Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 632/KH-UBND

Nghệ An, ngày 16 tháng 10 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU 90-90-90 GIAI ĐOẠN 2015-2017 TẦM NHÌN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Để thực hiện cam kết của chính phủ Việt Nam với Chương trình phòng chống HIV/AIDS của Liên hiệp quốc ngày 25/10/2014 về việc thực hiện chiến lược tiếp cận 90-90-90 vào năm 2020 (sau đây gọi tắt là kế hoạch 90-90-90), trong đó: 90% người nhiễm HIV được biết về tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người nhiễm HIV đã phát hiện được điều trị bằng thuốc ARV, 90% người nhiễm HIV điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng vi rút được ức chế, Cục Phòng chống HIV/AIDS đã lựa chọn được 5 tỉnh, thành phố làm tỉnh ưu tiên để triển khai kế hoạch 90-90-90 trong đó có tỉnh Nghệ An. Cục Phòng chống HIV/AIDS cùng với các dự án thuộc chương trình PEPFAR, dự án Quỹ Toàn cầu và các tổ chức quốc tế khác phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban ngành khác của Nghệ An tiến hành khảo sát và lập kế hoạch thực hiện “Chiến lược hướng tới mục tiêu 90-90-90 giai đoạn 2015-2017, tầm nhìn 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An” với các nội dung như sau:

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TẠI TỈNH NGHỆ AN

1. Đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội liên quan đến dịch HIV tại Nghệ An

Nghệ An là tỉnh nằm ở khu vực Bắc miền Trung, có diện tích tự nhiên rộng 16.489 km2; phía Bắc giáp Thanh Hóa, phía Nam giáp Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 82 km, phía tây giáp Lào với 419 km đường biên giới; dân số hơn 3 triệu người, phân bố thành 21 đơn vị hành chính (17 huyện, 01 thành phố, 03 thị xã) với 480 xã, phường, thị trấn. Do địa bàn rộng và tiếp giáp khu vực biên giới nên tình hình mua bán ma túy khá phức tạp và khó kiểm soát. Số người nghiện ma túy tại Nghệ An ước tính lên tới hơn 7300 người (theo số liệu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội). Trong đó, người nghiện chích ma túy vẫn là nhóm dân số nguy cơ chính và có tác động lớn đến dịch HIV/AIDS tại Nghệ An.

2. Đặc điểm dịch tễ HIV/AIDS và hiện trạng can thiệp phòng chống dịch HIV/AIDS tại tỉnh Nghệ An

Tính đến 31/7/2015, lũy tích người nhiễm HIV phát hiện được trên địa bàn tỉnh Nghệ An là 7.821 trường hợp; trong đó số người nhiễm HIV/AIDS còn sống và quản lý được trên địa bàn tỉnh là 4610 trường hợp; đã có 5178 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS; số trường hợp tử vong do AIDS là 3211 trường hợp; 21/21 huyện, thị, thành phố, 439/480 (91,46%) xã, phường, thị trấn của tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người nhiễm HIV mới phát hiện có xu hướng giảm tại các huyện thành phố vùng đồng bằng nhưng lại gia tăng ở các huyện miền núi như: Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Kỳ Sơn... Theo số liệu của Cục Phòng chống HIV/AIDS ước tính số người nhiễm HIV còn sống tại tỉnh Nghệ An năm 2015 là 7.244 người, tập trung chủ yếu tại các thành phố Vinh và các huyện miền núi như Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Diễn Châu, Đô Lương và Thái Hòa. Như vậy, còn có một số lượng lớn (2.634) người nhiễm HIV chưa biết tình trạng nhiễm của mình và cần được chẩn đoán để đưa vào chăm sóc và điều trị.

Biểu đồ 1. Số người nhiễm ước tính và số người nhiễm HIV đã tìm được tại tỉnh Nghệ An năm 2015

3. Tình hình triển khai các can thiệp phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.1. Tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho nhóm dân số nguy cơ nhiễm HIV cao

Trong những năm qua, dịch vụ tiếp cận, giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi và khuyến khích sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV trong nhóm dân số nguy cơ cao được thực hiện trên 12/21 huyện thị (xem Phụ lục 1). Tại các huyện này, mỗi năm trung bình tiếp cận và cung cấp dịch vụ được cho cho khoảng 8000 người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV, trong đó xét nghiệm HIV cho khoảng 6000 chiếm 75% tổng số người tiếp cận được.

Hiện dịch vụ tiếp cận nhóm dân số nguy cơ cao chủ yếu được thực hiện bởi mạng lưới đồng đẳng viên hoạt động theo cơ chế của dự án viện trợ, hệ thống này tuy có ưu điểm dễ tiếp cận đến nhóm nguy cơ cung cấp dịch vụ thân thiện hơn cho nhóm đích nhưng có hạn chế là chỉ bao phủ dịch vụ tại các vùng thấp, tập trung dân cư như đô thị, dịch vụ chưa bao phủ được đến các xã vùng sâu, xa. Hơn nữa, đội ngũ đồng đẳng viên còn mỏng và chưa tiếp cận được với những nhóm ẩn trong cộng đồng. Trong khi mạng lưới y tế cơ sở rất đông đảo và sẵn có hiện nay hầu như lại chưa được huy động để cung cấp các dịch vụ tiếp cận đến các nhóm dân số nguy cơ, đặc biệt tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa.

3.2. Chương trình Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện

Hiện tại đang có 11 cơ sở Tư vấn xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN) tại 9 huyện, thành, thị với số lượng khách hàng tiếp cận chương trình đã liên tục gia tăng qua các năm, tính riêng trong năm 2014 đã có 11598 khách hàng được tư vấn xét nghiệm trong đó 949 người được phát hiện có kết quả (+) dương tính với HIV. Tuy nhiên, ngay tại những huyện sẵn có dịch vụ xét nghiệm thì cũng chỉ bao phủ được nhóm khách hàng có nhu cầu ở vùng có nguy cơ dịch thấp hoặc thành thị. Hiện còn nhiều vùng trọng điểm về dịch tễ, khu vực miền núi chưa sẵn có dịch vụ tư vấn xét nghiệm.

3.3. Chương trình Chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV

Đến 31/7/2015 đã có 10 phòng khám ngoại trú (PKNT) triển khai tại 8 huyện, thị, thành phố bao gồm Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Nghệ An, Trung tâm Y tế (TTYT) TP. Vinh, TTYT huyện Hưng Nguyên, BVĐK huyện Diễn Châu, TTYT thị xã Thái Hòa, TTYT Đô Lương, BVĐK huyện Quỳ Châu, TTYT huyện Quế Phong, BVĐK huyện Tương Dương, BV Nhi Nghệ An, và 2 phòng khám trong trại giam số 6 Thanh Chương và trại giam số 3 Tân Kỳ. Số lượng và hoạt động các điểm vệ tinh cấp phát thuốc tại tuyến xã còn hạn chế chỉ mới triển khai được tại Thị xã Thái Hòa. Hiện tại còn 13 huyện chưa được thiết lập dịch vụ chăm sóc điều trị người nhiễm HIV.

Việc tiếp cận với thuốc điều trị kháng vi rút HIV (ARV) còn gặp khó khăn. Toàn tỉnh hiện đang có 3.351 người nhiễm HIV đăng ký điều trị, trong số đó có 3.163 người bệnh đang được điều trị ARV (tính đến 31/7/2015) tương đương 68,6% người nhiễm HIV đang còn sống và quản lý được. So với số liệu ước tính, toàn tỉnh còn 2.634 người nhiễm HIV vẫn chưa tiếp cận được với điều trị.

Tình trạng mất dấu từ khi chẩn đoán HIV đến điều trị còn chiếm tỷ lệ cao: Theo báo cáo về tình hình được tiếp cận với điều trị tại huyện Quế Phong và Quỳ Châu tỉnh Nghệ An vào năm 2014, cho thấy tỷ lệ mất dấu sau chẩn đoán nhiễm HIV của Quỳ Châu là 44%, tại Quế Phong là 25%.

Ở những huyện miền núi khoảng cách từ các thôn bản đến Phòng khám ngoại trú rất xa và đi lại rất khó khăn làm cho việc duy trì bệnh nhân trong điều trị và chăm sóc HIV gặp nhiều cản trở.

Bản đồ dịch vụ HIV/AIDS tại Nghệ An đến tháng 9/2015 (Xem phụ lục 1)

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU 90-90-90 GIAI ĐOẠN 2015-2017 TẦM NHÌN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN”

1. Mục đích, yêu cầu

1.1. Mục đích

Đến 30 tháng 9 năm 2017, toàn tỉnh Nghệ An thực hiện thành công mục tiêu 90 - 90 - 90 trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là:

- 6.520 người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân

- 5.868 người đã được khẳng định nhiễm HIV được điều trị duy trì bằng thuốc kháng vi rút HIV (thuốc ARV)

- 5.281 người điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng vi-rút được ức chế.

1.2. Yêu cầu

1.2.1 Yêu cầu đến ngày 30/9/2016

Toàn tỉnh Nghệ An đạt được chỉ tiêu sau:

- Tiếp cận và sàng lọc cho 19.894 người có nguy cơ nhiễm HIV cao

- Xét nghiệm sàng lọc HIV cho 15.915 người có nguy cơ cao

- Phát hiện thêm 1.005 trường hợp nhiễm HIV mới

- Đưa vào điều trị nhiễm HIV/AIDS cho 1.005 trường hợp nhiễm mới và 899 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trước đây còn sống chưa được điều trị trên địa bàn.

- Chỉ tiêu cụ thể giao cho từng huyện, thành phố, thị xã (xem Phụ lục 2)

1.2.2. Yêu cầu đến ngày 30/9/2017

Toàn tỉnh Nghệ An đạt được các chỉ tiêu sau:

- Tiếp cận và sàng lọc nguy cơ cho 39.788 người có nguy cơ cao

- Xét nghiệm sàng lọc cho 31.830 người có nguy cơ cao

- Đưa vào điều trị 2.010 các trường hợp dương tính mới và 1.797 trường hợp nhiễm HIV còn sống chưa được điều trị trên địa bàn đến cơ sở cung cấp dịch vụ.

- 90% người nhiễm HIV điều trị bằng thuốc ARV trên toàn tỉnh Nghệ An đạt được tải lượng vi rút được ức chế.

- Chỉ tiêu giao cho từng huyện, thành phố, thị xã (xem Phụ lục 2).

2. Giải pháp thực hiện

- Tăng cường phát hiện ca nhiễm HIV mới trong cộng đồng

- Tiếp cận tìm kiếm ca bệnh cũ trong cộng đồng để kết nối điều trị

- Tăng cường khả năng tiếp cận sớm với điều trị và duy trì bệnh nhân trong điều trị

3. Nội dung thực hiện:

3.1. Tăng cường phát hiện ca nhiễm HIV mới trong cộng đồng

- Truyền thông có trọng điểm để những người có nguy cơ cao hiểu về các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV, tiếp cận xét nghiệm sớm để chẩn đoán, giảm kỳ thị trong cộng đồng. Sử dụng màng lưới y tế thôn bản ở các huyện miền núi và các nhân viên hỗ trợ cộng đồng, đồng đẳng viên ở các huyện vùng đồng bằng để tuyên truyền đến các đối tượng này.

- Phối hợp giữa tư vấn xét nghiệm HIV cố định với tư vấn xét nghiệm HIV lưu động để đưa dịch vụ y tế đến tận các vùng sâu, vùng xa nơi dịch có nguy cơ tiềm ẩn. Sử dụng các phương pháp xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán HIV bằng phương cách xét nghiệm nhanh để rút ngắn thời gian chờ đợi nhận kết quả khẳng định (+) dương tính với HIV của khách hàng.

- Thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình mới về xét nghiệm HIV tại cộng đồng như mô hình xét nghiệm không chuyên: Nhân viên y tế thôn bản hoặc nhân viên hỗ trợ cộng đồng được tập huấn sử dụng một sinh phẩm xét nghiệm nhanh để sàng lọc phân loại ban đầu (AO), sau đó chuyển gửi và kết nối tất cả những người có kết quả XN “phản ứng” tới cơ sở y tế để chẩn đoán xác định HIV một cách kịp thời.

- Huy động các cơ sở y tế tư nhân như Bệnh viện đa khoa và Phòng khám đa khoa tư nhân đủ điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực theo Thông tư số 15/2013/TT-BYT ngày 24/5/2013 thiết lập và lồng ghép cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV (PITC) bằng một sinh phẩm xét nghiệm nhanh, sau đó chuyển gửi mẫu huyết thanh các trường hợp có kết quả xét nghiệm “phản ứng” tới phòng xét nghiệm HIV khẳng định để chẩn đoán xác định, và kết nối trường hợp chẩn đoán xác định với Phòng khám ngoại trú để điều trị ARV.

- Tăng số lượng các phòng xét nghiệm khẳng định tại tuyến huyện để rút ngắn thời gian thông báo kết quả xét nghiệm và nhanh chóng kết nối bệnh nhân với điều trị nhằm tránh hiện tượng mất dấu ca bệnh.

3.2. Tiếp cận tìm kiếm ca bệnh cũ trong cộng đồng để kết nối điều trị

- Rà soát số người nhiễm HIV còn sống và có địa chỉ được quản lý tại tất cả xã/phường trên địa bàn toàn tỉnh.

- Sử dụng mạng lưới y tế cơ sở (trạm y tế xã, y tế thôn bản) để xác định lại những trường hợp nhiễm HIV còn sống trên địa bàn chưa được điều trị để kết nối với điều trị.

- Tăng cường tiếp cận chuyển gửi những bệnh nhân bỏ điều trị và mất dấu tìm lại được để họ tiếp tục nhận dịch vụ điều trị tại các cơ sở điều trị HIV.

3.3. Tăng cường khả năng tiếp cận sớm với điều trị và duy trì bệnh nhân trong điều trị

- Lồng ghép, kết nối dịch vụ tư vấn xét nghiệm với dịch vụ chăm sóc điều trị HIV đặt tại huyện có dịch để kết nối ngay những người mới được chẩn đoán nhiễm HIV sang cơ sở điều trị.

- Thiết lập dịch vụ điều trị HIV tại các bệnh viện huyện, lồng ghép vào các khoa phòng sẵn có theo chức năng. Đảm bảo 100% các huyện có thể tiếp nhận và điều trị HIV tại huyện.

- Thực hiện điều trị ARV ngay cho tất cả các trường hợp có kết quả xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV dương tính không phụ thuộc vào kết quả CD4.

- Qui hoạch và từng bước đưa dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV tới tuyến xã (mở các điểm cấp phát thuốc xã phường) để tăng khả năng tiếp cận với thuốc ARV của bệnh nhân

- Thiết lập mạng lưới quản lý và hỗ trợ người nhiễm HIV dựa vào cộng đồng với sự tham gia của cán bộ y tế tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS, y tế thôn bản và các nhóm tự lực trong cộng đồng để hỗ trợ tuân thủ điều trị và tìm kiếm khách hàng trễ hẹn, mất dấu hoặc ngừng điều trị HIV để đưa họ quay trở lại điều trị.

3.4. Tăng cường hệ thống quản lý số liệu và báo cáo

- Tăng cường năng lực hệ thống thu thập và báo cáo và sử dụng số liệu từ các điểm cung cấp dịch vụ dự phòng, xét nghiệm và điều trị.

- Tăng cường chất lượng hệ thống xác định và quản lý người nhiễm (sổ sách và phần mềm) từ tuyến xã, phường, lên đến huyện tỉnh và kết nối với phần mềm tuyến trung ương.

- Kết nối hệ thống quản lý người nhiễm HIV vào hệ thống quản lý bệnh viện và đảm bảo hệ thống bệnh viện được kết nối với hệ thống báo cáo của chương trình HIV/AIDS.

- Nâng cao khả năng quản lý, phân tích, phản hồi và sử dụng số liệu dịch tễ và dịch vụ cho cán bộ chuyên trách HIV của các tuyến, đặc biệt cán bộ phụ trách theo dõi, báo cáo tuyến tỉnh và tuyến huyện.

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Các hoạt động cụ thể và tiến độ thực hiện

4.1.1. Giai đoạn từ 1/10/2015-30/9/2015

Triển khai các hoạt động chính sau chi tiết ở phụ lục 3:

- Xây dựng văn bản hướng dẫn, kế hoạch thực hiện.

- Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cán bộ để triển khai các dịch vụ.

- Hoàn thành các hoạt động thiết lập mạng lưới và củng cố mạng lưới y tế.

- Đảm bảo công tác cung cấp sinh phẩm, thuốc, vật tư tiêu hao, biểu mẫu, sổ sách, giấy tờ liên quan.

- Triển khai hoạt động tiếp cận cộng đồng để hoàn thành chỉ tiêu tiếp cận và sàng lọc đến 30/9/2016 cho 19.894 người có nguy cơ nhiễm HIV.

- Triển khai hoạt động tư vấn xét nghiệm để hoàn thành chỉ tiêu đến 30/9/2016 xét nghiệm sàng lọc cho 15.915 người có nguy cơ nhiễm HIV cao và phát hiện thêm 1.005 trường hợp nhiễm HIV mới.

- Triển khai hoạt động điều trị và kết nối, duy trì điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS để tiếp tục điều trị cho những bệnh nhân đang điều trị và đưa vào điều trị cho 1.005 trường hợp nhiễm HIV mới, 899 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trước đây còn sống chưa được điều trị hoặc bỏ trị.

- Triển khai hoạt động thống kê, báo cáo theo quy định và sơ kết 1 năm triển khai kế hoạch.

4.1.2. Giai đoạn từ 1/10/2016-30/9/2017

Triển khai các hoạt động chính sau chi tiết ở phụ lục 3:

- Tiếp tục triển khai hoạt động tiếp cận cộng đồng để hoàn thành chỉ tiêu tiếp cận và sàng lọc đến 30/9/2017 cho 39.788 người có nguy cơ nhiễm HIV.

- Tiếp tục triển khai hoạt động tư vấn xét nghiệm để hoàn thành chỉ tiêu đến 30/9/2017 xét nghiệm sàng lọc cho 31.830 người có nguy cơ nhiễm HIV cao và phát hiện thêm 2010 trường hợp nhiễm HIV mới.

- Tiếp tục triển khai hoạt động điều trị và kết nối, duy trì điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS để hoàn thành chỉ tiêu đến 30/9/2017 đưa vào điều trị 2010 trường hợp nhiễm HIV mới và 1.797 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trước đây còn sống chưa được điều trị hoặc bỏ trị đưa tổng số bệnh nhân đang được điều trị lên 5868 bệnh nhân trong đó 90% bệnh nhân đạt được tải lượng vi rút được ức chế.

- Tiếp tục triển khai hoạt động thống kê, báo cáo theo quy định và tổng kết việc triển khai kế hoạch.

4.2. Kinh phí

Sử dụng kinh phí từ nguồn kinh phí tài trợ, kinh phí trung ương cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của tỉnh như sau:

- Thuốc ARV: Do Cục Phòng, chống HIV/AIDS điều phối từ các nguồn cung cấp thuốc hiện nay.

- Kinh phí cho sinh phẩm xét nghiệm sàng lọc HIV, vật tư tiêu hao và tổ chức dịch vụ xét nghiệm lưu động: Do dự án Quỹ toàn cầu và dự án SMART TA hỗ trợ.

- Kinh phí cho tập huấn, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và đánh giá mô hình: Do dự án USAID/SMART TA, dự án Thúc đẩy Tăng trưởng Thị trường (Healthy Markets), dự án C-link (COHED), dự án Quỹ toàn cầu HIV/AIDS, chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của tỉnh.

- Kinh phí xây dựng, thử nghiệm và tập huấn các công cụ thu thập, phân tích số liệu sẽ do dự án USAID/SMART TA hỗ trợ

- Kinh phí in ấn biểu mẫu phục vụ các hoạt động sàng lọc nguy cơ, xét nghiêm, chăm sóc và điều trị, các tài liệu truyền thông, hỗ trợ tư vấn: Các dự án USAID/SMART TA, dự án Thúc đẩy Tăng trưởng Thị trường (Healthy Markets), Quỹ Toàn cầu, dự án C-link (COHED), chương trình mục tiêu quốc gia.

- Kinh phí để mua sắm trang thiết bị ban đầu để triển khai các dịch vụ mới tại 18 huyện bao gồm 13 huyện chưa có dịch vụ và 5 huyện sẽ chuyển dịch vụ điều trị từ Trung tâm Y tế huyện sang bệnh viện cùng huyện hiện do dự án Quỹ toàn cầu hỗ trợ: Do dự án USAID/SMART TA hỗ trợ.

- Kinh phí mua sắm trang thiết bị thiết yếu ban đầu và sổ sách, biểu mẫu để triển khai cấp phát thuốc ARV tại 54 xã/phường/thị trấn thuộc 4 huyện bao gồm Quế Phong, Quỳ Châu, Thái Hòa và Tương Dương: Do dự án USAID/SMART TA hỗ trợ.

*) Nhân sự triển khai hoạt động: Sử dụng các nhân sự có sẵn trong hệ thống y tế các cấp đang được các cơ quan nhà nước và các dự án chi trả về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp.

4.3. Phân công trách nhiệm

4.3.1. Sở Y tế

- Tham mưu cho UBND tỉnh giao chỉ tiêu cụ thể và hướng dẫn các huyện, thành thị xây dựng Kế hoạch của địa phương thực hiện chiến lược 90-90-90 nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Tổ chức kiểm tra, theo dõi hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền quản lý; tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm liên quan đến việc triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn theo quy định pháp luật.

- Chỉ đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh thực hiện nhiệm vụ điều phối các nguồn lực và kết nối với các chương trình dự án tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch đúng tiến độ, có hiệu quả.

- Chỉ đạo hoạt động thu thập số liệu, đánh giá kết quả đạt được, tổng hợp báo cáo Bộ Y tế và UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định.

- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh triển khai việc chi trả bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Thông tư 15/2015/TT-BYT ngày 26/6/2015 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV và người sử dụng dịch vụ liên quan đến HIV/AIDS.

- Chỉ đạo Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố, thị xã bố trí cơ sở vật chất, nhân sự, trang thiết bị y tế và các nội dung khác đảm bảo phục vụ kịp thời và tối đa trong điều kiện có thể để triển khai có hiệu quả chương trình kế hoạch 90-90-90 trên địa bàn.

- Tham mưu cho UBND tỉnh về điều phối các nguồn lực tài trợ để triển khai thực hiện kế hoạch 90-90-90 và triển khai các chính sách khác nhằm thu hút các nguồn tài trợ tiếp theo.

4.3.2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai các hoạt động của Kế hoạch. Đồng thời triển khai, hướng dẫn các đơn vị sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

4.3.3. Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với ngành Y tế và các Sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý phối hợp thực hiện các nội dung: Rà soát các đối tượng có nguy cơ cao, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, quản lý các đối tượng trên địa bàn.

4.3.4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về kiến thức phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

4.3.5. y ban Mặt trận Tổ quc tỉnh và các tổ chức đoàn thể thành viên

Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh chỉ đạo hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên:

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan trong công tác thông tin, truyền thông, tạo sự đồng thuận của xã hội về việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Tham gia công tác hỗ trợ người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng.

- Tuyên truyền, vận động người nhiễm và gia đình họ tích cực tham gia hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV tại cộng đồng.

- Phối hợp với Sở Y tế để nhân rộng mô hình Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS

4.3.6. y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành ph

- Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Y tế phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố, thị xã căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện chiến lược tiếp cận 90-90-90 trên địa bàn và triển khai thực hiện kế hoạch để đạt được các chỉ tiêu được giao.

- Bố trí nguồn lực (nhân lực, tài chính,..) để triển khai và duy trì các hoạt động của Kế hoạch một cách liên tục và thường xuyên.

- Phối hợp với Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và đơn vị liên quan triển khai các hoạt động vận động chính sách tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Đẩy mạnh công tác truyền thông để cộng đồng dân cư hiểu và tích cực tham gia ủng hộ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Chỉ đạo và thực hiện công tác theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn quản lý.

4.3.7. Đ nghị các nhà tài trợ:

a. Đối với các đối tác thuộc Chương trình hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Mỹ (PEPFAR)

- Hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng và triển khai kế hoạch tại Nghệ An

- Hỗ trợ triển khai dịch vụ tiếp cận tại 100% các huyện, thành phố, thị xã. Tiếp cận hơn 39000 đối tượng đích.

- Hỗ trợ triển khai dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV cố định cho 12 huyện chưa được can thiệp và dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV lưu động cho 6 huyện miền núi.

- Triển khai dịch vụ điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS cho 13 huyện chưa được can thiệp và mở rộng dịch vụ điều trị đến xã phường cho 8 huyện đã có dịch vụ can thiệp.

- Hỗ trợ Nghệ An một số hoạt động quan trọng để triển khai bền vững dịch vụ HIV: Xây dựng Kế hoạch, đề án, đào tạo tập huấn, giám sát hỗ trợ kỹ thuật...

- Hỗ trợ test - kit, sinh phẩm trong điều trị, xét nghiệm HIV, xét nghiệm đếm số lượng tế bào CD4, xét nghiệm đo tải lượng vi rút.

- Hỗ trợ kiện toàn hệ thống theo dõi và đánh giá, hệ thống vận chuyển mẫu xét nghiệm HIV, xét nghiệm đo tải lượng virut, xét nghiệm đếm số tế bào CD4.

- Hỗ trợ kiện toàn hệ thống cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS tại các bệnh viện huyện, thành phố, thị xã và các cơ sở tư vấn xét nghiệm tại Trung tâm Y tế bao gồm đào tạo tập huấn, cung cấp trang thiết bị, hỗ trợ triển khai thực hiện và thu thập số liệu báo cáo.

- Hỗ trợ về kỹ thuật trong theo dõi đánh giá, cải thiện chất lượng các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS.

b. Đối với Quỹ Toàn cầu

- Hỗ trợ cung cấp hơn 29.000 test xét nghiệm sàng lọc HIV, cung cấp xét nghiệm khẳng định 3 test nhanh và tiền công xét nghiệm.

- Duy trì tiếp cận thông qua nhóm đồng đẳng và tổ chức dân sự xã hội tại các huyện, thành phố, thị xã là địa bàn triển khai dịch vụ của dự án Quỹ Toàn cầu.

- Duy trì hỗ trợ 05 cơ sở điều trị HIV đang triển khai điều trị tại Trung tâm Y tế và chuyển sang cung cấp dịch vụ điều trị tại bệnh viện cùng huyện, thành, thị.

- Hỗ trợ xét nghiệm CD4 và tải lượng vi rút.

Trên đây là Kế hoạch Triển khai thực hiện “Chiến lược hướng tới mục tiêu 90-90-90 giai đoạn 2015-2017 tầm nhìn năm 2020” trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Y tế) để tổng hợp, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Cục Phòng chống HIV/AIDS (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CPV, PVP.VX UBND tỉnh
- UBMTTQ tỉnh;
- Các: Sở Y tế, Lao động, TB&XH; Tài chính, KH&ĐT, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh;
CV: VX;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Đinh Thị Lệ Thanh

 

Phụ lục 1. Bản đồ dịch vụ HIV/AIDS tại Nghệ An đến tháng 9/2015

Quận/huyện

Dịch vụ

Dự phòng NCMT

Dự phòng PNMD

MMT

HTC

OPC

PMTCT

Vinh

VAAC-US CDC

VAAC-US CDC

VAAC- US CDC

02 VAAC- US CDC

02 VAAC- US CDC

VAAC- US CDC

COHED

COHED

-

QTC

QTC

-

Cửa Lò

-

-

-

-

-

-

Diễn Châu

USAID/ SMART TA

USAID/ SMART TA

-

USAID/ SMART TA

USAID/ SMART TA

-

Anh Sơn

-

-

-

-

-

-

Quỳnh Lưu

-

-

-

-

-

-

Con Cuông

-

-

-

-

-

-

Hưng Nguyên

VUSTA

-

-

QTC

QTC

-

Nghi Lộc

-

-

-

QTC

-

-

Quế Phong

COHED

COHED

QTC

QTC

QTC

-

CTMTQG(*)

CTMTQG

-

-

-

-

Quỳ Hợp

-

-

-

-

-

-

Thanh Chương

VUSTA

-

-

-

Trại giam số 6 (QTC)

-

Yên Thành

CTMTQG

CTMTQG

-

-

-

-

Nam Đàn

-

-

-

-

-

-

Đô Lương

CTMTQG

CTMTQG

-

QTC

QTC

-

Kỳ Sơn

CTMTQG

CTMTQG

-

-

-

-

Thái Hòa

CTMTQG

CTMTQG

-

QTC

QTC

-

Quỳ Châu

COHED

COHED

QTC

QTC

QTC

-

CTMTQG

CTMTQG

-

-

-

-

Tân Kỳ

-

-

-

-

Trại giam số 3 (QTC)

-

Tương Dương

VUSTA

-

QTC

VAAC-US CDC

VAAC-US CDC

-

Nghĩa Đàn

CTMTQG

CTMTQG

 

 

 

 

Ghi chú: CTMTQG: Chương trình mục tiêu quốc gia

 


Phục lục 2: Chỉ tiêu thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 90 theo các huyện/thành/thị

Địa phương

Ước tính s người nhiễm có tại địa bàn

Sngười nhiễm đã phát hin qun được

Ch tiêu ca nhiễm HIV mới cần tìm được

Chỉ tiêu ca nhiễm HIV cũ phát hiện trước đây cần tìm lại đ đưa vào điều trị ARV

S bệnh nhân mới cần phải đưa vào điều tr ARV

Tổng s bệnh nhân cần đưa vào điều trị tính đến 30/9/2017

Năm thứ nhất (1/10/2015-30/9/2016)

Năm thứ 2 (1/10/2016 - 30/9/2017)

Tổng hai năm (1/10/2015-30/9/2017)

Năm thứ nhất (1/10/2015-30/9/2016)

Năm thứ 2 (1/10/2016 -30/9/2017)

Tổng hai năm (1/10/2015-30/9/2017)

Năm thứ nhất (1/10/2015-30/9/2016)

Năm thứ 2 (1/10/2016-30/9/2017)

Tổng hai năm (1/10/2015-30/9/2017)

Anh Sơn

71

39

17

17

34

4

4

8

14

14

28

57

Con Cuông

247

105

56

56

111

20

20

40

68

68

136

200

Cửa Lò

56

49

5

5

11

7

7

14

7

7

14

45

Diễn Châu

379

256

41

41

81

33

33

66

62

62

124

307

Đô Lương

412

223

67

67

134

52

52

104

107

107

213

333

Hưng Nguyên

103

80

12

12

25

11

11

21

13

13

26

83

Kỳ Sơn

190

33

69

69

138

14

14

27

74

74

148

154

Nam Đàn

106

74

18

18

36

5

5

9

12

12

25

86

Nghi Lộc

116

96

11

11

21

16

16

32

16

16

31

94

Nghĩa Đàn

204

127

28

28

55

23

23

46

45

45

89

165

Quế Phong

1,216

798

139

139

278

118

118

236

221

221

441

985

Quỳ Châu

572

367

72

72

144

17

17

33

72

72

143

463

Quỳ Hợp

322

155

65

65

129

26

26

52

81

81

162

261

Quỳnh Lưu

76

64

9

9

18

 

-

-

9

9

18

61

Tân Kỳ

123

74

19

19

39

3

3

6

17

17

34

100

Thái Hòa

322

227

33

33

66

69

69

138

88

88

175

261

Thanh Chương

301

167

52

52

103

28

28

55

70

70

140

244

Tương Dương

919

415

192

192

384

106

106

212

271

271

541

744

TX Hoàng Mai

55

49

4

4

7

23

23

45

21

21

42

45

Vinh

1,282

1,095

102

102

205

312

312

624

293

293

585

1,038

Yên Thành

174

117

20

20

40

22

22

43

34

34

68

141

Toàn tỉnh

7,244

4,610

1,005

1,005

2,010

899

899

1,797

1,577

1,577

3,155

5,868

 

Phụ lục 3: Các hoạt động cụ thể và thời gian hoàn thành

TT

Nội dung hoạt động

Kết quả dự kiến

Thời điểm hoàn thành

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Đối tượng thụ hưởng và số người tham gia

Nguồn ngân sách

I

Nhóm hoạt động 1: Xây dựng văn bản hướng dẫn, kế hoạch; tổ chức đào tạo, thiết lập mạng lưới, cơ sở cung cấp dịch vụ trên toàn tỉnh để sẵn sàng cung cấp dịch vụ

1.

Xây dựng văn bản hướng dẫn, kế hoạch thực hiện

1.1

Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu 90-90-90 của tỉnh

Bản kế hoạch được xây dựng và được UBND tỉnh phê duyệt

15/10/2015

- Sở Y tế

Các dự án SMART TA, USAID, GF, VAAC - US CDC, COHED, Healthy Markets (HM)

 

Dự án USAID/SMART TA (nếu cần)

1.2

Sở Y tế tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thực hiện kế hoạch 90-90-90 và giao trách nhiệm, chỉ tiêu cho các đơn vị tuyến tỉnh và huyện thực hiện

Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch 90-90-90 của UBND tỉnh

Trước 15/10/2015

Sở Y Tế

TT PC AIDS, SMART TA

 

 

1.3.

Sở Y tế ban hành văn bản chỉ đạo các Trung tâm Y tế và Bệnh viện huyện thực hiện kế hoạch 90-90-90, giao bổ sung nhiệm vụ khám và điều trị HIV/AIDS cho các bệnh viện huyện, kiện toàn hệ thống điều trị tại tỉnh

Văn bản chỉ đạo được ban hành và gửi đến các Trung tâm Y tế và Bệnh viện huyện của tỉnh để thực hiện

Trước 15/10/2015

Sở Y Tế, TT PC AIDS

SMART TA

 

 

2.

Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ

2.1

Lập kế hoạch đào tạo và hoàn thành danh sách các cán bộ cần được tập huấn cho việc triển khai các hoạt động cho các lĩnh vực: dự phòng, tư vấn xét nghiệm và điều trị, theo dõi và đánh giá.

Hoàn thành danh sách đề xuất đào tạo cho các tuyến triển khai dịch vụ

Trước 20/9/2015

Sở Y tế, TT PC AIDS

SMART TA

COHED, HM, QTC, VAAC - US

CDC

Nhân viên y tế, nhân viên hỗ trợ cộng đồng tại các huyện

SMART TA

COHED, HM, QTC, VAAC - US

CDC

2.2

Tổ chức các lớp đào tạo về kỹ thuật xét nghiệm cho tuyến huyện, xã

 

 

Sở Y tế, TTPC AIDS

HM

 

SMART TA

2.3

Tổ chức lớp đào tạo TOT về tiếp cận cộng đồng trong mô hình miền núi

43 cán bộ của TTPC AIDS và TTYT 7 huyện được đào tạo giảng viên nguồn

6-8/10/2015

SMART TA

Sở Y tế, TTPC AIDS, HM

8 cán bộ của TTPC AIDS, 5 cán bộ từ các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Quế Phong và Quỳ Châu (bao gồm cán bộ TTYT huyện và trạm trưởng/nhân viên chuyên trách AIDS tại trạm y tế xã)

SMART TA

2.4

Tổ chức lớp đào tạo cơ bản về tư vấn xét nghiệm HIV trong mô hình miền núi. Đợt 1 cho các huyện chưa có dịch vụ TVXN và Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương. Đợt 2: cho các huyện còn lại.

5 lớp tập huấn được tổ chức cho 150 học viên

Tuần 2, 3 - tháng 10/2015.

SMART TA

TTPC AIDS

 

SMART TA

2.5

Tổ chức lớp tập huấn về cấp phát thuốc ARV tại xã/phường theo mô hình miền núi

Cán bộ y tế tham gia công tác điều trị HIV tại tuyến huyện và xã được tập huấn, nắm được quy trình và triển khai được việc cấp phát thuốc ARV tại Trạm YT xã

9/2015 cho 4 huyện (Quế Phong, Quỳ Châu, Thái Hòa và Tương Dương)

3 - 4/2016 cho các huyện còn lại

SMART TA

Sở Y tế, TTPC AIDS

 

SMART TA

2.6

Tổ chức lớp tập huấn về quy trình thực hiện và điều trị HIV

Cán bộ y tế được phân công tham gia công tác điều trị HIV tại 18 bệnh viện huyện (bao gồm 13 bệnh viện mới chưa có dịch vụ điều trị và 5 bệnh viện sẽ tiếp nhận bệnh nhân từ 5 phòng khám tại TTYT TP Vinh, Quế Phong, Đô Lương, Hưng Nguyên, Thái Hòa

10 - 11/2015

SMART TA

Sở Y tế, TTPC AIDS

 

SMART TA

2.7

Tổ chức lớp tập huấn về quản lý và cấp phát thuốc ARV tại các cơ sở điều trị ARV mới triển khai

Dược sỹ tại 18 bệnh viện mới triển khai dịch vụ điều trị ARV

10/2015

Sở Y tế, TTPC AIDS

18 BVĐK huyện mới triển khai

18 BVĐK huyện mới triển khai

SMART TA

2.6

Tổ chức lớp đào tạo giảng viên về tiếp cận cho 14 huyện đồng bằng và trung du

 

 

Sở Y tế, TTPC AIDS COHED

 

 

 

2.7

Tổ chức khoảng 7 lớp tập huấn (chia 4 đợt) cho nhân viên YTTB ở 7 huyện miền núi Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Anh Sơn, Đô Lương, Quế Phong và Quỳ Châu

Khoảng 260 nhân viên YTTB của 7 huyện được tập huấn

Đợt 1: 3 lớp, 13-14/10/2015 Đợt 2: 1 lớp, 15 16/10/2015 Đợt 3: 2 lớp, 16-17 tháng 10/2015 Đợt 4: 1 lớp 19-20/10/2015

Sở Y tế, TTPC AIDS SMART TA

TTYT 7 huyện Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Anh Sơn, Đô Lương, Quế Phong và Quỳ Châu

 

SMART TA

2.8

Tổ chức các lớp tập huấn về theo dõi, giám sát và báo cáo

 

10/2015

SMART TA

Sở Y tế, TTPC AIDS

 

SMART TA

2.9

Tổ chức tập huấn hướng dẫn áp dụng BHYT trong khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV

Lãnh đạo và cán bộ chuyên trách BHYT tại các BV huyện quán triệt các hướng dẫn để tổ chức thực hiện

Tháng 11 hoặc 12/2015

Vụ BHYT

TTPC AIDS

SMART TA

BVĐK của 21 huyện

SMART TA

3.

Hoàn thành các hoạt động thiết lập mạng lưới và cng c hệ thng y tế

3.1

Các bệnh viện huyện bố trí cơ sở vật chất và nhân lực để tham gia tập huấn và triển khai cung cấp điều trị ARV cho người nhiễm HIV

Các huyện có quyết định giao nhiệm vụ khám chữa bệnh HIV/AIDS cho đơn vị phù hợp tại BV (Khoa khám bệnh ngoại trú) Bố trí địa điểm cho phòng khám (PK) và cài đặt máy móc, trang thiết bị cần thiết để PK hoạt động

15/10/2015

BVĐK huyện

Sở Y tế, TTPC AIDS

BVĐK 13 huyện chưa có dịch vụ: Kỳ Sơn, Anh Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương, Nam Đàn, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Cửa Lò, Nghi Lộc.

SMART TA

3.2.

Chuyển giao 5 cơ sở điều trị từ TTYT huyện (Vinh, Đô Lương, Quế Phong, Thái Hòa và Hưng Nguyên) sang Bệnh viện huyện.

5 bệnh viện huyện có thể điều trị cho người nhiễm HIV

1/1/2016

TTYT và BVĐK các huyện

Sở Y tế

TTPC AIDS

BVĐK TP Vinh, Đô Lương, Quế Phong, Thái Hòa và Hưng Nguyên

 

3.3

Cung cấp gói TTB thiết yếu cho 18 BVĐK huyện (gồm 13 huyện chưa có dịch vụ điều trị và 5 bệnh viện sẽ tiếp nhận bệnh nhân từ các TTYT huyện) để thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV

Gói TTB thiết yếu được cung cấp cho 18 bệnh viện huyện

10/2015

Sở Y tế, TTPC AIDS, 18 BVĐK huyện và SMART TA

 

18 bệnh viện huyện

SMART TA

3.4.

Bổ sung nhiệm vụ dự phòng và tư vấn xét nghiệm HIV tại các TTYT các huyện chưa có dịch vụ. Cung cấp TTB thiết yếu cho các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ này

 

15/10/2015

TTYT huyện

TTPC AIDS

 

SMART TA

4.

Đảm bảo hậu cn và cung cấp sinh phm, thuốc, vật tư khác cho việc triển khai hoạt động tại tuyến huyện và tuyến xã

4.1

Cung cấp các biểu mẫu, sổ sách, giấy tờ liên quan tiếp cận, TVXN, điều trị và thống kê báo cáo tới các đơn vị thực hiện.

Các đơn vị tuyến huyện, xã được cung cấp đầy đủ các biểu mẫu, sổ sách liên quan để cung cấp dịch vụ và thống kê báo cáo

Trước 30/10/2015

Sở Y tế, TTPC AIDS

SMART TA

QTC

VAAC - US

CDC, HM, COHED

 

 

4.2

Lập dự trù số lượng test xét nghiệm nhanh, sinh phẩm, thuốc ARV, VTTH gửi Cục PC HIV/AIDS và SMART TA

Đảm bảo đủ số lượng test, vật tư đúng chủng loại phục vụ số lượng khách hàng ước tính.

15/10/2015

Sở Y tế, TTPC AIDS

TTYT, BVĐK các huyện hiện chưa có dịch vụ

 

 

4.3

Làm việc với Quỹ Toàn cầu để đảm bảo có đủ cơ số test kit đúng chủng loại và còn hạn sử dụng

Biên bản cuộc họp đề cập số lượng test kit và thời gian cung cấp cho tỉnh Nghệ An

Trước 1/10/2015

Sở Y tế, TTPC AIDS, QTC

 

 

QTC

4.4

Dự trù và cung cấp đủ thuốc ARV, thuốc nhiễm trùng cơ hội... đến cơ sở khám bệnh mới mở

 

Trước 30/10/2015

Sở Y tế, TTPC AIDS

BV đa khoa huyện

 

 

II

Nhóm hoạt động 2: Thực hiện cung cấp dịch vụ tiếp cận, xét nghiệm và điều trị HIV nhằm đạt được mục tiêu 90-90-90

1

Tiếp cận cộng đng

1.1

Lập danh sách khách hàng có nguy cơ cao gửi trạm Y tế xã. Tiến hành tiếp cận và tư vấn xét nghiệm cho các đối tượng này.

39.788 người có nguy cơ cao tại 21 huyện được tiếp cận và sàng lọc

+ Lập được danh sách khách hàng xét nghiệm và lập kế hoạch xét nghiệm sàng lọc

Bắt đầu từ tháng 10/2015 đến 30/9/2017

Cán bộ YTTB Trạm Y tế xã

TTPC AIDS, Cán bộ chuyên trách HIV huyện

 

SMART TA

COHED

1.2

Rà soát và tổng hợp danh sách người nhiễm HIV chưa được điều trị tại thôn, bản

Lập được danh sách 1.797 người nhiễm HIV chưa điều trị

Tháng 11/2015

Cán bộ YTTB

Trạm Y tế xã

 

 

1.3

Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật từ huyện tới xã, từ xã tới thôn bản trọng điểm

Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến xã được thực hiện

Bắt đầu từ tháng 11/2015

TTYT, Trạm Y tế xã

 

Nhân viên y tế thôn bản

SMART TA

COHED

QTC

2.

Tư vn xét nghiệm

2.1

Tổ chức xét nghiệm sàng lọc HIV tại xã, TTYT huyện và BV huyện

31.830 người có nguy cơ đã được tư vấn và xét sàng lọc HIV.

Bắt đầu từ tháng 10/2015 đến 30/9/2017

Trạm Y tế xã, TTYT, BVĐK huyện

Cán bộ xét nghiệm không chuyên

 

QTC

SMART TA

2.2

Tổ chức xét nghiệm, lưu động từ huyện tới xã

Dựa trên kết quả sàng lọc khách hàng có nguy cơ cao sẽ lập kế hoạch đi xét nghiệm lưu động cụ thể

Triển khai hàng tháng

TTYT huyện

Trạm Y tế xã, cán bộ xét nghiệm không chuyên

Chuyên trách huyện, xã.

Chi tiết về chỉ tiêu XN lưu động được lập kế hoạch hàng tháng

2.3

Chuyển gửi khách hàng có kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV dương tính và giới thiệu, hỗ trợ họ đến cơ sở điều trị HIV để được chẩn đoán và điều trị.

Chuyển gửi thành công 2010 khách hàng có xét nghiệm HIV dương tính mới đến cơ sở điều trị.

Bắt đầu từ tháng 11/2015 đến 30/9/2017

Nhân viên: tiếp cận, xét nghiệm. Nhân viên phòng khám ngoại trú

Cán bộ giám sát, quản lý của TTPC AIDS, TTYT huyện Bệnh viện huyện

 

SMART TA

COHED

QTC

2.4

Hoàn chỉnh thủ tục, đào tạo cán bộ để thành lập Phòng xét nghiệm khẳng định tại 3 huyện là Quế Phong, Thái Hòa và Tương Dương

3 Phòng xét nghiệm khẳng định được chứng nhận và triển khai dịch vụ

12/2015

TTYT 3 huyện Quế Phong, Thái Hòa và Tương Dương

TTPC AIDS

SMART TA

 

TTPC AIDS

TTYT 3 huyện

SMART TA

2.5

Tổ chức hoạt động giám sát, hỗ trợ kỹ thuật từ tỉnh tới huyện.

1 đợt/1 huyện/ 2 tháng

3 xã/huyện x 1 ngày/ 1xã x 1 đợt x 2 tháng/1 đợt

TTPC AIDS

TTYT huyện

Trạm YT xã

 

 

3

Điều trị cho người nhiễm HIV

3.1

Tiếp nhận và điều trị người nhiễm HIV mới phát hiện và người nhiễm HIV đã phát hiện trước đây nhưng chưa được điều trị

2.010 khách hàng dương tính mới và 1797 trường hợp đã chẩn đoán trước đây được tiếp cận và duy trì điều trị.

Bắt đầu từ 19/10/2015 và duy trì hàng tháng

Nhân viên: tiếp cận, xét nghiệm. Cán bộ cung cấp điều trị HIV tại bệnh viện huyện

Cán bộ giám sát, quản lý của TTPC AIDS, TTYT huyện Bệnh viện huyện

Cộng đồng người nhiễm

Nhân viên tiếp cận, Nhân viên xét nghiệm.

Các cán bộ cung cấp điều trị HIV tại bệnh viện huyện

SMART TA, VAAC - US CDC, QTC

3.2

Tiếp tục điều trị cho các bệnh nhân đang có và duy trì họ trong hệ thống điều trị

Các bệnh nhân cũ tiếp tục được duy trì điều trị

Hàng tháng

PKNT các huyện

 

 

SMART TA, VAAC US CDC, QTC

3.3

Lập danh sách các bệnh nhân đã điều trị ổn định từ 6 tháng trở lên và xây dựng kế hoạch chuyển bệnh nhân về xã để tiếp tục quản lý và cấp phát thuốc. Họp thống nhất với các Trạm Y tế xã về kế hoạch này.

Lập được danh sách khách hàng điều trị ổn định

Hàng tháng

PKNT huyện

Trạm Y tế các xã

Người nhiễm HIV

Chuyên trách HIV tại TTYT huyện

Chuyên trách HIV tại Trạm YT xã.

Cán bộ cung cấp điều trị HIV tại tuyến huyện

 

3.4

Tổ chức cấp phát thuốc ARV tại xã, theo dõi tình trạng bệnh nhân theo quy định

Thuốc ARV được cấp phát cho bệnh nhân tại xã

Hàng tháng

Trạm Y tế các xã

PKNT huyện

 

SMART TA, VAAC - US CDC, QTC

3.5

Lập kế hoạch và triển khai chuyển bệnh nhân đang được quản lý và điều trị tại 5 TTYT (TP Vinh, Đô Lương, Quế Phong, Hưng Nguyên và Thái Hòa) về 5 bệnh viện cùng huyện

5 bệnh viện mới chính thức tiếp nhận bệnh nhân từ 5 TTYT và cung cấp dịch vụ điều trị HIV

6/2016

TTPC AIDS, 5 TTYT và 5 bệnh viện bao gồm TP Vinh, Đô Lương, Thái Hòa, Quế Phong và Hưng Nguyên

 

Người nhiễm HIV tại 5 huyện/thành phố

SMART TA

QTC

3.5

Tổ chức hoạt động giám sát, hỗ trợ kỹ thuật từ tỉnh tới huyện

Tổ chức được các cuộc giám sát

3 xã/huyện x 1 ngày/ 1xã x 1 đợt x 2 tháng/1 đợt

TTPC AIDS TTYT huyện

BV huyện, điểm cấp phát thuốc xã phường

 

SMART TA, VAAC - US CDC, QTC

4

Hỗ trợ kết nối và duy trì điu trị

4.1

Hỗ trợ người có kết quả khẳng định nhiễm HIV không đến nhận kết quả đúng hẹn.

Khách hàng quay lại nhận kết quả

Hàng tháng

Cơ sở trả kết quả XN

Cán bộ chuyên trách HIV/AIDS của xã

Cán bộ YTTB Bệnh nhân

 

 

4.2

Hỗ trợ người đã biết nhiễm HIV nhưng chưa đăng ký điều trị

 

Hàng tháng

 

 

 

 

 

- Đối với trường hợp mới được chẩn đoán: thông báo cho cán bộ y tế xã, thôn bản để họ tư vấn cho BN

Bệnh nhân tới đăng ký chăm sóc và điều trị tại các PKNT

Hàng tháng

Cơ sở trả kết quả XN

Cán bộ chuyên trách HIV/AIDS của xã

Cán bộ YTTB

 

 

 

- Đối với trường hợp nhiễm HIV đang sống trong cộng đồng mà chưa được quản lý điều trị: Tổng hợp và rà soát danh sách các trường hợp này theo hướng dẫn của mô hình

Bệnh nhân tới đăng ký chăm sóc và điều trị tại các PKNT

Hàng tháng

TTPC AIDS

TTYT huyện

Trạm Y tế xã

Cán bộ YTTB

 

 

 

4.3

Tiếp cận và hỗ trợ BN tiếp tục duy trì điều trị

Bệnh nhân tiếp tục duy trì điều trị.

Hàng tháng

PKNT huyện

TTYT huyện, Trạm YT xã

 

SMART TA, VAAC - US CDC, QTC

5

Thống kê, báo cáo, sơ kết và tổng kết việc thực hiện kế hoạch

5.1

Tổng hợp số liệu báo cáo hàng tháng theo quy định

Số liệu được tổng hợp và báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh, Sở Y tế, Bộ Y tế và các tổ chức tài trợ

Hàng tháng

Sở Y tế, TTPC AIDS

TTYT huyện, BV huyện

Trạm Y tế xã

 

 

 

5.2

Họp giao ban hoạt động hàng quý

Các cuộc họp giao ban giữa TTPC AIDS với các TTYT, BVĐK huyện được tổ chức hàng quý

Từ tháng 12/2015 đến tháng 9/2016

Sở Y tế, TTPC AIDS

TTYT

BVĐK

 

Lãnh đạo và cán bộ của TTPC AIDS, UBND huyện, TTYT huyện, BVĐK, trạm y tế xã.

 

5.3

Sơ kết kết quả một năm triển khai kế hoạch, báo cáo kết quả tới UBND tỉnh

Cuộc họp sơ kết được tổ chức

Tháng 9/2016

Sở Y tế

TTPC AIDS

UBND, TTYT, BVĐK các huyện

SMART TA

VAAC-US

CDC, QTC, COHED

Lãnh đạo, cán bộ UBND tỉnh, Sở Y tế, TTPC AIDS, UBND huyện, TTYT huyện, BVĐK, trạm y tế xã, Cục PC HIV/AIDS, các nhà tài trợ và các dự án.

SMART TA

COHED

QTC

VAAC-US

CDC

TTPC AIDS

5.4

Tổng kết 2 năm thực hiện kế hoạch

Cuộc họp tổng kết được tổ chức

Tháng 9/2017

Sở Y tế

TTPC AIDS

UBND, TTYT, BVĐK các huyện

SMART TA

VAAC-US

CDC, QTC, COHED

Lãnh đạo và cán bộ của UBND tỉnh, Sở Y tế, TTPC AIDS, UBND huyện, TTYT huyện, BVĐK, trạm y tế xã, Cục PC HIV/AIDS, các nhà tài trợ và các dự án.

SMART TA

COHED

QTC

VAAC-US

CDC

TTPC AIDS