ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6103/KH-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 15 tháng 8 năm 2018 |
Thiên tai ngày càng phức tạp, khó lường, là một trong những thách thức lớn đối với phát triển bền vững của nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Trong vòng 15 năm qua, trên địa bàn tỉnh đã phải chịu nhiều loại hình thiên tai nguy hiểm như bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, lốc, sét, rét đậm, rét hại, hạn hán… đặc biệt các loại hình thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng như: Đợt mưa đá, lốc xoáy tháng 11/2006; không khí lạnh gây mưa lớn, ngập úng cuối tháng 10/2008; bão gây mưa lớn, ngập úng các năm 2012, 2013, 2016, 2017 với tổng thiệt hại khoảng 2.450 tỷ đồng.
Để ứng phó hiệu quả với các loại hình thiên tai trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với những nội dung như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tổn thất về người và tài sản của nhân dân; tạo điều kiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.
- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quan điểm chỉ đạo và các mục tiêu của Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai.
2. Yêu cầu
- Huy động mọi nguồn lực để chủ động phòng tránh, ứng phó có hiệu quả trước mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.
- Thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc “chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”.
1. Tổ chức, bộ máy phòng chống thiên tai
- Kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Ban Chỉ huy PCTT và TKCN) các cấp; ban hành quy chế làm việc, tăng cường trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN trong thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Kiện toàn tổ chức cơ quan phòng chống thiên tai các cấp theo hướng đồng bộ, thống nhất, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trong tình hình mới trên nguyên tắc không tăng thêm đầu mối và biên chế.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai các cấp từ cấp tỉnh đến xã theo hướng chuyên nghiệp, thường xuyên được đào tạo, tập huấn để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ.
2. Cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai
- Đầu tư, nâng cao năng lực, khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, hồ chứa nước; kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố đê điều, hồ đập, các công trình phòng chống thiên tai; nâng cao khả năng tiêu thoát nước, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án chống ngập úng nội đồng, ngập úng đô thị.
- Đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập; quản lý chặt chẽ quy hoạch phòng lũ, quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất nhất là sử dụng đất bãi sông để bảo vệ không gian thoát lũ. Nâng cao mức bảo đảm an toàn chống lũ cho hệ thống đê, hồ đập xung yếu.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời, hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, trước hết là trung tâm chỉ đạo, điều hành cấp tỉnh theo hướng hiện đại hóa.
- Lắp đặt các trạm đo mưa, đo mực nước tự động; xây dựng hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng phòng, chống thiên tai.
3. Thông tin, truyền thông, đào tạo
- Đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành, ứng phó thiên tai của Ban Chỉ huy phòng PCTT và TKCN cấp tỉnh.
- Phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai trong nhà trường, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở. Tổ chức tập huấn, truyền thông, đào tạo nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng ứng phó các tình huống thiên tai trên địa bàn.
Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, dự phòng ngân sách tỉnh cho phòng chống thiên tai; nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định liên quan đến Quỹ phòng chống thiên tai của tỉnh để sử dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020 (Kế hoạch số 539/KH-UBND ngày 20/01/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc).
2. Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai tại địa phương, bố trí nguồn lực, đầu tư trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cơ quan làm công tác tham mưu phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh để từng bước kết nối trực tuyến với cơ quan phòng, chống thiên tai Trung ương và các cấp ở địa phương phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.
3. Tổ chức tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào các chương trình, hoạt động của các cấp, đoàn thể tại địa phương. Xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở trước mắt là tại cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm lòng cốt, thời gian hoàn thành trong năm 2020.
4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai, đưa thông tin đến thôn, bản và người dân vùng nông thôn, vùng núi, vùng dân tộc thiểu số.
5. Rà soát, hoàn thiện và chủ động bố trí nguồn lực thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp, phương án ứng phó thiên tai tương ứng từng cấp độ rủi ro thiên tai, nhất là lũ lớn, bão mạnh, siêu bão, sạt lở đất, lũ quét, đảm bảo sát với thực tiễn.
6. Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai, tổ chức diễn tập để rút kinh nghiệm cho phù hợp với thực tế của địa phương.
7. Quản lý chặt chẽ, triển khai thực hiện kế hoạch thu, chi Quỹ phòng chống thiên tai, bảo đảm thu đúng, thu đủ, sử dụng hiệu quả cho công tác phòng, chống thiên tai.
8. Chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn, sử dụng dự phòng ngân sách để đầu tư, sửa chữa công trình phòng chống thiên tai bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn trước mùa lũ hàng năm, nhất là hồ đập, đê điều, khắc phục sạt lở, ổn định dân cư.
9. Thực hiện nghiêm quy định về quản lý an toàn đập; giám sát vận hành hồ chứa và đảm bảo thông tin cho người dân vùng hạ du khi xả lũ.
10. Rà soát thực trạng sử dụng đất ven sông; quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất tại khu vực này. Xây dựng quy định về hành lang an toàn khu vực ven sông, suối phù hợp với thực tế của địa phương, không để phát sinh công trình nằm trong khu vực không bảo đảm an toàn, thời gian hoàn thành trong năm 2019.
11. Điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm vùng, đảm bảo sinh kế bền vững, giảm thiệt hại cho sản xuất.
12. Thực hiện lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; kiểm tra, xử lý công trình làm gia tăng rủi ro thiên tai.
- Tham mưu giúp UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh rà soát, hoàn thiện: Kế hoạch phòng chống thiên tai; các phương án phòng chống thiên tai; phương án trọng điểm, xung yếu; phương án ứng phó thiên tai theo từng cấp độ rủi ro thiên tai. Xây dựng kế hoạch công tác phòng chống thiên tai của tỉnh hàng năm.
- Phối hợp với Sở Nội vụ đề xuất kiện toàn tổ chức cơ quan chuyên trách phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và PTNT; ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên, gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cấp.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng theo Quyết định số 2506/QĐ-UBND ngày 17/9/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá toàn bộ hệ thống công trình, kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ công tác PCTT và TKCN, đề xuất khắc phục tình trạng hư hỏng công trình để kịp thời phục vụ công tác phòng chống thiên tai hàng năm; đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ đầu tư tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công nhất là những công trình phòng lũ, như: Kè, cống, hồ đập, cầu vượt, ngầm,…
- Hướng dẫn, tăng cường công tác kiểm tra các cấp, các ngành trong tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án, các biện pháp phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng kế hoạch chuẩn bị đầy đủ về giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản và vật tư nông nghiệp để cung ứng kịp thời khi thiên tai xảy ra.
- Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm vùng miền, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo sinh kế bền vững, giảm thiệt hại cho sản xuất.
- Xây dựng quy định về vùng phụ cận đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, thời gian hoàn thành trong năm 2019.
- Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng quân đội trên địa bàn tỉnh và quân khu, tham mưu giúp Ban Chỉ huy xây dựng kế hoạch tìm kiếm cứu nạn của tỉnh; hướng dẫn các cấp, các ngành trong tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án tìm kiếm cứu nạn; tăng cường lực lượng xử lý các tình huống khi có thiên tai xảy ra.
- Nâng cao chất lượng các cuộc diễn tập PCTT và TKCN; xây dựng phương án, phối hợp với các cấp, các ngành, các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn tỉnh và quân khu để thực hiện nhiệm vụ PCTT và TKCN, như: Hộ đê, đập, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra; có trách nhiệm xây dựng phương án, bố trí lực lượng ứng cứu, chi viện kịp thời cho các khu vực trọng điểm đê điều, hồ đập và các công trình phòng chống thiên tai khác.
- Xây dựng, triển khai kế hoạch PCTT và TKCN ngành, kế hoạch chống khủng bố tại các hồ đập có dung tích lớn và triển khai lực lượng bảo vệ các công trình trọng điểm, xung yếu khi xảy ra thiên tai.
- Phối hợp cùng các cấp chính quyền kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai và khai thác cát, sỏi trái phép; huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia hộ đê khi được Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu; tổ chức chỉ đạo phân luồng giao thông khi xuất hiện mưa, bão, lũ; đảm bảo an ninh trật tự và giao thông thông suốt trên địa bàn tỉnh trong mọi tình huống.
4. Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy
Tham mưu giúp Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh huy động lực lượng, phương tiện đặc chủng chuyên dụng của ngành, hiệp đồng với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các cấp, các ngành liên quan xây dựng kế hoạch dự phòng vật tư, hóa chất, phương tiện phục vụ xử lý nguồn nước, khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó với các tình huống thiên tai nhằm bảo vệ môi trường trước và sau thiên tai; theo dõi tình hình, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi lợi dụng tình hình thiên tai để xả thải gây ô nhiễm môi trường; chủ động cập nhật, công bố kịch bản biến đổi khí hậu cho các cơ quan và địa phương trong tỉnh; tổ chức thực hiện các hoạt động quan trắc, điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, công bố dữ liệu khí tượng thủy văn.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát thực trạng sử dụng đất ven sông, quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất tại khu vực này.
- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
6. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định, đề xuất trình UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ được giao, kinh phí hỗ trợ thiệt thiệt hại (nếu có) do thiên tai gây ra.
7. Sở kế hoạch và Đầu tư: phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất việc thực hiện lồng ghép phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm.
8. Sở Giao thông Vận tải: Xây dựng phương án đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống, huy động phương tiện vận tải cho công tác hộ đê, đập và sơ tán dân trong vùng bị thiên tai khi cần thiết.
9. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp chặt chẽ với Viễn thông tỉnh, đảm bảo thông tin thông suốt từ trung ương đến địa phương; chú trọng củng cố mạng thông tin đến các trọng điểm, các xã dọc các tuyến đê, các hồ đập trong tỉnh.
10. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị, đảm bảo nhân lực cho công tác hộ đê, đập, khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng phương án, kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ cấp, cứu trợ sau thiên tai.
11. Thanh tra tỉnh: Xây dựng kế hoạch chi tiết thanh, kiểm tra công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ PCTT và TKCN tại các huyện, thành phố; phối hợp với các cấp, ngành thanh tra, tham mưu cho UBND tỉnh xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi, vi phạm Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Thủy lợi.
12. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo, tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; đào tạo kiến thức, phổ biến kỹ năng về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường học, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở. Chỉ đạo xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho học sinh, thiết bị, dụng cụ học tập và cơ sở hạ tầng giáo dục khi xảy ra tình huống thiên tai, đặc biệt là bão, mưa lũ, rét đậm, rét hại.
13. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan đề xuất kiện toàn tổ chức cơ quan chuyên trách phòng, chống thiên tai các cấp đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác phòng chống thiên tai theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
14. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Cổng Thông tin điện tử tỉnh: Phối hợp với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cộng đồng, hướng dẫn kỹ năng để chủ động phòng, tránh, ứng phó thiên tai cho nhân dân; thông tin kịp thời những diễn biến thiên tai để các cấp, các ngành và nhân dân chủ động các biện pháp phòng chống, ứng phó.
15. Đài Khí tượng Thủy văn Vĩnh Phúc: Thu thập tài liệu về khí tượng thủy văn và dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về thời tiết; cung cấp kịp thời chính xác số liệu khí tượng thủy văn cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để chỉ đạo, điều hành.
- Hàng năm tiến hành kiện toàn Ban chỉ huy PCTT và TKCN; chủ động xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực ở địa phương nhằm đảm bảo có thể huy động kịp thời, đủ trang thiết bị, phương tiện khi có thiên tai, sự cố xảy ra; xây dựng phương án tổ chức di dời, bảo vệ dân vùng chịu ảnh hưởng của bão, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; chủ động ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí khác để khắc phục hậu quả, sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân khi có thiên tai xảy ra.
- Tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình, kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; triển khai thực hiện Quyết định số 2506/QĐ-UBND ngày 17/9/2015 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016 - 2020. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào chương trình, hoạt động của các cấp, đoàn thể và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tiến hành tổng kiểm tra đánh giá chất lượng đê điều, phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa đến an toàn đê điều và xử lý kịp thời hư hỏng của các công trình đê, kè, cống, hồ đập; xây dựng phương án hộ đê tương ứng với từng tuyến đê, từng khu vực trọng điểm theo phương châm “4 tại chỗ”, phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn để chuẩn bị hộ đê theo p hương án và kế hoạch được duyệt.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức xây dựng và củng cố lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cấp xã với nòng cốt là dân quân tự vệ nhằm nâng cao năng lực dân sự trong ứng phó thiên tai tại cơ sở; hoàn thành trong năm 2020
- Hàng năm, tiến hành thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai đầy đủ, đúng thời hạn theo Kế hoạch của UBND tỉnh.
17. Các Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi
- Kiểm tra, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành, điều tiết hệ thống các hồ chứa trên địa bàn được giao quản lý; củng cố lực lượng quản lý công trình thủy lợi đủ năng lực, chuyên môn về quản lý, vận hành; thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đánh giá mức độ an toàn đập, hồ chứa nước trước, trong, sau mùa mưa lũ nhằm phát hiện sớm những nguy cơ gây mất an toàn công trình; xây dựng kế hoạch sửa chữa kịp thời những hư hỏng của hệ thống hồ chứa và các hệ thống trạm bơm tiêu úng; xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho dân cư vùng hạ du đập.
- Nâng cao năng lực cảnh báo, giám sát, dự báo khí tượng thủy văn chuyên dùng, phục vụ chỉ đạo, vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn; các hồ chứa lớn có cửa van xả lũ, phải thường xuyên quan trắc, tính toán lưu lượng nước đến hồ, dự tính khả năng gia tăng mực nước hồ để chủ động đề xuất với Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, trong vận hành đập, hồ chứa nước đảm bảo chống lũ an toàn.
18. Các sở, ban, ngành: thực hiện công tác phòng, chống thiên tai theo nhiệm vụ được giao và theo Chỉ thị về công tác phòng, chống thiên tai hàng năm của UBND tỉnh.
1. Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xây dựng kế hoạch của đơn vị và tổ chức thực hiện theo Kế hoạch này của UBND tỉnh.
2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT (cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh) tổ chức kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; hàng năm tổ chức rà soát, cập nhật bổ sung Kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỤ THỂ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 76/NQ-CP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Kèm theo Kế hoạch số 6103/KH-UBND ngày 15/8/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Stt | Tên nhiệm vụ (Dự án) | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Sản phẩm | T.gian hoàn thành | Dự kiến kinh phí | |
Ngân sách Trung ương | Ngân sách địa phương | ||||||
1 | Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố | Quy chế hoạt động của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh | 2019 |
|
|
2 | Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh | Văn phòng thường trực BCH PCTT và TKCN tỉnh | Ban chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố | Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh | 2018 |
|
|
3 | Xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở trước mắt là tại cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm lòng cốt, thời gian hoàn thành trong năm 2020. | UBND cấp huyện | Các sở, ngành liên quan | Xây dựng được lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở | 2020 |
|
|
1 | Triển khai Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc, vốn vay của Ngân hàng Thế giới | Ban quản lý Dự án sử dụng vốn vay nước ngoài | Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố liên quan | Quản lý nguồn nước, kiểm soát ngập lụt trên địa bàn tỉnh | 2020-2021 | 150 triệu USD vay WB | 70 triệu USD đối ứng tỉnh |
2 | Điều chỉnh Quy hoạch phòng lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến 2030, tầm nhìn 2050 | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố liên quan | Xác định lũ thiết kế của các sông có đê. Phạm vi quản lý, sử dụng bãi sông | 2018 |
| 5 tỷ đồng (vốn sự nghiệp NS tỉnh) |
3 | Hoàn thiện Quy hoạch đê điều tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố liên quan | Xác định mức bảo đảm phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê | 2018-2019 |
| 3 tỷ đồng (vốn sự nghiệp NS tỉnh) |
4 | Sửa chữa, nâng cao an toàn đập tỉnh Vĩnh Phúc | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các Cty TNHH MTV Thủy lợi | Nâng cao an toàn các đập được cải tạo, nâng cấp | 2022 |
| 195,7 tỷ đồng (WB, nguồn đối ứng NS tỉnh) |
5 | Xây dựng ngầm trên ĐT310 hạ lưu tràn hồ Đại Lải | Sở Nông nghiệp và PTNT |
| Xây dựng ngầm tràn trên các tuyến đường 310. Đảm bảo tiêu thoát lũ, an toàn giao thông | 2020 |
| 31,2 tỷ đồng (dự phòng NS tỉnh) |
6 | Cải tạo hệ thống tiêu nội đồng tỉnh Vĩnh Phúc | Sở Nông nghiệp và PTNT |
| Xây dựng trạm bơm tiêu Cầu Mai và các kênh tiêu nội đồng | 2020 |
| 129 tỷ đồng (vốn dự án trọng điểm NS tỉnh) |
7 | Mở rộng các trạm bơm Đại Định, Bạch Hạc, Liễu Trì | Sở Nông nghiệp và PTNT |
| Xây dựng các trạm bơm tưới, đảm bảo phụ vụ tưới cho mùa kiệt | 2019 |
| 95 tỷ đồng (vốn ngành NN) |
8 | Cải tạo luồng tiêu xã Ngũ Kiên, Yên Đồng qua cầu Trẻ Tam Hồng đến cống 7 của kênh tiêu Nam Yên lạc | Sở Nông nghiệp và PTNT |
| Cải tạo, nạo vét luồng tiêu phục vụ tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ | 2019 |
| 22,2 tỷ đồng (vốn ngành NN) |
9 | Xây dựng mốc cao độ, cột thủy trí và nâng cao hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn và các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh | Chi cục Thủy lợi | Các Công ty TNHH MTV Thủy lợi | Nâng cao hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn tại các công trình thủy lợi | 2018-2019 |
| 6,5 tỷ đồng (vốn ngành NN) |
10 | Duy tu, tu bổ đê điều thường xuyên | Chi cục Thủy lợi |
| Tu bổ hệ thống đê điều | Hàng năm | 20tỷ/năm |
|
11 | Cắm mốc hành lang thoát lũ cho các tuyến sông chính có đê trên địa bàn tỉnh | Chi cục Thủy lợi |
| Xác định phạm vi bảo vệ hành lang thoát lũ | 2018 |
| 5 tỷ đồng (dự phòng NS tỉnh) |
12 | Xây dựng quy trình vận hành các hồ chứa dung tích trên 1 triệu m3 | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các Cty TNHH MTV Thủy lợi | Xây dựng quy trình vận hành các hồ chứa | 2019 |
| 2,9 tỷ đồng |
13 | Cải tạo, sửa chữa 04 tràn trên ĐT.301 địa phận xã Ngọc Thanh | Sở Giao thông Vận tải |
| Đảm bảo giao thông, tiêu thoát lũ | 2018-2020 |
| 8,6 tỷ đồng |
14 | Xử lý cấp bách ngập úng khu vực Công ty Honda Việt Nam | Sở Giao thông Vận tải |
| Đảm bảo tiêu thoát lũ | 2018-2020 |
| 38,7 tỷ đồng |
15 | Xử lý cấp bách thay thế ngầm tràn tại lý trình Km31+800 và Km32 + 380 ĐT.302 | Sở Giao thông Vận tải |
| Đảm bảo giao thông, tiêu thoát lũ | 2018-2020 |
| 16 tỷ đồng |
|
|
|
|
|
| ||
1 | Đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực điều hành, ứng phó thiên tai của Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh | Sở Nông nghiệp và PTNT | Sở: Tài Chính, Kế hoạch và ĐT | Nâng cao năng lực điều hành, ứng phó thiên tai | 2018-2019 |
| 0,5 tỷ đồng (NS tỉnh và Quỹ PCTT tỉnh) |
2 | Tổ chức thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 2506/QĐ-UBND ngày 17/9/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố | Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tỉnh Vĩnh Phúc | 2020 |
|
|
3 | Tuyên truyền Luật Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Thủy lợi đến các tầng lớp nhân dân; trang bị đến tủ sách ở các xã. Vận động các hộ dân ở các xã ven đê ký cam kết không vi phạm Luật Đê điều; Luật Phòng, chống thiên tai | Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh | UBND các huyện, thành phố | Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về Luật đê điều, PCTT, thủy lợi | Hàng năm |
|
|
4 | Nâng cao năng lực của đội ngũ Quản lý đê, hàng năm tổ chức tập huấn cho lực lượng Quản lý đê chuyên trách; lực lượng Quản lý đê nhân dân, Chủ tịch UBND cấp xã, cán bộ làm công tác PCTT cấp xã về công tác hộ đê, phòng chống thiên tai | Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh | UBND các huyện, thành phố | Nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác PCTT | Hàng năm |
|
|
5 | Phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai trong nhà trường, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở. Tổ chức tập huấn, truyền thông, đào tạo nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng ứng phó các tình huống thiên tai trên địa bàn | Sở Giáo dục và Đào tạo | UBND các huyện, thành phố | Phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai trong nhà trường | Hàng năm |
|
|
|
|
|
|
|
| ||
1 | Nghiên cứu hoàn thiện các quy định liên quan đến quỹ phòng chống thiên tai của tỉnh để sử dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai | Ban quản lý Quỹ PCTT | Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố | Hoàn thiện các quy định liên quan đến quỹ phòng chống thiên tai của tỉnh | 2019 |
|
|
2 | Triển khai kế hoạch thu Quỹ phòng chống thiên tai | Ban quản lý Quỹ PCTT | Các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố | Dự trù kinh phí cho các hoạt động PCTT | Hàng năm |
|
|
- 1 Quyết định 15/2020/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động, nội dung chi, mức chi, quản lý, sử dụng Quỹ Phòng, chống thiên tai; phân cấp và giao Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã sử dụng Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh Tuyên Quang
- 2 Quyết định 23/2020/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức hoạt động, quản lý, sử dụng và quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Hưng Yên
- 3 Quyết định 2077/QĐ-UBND năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới, lĩnh vực Phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng
- 4 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2018 về công tác phòng, chống thiên tai do Chính phủ ban hành
- 5 Luật Thủy lợi 2017
- 6 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 7 Luật Đê điều 2006
- 1 Quyết định 2077/QĐ-UBND năm 2020 công bố thủ tục hành chính mới, lĩnh vực Phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng
- 2 Quyết định 15/2020/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động, nội dung chi, mức chi, quản lý, sử dụng Quỹ Phòng, chống thiên tai; phân cấp và giao Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã sử dụng Quỹ phòng chống thiên tai tỉnh Tuyên Quang
- 3 Quyết định 23/2020/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức hoạt động, quản lý, sử dụng và quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Hưng Yên