ phê duyệt. Công việc này yêu cầu hoàn thành trước 20/11/2021.
a) Tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, ý kiến của đại diện một số Sở GDĐT và cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn Thành phố Hà Nội để bổ sung, biên tập, hoàn thiện một số bộ tài liệu tuyên truyền, bảo đảm chất lượng phục vụ công tác tuyên truyền, tập huấn, phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau về công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội cho học sinh, sinh viên; cho cán bộ Đoàn, Đội trong các nhà trường. Viện PSD chủ trì thực hiện nhiệm vụ này.
b) Triển khai công tác tập huấn theo quy trình chặt chẽ, đúng thành phần tham gia, bảo đảm chất lượng, tiến độ, phù hợp đối tượng. Hoạt động tập huấn được tổ chức tại 63 tỉnh/thành phố. Viện PSD chủ trì, phối hợp với các Sở GDĐT và các đơn vị liên quan trên địa bàn để triển khai công việc; thống nhất thời gian và lịch trình tập huấn cụ thể với các Sở GDĐT.
c) Đối tượng tham gia chương trình của nhiệm vụ này gồm: học sinh học tập tại các TTGDTX và học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ Đoàn, Đội của các trường THCS và THPT. Quy mô và hình thức tập huấn, do Viện PSD làm việc với các Sở GDĐT và các đơn vị có liên quan để lên kế hoạch chi tiết, bảo đảm an toàn trong công tác phòng chống dịch Covid 19 và không để ảnh hưởng đến giờ học chính khóa của học sinh.
a) Nhiệm vụ này cần được triển khai dưới nhiều hình thức sáng tạo, linh hoạt, phù hợp và thiết thực nhằm góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội trong trường học tại mỗi địa phương. Viện PSD cần chủ động kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị phối hợp để hỗ trợ nguồn lực về con người, tài nguyên, kinh phí khi thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa, bảo đảm nguồn huy động được thực hiện đúng mục đích, đúng nhiệm vụ được giao.
b) Khi xây dựng các nhóm công việc cụ thể để thực hiện nhiệm vụ tại mỗi địa phương và mỗi cơ sở giáo dục, đào tạo, yêu cầu cần bám sát các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bám sát mục đích, yêu cầu đặt ra.
a) Nhiệm vụ này sẽ được triển khai thí điểm tại 30 tỉnh/thành phố và tại mỗi tỉnh/thành phố sẽ lựa chọn một số trường học để triển khai thí điểm. Các Sở GDĐT cần phối hợp để tham gia xây dựng, thảo luận kế hoạch chi tiết. Viện PSD chủ trì, lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Kế hoạch chi tiết và dự thảo văn bản hướng dẫn gửi các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác phối hợp; chuyển các văn bản này về Vụ GDCTHSSV hoàn thiện và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt trước ngày 20/8/2021.
b) Việc triển khai hoạt động khảo sát thí điểm tại 30 tỉnh/thành phố cần được tổ chức theo quy trình chặt chẽ bởi nhóm công tác, các tình nguyện viên và các điều tra viên. Viện PSD cần làm việc với Sở GDĐT để xác định số đơn vị trường học cần chọn; xây dựng quy trình xét nghiệm; số mẫu xét nghiệm; tập huấn cho nhóm công tác về nghiệp vụ, cách thức lấy mẫu thử nước tiểu; đọc thông số và tiến hành xét nghiệm thử chú ý (bảo mật về kết quả xét nghiệm cho học sinh, sinh viên tham gia xét nghiệm). Sau khi hoàn thành cần tổng hợp kết quả, xây dựng dự thảo Báo cáo cáo đánh giá việc thí điểm, kèm theo các đề xuất, kiến nghị gửi cho Vụ GDCTHSSV hoàn thiện. Yêu cầu công việc này xong trước 01/12/2021.
c) Giao cho Vụ GDCTHSSV làm đầu mối phối hợp với Viện PSD tổ chức tọa đàm chuyên gia để hoàn thiện Báo cáo đánh giá việc thí điểm cùng các đề xuất, kiến nghị để báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt và gửi báo cáo Chính phủ. Công việc này cần hoàn thành trước 25/12/2021.
d) Do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nên việc thí điểm xét nghiệm chất ma túy cho cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông sẽ tổ chức thực hiện sau.
Bộ tài liệu này cần được triển khai tại 63 tỉnh/thành phố bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến (tùy diễn biến của đại dịch Covid 19). Viện PSD chủ trì, phối hợp với các địa phương để tổ chức tọa đàm giới thiệu bộ tài liệu cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh; có chương trình tập huấn riêng cho các thành phần đề cập trong 4 cuốn sách đã được biên soạn và thẩm định. Quy mô tập huấn tại mỗi tỉnh/thành phố cần phấn đấu đạt khoảng 16 cuộc và mỗi cuộc quy mô 600 đến 700 người. Chương trình triển khai chi tiết do Viện PSD phối hợp với từng địa phương thực hiện.
1. Ngân sách Nhà nước;
2. Kinh phí chi thường xuyên của các nhà trường;
3. Nguồn tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Bộ GDĐT đã giao đầu mối triển khai cụ thể đối với từng nhiệm vụ. Yêu cầu Vụ GDCTHSSV chủ động phối hợp với các cục/vụ/đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ GDĐT để nắm bắt thông tin và tham mưu công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai nhiệm vụ tại các địa phương; tạo thuận lợi để các giảng viên, giáo viên, các cán bộ quản lý giáo dục, các cán bộ Đoàn, Đội trường học và học sinh, sinh viên hưởng ứng tháng hành động phòng, chống ma túy của Chính phủ; chấp hành và phối hợp triển khai đầy đủ, hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ năm 2021 về phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm trong học sinh, sinh viên. Báo cáo Lãnh đạo Bộ về kết quả triển khai từng nhiệm vụ nêu trên và kết quả triển khai Kế hoạch này theo từng mốc thời gian quy định.
2. Viện Nghiên cứu và Ứng dụng phòng chống ma túy PSD cần bám sát nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với Vụ GDCTHSSV trong quá trình triển khai công việc. Mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ, Viện PSD cần báo cáo kịp thời về Bộ GDĐT để Lãnh đạo Bộ chỉ đạo, xử lý nhằm bảo đảm hiệu quả và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong Kế hoạch này.
3. Các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ liên quan và tạo điều kiện thuận lợi cho Viện PSD, các cơ quan liên quan tổ chức triển khai 05 nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 4531/BYT-TTrB triển khai các hoạt động trong “Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2021” do Bộ Y tế ban hành
- 2 Công văn 1837/BVHTTDL-BCĐDS triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2021 do Ban Chỉ đạo Dân số, AIDS và các vấn đề xã hội Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3 Công văn 69a/TANDTC-TH năm 2021 triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4 Quyết định 768/QĐ-BGDĐT năm 2022 về Kế hoạch phòng, chống mại dâm trong ngành Giáo dục đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Quyết định 633/QĐ-BGDĐT năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy trong ngành Giáo dục đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành