ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6119/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 28 tháng 10 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 20/CT-TTG NGÀY 01/6/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NHẰM NGĂN CHẶN VÀ GIẢM THIỂU TAI NẠN BOM, MÌN, VẬT NỔ CÒN SÓT LẠI SAU CHIẾN TRANH
Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 01/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh (viết tắt là Chỉ thị số 20), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước về vũ khí (VK), vật liệu nổ (VLN), công cụ hỗ trợ (CCHT), tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, nhằm giảm thiểu các tai nạn bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.
2. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng, tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy VK, VLN, CCHT; kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thu gom, tàng trữ, mua bán, cưa cắt, sử dụng trái phép các loại bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP
1. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 20; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT; tác hại và hình thức xử lý vi phạm về thu gom, mua bán, tàng trữ, cưa cắt, sử dụng trái phép bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, nhất là các địa bàn thường xảy ra tai nạn bom, mìn trong những năm gần đây, đặc biệt là khu vực miền núi, trung du, vùng ven biển.
2. Rà soát, đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung các văn bản do tỉnh ban hành và kiến nghị Chính phủ, Bộ Công an sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp liên quan đến việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về thu gom, tàng trữ, mua bán, cưa cắt, sử dụng trái phép bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, VK, VLN, CCHT.
3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, nhất là Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường trách nhiệm trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân có hành vi thu gom, mua bán, tàng trữ, cưa cắt, sử dụng trái phép bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, VK, VLN, CCHT.
4. Tăng cường triển khai thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010 - 2025 theo Quyết định số 504/QĐ-TTg ngày 21/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Rà soát, điều chỉnh bổ sung các dự án rà phá, khắc phục hậu quả bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; cân đối ngân sách để thực hiện các nội dung của Chương trình thuộc nhiệm vụ chi của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh; đồng thời, chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp với cơ quan Quân sự cùng cấp trong việc huy động lực lượng, thiết bị, phương tiện để tiếp nhận, thu gom, quản lý, tiêu hủy bom, mìn, VK, VLN, CCHT theo quy định của pháp luật.
- Chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra và mở đợt vận động toàn dân giao nộp VK, VLN, CCHT trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các lực lượng Quân sự, Bộ đội Biên phòng mở các đợt cao điểm vận động toàn dân tích cực tham gia phát hiện và tố giác các đối tượng sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, VK, VLN, CCHT trên địa bàn tỉnh; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến việc thu gom, tàng trữ, mua bán, cưa cắt, sử dụng trái phép bom, mìn, VLN, CCHT có nguy cơ gây tai nạn, vi phạm các quy định của pháp luật.
- Rà soát lại các vụ việc liên quan đến bom, mìn, vật nổ đã xảy ra; chỉ đạo, điều tra, làm rõ nguyên nhân các vụ tai nạn do người dân thu mua, sử dụng trái phép bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, xác định trách nhiệm liên quan đến công tác quản lý; xử lý đối với các vụ việc có đủ căn cứ xử lý hình sự, sớm khởi tố, điều tra, đề nghị truy tố, xét xử các vụ án có liên quan theo luật định. Phối hợp với các đơn vị chức năng của lực lượng Quân sự các cấp để xác định nguồn gốc, chủng loại bom, mìn, vật nổ gây ra tai nạn để có giải pháp ngăn chặn kịp thời.
- Rà soát, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, quy định, hướng dẫn có liên quan đến quản lý Nhà nước trong công tác thu gom, tàng trữ, mua bán, cưa cắt, sử dụng trái phép bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, VK, VLN, CCHT.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác khắc phục hậu quả các loại bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Tổ chức và duy trì hoạt động lực lượng công binh chuyên trách làm nhiệm vụ thu gom, xử lý bom, mìn, vật nổ theo quy định.
- Chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật liệu nổ làm sạch diện tích đất còn bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh theo quy định. Tăng cường công tác phối hợp thu hút đầu tư, vận động tài trợ trong việc thực hiện khắc phục hậu quả bom, mìn. Phối hợp với các chủ đầu tư trong việc rà soát, xác định về mức độ đất bị ô nhiễm bom, mìn, vật liệu nổ còn tồn đọng sau chiến tranh, nhất là các mặt bằng triển khai các dự án mới, các vùng đất căn cứ cách mạng để tiến hành rà phá, xử lý; khắc phục tình trạng chồng chéo, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước và nguồn vốn đầu tư phục vụ cho công tác này.
- Chỉ đạo cơ quan Quân sự địa phương, các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng địa phương tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn bom, mìn, vật nổ cho nhân dân.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định có liên quan trong công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực khắc phục hậu quả bom, mìn.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Tăng cường phối hợp với các địa phương, các cơ quan quản lý lao động để kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn lao động; chế độ chính sách với các đối tượng thuộc diện nghèo, cận nghèo và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống ở tại các khu vực ô nhiễm bom, mìn nặng; công tác giáo dục, hướng nghiệp cho các đối tượng chưa có việc làm.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trong tỉnh thường xuyên tuyên truyền, phổ biến Pháp lệnh Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT; tác hại và các hình thức bị xử lý vi phạm trong việc thu gom, mua bán, tàng trữ, cưa cắt, sử dụng trái phép bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, VK, VLN, CCHT trái phép trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, phòng tránh bom, mìn cho nhân dân.
5. Sở Tư pháp: Phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan có liên quan tiến hành rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, quy định, hướng dẫn có liên quan đến quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom, mìn và công tác thu gom, tàng trữ, mua bán, cưa cắt, sử dụng trái phép bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, VK, VLN, CCHT.
6. Sở Tài chính: Phối hợp Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng dự toán kinh phí hàng năm và hướng dẫn việc cấp, sử dụng kinh phí phục vụ việc quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT theo quy định.
7. Sở Công Thương: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực quản lý VLN công nghiệp; đồng thời, phối hợp với lực lượng Công an kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng VLN công nghiệp và có biện pháp chấn chỉnh các đơn vị sản xuất, kinh doanh có sử dụng VLN công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Tổ chức thực hiện nghiêm Pháp lệnh Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT và các văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan do cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng bom, mìn, vật nổ còn lại sau chiến tranh, VK, VLN, CCHT làm đạo cụ hoặc để trưng bày, triển lãm trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao.
9. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tư pháp đưa nội dung tuyên truyền cho học sinh, sinh viên về mức độ nguy hiểm của bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, VK, VLN, CCHT trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc” và chỉ đạo các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội phối hợp với cơ quan Công an, Quân sự cùng cấp và các đồn Biên phòng đóng trên địa bàn huyện, thành phố để tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác; mở các cuộc vận động nhân dân phát hiện, tố giác, thu gom, giao nộp VK, VLN, CCHT hiện đang tàng trữ, sử dụng trái phép.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến việc người dân thu gom, tàng trữ, mua bán, cưa cắt, sử dụng trái phép bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, VK, VLN, CCHT có nguy cơ gây tai nạn; kiên quyết đình chỉ các hoạt động nếu vi phạm các quy định, có nguy cơ mất an toàn.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: Tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên chấp hành nghiêm Pháp lệnh Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT và các văn bản hướng dẫn thi hành; có trách nhiệm vận động nhân dân không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, VK, VLN, CCHT.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc. Giao Công an tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sơ kết, tổng kết đánh giá theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2020 về quản lý và thực hiện công tác rà phá bom mìn, vật nổ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 2 Kế hoạch 4343/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3 Kế hoạch 379/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh do tỉnh Lai Châu ban hành
- 4 Kế hoạch 466/KH-UBND năm 2016 triển khai thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 5 Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh do tỉnh Phú Yên ban hành
- 6 Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2016 về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom, mìn vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 7 Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2016 về tăng cường thực hiện biên pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8 Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2016 về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 10 Quyết định 504/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010 – 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2016 về tăng cường thực hiện biên pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2016 về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom, mìn vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3 Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh do tỉnh Phú Yên ban hành
- 4 Kế hoạch 466/KH-UBND năm 2016 triển khai thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 5 Kế hoạch 379/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg về tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn bom, mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh do tỉnh Lai Châu ban hành
- 6 Kế hoạch 4343/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2020 về quản lý và thực hiện công tác rà phá bom mìn, vật nổ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh