ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/KH-UBND | Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2018 |
Căn cứ Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; tiếp tục triển khai Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”; thực hiện Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đến năm 2021”, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Đề án 1928) với những nội dung như sau:
1. Mục tiêu chung
a) Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô;
b) Tạo điều kiện để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong nhà trường phát triển bền vững, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân;
2. Mục tiêu cụ thể
a) Tổ chức phổ biến, thông tin rộng rãi đến 100% các nhà trường, nhà giáo, người học, cán bộ quản lý, người lao động về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nhà trường, nhà giáo, người học, cán bộ quản lý, người lao động, trẻ em và sau khi được ban hành với nội dung và hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật;
b) Hàng năm có 100% báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, giảng viên dạy pháp luật được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết đế tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu nhiệm vụ;
c) 100% các nhà trường, cơ sở giáo dục triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, có giáo viên dạy môn Giáo dục công dân hoặc giáo viên làm đầu mối về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại nhà trường và cơ sở giáo dục triển khai, thực hiện;
d) Rà soát, hoàn thiện nội dung chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, sách, tài liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học pháp luật trong nhà trường; đổi mới phương pháp giảng dạy kiến thức pháp luật trong nhà trường gắn với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; tiếp tục triển khai chương trình môn học pháp luật trong các chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học trực thuộc Thành phố theo hướng cung cấp các nội dung pháp luật cụ thể liên quan trực tiếp đến ngành, nghề đào tạo, trong đó gắn với đặc thù của từng ngành, nghề, đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào nội dung chương trình, giáo trình môn học pháp luật;
đ) Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân tư vấn pháp luật, tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật thực hiện tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí cho cán bộ công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong nhà trường; khuyến khích hình thức tuyên truyền pháp luật trên các trang mạng xã hội, triển khai giảng dạy môn học pháp luật, giáo dục công dân trực tuyến, xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật điện tử, kết nối, chia sẻ, tích hợp tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên môi trường mạng để phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn học pháp luật, giáo dục công dân trong nhà trường;
e) Triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, các tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao theo Luật Phổ biến giáo dục pháp luật; xây dựng và nhân rộng các mô hình, cách làm mới, hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhu cầu và địa bàn, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
1. Kế thừa kết quả và kinh nghiệm triển khai thực hiện Đề án 1928 trong giai đoạn trước để triển khai có hiệu quả đến năm 2021, bảo đảm tính liên tục và tính hệ thống của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
2. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, các cơ quan, đoàn thể, đảm bảo triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường;
3. Chú trọng giáo dục ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên để hình thành nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện;
4. Việc triển khai các hoạt động phải đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, phù hợp với yêu cầu của các đối tượng trong nhà trường trên địa bàn Thủ đô;
5. Triển khai xây dựng đơn vị làm điểm về thực hiện Đề án 1928 theo các cấp học tại các quận, huyện, thị xã.
1. Quán triệt, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong nhà trường đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp;
2. Thi hành đồng bộ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; chú trọng hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; tập trung xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm, có hiệu quả; kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn;
3. Rà soát, chuẩn hóa, hoàn thiện nội dung chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, sách, tài liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học pháp luật trong nhà trường; đổi mới phương pháp giảng dạy kiến thức pháp luật trong nhà trường gắn với đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể;
4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, cụ thể:
a) Rà soát, phân công, thống nhất giao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị, cán bộ làm đầu mối tham mưu triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, cụ thể:
- Đối với giáo dục mầm non: Tích hợp, lồng ghép trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non để hình thành và phát triển ý thức, hành vi, thói quen tốt, phù hợp lứa tuổi “học mà chơi, chơi mà học”;
- Đối với giáo dục phổ thông: Thực hiện dạy học các môn đạo đức, giáo dục công dân trên cơ sở lựa chọn các nội dung có giá trị, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, tâm sinh lý, tình cảm và sự phát triển của học sinh, giáo dục chuẩn mực đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật, kỹ năng sống và giá trị sống đúng đắn trong chương trình giáo dục phổ thông mới;
- Đối với giáo dục thường xuyên-giáo dục nghề nghiệp: Chú trọng bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền thống, lòng tự hào dân tộc; tăng cường giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, lối sống, trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội và đất nước cho học viên;
b) Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, bảo đảm có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu, am hiểu pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ tốt; trong đó ưu tiên quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển nguồn tại chỗ, chú trọng xây dựng, quản lý, sử dụng và điều phối hiệu quả đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trong nhà trường đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng.
c) Phát huy vai trò nòng cốt người làm công tác pháp chế trong tham mưu, điều phối, tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;
d) Định kỳ hàng năm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, cung cấp đủ tài liệu để nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong đó ưu tiên hình thức bồi dưỡng trực tuyến;
5. Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với ứng dụng công nghệ thông tin:
a) Nội dung: Tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định mới liên quan đến giáo dục, các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; giáo dục ý thức tôn trọng, chấp hành, bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tác động của chính sách pháp luật; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; nội dung chính sách pháp luật về phòng chống tham nhũng, lãng phí; phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường; an toàn thực phẩm; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng cháy chữa cháy; quy định của pháp luật có liên quan đến luật Thủ đô, luật cư trú, luật trẻ em; chú trọng việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bạo lực học đường, bộ luật hình sự, quyền và bổn phận trẻ em...kết hợp với tuyên truyền phổ biến pháp luật, gắn với kỹ năng sống cho học sinh về phòng chống cháy nổ, xâm hại tình dục, phòng chống thương tích cho trẻ em; Đổi mới cách dạy, cách học theo chương trình GD phổ thông mới của Bộ GD&ĐT; tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm, giao lưu trao đổi kiến thức, lao động, vệ sinh trường, lớp, hoạt động xã hội, các hoạt động trải nghiệm, câu lạc bộ văn hóa, thể thao gắn với các phong trào thi đua; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật, gắn với những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, gương người tốt, việc tốt trong xây dựng, thi hành pháp luật.
b) Hình thức: Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường; xây dựng, tổng kết, nhân rộng các các mô hình có hiệu quả đã và đang được triển khai thực hiện. Ưu tiên thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới thông tin nội bộ của nhà trường; phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn thanh niên, Công đoàn trong việc phổ biến pháp luật cho người học, nhà giáo, người lao động trong nhà trường. Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tăng cường bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật; chú trọng việc điện tử hóa các tài liệu, học liệu, thư viện điện tử; hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục.
c) Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; ưu tiên hình thức trực tuyến tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, tư vấn, giải đáp pháp luật qua điện thoại, mạng xã hội, Cổng thông tin/Trang thông tin điện tử;
d) Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật qua các sân chơi pháp luật cho học sinh các cấp, phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật, các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại cơ sở giáo dục; đẩy mạnh phong trào vận động cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong nhà trường tuân thủ, chấp hành pháp luật; lồng ghép, phát huy vai trò hỗ trợ của các tổ chức tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;
6. Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phổ biến giáo dục pháp luật, tham gia tư vấn, hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí trong nhà trường; phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo người làm công tác pháp luật tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong trong nhà trường.
- Nguồn kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp hiện hành và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ khác.
- Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao, các Sở ngành, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch kinh phí triển khai thực hiện tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của Sở, ngành, đơn vị gửi Sở Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
a) Năm 2018
- Tổ chức quán triệt Đề án 1928 và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2018-2021 đến các nhà trường và các cơ sở giáo dục; Triển khai các văn bản pháp luật liên quan đến thanh thiếu niên như Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Hôn nhân, gia đình; Luật Phòng chống ma túy, Luật Phòng chống HIV/AIDS, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng chống tham nhũng...)
- Tổ chức truyền thông vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, hướng tới cam kết chặt chẽ về trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và chuyển đổi hành vi của người dân về phòng chống bạo lực, phòng chống mua bán người, xâm hại trẻ em; bình đẳng giới.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các em học sinh, sinh viên, huy động sự tham gia của học sinh, sinh viên vào việc xây dựng các tiểu phẩm, câu chuyện mang ý nghĩa tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, từ đó chọn lọc những tác phẩm xuất sắc phát rộng rãi trên internet, băng đĩa.
- Biên soạn và phát hành tờ gấp tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố;
- Bổ sung, bố trí giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành giảng dạy môn học giáo dục công dân ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các cơ sở giáo dục thường xuyên và môn học pháp luật ở các trường trung cấp sư phạm;
- Hướng dẫn các nhà trường, cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các mô hình mới, phù hợp, hiệu quả trong việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên;
- Tăng cường các hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp, các đợt sinh hoạt ngoại khóa, các hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật mới;
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân ở trung học cơ sở, trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên. Tổ chức các hội thi học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi môn giáo dục công dân; báo cáo viên pháp luật giỏi; tổ chức “Ngày pháp luật”;
- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề trong trường học về các thủ đoạn mới của tội phạm mua bán người; tích cực tham gia tố giác, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người;
- Tổ chức diễn đàn, tọa đàm, giao lưu trao đổi thông tin trong học sinh về vai trò của học sinh trong việc góp phần thực hiện tốt pháp luật;
- Nhân rộng mô hình Câu lạc bộ “Thanh niên với pháp luật”; xây dựng mỗi cấp học 1 đơn vị điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên;
- Kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch “Đề án 1928 giai đoạn 2018-2021” tại các nhà trường, các cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
b) Năm 2019
- Tiếp tục triển khai các nội dung hoạt động của năm 2018;
- Tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2016-2020 theo kế hoạch 180/KH-UBND của UBND Thành phố;
- Tăng cường lồng ghép, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các phong trào, hoạt động Đoàn, Hội; đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, đảm bảo thiết thực, đi vào chiều sâu, gắn với vấn đề dư luận xã hội quan tâm, phù hợp với tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên;
- Phát hành Tờ gấp có nội dung tuyên truyền về luật phòng chống tác hại của thuốc lá cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố;
- Tuyên truyền, trên phương tiện thông tin của nhà trường, chuyên mục bài viết về gương người tốt, việc tốt về phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên, đưa lên trang website của nhà trường;
- Lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp để phổ biến cho học sinh, sinh viên trong tuần sinh hoạt “Công dân - học sinh, sinh viên” đầu năm, đầu khóa, cuối khóa;
- Nghiên cứu, áp dụng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên các trang mạng xã hội do nhà trường vận hành và quản lý; xây dựng chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật trên bản tin nội bộ, website của trường; triển khai xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng tủ sách pháp luật điện tử, bài giảng pháp luật điện tử, trực tuyến;
- Kiểm tra việc triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt, các mô hình mới mang lại hiệu quả tốt trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh;
c) Năm 2020
- Tiếp tục triển khai các nội dung hoạt động của năm 2018 và năm 2019;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn pháp luật cho thanh thiếu niên;
- Nhân rộng mô hình câu lạc bộ “Pháp luật với thanh niên”, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho thanh thiếu niên;
- Tổ chức kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ Đoàn trong trường học; xây dựng phóng sự, chuyên mục, tin, bài viết phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên Báo, Đài phát thanh và truyền hình, hệ thống loa truyền thanh cơ sở, trang tin điện tử...
- Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể có huy động sự tham gia của học sinh, sinh viên vào việc xây dựng các tiểu phẩm, câu chuyện mang ý nghĩa tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Từ đó chọn lọc, nhân rộng những tác phẩm xuất sắc để công bố rộng rãi thông qua mạng internet, băng đĩa...
- Kiểm tra việc triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 các năm 2018, 2019, 2020 tại các sở, ngành; các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường, cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
d) Năm 2021
- Tiếp tục triển khai các nội dung hoạt động của các năm 2018, 2019, 2020;
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giáo viên môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo viên pháp luật trong các trường trung cấp, cao đẳng sư phạm và Đại học Thủ đô;
- Tổng kết việc xây dựng các mô hình mới, phù hợp, hiệu quả trong việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên đối với ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô giai đoạn 2018-2021;
- Các cơ quan liên quan, các nhà trường, cơ sở giáo dục xây dựng báo cáo tổng kết thực hiện Đề án giai đoạn 2018-2021 gửi về cơ quan Thường trực- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổng hợp xây dựng báo cáo gửi UBND Thành phố;
- Thành phố tổ chức tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2018-2021. Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Đề án 1928.
Thời gian: Quý III/2021.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
a) Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”;
- Hướng dẫn, chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã, các đơn vị giáo dục trực thuộc tổ chức các chuyên đề, các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp, tọa đàm, hội thảo để tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bạo lực học đường, bộ luật hình sự, quyền và bổn phận trẻ em...kết hợp với tuyên truyền phổ biến pháp luật, gắn với kỹ năng sống cho học sinh về phòng chống cháy nổ, xâm hại tình dục, phòng chống thương tích cho trẻ em;
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2018-2021 tại trường Đại học Thủ đô và các trường cao đẳng trực thuộc Thành phố;
- Hằng năm, ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành, trong đó cụ thể hóa các nhiệm vụ đã đề ra tại Khoản 1 Mục V. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục trực thuộc và các Trung tâm GDNN-GDTX triển khai thực hiện Kế hoạch này.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc tổ chức triển khai Kế hoạch này. Xây dựng Kế hoạch kinh phí triển khai thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2018-2021 theo nhiệm vụ được giao, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách gửi Sở Tài chính theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2018-2021;
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 tại Sở và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
c) Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và các Sở, ngành kiểm tra các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong việc triển khai thực hiện Đề án hàng năm;
d) Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo đài và truyền hình thuộc thẩm quyền thành phố tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh, sinh viên các trường, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố.
đ) Công an Thành phố Hà Nội
- Chủ trì xây dựng quy chế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách; chủ động phối hợp với các Sở có liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên các trường, các cơ sở giáo dục về các nội dung phòng cháy chữa cháy, an ninh trường học, an ninh mạng, an toàn giao thông, bạo lực học đường, phòng chống ma túy;
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các Sở ngành kiểm tra các đơn vị trường chuyên nghiệp, trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố;
- Tham gia Đoàn kiểm tra của Thành phố đối với các đơn vị giáo dục trong triển khai, thực hiện Đề án 1928 theo nhiệm vụ từng năm.
e) Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội
- Chủ trì xây dựng quy chế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về các hoạt động tuyên truyền trong thanh niên, học sinh sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học Thủ đô trong độ tuổi Đoàn về phổ biến, giáo dục pháp luật các lĩnh vực như an ninh trật tự, tham vấn học đường, chiến dịch truyền thông về an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường, nói không với ma túy HIV/AIDS;
- Tham gia Đoàn kiểm tra của Thành phố đối với các đơn vị giáo dục trong triển khai, thực hiện Đề án 1928 theo nhiệm vụ từng năm.
g) Bộ Tư lệnh Thủ đô
- Chủ trì xây dựng quy chế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về hoạt động giáo dục quốc phòng; kế hoạch hội thao quốc phòng hàng năm; tuyên truyền về luật Nghĩa vụ quân sự cho học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố;
- Tham gia Đoàn kiểm tra của Thành phố đối với các đơn vị giáo dục trong triển khai, thực hiện Đề án 1928 theo nhiệm vụ từng năm.
h) Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND Thành phố về kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này đối với các Sở, ngành liên quan.
- Phối hợp tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai Kế hoạch này tại sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và cơ sở giáo dục trực thuộc.
i) Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2018-2021;
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức triển khai Kế hoạch; Mỗi quận, huyện, thị xã đăng ký một mô hình mới, hiệu quả về tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh;
- Bảo đảm kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Luật ngân sách nhà nước đối với các đơn vị trên địa bàn;
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai Kế hoạch này đối với các đơn vị quản lý;
- Lựa chọn mỗi cấp học một đơn vị để xây dựng điểm về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn quản lý.
k) Các trường Đại học, cao đẳng trực thuộc UBND Thành phố
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2018-2021 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tổ chức triển khai, thực hiện;
- Tuyên truyền, triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến toàn thể cán bộ, giáo viên, sinh viên nhà trường; chú trọng việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bạo lực học đường, bộ luật hình sự, phòng chống HIV/AIDS kết hợp với tuyên truyền phổ biến pháp luật, gắn với kỹ năng sống cho sinh viên về phòng chống cháy nổ, xâm hại tình dục; vấn đề lao động tại địa bàn nơi cư trú;
- Mỗi đơn vị xây dựng một mô hình tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật theo hình thức đổi mới, hiệu quả đối với sinh viên; (Lưu ý, ưu tiên việc tổ chức tạo đàm theo chủ đề, sinh viên viết thu hoạch về kiến thức pháp luật; câu lạc bộ “sinh viên với pháp luật”, sinh viên nói về pháp luật, cuộc thi viết về pháp luật, hùng biện về chủ nhân tương lai của đất nước với pháp luật...)
- Định kỳ hàng năm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, cung cấp đủ tài liệu để nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong đó ưu tiên hình thức bồi dưỡng trực tuyến, đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật ngoại khóa cho sinh viên;
- Lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp để phổ biến cho học sinh, sinh viên trong tuần sinh hoạt “Công dân- học sinh, sinh viên” đầu năm, đầu khóa, cuối khóa;
- Nghiên cứu, áp dụng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên các trang mạng xã hội do nhà trường quản lý; xây dựng chuyên mục phổ biến giáo dục pháp luật trên bản tin nội bộ, website của trường; triển khai xây dựng quản lý, khai thác và sử dụng tủ sách pháp luật điện tử, bài giảng pháp luật điện tử, trực tuyến.
a) Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng trực thuộc báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2018-2021 (lồng ghép trong báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật) trước ngày 01/12 hàng năm về UBND Thành phố (qua Sở Giáo dục và Đào tạo);
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2018-2021 trước ngày 25/11 hằng năm về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp thông tin kết quả triển khai Kế hoạch của Sở và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gửi Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 01/12 hàng năm.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp thông tin và báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2018-2021 trước ngày 10/12 hàng năm gửi về UBND Thành phố để gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại đơn vị; lập dự toán kinh phí thực hiện Chương trình hàng năm và tổng hợp cùng với dự toán chi thường xuyên của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch này và định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo kết quả về Sở Tư pháp để Sở tổng hợp báo cáo UBND Thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1629/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2019-2021
- 2 Quyết định 2173/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2021
- 3 Kế hoạch 312/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2021
- 4 Kế hoạch 2345/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5 Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2018 tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2021
- 6 Kế hoạch 815/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên” năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 7 Kế hoạch 284/KH-UBND về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 8 Kế hoạch 02/KH-UBND triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2018
- 9 Kế hoạch 4172/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường" đến năm 2021 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 10 Kế hoạch 256/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 11 Kế hoạch 312/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 12 Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 13 Quyết định 3957/QĐ-BGDĐT năm 2017 Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường đến năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 14 Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2017 Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Kế hoạch 180/KH-UBND năm 2016 tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2016-2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 16 Luật trẻ em 2016
- 17 Bộ luật hình sự 2015
- 18 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 19 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 20 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- 21 Luật Thủ đô 2012
- 22 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 24 Quyết định 1164/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch triển khai Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 25 Quyết định 1928/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 26 Luật Cư trú 2006
- 27 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
- 28 Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 29 Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 30 Quyết định 6982/1998/QĐ-UB về Kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 1999 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 1 Quyết định 1629/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2019-2021
- 2 Quyết định 2173/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2021
- 3 Kế hoạch 312/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2021
- 4 Kế hoạch 2345/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5 Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2018 tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2021
- 6 Kế hoạch 815/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên” năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 7 Kế hoạch 284/KH-UBND về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 8 Kế hoạch 02/KH-UBND triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2018
- 9 Kế hoạch 4172/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường" đến năm 2021 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 10 Kế hoạch 256/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 11 Kế hoạch 312/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 12 Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 13 Quyết định 1164/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch triển khai Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 14 Quyết định 6982/1998/QĐ-UB về Kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 1999 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh