ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 27 tháng 5 năm 2019 |
Thực hiện Công văn số 1829/VPCP-CN ngày 06/3/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 45-KL/TW của Ban Bí thư; Kế hoạch số 277-KH/TU ngày 19/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 45-KL/TW, ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
1. Tổ chức quán triệt đầy đủ, sâu sắc và thực hiện nghiêm các nội dung Kết luận số 45-KL/TW, ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII (sau đây viết tắt là Kết luận số 45-KL/TW), Kế hoạch số 277-KH/TU ngày 19/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (sau đây viết tắt là Kế hoạch số 277-KH/TU). Gắn trách nhiệm cá nhân người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương với kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân, công tác giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho thanh, thiếu niên, trọng tâm là học sinh, sinh viên tạo bước chuyển biến về ý thức tự giác cho thế hệ trẻ, đẩy mạnh phong trào “Xây dựng văn hóa giao thông” trên địa bàn tỉnh.
3. Siết chặt kỷ cương của người thực thi công vụ và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các lực lượng trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
4. Huy động mọi nguồn lực của xã hội để đảm bảo các điều kiện phát triển về kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện vận tải công cộng.
5. Phấn đấu hàng năm giảm tai nạn giao thông từ 5% đến 10% trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương), không để xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện
a) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trong Kết luận số 45-KL/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch số 277-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; xác định công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một nội dung của công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Việc phân công quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông thực hiện theo nguyên tắc “Một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính”.
b) Thường xuyên rà soát, kịp thời tham mưu đề xuất hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
c) Định kỳ tổ chức kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị, Kết luận và các chương trình, kế hoạch công tác về bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại địa phương, đơn vị cơ sở, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, tồn tại (nếu có).
a) Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, phù hợp đối tượng hoặc nhóm đối tượng tham gia giao thông nhằm giúp người được tuyên truyền hiểu kỹ, nhớ lâu, thấy rõ trách nhiệm và tự giác chấp hành.
b) Đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào sinh hoạt định kỳ của chi bộ Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội; gắn việc xây dựng “Văn hóa giao thông” vào nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Coi việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá chất lượng cơ quan, tổ chức, đoàn thể, của mỗi cán bộ, đoàn viên, hội viên.
c) Nâng cao chất lượng giảng dạy kiến thức an toàn giao thông trong trường học. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và đoàn thể trong việc giáo dục, quản lý học sinh, sinh viên thực hiện tốt các quy định về trật tự an toàn giao thông.
d) Duy trì chuyên mục về an toàn giao thông trên phương tiện thông tin đại chúng, các mô hình tự quản An toàn giao thông; kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt đi đôi với phê phán, lên án các hành vi cố ý vi phạm, coi thường kỷ cương, pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
a) Tập trung các nguồn lực để đầu tư thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải và giao thông đô thị trên địa bàn tỉnh, nhất là các tuyến giao thông huyết mạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
b) Quản lý chặt chẽ chất lượng, tiến độ xây dựng các công trình giao thông, có phương án bảo đảm an toàn đối với các công trình vừa thi công vừa khai thác. Sửa chữa kịp thời hư hỏng của kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý dứt điểm “Điểm đen”, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.
c) Thực hiện các giải pháp phát triển giao thông công cộng, nhằm hạn chế phương tiện cá nhân.
d) Tích cực làm việc với các Bộ, ngành Trung ương đề xuất huy động các nguồn vốn đầu tư chính trị tuyến sông Lô, đưa phương thức vận tải thủy vào hoạt động nhằm giảm tải cho đường bộ.
4. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông
a) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tiếp tục kiện toàn, đổi mới phương thức hoạt động Ban an toàn giao thông từ tỉnh tới cơ sở.
b) Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng chức năng làm công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông; nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu khi thi hành công vụ; gắn trách nhiệm trực tiếp của cơ quan và thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước với lĩnh vực được giao.
c) Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là giữa ngành Công an với ngành Giao thông vận tải với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu, thông tin dùng chung phục vụ công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải và trật tự an toàn giao thông.
d) Đổi mới, thực hiện tốt công tác đăng ký phương tiện; quy trình đăng kiểm kỹ thuật, bảo đảm phương tiện tham gia giao thông đạt tiêu chuẩn an toàn; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cấp bằng, chứng chỉ thuyền viên, người điều khiển phương tiện đường bộ, đường thủy.
đ) Quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, bảo đảm hợp lý, khoa học và phù hợp điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
e) Xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là các hành vi có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và các vi phạm về quản lý bảo vệ hành lang an toàn đường bộ.
5. Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý giao thông: Triển khai lắp đặt camera giám sát giao thông; áp dụng các phần mềm hiện đại trong công tác quản lý hệ thống giao thông, quản lý hoạt động vận tải; xây dựng cơ sở dữ liệu trong xử lý vi phạm... phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý về trật tự an toàn giao thông.
1. Công an tỉnh
a) Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông, gắn với nhóm đối tượng cụ thể. Phối hợp với các đoàn thể xây dựng phong trào quần chúng đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn giao thông với những mô hình phù hợp, hiệu quả.
b) Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố, các phòng nghiệp vụ tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.
c) Rà soát, đề xuất lắp đặt camera giám sát giao thông tại một số vị trí nút giao, đoạn đường thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông để phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
d) Chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi sử dụng phương tiện thủy không đủ điều kiện an toàn, người điều khiển không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn. Phối hợp với các lực lượng chức năng kiên quyết xử lý đối với hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, lề đường.
đ) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, kiểm tra ma túy, các chất kích thích đối với lái xe vận tải hàng hóa, hành khách và lái xe taxi trên địa bàn toàn tỉnh, thực hiện trong quý II, III/2019.
e) Đổi mới, quản lý tốt công tác đăng ký phương tiện. Kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu, thông tin dùng chung phục vụ công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông (cơ sở dữ liệu đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông...); báo cáo số liệu trật tự, an toàn giao thông đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo và nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
g) Tổ chức thực hiện nghiêm việc điều tra, xử lý các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng kiên quyết xử lý bằng pháp luật hình sự các vụ việc tai nạn giao thông có yếu tố cấu thành tội phạm.
h) Phối hợp với các đơn vị ngành Giao thông vận tải rà soát, đánh giá hiện trạng các tuyến giao thông, xây dựng phương án tổ chức giao thông phù hợp với thực tiễn để kịp thời khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông và giải quyết các "điểm đen" tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.
i) Phối hợp với ngành Giao thông vận tải và các ngành chức năng kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận tải hành khách như xe khách, xe bus, taxi, "taxi kết hợp".
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho quân nhân, duy trì, nhân rộng các mô hình đơn vị điểm về trật tự an toàn giao thông; tham gia với địa phương trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại khu vực đóng quân.
b) Chỉ đạo lực lượng kiểm soát quân sự tập trung kiểm soát việc chấp hành quy định của pháp luật giao thông đối với lái xe quân sự khi tham gia giao thông; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông theo thẩm quyền, về chấp hành quy định về tải trọng phương tiện, về sử dụng biển số xe quân sự giả (nếu có).
3. Sở Giao thông vận tải
a) Tích cực tham mưu, đề xuất thu hút các nguồn vốn để đầu tư phát triển hệ thống giao thông theo quy hoạch; nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách phát triển vận tải khách công cộng, khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng bến xe thành phố, các huyện, nhà chờ, điểm đỗ xe công cộng theo hình thức xã hội hóa.
b) Chủ trì tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan chức năng có liên quan và Công an cấp huyện trong công tác phối hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trong kiểm soát tải trọng phương tiện, quản lý hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
c) Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật; thực hiện tốt công tác duy tu, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và quản lý hành lang an toàn đường bộ; rà soát, lắp đặt bổ sung hệ thống biển báo hiệu đường bộ; kiểm tra, rà soát khắc phục kịp thời các “Điểm đen”, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ, đường thủy nội địa.
d) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch.
đ) Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy; công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; kịp thời chấn chỉnh việc quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; công tác kiểm soát tải trọng và nâng cao chất lượng đăng kiểm phương tiện.
e) Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng quản lý chặt chẽ các phương tiện vận tải hành khách như xe khách, xe bus, taxi, "taxi kết hợp".
g) Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an trong tiếp nhận, trao đổi thông tin về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, kiểm soát tải trọng phương tiện, chia sẻ, cung cấp các dữ liệu liên quan đến điều kiện của phương tiện, hành trình phương tiện...để phục vụ công tác quản lý và xử lý vi phạm.
4. Sở Tư pháp: Chủ trì phối hợp các Sở, ban, ngành và địa phương tổ chức tập huấn nghiệp vụ, nhằm nâng cao năng lực tuyên truyền cho báo cáo viên, tuyên truyền viên các ngành, địa phương và hội viên. Biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông để phổ biến đến các tầng lớp nhân dân.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì phối hợp các cơ quan chức năng hướng dẫn thực hiện tiêu chí về “Văn hóa giao thông đường bộ”, “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” tới các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức. Lồng ghép tuyên truyền trong các buổi chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, tuyên truyền bằng xe lưu động, sử dụng các thông điệp, băng rôn, khẩu hiệu, triển lãm tranh ảnh, các hội thi, vận động sáng tác âm nhạc, văn học nghệ thuật về chủ đề trật tự an toàn giao thông.
6. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn các cơ quan truyền thông của tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang, hệ thống truyền thanh cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền trên truyền hình, phát thanh, báo mạng, trang mạng nội bộ, cổng Thông tin điện tử tỉnh về pháp luật giao thông, thực hiện văn hóa giao thông.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông, giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông. Tổ chức thực hiện tốt nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy pháp luật về giao thông trong trường học theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Tiếp tục tuyên truyền vận động và tổ chức cuộc thi "Giao thông học đường" cho học sinh các cấp học theo quy định.
c) Chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong việc giáo dục học sinh, sinh viên tự giác chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông. Thực hiện nghiêm việc kiểm tra, đánh giá đạo đức đối với học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông.
8. Sở Xây dựng
a) Chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ công tác lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, bảo đảm khả năng đáp ứng kết nối giao thông đô thị; tăng cường quản lý trật tự xây dựng và mỹ quan đô thị gắn với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
b) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh giám sát, tổng hợp tình hình vi phạm quy định trong quản lý quy hoạch và xây dựng có liên quan đến trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh.
9. Sở Y tế
a) Chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế tập trung cứu chữa nạn nhân bị tai nạn giao thông nhằm giảm thiểu thiệt hại về nhân mạng, sức khỏe của nhân dân. Triển khai Đề án tăng cường năng lực hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông cho hệ thống cấp cứu 115 và Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, cấp huyện.
b) Chỉ đạo các cơ sở y tế quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng công tác khám sức khỏe đối với lái xe, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sai phạm, tiêu cực.
c) Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Văn phòng Ban an toàn giao thông tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra ma túy đối với các lái xe vận tải hàng hóa, vận tải hành khách và lái xe taxi trên địa bàn tỉnh, thực hiện trong Quý II; III/2019.
10. Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Công Thương: Tăng cường công tác quản lý chất lượng mũ bảo hiểm, kinh doanh phương tiện cơ giới đường bộ nhập khẩu theo quy định. Kiểm tra, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sản xuất, lưu thông, buôn bán mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe gắn máy không bảo đảm quy chuẩn, chất lượng.
11. Sở Tài chính: Hướng dẫn Ban An toàn giao thông tỉnh và các ngành liên quan xây dựng dự toán kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông hàng năm, trình cấp có thẩm quyền giao dự toán kinh phí, thẩm tra quyết toán kinh phí về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành.
12. Báo Tuyên Quang, Đài phát thanh & Truyền hình tỉnh: Tăng thời lượng, mở các chuyên trang, chuyên mục về các hoạt động tuyên truyền công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, kịp thời đưa tin, bài... nêu gương người tốt, việc tốt hoặc phê phán những hành vi vi phạm gây ra tai nạn giao thông, hành vi ứng xử không phù hợp "Văn hóa giao thông" của người tham gia giao thông, người kinh doanh vận tải hoặc người điều khiển phương tiện giao thông.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tuyên truyền, quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông của cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp xã. Chịu trách nhiệm toàn diện về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quản lý; thường xuyên kiện toàn, củng cố Ban An toàn giao thông cấp huyện, cấp xã, cải tiến nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế.
b) Chỉ đạo lực lượng chức năng của huyện, thành phố tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn quản lý; đề ra các giải pháp phòng ngừa, hạn chế tai nạn trên các tuyến đường giao thông nông thôn.
c) Phối hợp chặt chẽ với các ngành của tỉnh thực hiện các giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông, xử lý các vị trí mất an toàn giao thông...
d) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; xử lý kịp thời các vi phạm lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ; quản lý, sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch này. Kế hoạch của các cơ quan, đơn vị, địa phương cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp cụ thể để tập trung chỉ đạo và phân định rõ trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm cá nhân người đứng đầu; kịp thời tham mưu, đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện ở địa phương, đơn vị.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nội dung chương trình phối hợp đã ký kết với Ban An toàn giao thông tỉnh; thường xuyên chỉ đạo về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người tham gia giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông.
3. Công an tỉnh là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh và các cơ quan liên quan theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2020 về thực hiện việc thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở và các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2 Quyết định 41/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt quốc gia trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 3 Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 5 Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 418/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới” do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 6 Kế hoạch 2555/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 45-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW do tỉnh Bình Dương ban hành
- 7 Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2019 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 8 Kế hoạch 2273/KH-UBND năm 2019 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 9 Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 10 Kế hoạch 264/KH-UBND năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 11 Kế hoạch 141/KH-UBND năm 2019 triển khai Đề án Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 12 Kế hoạch 2202/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 13 Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 14 Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2019 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2019-2021 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 15 Kế hoạch 2038/KH-UBND năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019-2021
- 16 Quyết định 585/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2019-2021
- 17 Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kế hoạch 100-KH/TU thực hiện Kết luận 45-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 18 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 19 Kế hoạch 800/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 20 Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 45-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 21 Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 45-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 22 Công văn 1829/VPCP-CN năm 2019 về thực hiện Kết luận 45-KL/TW do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 23 Kết luận 45-KL/TW năm 2019 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 24 Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường thực hiện giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2019 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 25 Kế hoạch 234/KH-UBND năm 2018 thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019
- 26 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 1 Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường thực hiện giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2019 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 2 Kế hoạch 800/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 3 Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kế hoạch 100-KH/TU thực hiện Kết luận 45-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 4 Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 45-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5 Quyết định 585/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2019-2021
- 6 Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 7 Kế hoạch 234/KH-UBND năm 2018 thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019
- 8 Kế hoạch 2038/KH-UBND năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2019-2021
- 9 Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 45-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 10 Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 418/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới” do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 11 Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 12 Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2019 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2019-2021 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 13 Kế hoạch 141/KH-UBND năm 2019 triển khai Đề án Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 14 Kế hoạch 2202/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 15 Kế hoạch 2273/KH-UBND năm 2019 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 16 Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 17 Kế hoạch 264/KH-UBND năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 18 Kế hoạch 2555/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 45-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW do tỉnh Bình Dương ban hành
- 19 Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 20 Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2019 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 21 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 22 Quyết định 41/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt quốc gia trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 23 Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2020 về thực hiện việc thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở và các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 24 Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2019 thực hiện Kết luận 45-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành