ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/KH-UBND | Cấn Thơ, ngày 26 tháng 5 năm 2015 |
HÀNH ĐỘNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NĂM 2015
Thực hiện Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 160/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2015; Quyết định số 3616/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện hành động quốc gia về phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2015, UBND thành phố ban hành Kế hoạch hành động trong năm 2015 với những nội dung như sau:
Xác định các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm hướng tới mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường hiệu quả, bền vững; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; không ngừng phát triển văn hóa, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân trên địa bàn thành phố.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
Tiếp tục bám sát mục tiêu và thực hiện nghiêm túc những nhiệm vụ và giải pháp được nêu tại Quyết định số 3616/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2013 của UBND thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện hành động quốc gia về phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2015 của thành phố Cần Thơ và Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2014 của UBND thành phố sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 3616/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2013 của UBND thành phố Cần Thơ. Trong năm 2015 thành phố cần tập trung thực hiện hiệu quả một số nội dung, nhiệm vụ chủ yếu như sau:
a) Sở Khoa học và Công nghệ: Triển khai nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững theo đề xuất của các ngành, phục vụ xây dựng và ban hành hệ thống các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy định về tăng trưởng bền vững trên phạm vi ngành và địa bàn thành phố.
b) Sở Tư pháp: Tiếp tục phối hợp các Sở, ngành thành phố và UBND quận, huyện rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành đề xuất sửa đổi, bổ sung cần thiết nhằm hoàn thiện khung pháp lý về phát triển bền vững.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp các các Sở, ngành thành phố và UBND quận, huyện xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch, kế hoạch.
d) Các Sở, ban ngành thành phố và UBND quận, huyện: Phối hợp thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung, lập mới quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận, huyện phù hợp với các quy hoạch.
2. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững:
a) Sở Thông tin và Truyền thông: Tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của phát triển bền vững thông qua các phương tiện như: Báo, đài, trang thông tin điện tử, các diễn đàn trao đổi, tạp chí, ấn phẩm. Triển khai Chương trình truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đến năm 2020.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tuyên truyền và hướng dẫn nông dân trong việc sản xuất nông sản, quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khoa học, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, tránh bạc màu đất, hạn chế sự ảnh hưởng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật trực tiếp, gián tiếp lên sức khỏe con người; tuyên truyền, vận động người dân áp dụng những biện pháp khai thác bền vững để đảm bảo cân bằng sinh thái
c) Sở Công Thương: Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố về tiết kiệm năng lượng trên địa bàn thành phố.
d) Sở Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phát triển bền vững trong hệ thống giáo dục quốc dân.
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và chủ động ứng phó biến đổi khí hậu.
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Triển khai thực hiện hướng dẫn về lồng ghép các quan điểm, nguyên tắc phát triển bền vững trong các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành và tiến hành rà soát, đánh giá tính bền vững của các quy hoạch phát triển ngành hiện nay. Triển khai thực hiện Đề án Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Cần Thơ thời kỳ đến năm 2020. Triển khai thực hiện Đề án Nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI) thành phố Cần Thơ thời kỳ đến năm 2020.
b) Sở Khoa học và Công nghệ: Xây dựng và triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển khoa học và công nghệ thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
c) Sở Xây dựng: Trên cơ sở đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổ chức lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu hoàn thành các đồ án quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, khu vực phát triển đô thị, các chương trình đề án nâng loại đô thị, hoàn chỉnh Chương trình phát triển đô thị thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015 - 2020 và kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị theo hướng bền vững, đảm bảo phát triển hài hòa theo các mục tiêu về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Tổ chức rà soát và điều chỉnh các đồ án quy hoạch được phê duyệt, chú trọng quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng, địa phương, quy hoạch xã nông thôn mới để kịp thời điều chỉnh theo đồ án quy hoach chung thành phố Cần Thơ phù hợp với định hướng phát triển bền vững của thành phố Cần Thơ và của quốc gia, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Rà soát, quy hoạch lại các khu vực nuôi trồng thủy sản, tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và các tiêu chuẩn chất lượng trong nuôi trồng thủy sản để giảm thiểu rủi ro, đảm bảo phát triển bền vững. Triển khai thực hiện Chương trình xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững:
Các sở, cơ quan, ban ngành xây dựng, đề xuất các chỉ tiêu phấn đấu, giám sát, đánh giá phát triển bền vững ngành, lĩnh vực của địa phương như sau:
TT | Chỉ tiêu | Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp | Thực hiện năm 2014 | Mục tiêu 2015 | Kỳ báo cáo | Ghi chú |
I | Các chỉ tiêu kinh tế |
| ||||
1 | Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử dụng năng lượng (%) | Sở Công Thương | 0 | 03% | Hàng năm |
|
II | Các chỉ tiêu về xã hội |
| ||||
1 | Tỷ lệ nghèo (%) | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Cục Thống kê | 2,84% | 1,84% | Năm |
|
2 | Tỷ lệ thất nghiệp (%) | 3,20% | 3,15% | Năm |
| |
3 | Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (%) | 62,6% | 65% | Năm |
| |
4 | Tỷ số giới tính khi sinh (bé trai/100 bé gái) | Sở Y tế | 106 | 115 | Năm |
|
5 | Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi/1.000 trẻ đẻ sống | 0,64‰ | ≤8,8‰ | Năm |
| |
6 | Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi/1.000 trẻ đẻ sống | 1,07‰ | ≤22,0‰ | Năm |
| |
7 | Tỷ lệ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) | 10,9% | <11,1% | Năm |
| |
8 | Tỷ lệ trẻ < 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin | Sở Y tế | 99,1% | 95% | Năm |
|
9 | Tỷ suất chết mẹ liên quan đến thai sản/100.000 | 0 | ≤10,5 | Năm |
| |
10 | Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư | 0,47 | <0,5% | Năm |
| |
11 | Số sinh viên/10.000 dân | Sở Giáo dục và Đào tạo | 177 | 200 | Năm |
|
12 | Số thuê bao Internet/100 dân | Sở Thông tin và Truyền thông | 19,63 | 20,14 | Năm |
|
13 | Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (%) | Bảo hiểm Xã hội thành phố |
| BHXH: 10,00 BHYT: 70,00 BHTN: 93,43 | Năm |
|
14 | Số người chết do tai nạn giao thông (người/100.000dân/năm) | Ban An toàn giao thông thành phố | 6,52 | <6,52 | Năm |
|
15 | Tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới (%) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 05 xã | 10 xã (28%) | Năm |
|
III | Các tiêu chí về tài nguyên và môi trường |
| ||||
1 | Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học (%) | Sở Tài nguyên và Môi trường | 0 | 0 |
|
|
2 | Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt (m3/người/năm) | Sở Tài nguyên và Môi trường |
|
| Năm | Chưa đánh giá được |
3 | Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép (%) | Sở Tài nguyên và Môi trường |
|
|
| Chưa có cơ sở đánh giá |
4 | Tỷ lệ các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (%) | Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ |
|
| Năm |
|
Khu đô thị: + Chất thải rắn + Nước thải |
77% 0% |
80% 50% |
| |||
Khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp: + Chất thải rắn + Nước thải |
100% |
100% |
| |||
5 | Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (%). | Sở Xây dựng | 80% | 80% | Năm |
|
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tăng cường công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, giám sát dư lượng các chất độc hại trong nông thủy sản. Thanh tra việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, phối hợp liên ngành tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Xây dựng hệ thống kiểm soát hữu hiệu về an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng vật tư nông nghiệp.
b) Sở Kế hoạch và đầu tư: Triển khai hệ thống giám sát, đánh giá thực hiện Phát triển bền vững (khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành).
5. Xây dựng và triển khai các mô hình, sáng kiến phát triển bền vững:
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phát triển các mô hình du lịch sinh thái, du lịch thân thiện với môi trường, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa. Triển khai và nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường trong khai thác du lịch bền vững, chứng nhận đạt chuẩn “Bông sen xanh” cho các công ty du lịch.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường, chủ động kiểm soát, khống chế dịch bệnh; phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng tập trung và an toàn sinh học.
c) Sở Thông tin và Truyền thông: Phát triển thông tin, truyền thông góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu kế hoạch đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin và truyền thông tại Cần Thơ.
d) Sở Kế hoạch và đầu tư: Giữ mối liên hệ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tham mưu phối hợp triển khai thực hiện các mô hình phát triển bền vững cộng đồng.
đ) Sở Công Thương: Xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình phát triển năng lượng sạch.
e) Sở Xây dựng: Chủ trì cùng sở, ngành có liên quan và địa phương tham mưu UBND thành phố xây dựng kiến trúc, công trình trên địa bàn thành phố theo hướng xanh và bền vững.
g) Sở Tài nguyên và Môi trường: Sáng kiến, triển khai các mô hình bảo vệ môi trường trong khu dân cư, khu đô thị, làng nghề...
6. Từng bước thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phát triển nông nghiệp thành phố theo hướng Nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao với phương châm mục tiêu sản xuất sạch, tăng trưởng xanh. Thực hiện tốt quy hoạch phòng chống sạt lở sông rạch, phòng chống ngập lụt khu vực đô thị và nông thôn nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
b) Sở Công Thương: Phát triển ngành công nghiệp tái chế hiện đại, thân thiện với môi trường, nghiên cứu đưa vào quy hoạch ngành công nghiệp môi trường. Xây dựng các dự án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 - 2015 và những năm tiếp theo. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2007 của UBND thành phố về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố. Triển khai Kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
c) Cục Thống kê: Triển khai thực hiện tính toán chỉ tiêu GDP xanh theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Nghiên cứu thực hiện phát triển việc làm “xanh” (việc làm bền vững).
7. Tăng cường các nguồn lực tài chính thực hiện phát triển bền vững:
a) Cục Thuế: Tổ chức mở rộng, khai thác và quản lý có hiệu quả các nguồn thu ngân sách. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thu ngân sách nhà nước; chống thất thu, thất thoát ngân sách nhà nước. Xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực từ mọi thành phần trong xã hội, đặc biệt từ các cộng đồng doanh nghiệp cho phát triển bền vững.
b) Sở Tài chính: Triển khai thực hiện Đề án các giải pháp huy động, sử dụng nguồn vốn và lộ trình huy động, sử dụng nguồn vốn đến năm 2015 và năm 2020, đảm bảo thực hiện Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2012 của UBND thành phố về việc thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tăng cường giám sát tài chính đối với các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đảm bảo hoạt động hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu cam kết quốc tế.
a) Sở Nội vụ phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ: Xây dựng Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho Phát triển bền vững trên cơ sở các Chương trình đào tạo nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015 - 2020 và phối hợp với ở Giáo dục và Đào tạo: “Nghiên cứu tham mưu các chính sách đối với đối tượng sinh viên là người Cần Thơ đang học ở nước ngoài tự nguyện phục vụ cho thành phố trong Chiến lược phát triển bền vững. Phối hợp với các Sở, ban ngành thành phố có liên quan tổ chức lớp tập huấn chuyên môn cho cán bộ, công chức, lãnh đạo về phát triển bền vững.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo: Từng bước lồng ghép nội dung Phát triển bền vững vào chương trình giảng dạy ở các bậc học, cấp học do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý theo Đề án đưa nội dung giáo dục về phát triển bền vững vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Sở Công Thương: Thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển năng lượng tái tạo từ mặt trời, sinh khối, khí chôn lấp rác thải, khí của nhà máy xử lý rác thải và khí sinh học.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính: Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau khi sắp xếp; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
10. Tăng cường vai trò và tác động của khoa học và công nghệ trong thực hiện phát triển bền vững:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, tạo giống, các loại hình dịch vụ kỹ thuật, chú trọng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng chất lượng cao và bền vững, giảm phát thải nhà kính, cải thiện môi trường, góp phần ứng phó biến đổi khí hậu.
b) Sở Khoa học và Công nghệ: Tiếp tục tổ chức chuyển giao các kết quả nghiên cứu, giới thiệu các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, đặc biệt là doanh nghiệp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
c) Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố: Triển khai thực hiện Chương trình tăng cường năng lực khoa học công nghệ cho các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài nhà nước phục vụ phát triển bền vững.
1. Kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm theo phân cấp Ngân sách nhà nước hiện hành. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán chi thực hiện Kế hoạch hành động, tổng hợp chung vào dự toán chi Ngân sách nhà nước hàng năm, gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp, báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính: Cân đối, bố trí kinh phí và chủ động lồng ghép các chương trình, đề án, dự án từ nguồn chi đầu tư phát triển và nguồn chi sự nghiệp để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; đồng thời, hướng dẫn các sở, ban ngành và địa phương sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả.
2. Triển khai, theo dõi giám sát và đánh giá:
Giao Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố và Chủ tịch UBND quận, huyện và Thủ trương cơ quan liên quan theo chức năng nhiệm vụ được phân công thực hiện tốt các nội dung đã được giao tại Kế hoạch này; đồng thời, chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động; định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao chủ trì, các chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững thuộc lĩnh vực quản lý gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.
Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Phát triển bền vững thành phố) chủ trì theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch hành động, các chỉ tiêu phát triển bền vững, cũng như đề xuất các hoạt động của Ban Chỉ đạo Phát triển bền vững thành phố, định kỳ 06 tháng và hàng năm báo cáo UBND thành phố.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh những vấn đề mới, khó khăn vướng mắc cần bổ sung, điều chỉnh, Giám đốc sở, Thủ trương cơ quan liên quan chủ động đề xuất gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2017 về hành động của thành phố Hà Nội thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững
- 2 Quyết định 3934/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3 Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 4 Quyết định 160/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 432/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2 Quyết định 3934/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3 Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2017 về hành động của thành phố Hà Nội thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững